Top 10 # Cách Chữa Đau Đầu Migraine Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Đau Nửa Đầu – Migraine

(ĐTĐ) – Đau nửa đầu Migraine là một bệnh thuộc loại bệnh lý đau đầu do căn nguyên mạch, có đặc điểm bệnh lý cơ bản là: đau nửa đầu từng cơn, gặp nhiều ở tuổi thanh thiếu niên, ở nữ gặp nhiều hơn nam và đa số có yếu tố gia đình.  

1. Các thể lâm sàng.

1.1. Migraine cổ điển.

– Tiền triệu:

+ Cơn thường bắt đầu bằng một pha tiền triệu thị giác phối hợp cới các hiện tượng kích thích vỏ não vùng chẩm. Bệnh nhân có cảm giác nhìn thấy một vệt tối có vân tia sáng viền thành hình ngoằn ngoèo, lấp lánh chuyển động biến dạng.

+ Lúc đầu ám điểm lấp lánh này chưa ảnh hưởng đến thị lực, nhưng khi các hình ảnh này mất đi để lại những khoảng trống ám điểm làm cụt thị trường, nơi có ám điểm nữa, gọi là mù ám điểm.

– Đau đầu:

+ Tiếp sau giai đoạn mù ám điểm, bệnh nhân bị đau một bên đầu tăng dần có khi nhanh chóng trở nên dữ dội. Đầu đau theo kiểu mạch đập, như muốn nổ tung ra. Đau tăng nếu có những kích thích nhẹ như âm thanh và ánh sáng.

+ Đau đầu kèm theo buồn nôn đôi khi có nôn, lúc đầu thường đau một bên sau chuyển sang vùng trán – ổ mắt cùng bên hoặc vùng chẩm gáy, rồi lan toàn bộ đầu. Cơn đau ít khi kéo dài đến 6 giờ, cá biệt có thể tồn tại từ 12 đến 24 giờ có khi đến 48 giờ. Cơn đau thường giảm sau khi nôn hoặc đái nhiều.

+ Từ cơn này sang cơn khác, đau đầu và ám điểm có thể thay đổi bên hoặc luôn tồn tại cùng một bên .

1.2. Migraine thông thường.

Là thể Migraine phổ biến nhất chiếm tới 2/3 tổng số bệnh nhân bị Migraine.

– Đa số không rõ triệu chứng khởi phát như Migraine cổ điển. Có thể có cảm giác khó chịu, dễ cáu, choáng váng, mệt mỏi, đôi khi có chóng mặt, buồn nôn.

– Cơn đau đầu thường xuất hiện nhanh chóng dữ dội bắt đầu từ một bên thái dương, đau theo kiểu mạch đập, bệnh nhân cảm thấy mạch máu như bị co giật. Trong cơn bệnh nhân sợ âm thanh và ánh sáng, đôi khi có buồn nôn và nôn.

– Khám trong cơn thấy sắc mặt tái, mi mắt hơi sưng nề, động mạch thái dương nông và các động mạch da đầu khác căng phồng và nẩy mạch đập.

1.3. Migraine phức tạp hóa.

Migraine phức tạp hóa ngoài các triệu chứng như hai thể trên còn kèm theo các triệu chứng thần kinh khu trú và tạm thời, gồm các biểu hiện:

– Rối loạn cảm giác: biểu hiện bằng hiện tượng dị cảm như kiến bò, tê cóng, đôi khi mất cảm giác hoàn toàn. Các hiện tượng này chỉ thấy ở một bên, và đặc biệt có khu trú dị cảm miệng – tay (cùng một lúc thấy ở quanh miệng và bàn tay). Dị cảm bắt đầu từ bàn tay sau lan lên đến khuỷu rồi đến miệng, hoặc từ miệng lan xuống tay một cách tuần tiến. Các hiện tượng này hoàn toàn mất đi trong 20-30 phút.

