Top 13 # Cách Chữa Loạn Thị Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Loạn Thị: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Loạn Thị

Mỗi ngày, đôi mắt bạn làm việc liên tục với sách vở, máy tính và do thói quen sinh hoạt không điều độ dẫn đến một số tật khúc xạ về mắt, phổ biến nhất có thể kể đến là loạn thị. Vậy loạn thị là gì? Nguyên nhân là gì và loạn thị có chữa được không?

Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến, xảy ra khi độ cong của thủy tinh thể hoặc giác của mắt không có sự đồng đều nhất định.

Thông thường, giác mạc một người khỏe mạnh sẽ có hình dạng hình cầu, nhưng khi mắt loạn thị thì giác mạc sẽ không giữ độ cong đồng đều nữa. Chính sự thay đổi này trên bề mặt giác mạc khiến hình ảnh hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc, gây hiện tượng mờ nhòe, không rõ nét và biến dạng.

Về cơ bản, có 4 loại cụ thể như sau:

Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh khúc xạ đang tăng nhanh ở Việt Nam. Với riêng bị loạn, chưa có thống kê đầy đủ, nhưng tại một cuộc khảo sát ở một trường THCS ở Cần Thơ cho thấy, tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ chiếm tới 45,34%.

2. Triệu chứng loạn thị

Dấu hiệu loạn thị là sao? Tùy vào mức độ nặng nhẹ và thể trạng mà triệu chứng bị loạn của mỗi người khác nhau. Có những người không có bất kỳ dấu hiệu nào bị loạn nhưng có những người lại không thể nhìn rõ hoặc nhìn mơ hồ mọi thứ xung quanh.

Tuy nhiên, đa số những người bị loạn đều có những biểu hiện cụ thể như sau:

Hình ảnh bị méo mó, nhòe, không sắc nét dù là khi nhìn vật ở xa hay gần

Mỏi mắt, nhức đầu, mắt dễ bị kích ứng

Thường xuyên nheo mắt lại khi gặp ánh sáng mạnh hoặc khi cố nhìn rõ những vật ở gần

Khó nhìn rõ mọi thứ vào ban đêm

Bị loạn có thể là tật bẩm sinh hoặc sau một chấn thương về mắt, thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lý hay di chứng sau phẫu thuật. Những nguyên nhân gây loạn thị phải kể đến như:

Gia đình có người bị loạn thị hoặc các triệu chứng rối loạn ở mắt. Nếu có cả bố và mẹ mắt bị loạn thị thì khả năng bị di truyền khá cao.

Bị tổn thương về mắt, chẳng hạn như sẹo giác mạc.

Người bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.

Người đã từng phẫu thuật mắt, phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Người có tuổi tác cao.

Loạn thị ở trẻ em và người cao tuổi là 2 trường hợp dễ mắc phải nhất. Thế nhưng, bạn cũng không được chủ quan nếu từng gặp một trong các trường hợp sau đây:

Có người thân trong gia đình mắc tật khúc xạ, đặc biệt là tật loạn và các bệnh rối loạn mắt.

Từng bị chấn thương hoặc có sẹo mắt khiến giác mạc của bạn bị bào mòn.

Từng thực hiện các cuộc phẫu thuật để chữa trị các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể,….

5. Cách chẩn đoán tật loạn

Đến đây, bạn đã được giải đáp cho thắc mắc loạn thị là gì rồi đúng không nào? Vậy làm thế nào để chuẩn đoán có bị loạn hay không?

Khi phát hiện mình có những triệu chứng bị loạn, bạn nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để tiến hành thăm khám. Bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện một vài bài kiểm tra mắt để chẩn đoán có bị loạn hay không như sau:

Đo thị giác: Bác sĩ sẽ chỉ định bạn đứng ở một khoảng cách nhất định và đọc chữ hoặc ký hiệu trên bảng kiểm tra thị lực. Bạn sẽ đọc từ trái qua phải và theo từng hàng từ trên xuống dưới.

