Top 8 # Cách Chữa Ho Không Nên Uống Thuốc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Khi Nào Nên Uống Thuốc Chữa Ho? Bệnh Ho Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?

Cứ tiếp diễn tình trạng này vừa hại sức khỏe lại phiền hà con- cháu quá! Vậy xin hỏi bệnh ho nên uống thuốc gì? Cần làm gì để mau khỏi ho?”

Bệnh ho nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Chào bác Hà Thị Phượng!

Bệnh ho là một loại bệnh phổ biến về đường hô hấp mà nhiều người mắc phải. Đối với câu hỏi bệnh ho uống thuốc gì cho nhanh khỏi chúng tôi xin trả lời bác như sau :

Hầu hết nguyên nhân gây ho là do vi rút, cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Ho nặng hơn nếu có một số tác nhân kích thích trong phổi như: Vi rút, khói bụi, chất kích thích, lông chó mèo, lạnh… Điều này lý giải nguyên nhân càng về đêm càng ho nặng hơn.

Bệnh ho sẽ khiến cho đời sống sinh hoạt bị đảo lộn. Một số loại thuốc chữa bệnh ho cho người lớn có thể sử dụng là: dextromethorphan, pholcodine, và kháng histamin, nếu ho có đờm thì uống thuốc long đờm hoặc nếu nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn thì có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích tự ý sử dụng thuốc. Nên uống thuốc theo đơn và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, ho cũng là triệu chứng của một số bệnh lý như viêm phế quản mạn, viêm phổi, ung thư phổi… Nếu thấy ho kèm theo các biểu hiện như sốt, ho ra máu, tức ngực, ho quá 7 ngày, ho nhiều về đêm… Cần đi khám bác sĩ để làm rõ nguyên nhân.

Trường hợp của bác Phượng có thể do cảm cúm nhưng vì cơn ho kéo dài hơn 2 tuần, bác đã uống thuốc kháng sinh chữa ho nhưng không khỏi thì nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe để làm rõ bệnh của mình.

Một số cách trị bệnh ho không cần uống thuốc tại nhà

Những việc nên và không nên làm khi bị bệnh ho

Ăn uống đủ chất, đặc biệt là rau xanh, trái cây… Sinh hoạt điều độ.

Uống nhiều nước mỗi ngày.

Không hút và không ngồi gần người hút thuốc lá.

Phòng nghỉ phải sạch sẽ, không ẩm thấp.

Không nên tiếp xúc với những loại động vật có lông như chó, mèo…

Không ăn các loại hải sản vỏ cứng như tôm, bề bề…

Đi ngủ về đêm cần quàng một chiếc khăn mỏng để không bị lạnh rất dễ ho.

Một số mẹo chữa bệnh ho theo kinh nghiệm dân gian không uống thuốc

Uống mật ong với nước ấm.

Nước gừng ấm uống trước khi đi ngủ.

Lá húng chanh đun sôi để nguội cho thêm một vài hạt muối để uống.

Lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy là mẹo chữa bệnh ho không cần uống thuốc rất nhiều người áp dụng thành công.

Quất hấp đường phèn hoặc mật ong: Lấy 2 – 3 quả quất cắt đôi, trộn với mật ong hoặc đường phèn, hấp cách thủy. Sử dụng nhiều lần trong ngày cơn ho sẽ nhanh chóng chấm dứt.

Chanh đào ngâm mật ong cũng là một bài thuốc chữa bệnh ho rất hiệu quả.

5 Cách Trị Ho Không Cần Dùng Thuốc,Không Cần Uống Thuốc An Toàn

Thứ Bảy, 01-09-2018

Biết được các cách trị ho không cần dùng thuốc như nhặt được “bí kíp” giúp cơ thể luôn luôn khỏe mạnh và không “ngán” bất kì bệnh vặt nào. Với các cách trị ho này, bạn chẳng những đẩy lùi được bệnh tật mà còn nhanh chóng cải thiện, khôi phục sức khỏe ngay tại nhà.

Chia sẻ cách trị ho không cần dùng thuốc

1. Xông hơi – mẹo chữa ho không cần dùng thuốc

Xông hơi là cách sử dụng hơi nước bốc hơi để làm sạch và tiêu diệt các vi khuẩn đang trú ngụ. Đồng thời nhiệt từ hơi nước có công dụng làm giãn các mao mạch, kích thích tuần hoàn và lưu thông khí huyết trong cơ thể một cách cực kì hữu hiệu. Xông hơi thường được dùng để giải cảm, điều trị viêm họng cấp tính, chữa ho cực kì đơn giản.

Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước và cho vào nồi nước đang sôi khoảng 5-7 phút ( nhớ đậy kín nắp)

Tắt bếp và tiến hành xông hơi. Dùng khăn lông trùm đầu và để mặt cách 15cm với nồi nước xông.

Chậm rãi hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng đến khi nước nguội hẳn.

Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể dùng cách này ngâm chân mỗi tối trước khi ngủ để cải thiện tình trạng ho gắt, ho khan. Mỗi tuần xông hơi 1-2 lần sẽ thấy bệnh viêm họng thuyên giảm ngay.

2. Tự bấm huyệt

Theo y học cổ truyền dân tộc, một phương pháp trị ho không cần dùng thuốc đó là bấm huyệt. Đông y cho rằng các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm amidan,… đều xảy ra do cơ thể hư nhược, can thận bị khuyết thiếu, hụt khí, lao lực,… Và cách đơn giản để hỗ trợ giúp thông lạc kinh mạch, điều hòa dưỡng sinh cho cơ thể chính là bấm huyệt.

Bấm huyệt là cách dùng tay bấm vào các huyệt đạo trên cơ thể. Các huyệt này có ảnh hưởng trực tiếp đến tỳ vị, giúp khí quản lưu thông bình thường, tan ứ tán bầm.

Để áp dụng cách trị ho không cần dùng thuốc bằng mẹo bấm huyệt, bạn có thể xoa bóp các huyệt đạo sau:

Huyệt Đản Trung: huyệt này nằm ở giữa ngực, gần vị trí tim. Đản trung có tác dụng điều hòa khí huyết, thanh phế, hóa đàm, bổ khí.

Huyệt Liêm Tuyền: Liêm Tuyền thuộc vị trí đường giao giữa cằm và cổ, ở khoảng chính giữa bờ trên sụn giáp. Liêm tuyền giúp lợi thanh hầu, giáng hỏa, giúp làm tan đờm, giảm viêm nhiễm ở vòm họng rất tốt

Huyệt Dũng Tuyền: Dũng Tuyền là huyệt đạo nằm ở khoảng giữa trên của lòng bàn chân, ngay dưới lớp đệm thịt có chỗ lõm. Dũng Tuyền là một đại huyệt đạo quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của cơ thể, trong đó có hệ hô hấp.

Khi dùng cách bấm huyệt chữa ho hoặc chữa viêm họng hạt, các bạn nên chú ý dùng đầu ngón tay bấm chính xác vào huyệt đạo. Có thể giữ lực mạnh và day nhẹ đến khi cảm thấy nhói đau hoặc huyệt đạo nóng lên thì đã thành công. Mỗi lần bấm huyệt thực hiện 3-5 phút và cần kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày.

3. Mẹo dân gian chữa ho không cần dùng thuốc

Cách trị ho không cần dùng thuốc phổ biến nhất vẫn là áp dụng các mẹo dân gian. Thông thường các mẹo này sẽ sử dụng nguyên liệu là ngọn cây lá cỏ quanh nhà, rất lành tính và cực kì dễ áp dụng.

# Dùng tỏi ngâm mật ong trị ho

Tỏi là một loại nguyên liệu quý giá mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và có nhiều công dụng chữa bệnh mà bạn không nên bỏ qua. Trong tỏi chứa hợp chất chống oxy hóa và sát khuẩn diệt trùng rất mạnh, giúp các vi khuẩn và ổ dịch bệnh nhanh chóng bị “cuốn gói” hữu hiệu. Dùng tỏi còn đem lại lợi ích tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và ngừa ung thư.

Thực hiện tỏi ngâm mật ong: 20g tỏi tươi lột vỏ đập dập hấp cùng mật ong trong 7-10 phút. Sau đó uống trực tiếp 1-2 thìa tỏi mật ong, ngày uống 3 lần trước bữa ăn để trị ho.

# Lê chưng đường phèn chữa ho tại nhà

Lê chính là loại trái cây bổ phế thông nhuận hô hấp hàng đầu mà bạn không thể quên. Bên cạnh đó, lê chứa nhiều nước và chất chống oxy hóa, có thể thanh nhiệt giải khát rất tốt. Dùng lê sẽ làm dịu cổ họng ngay tức thì, sẽ không còn cảm thấy vướng víu, ngứa ngáy ở vòm họng nữa.