– Rối loạn ngôn ngữ: ít xảy ra nhưng lại gây tâm trạng lo lắng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc. Biểu hiện bằng các loại mất ngôn ngữ khi nói như: quên từ, loạn ngôn ngữ, bịa tiếng, mất đọc, mất viết, mất tính toán. Các triệu chứng này tạo thành những đợt sóng chống lên nhau (các hiện tượng loạn thị chưa biến mất thì hiện tượng cảm giác xuất hiện). Các triệu chứng khác có thể gặp là: bại nửa người, liệt các cơ vận nhãn, hội chứng tiền đình, hội chứng tiểu não (Migraine nền), đau nửa mặt, co giật cơ cục bộ, run cơ, rối loạn tâm thần…

Trong tất cả các trường hợp, các triệu chứng trên đều tạm thời và mất đi trong vòng 30-45 phút và mất hẳn khi xuất hiện đau đầu.

1.4. Migraine khác.

Migraine có thể xuất hiện đôi khi không có cơ đau đầu vì đã cụt. Chẩn đoán dựa vào các hiện tượng luân phiên của các cơn hoàn chỉnh điển hình. Có thể là những hiện tượng tiêu hóa kịch phát kèm theo chóng mặt. Có thể cơn Migraine rút gọn thành cơn thị giác, giác quan hay mất ngôn ngữ. Những cơn Migraine không có đau đầu chẩn đoán phân biệt với động kinh rất khó khăn.

2. Cơ chế bệnh sinh.

2.1. Cơ chế vận mạch.

Theo Alajouanine và Thurel (1937), sự biến đổi vận mạch trong cơn Migraine có 2 pha:

– Một pha co thắt động mạch nhỏ trong sọ ảnh hưởng đến vỏ não và lan rộng ít hay nhiều, nó giải thích các dấu hiệu tiền triệu ở thị giác, và mất ngôn ngữ của Migraine loạn thị hay Migraine kết hợp.

– Một pha giãn mạch ngoài sọ đồng thời với đau nửa đầu là nguyên nhân gây đau. Từ đó người ta hiểu được tác dụng tốt nhất chống cơn đau Migraine là chất có đặc tính co giãn mạch như Ergotamine. Sự phù nề quanh thành mạch thứ phát giải thích cơn đau kéo dài và thuốc thường không có hiệu quả khi sử dụng muộn, trên các động mạch đang giãn nở.

2.2. Cơ chế thể dịch.

– Trong giai đoạn tiền triệu Serotonin trong máu tăng, đến khi xuất hiện cơn đau đầu thì nồng độ serotonin giảm do tăng đào thải qua nước tiểu.

– Diamond (1987) đã xác định chất PGE­1 gây giãn mạch cảnh ngoài, còn PGF2 gây co mạch trong não, chúng tham gia vào cơ chế bệnh sinh của Migraine.

2.3. Thuyết thần kinh trung ương.

Một số tác giả không công nhận thuyết thể dịch đơn thuần mà đề xuất thuyết thần kinh trung ương. O.Sjaastan (1975) đã nhấn mạnh đến vai trò trung gian thần kinh của serotonin. chúng tôi Palay (1976) cho rằng có những vùng tiết ra serotonin ở dưới màng của thành não thất, ở trong bao của những mạch máu lớn, trong màng mềm tủy sống, và ở những nhân của gian não. Những khu vực này tăng tiết serotonin làm biến đổi trương lực của thành mạch máu não. Sự xuất hiện hai giai đoạn của Migraine là do rối loạn cơ chế điều chỉnh của những nhân của thể lưới ở thân não. Do đó thực chất Migraine xuất hiện chủ yếu là do nguồn gốc rối loạn chức năng của thân não, mà không phải do cơ chế thể dịch đơn thuần. Những ảnh hưởng của tác động tâm lý gây khởi phát bệnh và những công trình nghiên cứu gần đây về vai trò của thân não trong sự tiết endorphine có thể là cơ sở lý luận cho thuyết này. 

3. Chẩn đoán.

3.1. Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội nghị quốc tế chuyên đề nhức đầu – 1962.

Nhức đầu từng cơn.

Khởi phát nhức đầu một bên.

Có triệu chứng kết hợp như: buồn nôn, nôn…

Có thể kết hợp với các triệu chứng thần kinh khác (giác quan hoặc vận động).

Có yếu tố gia đình.

Tuy nhiên không nhất thiết phải có đủ các tiêu chuẩn trên mới chẩn đoán Migraine, tuỳ tưng trường hợp có thể có các triệu chứng khác nhau.

3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Mathew (1987) bằng cách cho điểm.

Nếu có từ 5 điểm trở lên có thể chẩn đoán xác định Migriane.