Đo độ cong của giác mạc: Bác sĩ sử dụng máy đo độ cong của giác mạc để xác định mức độ phản xạ ánh sáng và độ cong chính xác của nó. Phương pháp này cũng giúp xác định mức độ phù hợp của giác mạc đối với việc đeo kính áp tròng

Máy Phoropter: để đo sáng, bác sĩ sẽ đặt một loại các ống kính ở trước mắt. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị cầm tay retiniscope hoặc dụng cụ có chức năng tương tự.

Căn cứ vào kết quả của 3 bài test trên, bác sĩ sẽ rút ra kết luận bạn có bị loạn hay không và mức độ bị loạn.

6. Điều trị loạn thị như thế nào?

Bạn có từng thắc mắc vấn đề loạn thị có tăng độ không? Tất nhiên là có rồi, nếu bạn không biết cách bảo vệ mắt, điều trị và phòng ngừa thì khả năng tái loạn hoặc tăng độ là chuyện khó tránh khỏi. Vậy làm sao để hết loạn thị hoặc cách chữa loạn thị ở trẻ em là gì?

Kính gọng

Đây là phương pháp phổ biến và kinh tế nhất. Kính gọng giúp cải thiện khả năng quan sát ngay lập tức, chi phí thấp nhưng bên cạnh đó lại mất thẩm mỹ và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Kính áp tròng

Vì tính thẩm mỹ cao nên phương pháp này được số đông bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên song song với đó, khi đeo kính áp tròng loạn thị, bạn vẫn cần vệ sinh và bảo quản sạch sẽ để không gây hại cho đôi mắt. Chính vì khi tìm mua lens, bạn cần đến những cơ sở uy tín, thời trang và chất lượng như Caras Lens.

Orthokeratology (Orthor K)

Đây là một phương pháp khá mới ở Việt Nam. Một ống kính sẽ được lắp để định hình lại giác mạc, orthokeratology có thể chữa loạn vĩnh viễn và được chỉ định cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc đang chờ phẫu thuật mắt.

Các thủ thuật phẫu thuật khúc xạ khác

Chẳng hạn như phẫu thuật thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi độ cong của giác mạc bằng việc cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), phẫu thuật gập một lớp mỏng của giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).

7. Cách phòng ngừa loạn thị

Nếu bạn đã biết tật loạn là gì thì cũng cần tìm hiểu thêm cách phòng ngừa tật loạn. Trường hợp nguyên nhân là di truyền thì sẽ không thể phòng tránh được.

Tuy nhiên, nếu bạn bị loạn thị 0.5 độ, khá nhẹ thì bạn có thể bảo vệ đôi mắt của mình khỏi tật khúc xạ này bằng những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày như sau:

Đảm bảo nơi học tập, làm việc có đủ ánh sáng. Không để mắt ở nơi quá tối hoặc nếu làm việc trong điều kiện ánh sáng mạnh thì cần trang bị thiết bị bảo hộ chuyên dụng ( kính râm, kính bảo hộ).

Hạn chế lấy tay dụi mắt vì có thể gây tổn thương cho mắt.

Làm việc điều độ, để mắt nghỉ ngơi sau thời gian nhất định.

Không nên bỏ qua các bước trang điểm cơ bản, đặc biệt tẩy trang.

Tăng cường nạp các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A có trong các loại rau củ sẫm màu.

8. Loạn thị mấy độ phải đeo kính?

Khi bị loạn có nên đeo kính hay không tùy thuộc vào mức độ và triệu chứng của tật. Vậy loạn thị bao nhiêu độ là nặng? Những người mắc tật loạn thị trên 1 độ nên đeo kính để dễ nhìn mọi thứ xung quanh rõ nét hơn.

Tuy nhiên, có những người bị loạn thị 1 độ trở lên nhưng không xuất hiện các triệu chứng như mỏi, khô mắt và vẫn có thể nhìn rõ thì chẳng cần sử dụng kính thường xuyên. Nhưng nếu gặp các triệu chứng như trên thì dù bị loạn nặng hay nhẹ độ thì cũng nên đeo kính.