Thực hiện: 1 trái lê gọt vỏ cắt hạt lựu. Thêm đường và một vài lát gừng sợi. Cho tất cả nguyên liệu chưng cách thủy 10-15 phút và dùng ngay khi còn ấm. Mỗi ngày ăn 1 quả lê chưng đường phèn sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe lên nhanh chóng đấy.

# Điều trị ho siêu dễ với diếp cá + nước vo gạo

Cách dùng diếp cá và nước vo gạo này có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đảm bảo cực kì lành tính và an toàn. Diếp cá chính là loại lá cây thân cỏ mang lại công dụng chữa viêm sát khuẩn thông hô hấp cực hay. Diếp cá sẽ giúp thải độc, bài trừ các vi trùng gây bệnh mà không gây ra bất kì phản ứng phụ nào.

Cách làm: 1 nắm diếp cá giã nát (dùng máy xay sinh tố) + 1 bát nước vo gạo khuấy đều. Lọc lấy nước và chia thành 2 lần uống mỗi ngày. Với cách này, nên uống từ 7-10 ngày để các triệu chứng ho gằn hoặc khó thở, nuốt nước bọt đau biến mất.

4. Dùng món ăn – cách trị ho không cần dùng thuốc

Lá dâu và hoa cúc là hai loại nguyên liệu được dùng để sát trùng và thải độc, chữa bệnh hô hấp. Chúng xuất hiện nhiều trong các bài thuốc đông y và khi kết hợp thành món ăn thì cực kì ngon miệng. Tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện sau một thời gian thường xuyên dùng cháo trị ho tại nhà.

Thực hiện: Cho lá dâu và hoa cúc sắc lấy nước cốt. Dùng nước này để nấu cháo và hạnh nhân. Nhớ ninh nhừ và chia nhỏ để ăn trong ngày.

Với vị ngọt thanh đạm, cháo đậu xanh hạt sen cực kì phù hợp cho những người bị ho trong những ngày nhiễm bệnh. Cổ họng đau rát ngứa ngáy sẽ được đậu xanh và hạt sen làm dịu lại, giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn, thanh nhiệt và kích thích khẩu vị.

Cách nấu cháo đậu xanh hạt sen như sau:

Thực hiện: Cho các nguyên liệu hầm nhừ thành cháo, thêm một xíu muối để tăng thêm mùi vị của cháo. Tắt bếp và chia ra chén nhỏ ăn trong ngày. Ăn khi cháo còn ấm.

Ngoài việc sử dụng món ăn trị ho, các bạn có thể thực hiện một loại thức uống rất tốt cho cổ họng và sức khỏe.

1 trái chanh tươi

3-5 nhánh quế ( 1 thìa bột quế)

2 thìa mật ong

2-3 lá bạc hà

1 nhánh gừng tươi

Thực hiện: Cho các nguyên liệu quế, bạc hà, gừng hãm trong nước sôi 10-15 phút. Lọc lấy nước và đợi gần nguội thì thêm chanh và mật ong. Khuấy đều thưởng thức và nên uống trước khi ngủ 60 phút để thanh nhuần cơ thể.

Bên cạnh đó, cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu để tránh gây trầy xước lên thành họng. Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, bổ sung trái cây rau củ tươi và uống nhiều nước. Nên ăn uống thanh đạm, hạn chế dầu mỡ nhiều gia vị để giữ cho thành họng không bị thêm tổn thương.

5. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Việc xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh và chăm sóc sức khỏe khoa học đều mang đến ích lợi rất lớn về mặt chữa bệnh. Khi mắc các bệnh về đường hô hấp nói chung như viêm họng mãn tính, viêm họng cấp,… và bệnh ho nói riêng thì các bạn cần có những lưu ý như sau:

Giữ ấm cổ họng: chú ý giữ ấm các bộ phận quan trọng như lòng bàn chân, cổ họng, ngực, đầu để cơ thể nhanh chóng khỏe lại.

Sinh hoạt ở môi trường thoáng mát, sạch sẽ.

Tập thể dục thể thao và chơi các trò chơi vận động hàng ngày để nâng cao sức bền và sức khỏe.

Nghỉ ngơi và ngủ đúng giờ, đúng giấc, ngủ đủ

Tạo tâm lí thoải mái, vui vẻ, không to tiếng, la hét

Sử dụng khẩu trang, nón mũ khi ra ngoài và hạn chế tiếp xúc nơi đông người.

