Top 9 # Cách Chữa Mụn Nhọt Trên Đầu Cho Trẻ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Cách Chữa Mụn Nhọt Trên Đầu Trẻ Nhỏ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Nguyễn Thị Minh Hồng – Bác sĩ Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Hồng Hoa – Thái Nguyên

1. Biểu hiện mụn nhọt trên đầu trẻ nhỏ

Mụn nhọt hiểu theo nghĩa thông dụng là những u, bướu nhỏ xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể, chúng chứa đầy mủ, máu và gây đau nhức.

Bệnh mụn nhọt mọc ở đầu là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em. Dấu hiệu nhận biết là dưới da đầu sẽ xuất hiện các nốt mụn sưng to màu hồng hoặc đỏ, sưng lên gây cảm giác đau, khó chịu rõ rệt cho bé.

Trong vòng vài ngày, vết sưng đầy mủ, phát triển lớn hơn và gây đau nhiều hơn. Khi phát triển đến mức cực đại, mụn nhọt sẽ xuất hiện đầu mủ trắng sau đó tự vỡ ra và chảy nước.

2. Mụn nhọt trên đầu trẻ có nguy hiểm không?

Đây là một tình trạng bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu, các loại vi khuẩn trú ngụ trong nang lông vùng đầu của trẻ có thể ăn vào đường máu, gây nhiễm trùng.

Mụn nhọt trên đầu trẻ sẽ khiến bé sốt cao, ngứa ngáy, đau nhức, mê sảng và mất nhận thức. Ở trường hợp nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào trong, gây viêm não và ảnh hưởng khả năng nghe của trẻ.

Bệnh dễ biểu hiện ở những trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ từ 4 tháng đến 2 năm tuổi. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý đề phòng cho con. Nếu có bất cứ biểu hiện nào, cần tìm cách kiểm soát ngay.

3. Nguyên nhân mụn nhọt xuất hiện ở đầu của trẻ

Trẻ bị mụn nhọt trên đầu do một loại vi khuẩn (tụ cầu) tích tụ trên da gây viêm nang lông. Sở dĩ đầu là vị trí “ưa thích” của mụn nhọt bởi vì đây chính là bộ phận bé dễ đổ mồ hôi và ma sát.

Chỉ cần vận động nhiều hoặc nằm ngủ lâu cũng khiến trẻ ướt đẫm tóc. Nếu không được vệ sinh hoặc lau khô mồ hôi kịp thời, nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tấn công, tạo thành mụn nhọt.

Bên cạnh đó, sức đề kháng của cơ thể hay hệ miễn dịch kém cũng là cơ sở để hình thành nên mụn nhọt. Bệnh lý này tùy theo thể trạng của mỗi người có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau.

4. Cách chữa mụn nhọt trên đầu của trẻ

4.1. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ – Cách chữa mụn nhọt trên đầu trẻ nhanh nhất

Khi thấy trẻ bị mụn nhọt trên đầu, dù có bị sốt hay không thì phụ huynh cũng nên đưa bé đi khám bác sĩ da liễu để có thể kiểm tra và điều trị kịp thời. Thông thường, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị như sau:

Thuốc kem kháng sinh: Eumovate, Fucidin, Silkron,… hoặc các loại thuốc ngắn hạn giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên, thành phần an toàn cho trẻ nhỏ.

Thuốc uống kháng sinh: Nếu bệnh nặng, mụn lở loét, bác sĩ có thể kê thuốc uống kháng sinh có thành phần cephalexin, clindamycin,… giúp giảm viêm, hiệu quả nhanh hơn.

Vitamin: Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại vitamin, giúp bé tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch để kích thích tái tạo da và tránh bị mọc mụn nhọt trở lại.

Lưu ý: Các loại thuốc kháng sinh có thể có liều cao, không tốt cho sức khỏe của bé nên gia đình tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho bé dùng. Cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.