9. Loạn thị nên đeo kính gì?

Khi bị loạn, bạn có thể sử dụng kính áp tròng, kính gọng truyền thống, kính áp tròng đêm ortho-k,… Tuy nhiên, trước khi quyết định đeo loại kính nào thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa.

Về lâu dài, tật loạn sẽ khiến mắt của bạn có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như sau:

10.1 Bệnh loạn dưỡng giác mạc

Bệnh loạn dưỡng giác mạc xảy ra khi giác mạc bị bào mòn quá mức và phình lên.

10.2 Tầm nhìn mờ hay bị bóp méo

Dù có nhiều lý do khiến mắt nhìn hình ảnh bị mờ hoặc méo mó nhưng nguyên nhân chính có thể là do mắt bạn đã bị loạn. Cuộc sống của bạn sẽ bị xáo trộn nếu như mắt của bạn không thể nhìn đúng kích thước hình ảnh của những vật xung quanh.

Do đó, hãy thăm khám và điều trị đôi mắt của mình kịp thời để tránh trường hợp bệnh diễn tiến nặng, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

10.3 Quáng gà

Khi mắc bệnh quáng gà, thị lực sẽ suy giảm khiến bạn khó nhìn mọi vật trong điều kiện thiếu ánh sáng. Bạn phải cố gắng nheo mắt lại mới nhìn rõ nét một vật nào đó, điều này sẽ khiến bạn dễ bị đau đầu.

11. Tổng kết

Loạn Thị Là Gì? Phân Loại Loạn Thị Và Cách Chữa

Cùng chủ để:

Loạn thị là gì

Loạn thị tiếng Anh là astigmatism.

Mô tả một cách khái quát nhất thì, mắt bị loạn thị, các tia sáng của vật được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người bị bệnh loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ ràng.

Nguyên nhân của bệnh loạn thị là gì

Mắt loạn thị có nguyên nhân chủ yếu là do giác mạc có hình dạng bất thường. Giác mạc bình thường sẽ có hình cầu, nhưng khi bị loạn thị giác mạc sẽ có độ cong không đều. Chính sự thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc làm cho hình ảnh hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc, dẫn đến hình ảnh nhìn bị mờ nhòe, biến dạng.

Phân biệt loạn thị, cận thị và viễn thị

Bị loạn thị có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào sự phối hợp của loạn thị với cận thị, hoặc viễn thị: loạn cận đơn thuần, loạn viễn đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn kép, loạn thị hỗn hợp.

Những dạng bệnh loạn thị

Dạng loạn thị đều

Trong loạn thị đều, các kinh tuyến của mắt thay đổi dần từ kinh tuyến có chiết quang cao nhất đến kinh tuyến có chiết quang thấp nhất. Những triệu chứng thường gặp khiến người bệnh đi khám là:

– Song thị: hay gặp trong loạn thị nghịch. Loạn thị là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra song thị một mắt. Cần phải khám kỹ khi có triệu chứng trên.

– Quáng mắt: ánh sáng mặt trời làm mắt đau nhức, khó chịu là triệu chứng khá điển hình và cần phải khám xem người bệnh có bị loạn thị không.

Loạn thị cận (cận loạn & loạn cận)

Loạn thị cận là một bệnh ở mắt do người bệnh vừa bị cận thị, vừa bị loạn thị. Loạn thị cận gồm có những dạng sau:

– Loạn thị cận đơn thuận.

– Loạn thị cận đơn nghịch.

– Loạn thị cận đơn chéo: dạng này làm thị lực giảm rất nhiều và thường gây mỏi mắt.

– Loạn thị cận kép, thuận, nghịch, chéo: Phải điều chỉnh kép.