Tránh xa khói bụi, thuốc lá, các chất kích thích,…

Vệ sinh sạch sẽ, súc miệng với nước muối 2-3 lần/ngày.

Khi có dấu hiệu bệnh không dứt, sốt cao hoặc tình trạng tái phát nhiều lần thì nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để chuẩn đoán và điều trị.

Tổng hợp: An Tư

➥ Bạn cần biết: Khi bị ho nên ăn trái cây gì – Không nên ăn trái cây gì?

Ho Có Đờm Lâu Ngày Không Khỏi Uống Thuốc Gì?

Ho có đờm kéo dài rất có thể là triệu chứng ban đầu của những căn bệnh nguy hiểm như lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản,…Vì vậy, trang bị đầy đủ các kiến thức về ho có đờm sẽ giúp bạn phát hiện được bệnh sớm và có phương pháp bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể để loại bỏ các chất bài tiết, chất kích thích và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Với ho có đờm, kèm theo những cơn ho, đường hô hấp sẽ tiết ra chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ tạo thành đờm và đẩy ra khỏi cơ thể.

Ho có đờm lâu ngày là bệnh gì?

Ho có đờm có 2 cấp độ: ho cấp tính và ho mạn tính.

Ho có đờm cấp tính kéo dài trong khoảng thời gian ngắn từ 1 – 3 tuần. Nguyên nhân có thể do:

Người bệnh có sức đề kháng yếu, nhiễm cảm lạnh.

Các bệnh như viêm họng mũi cấp, viêm amidan cấp, viêm xoang, viêm thanh khí quản cấp,… gây nên.

Bệnh lao phổi

Ho có đờm mạn tính chính là một trong những dấu hiệu nhận biết tiêu biểu của bệnh lao phổi. Khi người bệnh mắc lao phổi, khạc đờm sẽ có màu trắng đục như màu sữa hay nước vo gạo, đôi khi có lẫn cả với máu đỏ tươi. Kèm theo đó là cảm giác khó thở, tức ngực. Nếu trở nặng có thể dẫn đến áp xe phổi làm ọc mủ xuất hiện. Thậm chí, có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu để tình trạng đó kéo dài.

Bệnh ung thư phổi

Theo nghiên cứu tại bệnh viện Mount Sinai, New York, Mỹ, 65% số người mắc ung thư phổi sẽ có triệu chứng ho có đờm kéo dài hơn 3 tuần, cùng với đau ngực, khó nuốt và khàn tiếng.

Bệnh giãn phế quản

Người bệnh giãn phế quản sẽ phải chịu đựng sự phiền toái của những cơn ho có đờm kéo dài, nhất là vào ban đêm và vào buổi sáng khi thức dậy. Đờm có màu trắng đục như mủ và thường đóng thành khuôn. Giãn phế quản nếu tồn tại trong thời gian dài có thể lan rộng gây áp xe phổi, mủ phổi, mủ phế quản, xơ phổi, mủ màng phổi.

Bệnh hô hấp dưới

Bệnh hô hấp dưới sẽ gây ra những cơn ho đờm kéo dài cho người bệnh. Người bệnh ho khạc đờm thành từng đợt, liên tục. Đờm ban đầu có màu trắng đục, sau đó có màu vàng, nhày.

Bệnh viêm phế quản mạn

Để phân biệt với các bệnh khác, những cơn ho đờm của viêm phế quản mạn sẽ tập trung nhiều vào buổi sáng. Đờm có màu trắng đục, màu vàng (do họ cầu khuẩn gây bệnh) hoặc màu xanh (do trực khuẩn mủ xanh gây bệnh”.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ho có đờm kéo dài, kèm theo chứng sốt cao và đau ngực chính là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ban đầu người bệnh sẽ ho khan ít. Sau đó cơn ho tăng dần lên, kèm theo đờm và mủ, thậm chí có thể dính một chút máu.

Khi ho có đờm lâu ngày không khỏi, người bệnh có thể theo dõi, quan sát mức độ của những cơn ho, cùng với màu sắc của đờm để phán đoán được tình trạng bệnh của mình.

Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những loại thuốc điều trị ho có đờm khác nhau.

Sử dụng muối sinh lý và dụng cụ hút rửa y tế để hít rửa mũi.

Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để tiêu đờm, giảm ho nhanh chóng.