4.2. Cách vệ sinh da đầu cho trẻ khi bị mụn nhọt

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, phụ huynh đừng quên vệ sinh cơ thể và da đầu cho con sạch sẽ. Đây là việc làm vô cùng quan trọng giúp hạn chế mụn nhọt sưng viêm thêm.

Phụ huynh nên dùng các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, ít kiềm, ít bọt, thân thiện với làn da của trẻ. Nên cùng các loại sữa tắm, bột tắm dành riêng cho trẻ em để khử trùng da cho bé một cách an toàn mà hiệu quả.

Bên cạnh đó, hãy giữ cho da đầu và cơ thể của con được thoáng mát. Tránh đổ mồ hôi hay nóng nực, cho con mặc các loại quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Lưu ý: Cắt móng tay cho con thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn khi con gãi đầu. Đồng thời, móng tay con mềm sẽ không làm xước hay trầy da đầu.

4.3. Chế độ ăn uống giúp tăng sức đề kháng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị các căn bệnh da liễu ở trẻ. Thực đơn đầy đủ dưỡng chất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể bé sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.

Phụ huynh nên bổ sung chất xơ, vitamin C có trong rau củ, hoa quả để bé dễ tiêu hóa, làn da được phục hồi nhanh chóng và khỏe mạnh hơn. Đồng thời, cho con uống đủ nước lọc để thải độc gan tốt.

Lưu ý: Hạn chế không cho con ăn nhiều đồ ngọt vì sẽ khiến bé thải tiết nhiều bã nhờn hơn, tình trạng viêm nang lông nghiêm trọng hơn.

Trẻ Bị Mụn Nhọt Trên Đầu

Mụn nhọt là tình trạng hết sức bình thường – Đây là quan niệm sai lầm của nhiều bậc cha mẹ. Các nốt mụn xuất hiện chứng tỏ da bé đang có hiện tượng tụ cầu khuẩn ở trong nang lông.

Đối với các bé có sức đề kháng khỏe, vi khuẩn chỉ trú ngụ trong nang lông, nếu mẹ biết cách vệ sinh, chăm sóc da thì mụn sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu mẹ chủ quan và không tìm cách chữa trị, đồng thời kết hợp với sức đề kháng của bé còn yếu, vi khuẩn có thể di chuyển vào trong tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm cho trẻ.

Vì vậy, khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu, việc điều trị sớm cho trẻ không những giúp bé sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu, ngứa ngáy, viêm nhiễm mà còn tránh nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Cách trị mụn nhọt trên đầu của trẻ bằng thuốc

Khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu, cách tốt nhất là đưa đến bác sĩ để có thể thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê cho trẻ như:

Các loại thuốc bôi tại chỗ: Thường là dạng kem mỡ như Phenergan, Gentrisone, Beprosone, Eumovate, Silkron,… Các loại thuốc bôi này có tác dụng giảm sưng viêm nhanh chóng, giúp các vết mụn dịu đi. Tuy nhiên, đa phần thuốc kem bôi mụn nhọt có chứa corticoid nên sử dụng trong thời gian dài dễ gây tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, mẹ cần tuân thủ thời gian sử dụng của bác sĩ, không bôi trong thời gian dài.

Các loại kháng sinh uống toàn thân: Thường là các loại thuốc có chứa thành phần như clindamycin, cephalexin, vancomycin,… sử dụng trong trường hợp dùng thuốc bôi đơn thuần không có hiệu quả. Các loại kháng sinh đường uống sẽ ngăn chặn, tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn từ bên trong.

Các loại thuốc Tây được ví như “con dao hai lưỡi” với nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con uống mà cần có sự hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa mụn nhọt trên đầu của trẻ tại nhà

Đối với một số trường hợp, tình trạng mụn nhọt trên đầu của bé mới ở giai đoạn khởi phát, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị từ thiên nhiên:

Trị mụn nhọt ở đầu cho bé bằng lá khoai lang

Lá khoai lang có tình bình, vị ngọt và an toàn, giúp làm dịu và mát da, ngăn ngừa các bệnh về rôm sảy, mụn nhọt tốt. Vì vậy, lá khoai lang được dùng để trị mụn nhọt ở trẻ.