Loạn thị viễn (loạn viễn & viễn loạn)

Loạn thị viễn là một bệnh ở mắt do người bệnh vừa bị viễn thị, vừa bị loạn thị. Loạn thị viễn gồm có những dạng sau:

– Loạn thị viễn đơn thuận.

– Loạn thị viễn đơn nghịch.

– Loạn thị viễn đơn chéo.

– Loạn thị viễn kép, thuận, nghịch, chéo.

Loạn thị hỗn hợp

Có một tiêu tuyến ở trước võng mạc, tiêu tuyến còn lại ở phía sau. Nếu loạn thị thuận, tiêu tuyến trước nằm ngang, tiêu tuyến sau nằm dọc. Người trẻ điều tiết để đưa tiêu tuyến dọc về trên võng mạc. Như vậy giống như loạn thị cận đơn thuận.

Dấu hiệu, biểu hiện nhận biết mắt bị loạn thị là gì?

– Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe đi.

– Tầm nhìn nhân đôi, nhìn một vật có thể xuất hiện 2 – 3 bóng mờ.

– Khó khăn khi nhìn ở bất kỳ khoảng cách nào.

– Một số biểu hiện kèm theo như: nhanh mỏi mắt, đau đầu, đau cổ, chảy nước mắt…

Tương tự như cận thị và viễn thị, loạn thị là một tật khúc xạ có thể tăng độ nặng (độ loạn) nếu chúng ta chăm sóc mắt không tốt, cung cấp thiếu dinh dưỡng, không chịu đeo kính thuốc điều chỉnh loạn thị hay không đeo kính bảo hộ khi lao động. Chính vì vậy, bạn đừng nên xem thường căn bệnh này vì nó có thể trở nặng bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng nhiều đến học tập cũng như công việc hàng ngày của chúng ta.

Loạn thị nhẹ sẽ không cần điều trị nhưng nếu loạn thị nặng thì cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp, để tránh bệnh diễn biến xấu đi hoặc gây ra nhược thị.

– Kính thuốc: đây là phương pháp điều trị đơn giản, phổ biến, mang lại hiệu quả cao và ít gây biến chứng nhất. Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều trị bằng kính thuốc. Và để trả lời cho câu hỏi ” loạn thị bao nhiêu độ là nặng“, bạncó thể tìm hiểu và gặp bác sĩ nhãn khoa để biết được được tư vấn về tình trạng loạn của mình, hoặc liên hệ với chúng tôi để được giới thiệu loại tròng kính phù hợp. (Hotline: 0906003396)

– Phẫu thuật: với một số trường hợp mắt bị loạn thị nặng và không thể điều chỉnh bằng kính thuốc, khách hàng sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc, phổ biến nhất có thể kể đến phẫu thuật Lasik, hiện là phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn.

– Ortho-K (Orthokeratology) customize: phương pháp này sẽ sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế rất đặc biệt dùng để đeo vào ban đêm, làm thay đổi tạm thời hình dạng giác mạc trong lúc ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ hơn vào ngày hôm sau. Kính áp tròng sẽ được đeo mỗi đêm khi ngủ, lặp đi lặp lại để người bệnh có được đôi mắt sáng rõ vào ngày hôm sau.

Cách phòng ngừa bị loạn thị

Tật loạn thị do di truyền thì sẽ không thể phòng tránh được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia mắt, loạn thị nếu do những nguyên nhân khác gây nên thì hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế bằng cách:

– Làm việc nơi có đầy đủ ánh sáng, tránh để mắt nhìn ở nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ khi làm việc nơi có nguồn ánh sáng quá mạnh và chói.

– Hạn chế tối thiểu những tổn thương có thể xảy ra cho mắt.

– Thư giãn và dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi khi phải làm việc nhiều với máy tính, hoặc đọc sách.

– Nếu có các bệnh lý về mắt nên điều trị dứt điểm sớm để tránh các biến chứng có thể gây loạn thị.