Trường hợp ho đờm mạn tính, để tiêu đờm, giảm ho người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh trị ho dạng uống: penicillin, amoxicillin, roxithromycin…

Thuốc kháng sinh trị ho dạng tiêm: amoxicillin, roxithromycin…

Thuốc kháng sinh trị ho tác dụng trên đờm:

Thuốc làm loãng đờm: guaifenesin, terpinhydrat, natribenzoat,…

Thuốc làm giáng đờm: ambroxol, acetylcysteine, carbocisteine, bromhexin…

Thuốc kháng sinh giảm ho: codein, pholcodin, dextromethorphan….

Các bài thuốc dân gian đông y từ các nguyên liệu như quất, đường phèn, mật ong, tỏi,,… vừa dễ kiếm, vừa an toàn, hiệu quả điều trị lại cao.

Chữa ho có đờm bằng mật ong

Mật ong chính là vị thuốc thần kỳ trong điều trị các bệnh lý về hô hấp. Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Trong mật ong chứa đường glucose và fructose, cùng với khoáng chất, sinh tố B, C, đạm, các chất amino acid giúp thông đờm, giảm ho, giúp người bệnh bớt đau cuống họng, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Bài thuốc chữa ho có đờm từ mật ong và quất xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị: quất xanh (3 – 4 quả), mật ong.

Điều chế:

Quất xanh rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả.

Cho mật ong vào ngập phần quất, trộn đều cho ngấm

Đem hỗn hợp hấp hoặc đun cách thủy từ 10 -15 phút đến khi quất nhừ, quyện đều với mật ong đặc sánh thì có thể sử dụng

Liều dùng: Ngậm và nuốt từ từ trong miệng để giảm nhanh viêm họng, ngứa rát và khàn tiếng. Dùng 2 – 4 lần mỗi ngày.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: mật ong, gừng tươi và 1 quả quất.

Điều chế:

Cho gừng tươi và quất đã rửa sạch cùng mật ong vào chén.

Đem đi hấp cách thủy và uống khi còn ấm.

Liều dùng: Uống 2 lần/ ngày. Mỗi lần 2 – 3 thìa.

Chữa ho có đờm bằng mật ong, lá hẹ và đường phèn

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá hẹ (5 – 10 lá), mật ong, đường phèn.

Điều chế:

Đem lá hẹ đi rửa sạch, để ráo nước.

Xay nhuyễn lá hẹ, lọc lấy nước.

Hòa nước lá hẹ cùng mật ong và đường phèn để uống.

Liều dùng: Uống 2 lần/ ngày. Mỗi ngày 2 – 3 thìa cafe.

Bị Ho Do Dị Ứng Thời Tiết Nên Uống Thuốc Gì Để Điều Trị?

Ho dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường, tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến ho mãn tính, viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Do đo theo các bác sĩ chuyên môn, ngoại trừ việc thay đổi lối sống, tránh tác nhân dị ứng, người bệnh nên tiến hành dùng thuốc để điều trị các triệu chứng.

Các loại thuốc điều trị ho dị ứng thời tiết

Dị ứng có thể dẫn đến tình trạng ho liên tục gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Ho có thể dẫn đến tình trạng kích thích đường hô hấp, nhỏ dịch từ mũi và thỉnh thoảng có thể xuất hiện đờm.

Do đó, để hạn chế khó chịu bạn nên hạn chế các tác nhân gây dị ứng và sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng.

1. Thuốc ho dị ứng thời tiết ở người lớn

Đối với những người có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử bệnh dị ứng nên sử dụng thuốc chống dị ứng để giúp cắt giảm cơn ho cũng như các triệu chứng dị ứng khác.

Các loại thuốc cảm lạnh không kê đơn thông thường có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho. Một số thuốc điều trị cảm lạnh có thể gây buồn ngủ. Do đó hạn chế vận hành máy móc, lái xe khi sử dụng thuốc. Trao đổi với bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp nhất.

Thuốc ức chế ho hay thuốc ức chế phản xạ ho có thể được sử dụng để điều trị họ do dị ứng nói chung và ho dị ứng thời tiết nói riêng. Các loại thuốc ức chế ho có thể làm tan đờm trong cổ họng, giúp người bệnh dễ thở hơn. Tuy nhiên, thuốc ho chỉ nên sử dụng cho các trường hợp ho nghiêm trọng và dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ.