Bước 1: Lấy 1 nắm khoai lang non, thêm chút muối và đậu xanh, rửa sạch các nguyên liệu.

Bước 2: Cho các nguyên liệu vào chung một cối rồi giã nhỏ, đựng vào túi vải xô.

Bước 3: Sau khi làm sạch vùng da đầu bị mụn nhọt, mẹ đắp hỗn hợp lên và để khoảng 15 phút rồi rửa sạch.

Cách chữa mụn nhọt cho bé bằng lá khoai lang như sau:

Trị mụn nhọt cho bé bằng lá mồng tơi

Mồng tơi không chỉ là một loại rau ăn giàu dinh dưỡng mà còn được tận dụng trong khá nhiều công thức trị bệnh. Lá mồng tơi có tính mát, khả năng giải độc tốt và bổ sung rất nhiều vitamin có lợi cho da.

Ưu điểm của loại rau này là rất lành tính và gần như ít gây kích ứng cho da. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng mồng tơi để chữa trị mụn nhọt mọc trên đầu cho bé.

Bước 1: Mẹ chuẩn bị khoảng 5-7 lá mồng tơi và một nhúm nhỏ muối tinh.

Bước 2: Sau khi rửa sạch mồng tơi, mẹ mang giã chung với muối cho đến khi thu được hỗn hợp thật nhuyễn.

Bước 3: Gội sạch đầu cho bé và lau khô, đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn và để trong 15 phút sau đó gội lại cho bé bằng nước mát.

Cách trị mụn nhọt trên đầu trẻ bằng mồng tơi:

Lưu ý: Nếu bé có mụn mủ viêm thì không nên sử dụng phương pháp này vì muối có thể khiến cho bé bị xót hoặc đau rát.

Mẹo trị mụn nhọt trên đầu cho bé bằng lá táo

Trong y học cổ truyền, lá táo được xem là một vị thuốc chữa nhiều bệnh rất hiệu quả. Với đặc tính mát, an toàn cho da, lá táo có công dụng kháng khuẩn, giảm đau. Đặc biệt, lá táo còn có thể hút các loại mủ viêm, giải độc cho da.

Công thức 1: Rửa sạch lá táo, xay cùng vài hạt muối tinh, chắt lấy nước sau đó thoa lên vùng da bị mụn nhọt của trẻ. Hoặc mẹ có thể để cả hỗn hợp nguyên bã đắp lên vùng da đầu nổi mụn để tình trạng được cải thiện nhanh chóng.

Công thức 2: Mẹ có thể sử dụng cao làm từ lá táo, giã nát với muối ăn sau đó đắp lên vùng da bị mụn nhọt của bé. Đây là công thức hút mủ mụn nhọt cho bé rất tốt.

Công thức 3: Mẹ rửa sạch lá táo, nấu với khoảng 0,5 lít nước sau đó sử dụng để gội đầu cho bé hàng ngày. Các loại vi khuẩn, bụi bẩn sẽ được loại bỏ, tình trạng mụn sẽ cải thiện nhanh chóng.

Vì vậy, mẹ có thể tham khảo một số công thức điều trị mụn nhọt cho bé từ lá táo như sau:

Trị mụn nhọt cho bé bằng cây sài đất

Sài đất trong Đông y là vị thuốc có vị chua, tính mát, rất được ưa chuộng để thanh nhiệt, giải độc và điều trị các bệnh ngoài da. Mặt khác, theo y học hiện đại, sài đất có dược tính chống nhiễm trùng. Vì vậy, lá sài đất có thể sử dụng để đắp lên da nhằm chống viêm, khử trùng rất tốt mà không cần phải sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác.