– Khi đã bị loạn thị, nên đi kiểm tra và điều trị sớm, để tránh biến chứng nặng về sau.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin A tốt cho mắt, như: cà rốt, gấc, cà chua…

Ngoài ra, loạn thị từ 1.5 độ (diop) trở lên, bạn cũng sẽ không đủ tiêu chuẩn để tham gia nghĩa vụ quân sự. (Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Và khoản 3 điều 4 Thông tư Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe khi tham gia nghĩa vụ quân sự.)

Liên hệ chúng tôi tư vấn tròng kính cận loạn thị chuyên nghiệp:

Điện thoại: 0906003396 (gọi, sms, iMessage, Zalo, Viber, Whatapp)

Địa chỉ: 174 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, Sài Gòn.

Loạn Thị Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Một giác mạc hoặc ống kính có hình dạng không đều ngăn không cho ánh sáng tập trung chính xác vào võng mạc, bề mặt nhạy sáng ở phía sau mắt. Do đó, tầm nhìn trở nên mờ ở bất kỳ khoảng cách nào. Điều này có thể dẫn đến khó chịu mắt và nhức đầu.

Hầu hết mọi người đều có chứng loạn thị. Loạn thị ít thường không ảnh hưởng đến thị lực hoặc cần điều trị.

Loạn thị thường xảy ra với các điều kiện thị giác khác như cận thị và viễn thị. Cùng với những điều kiện thị giác này được gọi là những khúc xạ, khúc xạ bởi vì chúng ảnh hưởng đến ánh sáng uốn cong hay “khúc xạ”.

Nguyên nhân cụ thể của chứng loạn thị không rõ. Nó có thể là di truyền và thường có từ khi sinh. Nó có thể giảm hoặc tăng theo thời gian.

Một thủ tục khám Optometric toàn diện sẽ bao gồm thử nghiệm cho loạn thị. Nếu cần thiết, bác sĩ đo thị lực của bạn có thể cung cấp kính đeo mắt hoặc kính áp tròng điều chỉnh chứng loạn thị bằng cách thay đổi ánh sáng đi vào mắt.

Một lựa chọn khác để điều trị loạn thị là một thủ thuật giác mạc được gọi là orthokeratology (ortho-k). Trong thủ tục không đau, không xâm lấn này, bệnh nhân đeo một loạt các ống kính tiếp xúc cứng được thiết kế đặc biệt để dần dần thay đổi độ cong của giác mạc.

Phẫu thuật laser cũng có thể điều trị một số loại loạn thị. Laser làm thay đổi hình dạng của giác mạc bằng cách loại bỏ một lượng nhỏ các mô mắt.

Nguyên nhân gây loạn thị?

Độ cong của giác mạc và ống kính uốn cong ánh sáng đi vào mắt để tập trung chính xác vào võng mạc ở phía sau mắt. Trong loạn thị, bề mặt giác mạc hoặc thấu kính có độ cong khác nhau, bề mặt của giác mạc có hình dáng giống như một quả bóng thay vì tròn như bóng rổ, mắt không thể tập trung tia sáng vào một điểm duy nhất. Tầm nhìn trở nên không tập trung ở bất kỳ khoảng cách nào.

Ngoài ra, độ cong của thấu kính bên trong mắt có thể thay đổi, dẫn đến tăng hoặc giảm loạn thị. Thay đổi này thường xảy ra ở tuổi trưởng thành và có thể dẫn trước sự phát triển của đục thủy tinh thể xảy ra tự nhiên.

Đôi khi chứng loạn thị có thể phát triển sau khi bị thương mắt hoặc phẫu thuật mắt.