3.3. Chẩn đoán phân biệt.

Ngoài việc chẩn đoán phân biệt đau đầu do các nguyên nhân khác, cần đặc biệt chú ý chẩn đoán phân biệt Migraine với các bệnh:

– Đau đầu từng chuỗi.

– Bệnh Horton.

4. Điều trị.

4.1. Thuốc cắt cơn.

– Thuốc đặc hiệu cổ điển Ergotamin: thuốc tác dụng gây co mạch, chống mất trương lực động mạch. Có các chế phẩm sau:

+ Ergotamin tactrat 1Migraine, uống hoặc đặt dưới lưỡi 1 viên mỗi lần khi đang đau, mỗi ngày không quá 3 viên, mỗi tuần không quá 10 viên. Không dùng giữa các cơn đau.

+ Dihydro-Ergotamin: uống 20 giọt khi bắt đầu đau hoặc sáng một lần chiều một lần. Với dạng viên 1Migraine uống 1-3 viên mỗi ngày.

+ Nhóm triptan: thuốc có tác dụng khá tốt với những trường hợp migren không đáp ứng với các thuốc đã nêu. Cơ chế tác dụng của thuốc là kháng thụ thể 5 – HT1 ở mạch máu, điều hòa lại tính co giãn của mạch máu não, làm giảm cơn đau đầu. Tác dụng phụ của thuốc cũng khá nhiều như: phản ứng tại chỗ, ù tai, chóng mặt, tức ngực, buồn nôn, nôn, ngủ gà, khó tiêu… Không dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch, phụ nữ có thai.

– Thuốc giảm đau chung: aspirin, paracetamon, codein, dextropropoxyphen…

4.2. Thuốc dự phòng.

– Thuốc dự phòng cổ điển Methysergide (sansert) viên 2Migraine: thuốc có tác dụng kháng serotonin, uống 2-3 viên/ngày x 1 tháng.

– Thuốc ức chế dòng calci: làm giảm tiêu thụ oxy ở cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, tăng lưu lượng tuần hoàn ở thận. Dùng điều trị đau thắt ngực, tăng huyết áp, và có tác dụng phòng cơn Migraine. Thuốc hay dùng nifedipin 60Migraine/ngày.

– Thuốc phong bế beta: tác dụng phong bế giao cảm β gây giãn mạch, hạ huyết áp, dùng điều trị đau thắt ngực, loạn nhịp tim, phòng cơn Migraine. Thuốc hay dùng:

+ Propanolol 40Migraine x 2-4 viên/ngày.

+ Timolol 10Migraine x 1-2 viên.

+ Tenolol 100Migraine x 1 viên/ngày.

+ Nadolol 80Migrainex 1 viên/ngày.

– Thuốc chống viêm non-steroid.

– Corticoid.

– Thuốc điều trị động kinh: Tegretol 200Migraine x 2 viên/ ngày.

– Thuốc chống trầm cảm.

4.3. Các phương pháp điều trị khác.

– Thắt động mạch thái dương nông.

– Áp lạnh động mạch thái dương nông: có tác dụng làm hủy các sợi giao cảm quanh động mạch.

Cách Chữa Bệnh Đau Nửa Đầu Migraine

Đau nửa đầu migraine là bệnh phổ biến, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là phụ nữ từ 35 – 45 tuổi, cơn đau thường xuất hiện bất chợt, kéo dài vài tiếng đồng hồ và tái phát nhiều lần.

Đau nửa đầu migraine là bệnh lý phổ biến nhiều người mắc phải

Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau nửa đầu nhưng theo giới chuyên gia, nguồn gốc đau đều hình thành thông qua 2 cơ chế:

– Thứ nhất, kích thích thụ cảm thể: Da đầu, trán, đỉnh đầu, cơ vùng đầu, động mạch, tĩnh mạch, xoang và mô bao quanh não là cấu trúc có thể cảm nhận được triệu chứng đau do chứa nhiều thụ cảm thể. Khi chúng bị nén, co thắt, căng thẳng, viêm hoặc kích ứng sẽ kích thích thụ cảm thể truyền tín hiệu cho não bộ, khiến cơ thể cảm nhận được cơn đau.

– Thứ hai, tổn thương thần kinh: Chèn ép, tổn thương hoặc sự tăng sinh gốc tự do có thể làm phá hủy lớp màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh vùng đầu, khiến xung điện bị rò rỉ, gây những cơn đau kiểu châm chích dai dẳng, kéo dài.