Bước 1: Ngâm lá sài đất với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn sau đó vò nát và cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, chắt lấy nước.

Bước 2: Cho nước ép lá sài đất với 2 lít nước và đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, để nguội. Mẹ hòa với nước lã để nhiệt độ nước khoảng 38-40 độ là vừa.

Bước 3: Dùng nước lá sài đất để gội đầu cho bé, sử dụng khăn bông mềm để làm sạch nhẹ nhàng vùng da bị mụn nhọt.

Bước 4: Cuối cùng, mẹ gội lại đầu cho bé bằng nước sạch rồi lau thật khô tóc và da đầu cho bé.

Để trị mụn nhọt cho trẻ ở trên đầu, mẹ có thể sử dụng lá sài đất gội đầu cho trẻ như sau:

Với phương pháp này, mẹ chỉ nên áp dụng 2-3 lần trong tuần cho bé. Làn da của bé còn nhạy cảm, mẹ không nên quá lạm dụng vì có thể gây kích ứng da.

Chăm sóc da và cơ thể cho bé khi điều trị mụn nhọt

Vệ sinh da đầu cho bé thường xuyên, sử dụng dầu gội dịu nhẹ, ít kiềm, ít bọt.

Khi tắm gội cho bé xong, cần lau và hong khô làn da cho bé, tránh để tình trạng làn da bé bị ẩm ướt sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Cho bé nằm ngủ, chơi ở môi trường thoáng mát để tránh bị nóng, đổ nhiều mồ hôi dẫn tới mụn nhọt.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho bé.

Luôn vệ sinh sạch sẽ tay khi tiếp xúc với bé, đặc biệt là khi tiếp xúc với vùng da đang bị mụn nhọt trên đầu của bé.

Mẹ nên cắt tóc ngắn cho bé khi bị mụn nhọt trên đầu để giúp da đầu thông thoáng hơn, mụn nhọt nhanh giảm.

Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa trị, mẹ cũng cần kết hợp chăm sóc da đầu và cơ thể cho bé để tình trạng cải thiện nhanh hơn và ngăn ngừa nguy cơ mụn nhọt tái phát:

Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Đúng Cho Trẻ Bị Mụn Nhọt Trên Đầu

Mụn nhọt có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể do phần lớn da được bao bọc bởi các nang lông. Nhưng hầu hết mụn nhọt đều tập trung ở những nơi có nhiều lông tóc, vị trí hay tiết mồ hôi. Trên đầu trẻ là một vị trí như vậy.

Nhọt thường xuất hiện rõ ràng hoàn toàn trong một vài tuần và có thể biến mất sau một tháng hoặc nhiều hơn. Với những nốt mụn nhỏ, nó thường lành mà không để lại sẹo nhưng với những mụn nhọt lớn thì hoàn toàn có thể để lại sẹo cho bé.

Mụn nhọt ở trẻ sơ sinh có thể khiến bé quấy khóc, bỏ bú và không chịu ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Tham khảo: Bé bị rôm sảy mủ có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân gây mụn nhọt trên đầu trẻ

Mụn nhọt trên đầu thường xảy ra với những bé ở độ tuổi 4 – 6 tuần. Trẻ bị nổi mụn trên đầu có thể là do nhiều nguyên nhân như bị kích ứng, thời tiết oi nóng, nội tiết tố trong cơ thể trẻ đang có sự thay đổi.

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là tụ cầu khuẩn (tụ cầu vàng là hay gặp nhất) liên cầu. Vi khuẩn này có kích thước nhỏ sẽ tích tụ trên bề mặt da trẻ khi đó mụn nhọt sẽ được hình thành. Vi khuẩn này có thể kháng thuốc và có thể gây ra những bệnh lý phức tạp và nguy hiểm hơn. Do đó cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con có những nốt mụn nhọt trên đầu.