Khi có sự cọ xát vào cổ họng hoặc ngực có thể gây ra kích ứng dẫn đến các cơn ho. Để giảm bớt khó chịu hoặc hạn chế các cơn ho trở nên tồi tệ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ thoa bên ngoài để ức chế cơn ho. Thuốc bôi có thể giảm ho và các chứng đau nhẹ ở cổ họng hoặc ngực.

Nếu bạn bị ho kèm theo nghẹt mũi thì các loại thuốc thông mũi không kê đơn có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng. Thuốc thông mũi thường có dạng hít, dạng xịt và dạng uống.

Thuốc thông mũi dạng hít và dạng xịt thường được chỉ định để thu hẹp các mạch máu và giảm lưu lượng máu đi đến mũi. Điều này sẽ giúp mũi ít nhạy cảm hơn và hạn chế các triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, các sản phẩm này còn hạn chế viêm và sưng ở mô mũi. Thuốc thông mũi dạng viên nén để uống có thể ngăn chặn các vấn đề nhiễm trùng xoang và điều trị các triệu chứng xoang, dị ứng và cảm lạnh.

Khi bạn bị ho do dị ứng thời tiết, thuốc Corticosteroid có thể làm dịu mũi và cổ họng của bạn. Các loại thuốc này có thể giảm viêm, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho và viêm họng.

Thuốc Corticosteroid có thể sẵn ở dạng xịt, dạng uống. Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Flonase, thuốc xịt chống dị ứng Rhinocort hoặc thuốc chống dị ứng Nasacort

Tình trạng ho do dị ứng thời tiết kèm theo đau đầu dồn dập, sổ mũi, nghẹt mũi có thể gây áp lực lên xoang, lâu dần có thể hình thành bệnh viêm xoang. Do đó, việc điều trị các triệu chứng xoang là điều cần thiết để hạn chế các biến chứng không mong muốn.

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị các triệu chứng cảm lạnh. Sản phẩm bổ sung kẽm có sẵn ở dạng thuốc uống và viên ngậm.

Sử dụng thuốc điều trị ho dị ứng thời tiết có thể hạn chế các triệu chứng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống kết hợp phong cách sống lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị.

2. Thuốc ho dị ứng thời tiết ở trẻ em

Giống như ở người lớn, các triệu chứng ho dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể được làm dịu bằng một số loại thuốc. Tuy nhiên, luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ.

Thuốc kháng Histamine: Thuốc này có thể ức chế giải phóng Histamine để giảm các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, ho, đau họng, viêm họng,…

Thuốc thông mũi: Có sẵn ở dạng xịt và hít được dùng để điều trị sổ mũi, chảy nước mũi dẫn đến ho và có đờm trong cổ họng.

Thuốc chống ho: Các triệu chứng ho ở trẻ em có thể được điều trị bằng thuốc Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên các loại thuốc này nên dựa trên độ tuổi hoặc cân nặng của trẻ. Không được dùng Aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mặc dù có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị ho dị ứng thời tiết ở trẻ em. Tuy nhiên, biện pháp điều trị tốt nhất vẫn là ngăn ngừa tình nguy cơ gây ra ho và dị ứng.

Biện pháp phòng ngừa ho dị ứng thời tiết

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị ho dị ứng thời tiết ở người lớn và trẻ em, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để phòng ngừa ho. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

Uống nước ấm. Bạn có thể cho một thìa mật ong vào trà nóng để hỗ trợ cổ họng. Tuy nhiên không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, nó có thể làm triệu chứng bệnh của trẻ trở nên trầm trọng.

Tránh các tác nhân gây dị ứng ví dụ như thời tiết quá nóng, phấn hoa. Người bị dị ứng thời tiết nên hạn chế ra khởi nhà khi giao mùa, đặc biệt là từ nóng sang lạnh.

Loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng ra khỏi nhà, đặc biệt là phòng ngủ. Tránh tiếp xúc với vật nuôi hoặc thú cưng trong thời gian dị ứng.

Sử dụng điều hòa không khí để lọc không khí trong nhà, đặc biệt là mùa có nhiều phấn hoa hoặc khi thời tiết lạnh, khô.

Sử dụng thuốc điều trị ho dị ứng thời tiết theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.

Hầu hết tình trạng ho dị ứng thời tiết thường không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Các triệu chứng có thể kết thúc sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên nếu hãy đến bệnh viện ngay khi cảm thấy khó thở, đau ngực, ho ra máu hoặc sốt đổ mồ hôi vào ban đêm. Trao đổi với bác sĩ để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.