Bạn đang gặp phải tình trạng cần sử dụng thuốc giảm đau kéo dài để kiểm soát triệu chứng đau nửa đầu? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số Tổng đài tư vấn miễn cước 18006104 để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp mới nhất hỗ trợ giảm đau an toàn, hiệu quả:

Biểu hiện của bệnh đau nửa đầu migraine

– Thiếu ngủ: Khó ngủ và thức dậy mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến của bệnh đau nửa đầu migraine.

– Ngạt mũi: Một số người mắc chứng đau nửa đầu migraine thường bị ngạt mũi và chảy nước mắt.

– Đau nhói ở đầu: Dấu hiệu điển hình của bệnh đau nửa đầu migraine là đau nhói đầu, cảm nhận rõ ở một bên đầu.

– Tê: Trước khi cơn đau nửa đầu tấn công, bạn có thể bị tê hoặc cảm giác kim châm từ các ngón tay tới cánh tay, toàn bộ vùng cổ và khu vực mặt.

– Nôn và buồn nôn: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh đau nửa đầu migraine.

Chứng đau nửa đầu có thể kèm theo tình trạng buồn nôn

– Sợ ánh sáng và tiếng ồn: Những người bị đau nửa đầu thường có xu hướng muốn ở những nơi yên tĩnh và trong bóng tối. Bởi ánh sáng và tiếng ồn có thể kích hoạt cơn đau hoặc khiến cho tình trạng tồi tệ hơn.

– Chóng mặt: Kèm theo cơn đau, người bệnh có thể bị chóng mặt, nhìn đôi và mất thăng bằng.

Nhiều người bị bệnh đau nửa đầu migraine thường có thói quen lạm dụng thuốc giảm đau tây y để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc lạm dụng nhóm thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, đặc biệt là ở người cao tuổi hoặc người mắc một số bệnh lý mạn tính. Do đó, để cải thiện cơn đau hiệu quả, an toàn, người bệnh có thể áp dụng thử những giải pháp sau đây:

– Châm cứu: Trên đầu có một số huyệt vị nếu châm vào sẽ làm giảm thiểu mức độ và tần suất đau nửa đầu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể thực hiện tại các phòng khám hoặc cơ sở y tế.

– Massage: Mặc dù chưa được nghiên cứu sâu nhưng các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, massage có thể làm giảm số lượng cơn đau đầu ở một số trường hợp. Ngoài ra, massage còn làm giảm bớt căng thẳng, giúp tinh thần thư thái hơn.

– Bổ sung vitamin và khoáng chất: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc bổ sung vitamin B2 và magiê có thể giúp hỗ trợ rất tốt trong điều trị chứng đau nửa đầu migraine. Cách tốt nhất để bổ sung chúng vào cơ thể đó là tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi hàng ngày.

– Thư giãn: Tác nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau nửa đầu là căng thẳng trong cuộc sống. Do vậy, việc thư giãn được xem là phương pháp hiệu quả để chữa bệnh. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp như hít thở sâu và thư giãn cơ bắp. Với những cách đơn giản này, bất cứ ai cũng có thể xử lý được tình trạng căng thẳng, từ đó cải thiện chứng đau đầu.

Thư giãn là liệu pháp giúp cải thiện chứng đau nửa đầu

– Tập thể dục: Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt và cải thiện chứng đau đầu hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập luyện thường xuyên sẽ kích thích cơ thể tiết hormone endorphins – chất giảm đau tự nhiên.

– Thay đổi chế độ ăn: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, một số loại thực phẩm có khả năng gây ra chứng đau nửa đầu như: Rượu, cà phê, sô cô la, các loại thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói, thịt chế biến, bột ngọt,… Hãy loại bỏ chúng khỏi thực đơn.

– Ngủ: Nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ là một trong những tác nhân kích thích chứng đau nửa đầu. Vì vậy, hãy quan tâm điều chỉnh các thói quen hàng ngày. Để có giấc ngủ sâu, hãy chú ý không ăn quá no trước khi đi ngủ, không sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ.