Theo một số các chuyên gia, nguyên nhân là do trong những tuần đầu tiên sau khi bé chào đời mẹ sẽ truyền cho con những kích thích tố dư thừa thông qua sữa mẹ. Chính những hormone dư thừa này đã kích thích tuyến dầu phát triển thành bã nhờn dẫn đến bít tắc các lỗ chân lông và nổi mụn nhọt trên đầu trẻ.

Bé trai thường có xu hướng mụn mọc nhiều hơn bé gái.

Ngoài ra, theo các thống kê dịch tễ của ngành y tế Việt Nam thì nguyên nhân gây bệnh còn do môi trường sống quanh trẻ bị ô nhiễm, chưa đảm bảo vệ sinh.

Chăm sóc trẻ không đúng cách cũng khiến tình trạng trẻ bị mụn nhọt trên đầu xảy ra phổ biến hơn. Khu vực da đầu là nơi có nhiều tóc, trẻ dễ đổ mồ hôi nên làm cho vị trí này luôn ẩm ướt, bí bách nên làm cho trẻ dễ nổi mụn nhọt.

3. Nhọt khác mụn như thế nào?

Trên thực tế rất nhiều các mẹ có sự nhầm lẫn giữa mụn và nhọt cho rằng chúng là giống nhau. Nhưng trên trên thực tế mụn và nhọt là hai bệnh khác nhau.

Mụn thường gặp ở trẻ là bao gồm mụn sữa, mụn trứng cá, mụn mủ,…Còn nhọt là triệu chứng của da khi bị nhiễm trùng với biểu hiện là nổi mụn cứng lớn và có mủ ở giữa. Khi mới xuất hiện trên da, chúng chỉ là những nốt sưng, nóng và đỏ, theo thời gian sẽ lớn dần và tạo thành mủ ở giữa, sau đó sẽ vỡ ra và chảy dịch.

4. Biến chứng khi trẻ có mụn nhọt trên đầu

Nhiễm trùng huyết

Khi mụn nhọt vỡ ra là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào máu qua những tổn thương ở trên da. Khi cơ thể trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, vi khuẩn chỉ tập trung cư trú trong mụn nhọt. Tuy nhiên khi sức khỏe của trẻ không tốt, vi khuẩn nhân cơ hội để di chuyển vào trong máu và gây nhiễm trùng huyết. Những cơn sốt cao trên 39 độ C bắt đầu xuất hiện ở trẻ. Khi đó nếu trẻ không được xử lý kịp thời thì sẽ gây sốc do độc tố vi khuẩn tiết ra.

Khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu cha mẹ không nên coi thường vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ có kèm theo triệu chứng của sốt, mệt mỏi, hôn mê thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Khi bị mụn nhọt ở đầu, cha mẹ nên làm gì

Hầu hết những mụn nhọt này có thể tự khỏi nên để tăng quá trình lành bệnh thì cha mẹ nên đặt khăn ấm sạch trên mụn nhọt trong vòng vài phút. Cứ làm như vậy 3 – 4 lần trong ngày sẽ giúp dẫn lưu mủ ra ngoài nhanh hơn.

Với những mụn bưng mủ, các mẹ nên lau sạch và vệ sinh chúng bằng những chất khử trùng rồi băng lại bằng một miếng gạc vô trùng. Chú ý phải thật cẩn thận để vệ sinh sạch sẽ và tránh cho dịch mủ lây lan sang những bộ phận khác của trẻ.

Trước khi vệ sinh cho bé, mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ tay trước và sau khi mụn nhọt vỡ ra. Sử dụng khăn mặt riêng cho bé và thường xuyên giặt giũ sạch khăn mặt.

Khi nhọt đã vỡ, mẹ hãy dùng gạc và sử dụng dung dịch sát khuẩn betadine để vệ sinh sạch sẽ, lau sạch mủ và khi đó máu được dẫn lưu ra ngoài.