Loạn thị được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ nhãn khoa có thể chẩn đoán loạn thị thông qua kiểm tra mắt toàn diện . Thử nghiệm đối với bệnh loạn thị làm thế nào để mắt tập trung ánh sáng và xác định sức mạnh của bất kỳ ống kính quang học cần thiết để cải thiện tầm nhìn. Khám nghiệm này có thể bao gồm: Độ sắc nét – Khi bạn đọc các chữ cái trên một biểu đồ khoảng cách, bạn đang đo độ sắc nét thị giác của bạn. Độ sắc nét thị giác được cho dưới dạng một phần nhỏ (ví dụ: 20/40). Số đầu là khoảng cách thử nghiệm chuẩn (6m) và số dưới cùng là kích thước chữ cái nhỏ nhất được đọc. Một người có độ sắc nét thị giác 20/40 sẽ phải nhận được trong vòng 6m để đọc một lá thư cần được nhìn thấy rõ ràng ở 12m. Độ sắc nét khoảng cách bình thường là 20/20.

Keratometry /Keratometer là dụng cụ chính dùng để đo độ cong của giác mạc. Bằng cách tập trung một vòng tròn ánh sáng trên giác mạc và đo sự phản xạ của nó, có thể xác định độ cong chính xác của bề mặt giác mạc đó. Đo lường này đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự phù hợp thích hợp cho kính áp tròng. Một nhà địa hình giác mạc, đang được sử dụng, tạo ra một bản đồ đường viền của giác mạc và cung cấp chi tiết hơn về hình dạng của giác mạc.

Đo khúc xạ – Sử dụng dụng cụ gọi là máy Phoropter, chuyên viên đo thị lực của bạn đặt một loạt các ống kính ở trước mắt và đo độ sáng. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị cầm tay có đèn được gọi là retinoscope hoặc một dụng cụ tự động đánh giá sức mạnh tập trung gần đúng của mắt. Dựa trên câu trả lời của bạn, quyền lực sau đó được tinh chế để xác định ống kính cho phép tầm nhìn rõ ràng. Mặc dù công nghệ được cải tiến, đầu vào của bệnh nhân vẫn là yếu tố quyết định trong việc xác định nhu cầu thị lực.

Loạn thị có nên đeo kính không? Những người bị loạn thị có nhiều lựa chọn để lấy lại tầm nhìn rõ ràng. Chúng bao gồm:Kính Mắt. Những người bị loạn thị chủ yếu chọn kính đeo mắt để cải thiện thị giác của họ. Kính mắt chứa một toa ống kính đặc biệt toa thuốc bù đắp cho loạn thị. Điều này cung cấp năng lượng bổ sung trong các phần cụ thể của ống kính.

Nói chung, một ống kính tầm nhìn đơn được quy định để cung cấp tầm nhìn rõ ràng ở tất cả các khoảng cách. Tuy nhiên, bệnh nhân trên 40 tuổi có chứng lão thị có thể cần một thấu kính bổ sung.

Kính áp tròng. Một số người sẽ có thị lực tốt hơn với kính áp tròng loạn thị chứ không phải kính đeo mắt. Kính áp tròng loạn thị có thể cung cấp tầm nhìn rõ ràng hơn và một lĩnh vực rộng lớn hơn khi xem. Tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp trên mắt, chúng cần phải làm sạch thường xuyên và chăm sóc để bảo vệ sức khoẻ mắt.

Các ống kính mềm tiêu chuẩn có thể không hiệu quả trong việc điều chỉnh loạn thị. Tuy nhiên, ống kính tiếp xúc mềm đặc biệt có thể sửa chữa cho nhiều loại loạn thị. Bởi vì kính áp tròng tiếp xúc qua khí cứng vẫn duy trì hình dạng bình thường trong khi trên giác mạc, chúng có thể bù đắp cho hình dạng bất thường của giác mạc và cải thiện tầm nhìn cho người bị loạn thị.

Orthokeratology. Orthokeratology (ortho-k) bao gồm việc lắp một loạt các ống kính tiếp xúc cứng để định hình lại giác mạc. Bệnh nhân đeo kính áp tròng trong thời gian giới hạn, chẳng hạn như qua đêm, và sau đó loại bỏ chúng. Những người bị loạn thị vừa phải có thể tạm thời có được tầm nhìn rõ ràng mà không cần ống kính cho hầu hết các hoạt động hàng ngày của họ. Orthokeratology không làm vĩnh viễn tầm nhìn trở lại. Nếu bệnh nhân ngừng mang kính bảo vệ, tầm nhìn của họ có thể trở lại tình trạng ban đầu của nó.