Giải pháp hữu hiệu cho người bị bệnh đau nửa đầu migraine nhờ sản phẩm giảm đau thảo dược

Ngày nay nhiều người bị bệnh đau nửa đầu migraine có xu hướng sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược để kiểm soát cơn đau an toàn, hiệu quả. Nổi bật đó chính là sản phẩm giảm đau thảo dược đầu tiên trên thị trường được ra đời chứa thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu.

Ra đời vào đầu năm 2019, các chuyên gia đánh giá sản phẩm là một trong những phương pháp song hành cùng thuốc giảm đau đem lại tác dụng tích cực. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại thảo dược quý giúp tác động toàn diện lên các cơ chế gây đau nửa đầu trong cơ thể. Đặc biệt nổi bật trong đó là chiết xuất vỏ cây liễu đã có lịch sử hơn 2000 năm ứng dụng trong việc làm giảm triệu chứng đau. Cụ thể tác dụng ưu việt của sản phẩm được thể hiện trong 2 nhóm thành phần sau:

Cơ chế tác động của sản phẩm giảm đau thảo dược

Bên cạnh tác động lên các cơ chế gây đau theo tây y, sản phẩm giảm đau thảo dược còn giải quyết được căn nguyên gây triệu chứng đau nhức theo đông y. Cụ thể, quan điểm của y học cổ truyền đó là “thông bất thống, thống bất thông”, trong đó thống có nghĩa là đau, thông có nghĩa là thông suốt, liền mạch. Tức là khí huyết trong con người phải lưu thông thì chức năng các tạng phủ mới bình thường. Ngược lại, nếu sự lưu thông khí huyết bị cản trở sẽ dẫn đến ứ tắc, gây đau nhức. Sản phẩm giảm đau thảo dược chứa các vị dược liệu như: Cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu tích, hành khí, chỉ thống được dùng trong trường hợp khí huyết ngưng trệ, giúp hành khí hoạt huyết, thư cân, giãn cơ, đả thông kinh lạc, từ đó làm giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả.

Nguyễn Lan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương – Giúp hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng

Ngày nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương có thành phần chiết xuất vỏ cây liễu và nhiều thảo dược quý khác. Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng, dùng cho người bị chứng đau đầu, đau xương khớp, phụ nữ đau bụng kinh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương

Nhằm tri ân quý khách hàng và khẳng định hiệu quả sản phẩm, Bách Thống Vương triển khai chương trình tích điểm – nhận quà, khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm, quý khách được tặng 1 hộp, tiết kiệm lên đến 15%.

Đồng thời nhãn hàng Bách Thống Vương tự tin cam kết hoàn tiền 100% nếu sử dụng không hiệu quả.

Tổng đài miễn cước: 18006104, hotline (zalo/ viber): 0902207112

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

5 Triệu Chứng Và 10 Cách Chữa Hội Chứng Đau Nửa Đầu Migraine

Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 16% dân số, tuy nhiên phần lớn nhầm lẫn bị đau đầu do thiếu máu não hoặc đau đầu do căng thẳng… Vậy, những triệu chứng nào giúp các bác sĩ và bệnh nhân có thể kết luận là Hội chứng đau nửa đầu Migraine? Nắm được các tiêu chuẩn trong chẩn đoán giúp giới chuyên môn và bệnh nhân có hướng điều trị chính xác và hiệu quả.

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng đau nửa đầu Migraine

Hiện nay các nhà khoa học thường chẩn đoán đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) dựa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Quốc tế về bệnh đau đầu (International Headache Society – IHS) như sau:

Để kết luận là mắc Hội chứng đau đầu Migraine (đau đầu vận mạch): Cần có 1 tiêu chuẩn A, 1 tiêu chuẩn B, 2 tiêu chuẩn C và 1 tiêu chuẩn D

Đau nửa đầu Migraine là một dạng đau đầu nguyên phát (tức nguyên nhân gây đau đầu không xuất phát từ 1 bệnh lý khác hay tổn thương não bộ như viêm não, chấn thương đầu cổ, nhồi máu não, viêm xoang…)

Các nhà khoa học cũng phân đau đầu Migraine ra 2 loại: cơn đau có dấu hiệu báo trước và cơn đau thông thường (tức không có dấu hiệu báo trước). Đối với cơn đau nửa đầu Migraine có dấu hiệu báo trước, đó có thể là: rối loạn thị giác (cảm giác nhìn thấy một vệt tối có vân tia sáng viền thành hình ngoằn ngoèo, lấp lánh chuyển động biến dạng), rối loạn thính giác, rối loạn ngôn ngữ.