Khi thấy con có mụn nhọt ở đầu, cha mẹ không nên nghĩ ngay đến nguyên nhân là do vi khuẩn mà sử dụng kháng sinh luôn cho con. Việc sử dụng kháng sinh như vậy là tùy tiện, bừa bãi. Chính điều này có thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh của con thêm nặng, gây ra hiện tượng kháng thuốc. Kháng sinh được sử dụng hay không, liều lượng như thế nào cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi thực hiện việc thăm khám cho bé.

Trong lúc gội đầu cho bé, cần nhẹ nhàng để tránh các mụn nhọt vỡ ra. Không nên tự ý nặn mụn khi mụn còn non.

Khi trẻ nổi mụn trên đầu mẹ không nên gội đầu bằng dầu gội vì hóa chất bên trong dầu gội có thể khiến kích ứng da, làm cho mụn nhọt trở nên trầm trọng hơn. Nếu vẫn muốn sử dụng, cha mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.

Nếu thấy những mụn nhọt ở đầu bé ngày càng sưng to, có mủ bên trong và có dấu hiệu lan rộng thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị cho con.

6.Biện pháp phòng ngừa cho con mà mẹ nên biết.

Xây dựng cho trẻ một lối sống hợp lý, chế độ ăn phù hợp giàu chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều chất khoáng. Chính chế độ ăn này sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng để chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Chú ý: Trong một số gia đình các bà các mẹ thường có xu hướng sử dụng những loại lá trong dân gian để tắm gội cho trẻ mỗi khi thấy trẻ có các vấn đề về làn da như bị rôm sảy, mẩn ngứa hay mụn nhọt. Khi thực hiện không đúng cách nó đã vô tình khiến tình trạng mụn nhọt ngày càng nguy hiểm hơn. Nguyên nhân là làn da bé vô cùng mỏng manh, chức năng bảo vệ chưa hoàn thiện nên khi đó rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó nếu mẹ không rửa kỹ những loại lá này, vi khuẩn có thể tiếp tục xâm nhập vào mụn nhọt nên nguy cơ gặp nhiễm trùng da là rất cao.

Mẹ cần phân biệt: Rôm sảy và chàm sữa khác nhau như thế nào

7. Bé cần đến bệnh viện khi nào?

Mụn có dấu hiệu tăng nặng, nổi mụn nhiều hơn, lan ra những vùng da lành khác.

Mụn nhọt trên đầu kèm theo triệu chứng sốt.

Mụn sưng đỏ

Khi trẻ bị nổi mụn trên đầu, cha mẹ hãy thật kiên trì, cẩn thận theo dõi tình trạng bệnh của con, đưa trẻ đến khám tại cơ sở chuyên về da liễu để tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Qua những thông tin trên về mụn nhọt ở đầu của trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng đã biết được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hay cách chăm sóc và phòng tránh bệnh cho con để từ đó có những biện pháp thích hợp.

Chúc bé luôn khỏe!

Sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết mụn nhọt

Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỷ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.

Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

Fons care baby không sử dụng thành phần tạo bọt hóa học. Sản phẩm sử dụng chất tạo bọt tự nhiên từ saponin trong bồ kết và bồ hòn giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, không lo kích ứng.

Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.

Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.

Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Sản phẩm KHÔNG chứa chất làm bọt hóa học, KHÔNG hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.

Sữa tắm gội cho bé Fons care baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Nguyên Nhân Mụn Nhọt Trên Da Đầu Và Cách Chữa Theo Dân Gian

1. Nguyên nhân gây mụn nhọt trên da đầu

Khác với mụn trứng cá, sần trứng cá hay bọc trứng cá hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên tuổi dậy thì, mụn nhọt là những khối viêm cấp tính, có dịch mủ ở giữa do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn gây nên.

Giống như trên mặt và các bộ phận khác, mụn nhọt ở da đầu hình thành khi nang lông bị tắc nghẽn do dầu hoặc bụi bẩn bị mắc kẹt, tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococus xâm nhập. Khi đó, vi khuẩn sẽ đi vào bên trong cơ thể và gây lên nhiễm trùng, làm hoại tử lỗ chân lông và tạo nhọt.