Loạn thị có mổ được không? Laser và các thủ thuật phẫu thuật khúc xạ khác. Loạn thị cũng có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi hình dạng giác mạc thông qua LASIK (laser in situ keratomileusis) hoặc PRK (Photorefractive keratectomy). PRK loại bỏ các mô từ bề mặt và lớp bên ngoài của giác mạc. LASIK loại bỏ mô chỉ từ lớp bên trong của giác mạc.

Nếu bạn bị chứng loạn thị, bạn có nhiều lựa chọn để sửa chữa vấn đề về thị lực. Khi tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ tại các bệnh viện mắt uy tín, bạn có thể chọn cách điều trị đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị lực và lối sống của bạn.

⇒ Mổ mắt loạn thị giá bao nhiêu 2019 – 2020 bạn đã biết chưa!!!

⇒ Tham khảo ® Bảng giá Bệnh viện mắt Sài Gòn.

Vì Sao Trẻ Bị Loạn Thị Và Cách Điều Trị

by Nguyễn Phương1.2k Views

1. Loạn thị là gì?

Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ.

Nguyên nhân của loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc bị giảm đi. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn.

Cận thị thường xảy ra ở trẻ em, viễn thị thì hay xảy ra ở người lớn tuổi nhưng loạn thị thì có thể xảy ra phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn.

Nhiều trường hợp tật này bị biến mất sau khi trẻ lớn lên.

Loạn thị nhẹ rất phổ biến, không lây nhiễm và không ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc hằng ngày. Do vậy thường được khuyến cáo là không cần điều trị.

Nó thường là bẩm sinh, nhưng đôi khi là do chấn thương nào đó ở mắt.

2. Các loại loạn thị.

Loạn thị hầu hết là do giác mạc. Giác mạc ở đây không còn là một chỏm cầu với tất cả mọi kinh tuyến đều có cùng một bán kính cong mà nó thay đổi tùy theo kinh tuyến.

Loạn thị đều: thường đi kèm với tật cận thị và viễn thị. Điều chỉnh bằng cách dùng kính.

Loạn thị không đều: thường do hậu quả của một dị dạng giác mạc như giác mạc hình chóp, do sẹo sau khi ghép giác mạc. Điều chỉnh rất khó

2.2. Loạn không do giác mạc (loạn thị dạng thấu kính).

Loạn thị do thể thủy tinh – lệch thể thủy tinh. Hiếm hơn nữa là loạn thị do độ cong của thể thủy tinh hay do chiết suất.

Loạn thị do võng mạc. Trên những người cận thị nặng, cực sau của nhãn cầu, đáng lẽ nằm trên mặt phẳng trước sau, lại bị lệch sang một bên (phình nhãn cầu về phía sau).

3. Nguyên nhân gây cho trẻ bị loạn thị.

Cha mẹ bị loạn thị hoặc mắc các tật về mắt khác.

Sinh non hoặc cân nặng lúc mới sinh thấp.

Sau phẫu thuật mắt.

Một hoạt động mắt đặc biệt nào đó.

Chấn thương giác mạc, có sẹo ở giác mạc.

Bị bệnh tiểu đường.

Keratoconus – một rối loạn thoái hóa của mắt.

4. Các triệu chứng của loạn thị.

Trẻ bị loạn thị thường được phát hiện sớm, dấu hiệu cơ bản nhất là nhìn không rõ các vật, ngoài ra còn có:

Mờ mắt hoặc hình ảnh bị bóp méo ở mọi khoảng cách.

Sợ ánh sáng – nhạy cảm với ánh sáng.

Nhức đầu.

Nheo mắt quá nhiều.

Không ngừng nhắm mắt.