Hiện nay, điều trị đau nửa đầu phải kết hợp cả hai biện pháp là điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc.

Các thuốc điều trị đau nửa đầu có thể dùng để cắt cơn hoặc dự phòng

Các thuốc cắt cơn đau nửa đầu:

Các nhóm thuốc đang được sử dụng để cắt cơn đau nửa đầu gồm: Nhóm Ergotamin-alkaloid của nấm cựa gà (Ergotamin tartrat, Dihydro-Ergotaim), nhóm triptan (Rizatriptan, Sumatriptan) và các thuốc giảm đau nói chung (paracetamol, NSAID hoặc NSAID kết hợp với kháng histamine chống nôn/ caffein).

Điều trị dự phòng đau nửa đầu:

Thuốc dự phòng cổ điển Methysergide (sansert): thuốc có tác dụng kháng Serotonin

Thuốc ức chế kênh calci (nifedipin): làm giảm tiêu thụ oxy ở cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, tăng lưu lượng tuần hoàn ở thận. Dùng điều trị đau thắt ngực, tăng huyết áp, và có tác dụng phòng cơn Migraine.

Thuốc phong bế beta: tác dụng phong bế giao cảm β gây giãn mạch, hạ huyết áp, dùng điều trị đau thắt ngực, loạn nhịp tim, phòng cơn Migraine. Thuốc hay dùng: Propanolol; Timolol; Nadolol

Thuốc chống viêm non-steroid.

Corticoid.

Thuốc điều trị động kinh.

Thuốc chống trầm cảm.

b. Kiểm soát đau nửa đầu không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc Tân dược với khá nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc, hiện nay có nhiều biện pháp hiệu quả để điều trị đau nửa đầu như:

Châm cứu, massage, tập thể dục, yoga…

Biện pháp hỗ trợ: tạo không gian yên tĩnh, nằm nghỉ ngơi, chườm lạnh lên vùng đau, xoa bóp nhẹ nhàng…

Biện pháp dự phòng: thay đổi tập quán sinh hoạt lành mạnh, tránh các tác nhân kích thích cơn đau xảy đến.

Một trong những biện pháp dự phòng hiệu quả nhất giúp cơn đau nửa đầu không tái phát được công nhận trên toàn thế giới là Thảo dược FeverFew, có tên khoa học là Tanacetum parthenium L. thuộc họ Cúc (Asteraceae). FeverFew có một lịch sử ứng dụng lâu đời, vốn được coi là “aspirin thời trung cổ”. Năm 1978, tạp chí sức khỏe của Anh đã báo cáo về trường hợp một phụ nữ 68 tuổi bị Migraine mãn tính từ khi 16 tuổi đã dùng lá feverfew và giảm hoàn toàn cơn đau đầu trong vòng vài tháng. Ngày nay cùng với sự phát triển công nghệ bào chế dược phẩm, Feverfew đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong các chế phẩm kiểm soát đau nửa đầu, đặc biệt ở các nước Hoa kỳ, Anh, Pháp…

Migrin New- Kiểm soát hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) hiệu quả với Feverfew F

Migrin New là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam từ thảo dược chuyên biệt dành cho bệnh nhân bị hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch). Hiệu quả của Migrin đến từ nguyên liệu chuẩn hóa nhập khẩu từ Châu Âu. Bằng các công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh tác dụng vượt trội của thảo dược này trong việc làm giảm rõ rệt mức độ trầm trọng, cũng như thời gian kéo dài và tần suất xuất hiện các cơn đau.

Tại Việt Nam, Feverfew F được Công ty cổ phần Công nghệ Newtechpharm nhập khẩu và đưa vào sản phẩm Migrin New – hỗ trợ kiểm soát đau nửa đầu (đau đầu vận mạch). Migrin New đã được chứng minh lâm sàng và kết luận đặc biệt hiệu quả sau 4 tuần sử dụng. (Chi tiết kết quả chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Quân Y 103 được công bố bởi GS- TS- BS Nguyễn Văn Chương tại Hội thảo khoa học chuyên ngành Thần kinh, vui lòng xem TẠI ĐÂY)

Để được tư vấn về hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch), vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 ( miễn cước giờ hành chính)

Để tìm mua sản phẩm Migrin New, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY

[Total: 66 Average: 2.9/5]

Bệnh Đau Nửa Đầu Migraine: Dễ Gặp, Dễ Tái Phát

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên – Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Đau nửa đầu migraine là bệnh rất dễ gặp và dễ tái phát. Nguyên nhân đau nửa đầu là do đâu còn chưa rõ. Tuy nhiên, bệnh cũng dễ chẩn đoán và có cách điều trị.