Người bệnh không thường xuyên gội đầu, đầu bẩn

Sử dụng hóa chất nhuộm tóc, dầu gội gây kích ứng

Ngoài ra, mụn nhọt ở đầu cũng có thể phát triển ở vùng da đầu bị trầy xước da, viêm nhiễm.

Một trong những nguyên tắc chữa bệnh mụn nhọt ở da đầu là nên tránh xa các loại thực phẩm chứa chất ngọt hoặc chất béo không no. Đặc biệt là người bệnh mắc bệnh đường huyết hay mỡ máu cao, để giảm nguy cơ nhiễm trùng mụn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không nên sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia và nên ngưng hút lá.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu khả năng lây nhiễm sang vùng da lành là bệnh nhân không nên dùng tay sờ vào vết mụn nhọt. Người bệnh chỉ nên sử dụng bôi ngoài da để sát trùng như Betadine, cồn lode 3% hoặc sử dụng các chất kháng sinh kê đơn từ bác sĩ.

Nếu nốt mụn nhọt ở đầu có dấu hiệu sắp vỡ ra, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được nhân viên y tế sát trùng và chích nhọt, loại bỏ mủ và chữa bệnh bằng kháng sinh. Nếu mụn nhọt ở đầu gây sốt cao hoặc có nhiễm khuẩn, bên cạnh dùng kháng sinh liều cao, bệnh nhân cần chữa bệnh tại bệnh viện.

Người bệnh có thể chữa bệnh mụn nhọt ở đầu bằng các phương pháp sau:

Sử dụng tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ chứa hoạt chất curcumin, nghệ được xem như chất kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ có tác dụng làm giảm sưng đỏ ở mụn và giúp làm lành sẹo, vết thâm. Người bệnh nên hòa tan 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ với nửa cốc sữa và uống khi còn ấm nóng . Uống tinh bột nghệ 3 lần mỗi ngày và uống liên tục 4 – 5 ngày, giúp cải thiện bệnh

Dùng tinh dầu trà xanh: Dầu trà xanh có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm, các hoạt chất chiết xuất từ trà xanh có tác dụng làm giảm đau và viêm sưng tấy do mụn nhọt ở đầu gây nên. Bệnh nhân lấy bông tăm thấm tinh dầu trà xanh và bôi đều lên nốt mụn nhọt hàng ngày. Mỗi ngày nên bôi 5 – 6 lần và chỉ sau vài lần, nốt mụn nhọt sẽ giảm sưng dần.

Sử dụng dầu thầu dầu: Tinh dầu thầu dầu có tác dụng khử trùng và hút độc, giúp chữa bệnh bệnh mụn nhọt. Người bệnh nên sử dụng một ít dầu thầu dầu bôi lên vị trí các nốt nhọt trên đầu. Làm vài ngày, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.

⇒ Lưu ý: Các cách chữa mụn nhọt ở da đầu bằng dân gian giúp làm giảm sưng và tiêu mủ, xẹp mụn. Nhưng không phải ai áp dụng cũng đều mang lại hiệu quả còn tùy vào cơ địa của mỗi người.Chính vì vậy, để tránh lây nhiễm và ngăn ngừa biến chứng, tốt nhất bệnh nhân vẫn nên đến bệnh viện để bác sĩ khám và theo dõi bệnh.

Biện pháp phòng ngừa mụn nhọt ở đầu chuyển biến xấu

Không nên sử dụng dầu gội có chứa chất gây kích ứng da đầu

Đầu luôn được đảm bảo khô ráo

Không được sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào trên da đầu như nhuộm tóc, chất kích thích mọc tóc,…

Không nên gãi hoặc nặn chích mụn nhọt trên da đầu, bởi hành động này sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là vitamin và khoáng chất