Mỏi mắt – xảy ra thường xuyên hơn khi mắt phải tập trung trong thời gian dài.

5. Chẩn đoán loạn thị.

Các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ dùng những công cụ và phương pháp sau để kiểm tra xem trẻ bị loạn thị hay không và mức độ ra sao. Mức độ loạn thị được đo bằng đơn vị tập trung sức mạnh gọi là “ốp” (điop hoặc độ).

Dial Astigmatic : đây là một biểu đồ hiển thị một loạt các đường tạo nên một hình bán nguyệt. Những trẻ bình thường sẽ nhìn thấy những dòng rõ ràng, trong khi những trẻ bị loạn thị sẽ thấy rõ một số chi tiết hơn.

Keratometer : thiết bị này đo ánh sáng phản xạ từ bề mặt của giác mạc. Nó đo bán kính độ cong của giác mạc và có thể đánh giá mức độ cong bất thường của giác mạc.

Keratoscope : còn được gọi là đĩa Placido, thiết bị này được đánh dấu bằng các đường thẳng hay vòng tròn và quan sát phản xạ giác mạc.

6. Điều trị cho trẻ bị loạn thị.

Nếu loạn thị là rất nhẹ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ thường đề nghị không điều trị gì cả. Trẻ bị loạn thị có thể đeo kính để tăng tầm nhìn, nhìn được rõ hơn.

Đeo kính gọng: thủy tinh, nhựa hoặc kết hợp.

Kính áp tròng: loại cứng (kết hợp giữa thủy tinh và nhựa), loại mềm (hydrogel-một sự kết hợp của nước và polymer), loại thấm xúc (nhựa polymer).

Phẫu thuật mắt bằng tia laser cũng được sử dụng khá hiệu quả nhưng không dùng cho trẻ em và nó cũng có nhiều rủi ro.

Lasek (PRK) : cách này khá đau và mất 1 tháng để tầm nhìn hồi phục.

LASEK : nó có thể là một lựa chọn tốt cho một bệnh nhân có giác mạc mỏng. Cách này thường ít gây đau đớn hơn PRK, nhưng đau đớn hơn LASIK và mất đến một tuần cho tầm nhìn để phục hồi.

LASIK : gây đau ít hơn và bệnh nhân sẽ phục hồi tầm nhìn của mình trong vòng một vài ngày. Do đó, LASIK thường là một lựa chọn phổ biến. Mặc dù vậy, tầm nhìn sẽ không hoàn toàn ổn định trong khoảng một tháng.

7. Những lưu ý về phẫu thuật mắt bằng laser.

Phẫu thuật mắt bằng laser là không phù hợp cho:

Các bệnh nhân ở độ tuổi dưới 21.

Tầm nhìn vẫn còn thay đổi.

Bệnh nhân tiểu đường.

Bà mẹ mang thai hoặc cho con bú.

Những người có một số điều kiện miễn dịch: những người có bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus, nhiễm HIV.

Những người có bệnh về mắt khác: ví dụ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.

Những người đang uống thuốc nhất định, ví dụ như Accutane hay prednisone.

Những rủi ro khi phẫu thuật mắt bằng laser:

Sai sót trong phẫu thuật, làm tầm nhìn của bệnh nhân xấu đi.

Biểu mô trên bề mặt giác mạc lại tăng trưởng, từ đó lại phải phẫu thuật tiếp.

Giác mạc trở nên quá mỏng, từ đó giảm thị lực, thậm chí suy thoái.

Viêm giác mạc (giác mạc bị nhiễm trùng).

Loạn thị là rất phổ biến, hầu hết chúng ta đều được sinh ra với một mức độ loạn thị nào đó và đôi khi không biết rằng mình bị loạn thị cho đến khi kiểm tra mắt. Do vậy, để biết trẻ bị loạn thị hay không hãy cho bé đi khám mắt thường xuyên, đồng thời nó cũng giúp phát hiện các tật về mắt khác từ đó có cách khắc phục sớm và hiệu quả.