Migraine tiền triệu

Migraine không có tiền triệu

Đau đầu migraine là bệnh đau nửa đầu từng cơn. Đặc điểm của cơn đau nửa đầu là đau theo nhịp mạch. Cường độ cơn đau thay đổi từ nhẹ, thoáng qua cho đến đau dữ dội. Đôi khi xuất hiện đau nửa đầu bên phải hoặc có thể là đau nửa đầu bên trái, đau cả hai bên đầu hoặc luân chuyển bên này bên kia theo chu kỳ. Cơn đau nửa đầu migraine có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc cũng có khi lên đến 2-3 ngày. Đối tượng bị bệnh thường gặp là phụ nữ từ 30 – 45 tuổi.

Mờ mắt, hoa mắt.

Chóng mặt, ù tai.

Mất ngôn ngữ, nói khó.

Tê buốt da đầu.

Tê tay, tê một bên mặt (ít gặp).

Migraine tiền triệu tức là người bệnh có một vài triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút hoặc cũng có thể lên đến 30 phút, trước khi cơn đau nửa đầu xuất hiện. Các triệu chứng đó có thể là

Sau khi các triệu chứng này biến mất thì cơn đau đầu migraine xuất hiện, thông thường cơn đau sẽ khởi phát từ một bên đầu, rồi lan cả hai bên. Cơn đau nặng hơn khi người bệnh vận động, di chuyển. Hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế đầu cũng khiến người bệnh thấy đau đầu hơn. Đi cùng với cơn đau là các triệu chứng như nhạy cảm, khó chịu với ánh sáng, tiếng động, buồn nôn và nôn. Cơn đau dịu đi khi người bệnh đi vào nơi tối và yên tĩnh. Khi hết đau, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể uể oải.

Với migraine không có tiền triệu thì cơn đau xuất hiện đột ngột và không có triệu chứng nào rõ ràng báo trước cơn đau, người bệnh có thể chỉ có biểu hiện lo lắng, chán ăn trước khi cơn đau xuất hiện. Cường độ cơn đau cũng ít hơn so với migraine tiền triệu. Người bị bệnh đau đầu migraine có thể gặp cùng lúc 2 dạng của bệnh.

Các khảo sát cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 12% trong một số cộng đồng. Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu migraine vẫn chưa được xác định rõ cho đến nay, nhưng một số nghiên cứu cho thấy cơn đau đầu dữ dội có thể xuất phát từ việc chức năng não bị rối loạn, do các mạch máu não giãn nở và giải phóng các chất serotonin, dopamin.

Thần kinh bị căng thẳng, mất ngủ.

Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, đến chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ trong máu bị thay đổi.

Thời tiết thay đổi.

Môi trường sống nhiều tiếng ồn, có ánh sáng chói, khói thuốc lá, một số mùi hương nồng nặc như nước hoa đậm đặc.

Người bệnh đã từng bị chấn thương đầu.

Sử dụng thức ăn đóng hộp, nhiều gia vị như bột ngọt, đường hóa học, socola, phô mai, rượu,…

Bên cạnh đó, một số yếu tố cũng khiến bệnh dễ xảy ra

Với các đặc điểm và triệu chứng lâm sàng nêu trên, bệnh đau đầu migraine dễ chẩn đoán nhưng thường bị nhầm lẫn với bệnh đau đầu do căng thẳng, thiếu máu não, hoặc rối loạn tiền đình,… Vì vậy, khiến cho việc điều trị kém hiệu quả, bệnh dễ tái phát và nặng hơn, khó điều trị.

Điều trị cắt cơn đau cấp tính được áp dụng trong hầu hết các trường hợp đau đầu migraine và giúp làm giảm cơn đau ngay tức thì.

Điều trị ngừa cơn đau tái phát, mãn tính được chỉ định đối với những bệnh nhân bị đau nhiều (nhiều hơn 3 cơn trong một tháng) hoặc số cơn đau ít nhưng lại khó cắt cơn hơn. Điều trị bằng cách dùng thuốc trong thời gian dài (có thể hơn 3 tháng) để cơn đau không xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc giảm đau và chống nôn cho người bệnh.

Cách chữa đau đầu migraine gồm có điều trị cắt cơn đau cấp tính và điều trị phòng ngừa cơn đau tái phát. Người bệnh có thể được điều trị đồng thời cả cắt cơn đau và ngừa cơn đau tái phát.

Nghỉ ngơi trong phòng tối, yên lặng.

Kê gối cao khi nằm nghỉ.

Đắp khăn lạnh vùng đầu bị đau.

Tránh tiếp xúc và ở trong môi trường nhiều khói thuốc lá, mùi nồng.

Tăng cường ngủ nghỉ, thư giãn.

Có thể tập, thực hành các động tác yoga, thiền để cơ thể được cân bằng.

Để phòng tránh bệnh đau nửa đầu migraine, người bệnh nên

Ngủ đủ 7 tiếng/ngày để cơ thể được hồi phục sau một ngày lao động và làm việc. Tránh để tình trạng mệt mỏi, căng thẳng vì công việc ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ ngơi, bởi nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài, thì không chỉ mắc bệnh đau nửa đầu mà còn đối mặt với nguy cơ mắc những bệnh khác.

Thiết lập chế độ sinh hoạt, làm việc một cách hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể được cân bằng, điều hòa.

Không để tinh thần bị căng thẳng và stress, vì đây là một trong những yếu tố khiến bệnh dễ bộc phát, cũng như làm cho người mắc các bệnh về thần kinh, tim mạch, tiêu hóa,… bị nặng thêm. Thay vào đó nên tìm cách để cơ thể được thư giãn, thoải mái.

Có chế độ ăn uống khoa học, người mắc bệnh đau đầu migraine cần hạn chế và không nên sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, tránh lạm dụng các thực phẩm như socola, bột ngọt, phô-mai.

Hạn chế ở những nơi ồn ào, môi trường có nhiều ánh sáng chói, có không khí lạnh, ngột ngạt.

Tránh sử dụng các thuốc gây giãn mạch máu hoặc thuốc ngừa thai có chứa estrogen.

Ngoài ra, cũng có một vài biện pháp có thể giúp làm giảm đau đầu migraine

Bất kỳ căn bệnh nào nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt. Đau đầu migraine cũng vậy. Khi cơn đau tái phát, người bệnh cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị tích cực.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng với Khoa Khám bệnh & Nội khoa, quy tụ đội ngũ các bác sĩ có chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thần kinh – đột quỵ. Tại đây, trang thiết bị hiện đại gồm có phòng Cathlab, máy chụp DSA đầy đủ chức năng (full option) có thể triển khai thực hiện được các kỹ thuật cao, can thiệp các bệnh lý về thần kinh và đột quỵ.

ThS.BS Lê Dương Tiến: 20 kinh nghiệm chuyên khoa Nội, nhiều năm kinh nghiệm về nội cơ xương khớp, nội tiết, tim mạch và thần kinh.

ThS.BS Bùi Ngọc Phương Hòa: hơn 24 năm công tác trong lĩnh vực chuyên khoa Tâm thần kinh, đã từng tham gia nhiều khóa đào tạo liên tục về động kinh, rối loạn vận động, Alzheimer, tai biến mạch máu não, lão khoa và các bệnh lý nội tiết.

BSCKII Lê Nghiêm Bảo: chuyên khoa Ngoại thần kinh, có hơn 30 năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước (Pháp, Đức, Trung Quốc), từng tham gia giảng dạy tại Bệnh viện Đà Nẵng.

ThS.BS Huỳnh An Thiên: có thế mạnh trong khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về thần kinh, hô hấp và các bệnh nội tiết – chuyển hóa.

Các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng:

Bệnh đau đầu migraine là một bệnh tự phát. Bệnh dễ gặp và dễ tái phát, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ có kết quả tốt. Khi bệnh tái phát, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh theo dõi và điều trị.

XEM THÊM:

Khách hàng có thể trực tiếp tới bệnh viện Vinmec Đà Nẵng để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0236 3711 111 để được hỗ trợ.