Top 11 # Cách Chữa Sỏi Thận Bằng Đông Y Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Cách Chữa Sỏi Thận Bằng Đông Y Dược Liệu Tự Nhiên

Chữa sỏi thận bằng Đông Y là liệu pháp hiệu quả & an toàn hơn cả. Trong đông y hiện nay có rất nhiều các dược liệu tự nhiên hiệu quả trong chữa sỏi thận đã được công nhận.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn cả.

Bệnh sỏi thận do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa, thức ăn bổ sung canxi… Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Cách Chữa Sỏi Thận Theo Đông Y

Theo y học cổ truyền thận phân làm 2 loại:

Thận âm chủ huyết và thận dương chủ khí. Nếu thận khí đầy đủ thì nước từ thận thủy xuống bàng quang mới được khí hóa mà bài tiết ra ngoài được dễ dàng.

Nếu thận khí hư thì không khí hóa bàng quang được, thấp ngưng trệ ở hạ tiêu, hỏa đốt tân dịch (thủy thấp) làm cho các tạp chất nước tiểu kết thành sỏi (sa hoặc thạch). Sỏi làm tổn thương huyết lạc gây đái ra máu, sỏi đọng lại thành bàng quang và thận làm khí trệ mà gây đau.

Kim tiền thảo chữa sỏi thận

Cho đến bây giờ vẫn chưa có thuốc tây nào có thể làm tan những cục đá calcium đó. Nhưng một vị thuốc nam tên là Kim tiền thảo

Kim Tiền Thảo là cây thảo dược tự nhiên dễ trồng, mọc nhiều ở Việt Nam nên mua rất rẻ.

Hoạt chất soyasaponin I chứa trong Kim tiền thảo đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận.

Cách dùng Kim Tiền Thảo trị sỏi thận

Cách làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu từ Kim tiền thảo là dùng khoảng 25 – 40g lá Kim tiền thảo sắc nước uống hàng ngày

Lưu ý: Người bệnh cần được chẩn đoán, chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết mắc loại sỏi nào, trước khi quyết định dùng kim tiền thảo. Bởi một số dạng sỏi thận có cấu trúc khó tán được bằng kim tiền thảo.

Hoặc kết hợp cùng các thảo dược như Râu mèo, Xa tiền tử trong một số bài thuốc cổ phương như Bát chính tán, Thạch vị tán,… để có hiệu quả tối ưu.

Kim tiền thảo chữa sỏi tiết niệu phải đi cùng với các vị mộc thông 09g, biển súc 12g, hoạt thạch 15 , sơn chi 12g, kim tiền thảo 30 gram kê nội kim 09g, tiên hạc thảo 15 gram, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàng 6g, cam thảo 06g, hải kim sa 15g, hoè hoa 09 .

Tham khảo chi tiết & công dụng khác

Chuối Hột lợi tiểu, chữa sỏi thận

Quả chuối hột có tác dụng lợi tiểu, giúp bảo mòn sỏi và các khoáng chất trong đường tiết niệu. Phơi khô chuối hột già sau đó đem rang cháy và nghiền thành bột mịn. Hàng ngày pha 1 muỗng cà phê bột này, chia làm 2 – 3 lần uống, dùng liên tục trong 10 – 20 ngày.

Cây Râu Mèo trị sỏi thận

Theo kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang. Cây Râu Mèo có tác dụng lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi đồng thời giúp giảm nồng độ các khoáng chất (caxi, oxalat, acid uric).

Hoạt chất trong cây Râu mèo còn kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.

Cách làm để làm tan sỏi, bạn dùng 30 – 50g Râu mèo đun với 500ml nước lọc, chia làm 2 – 3 lần uống, uống trước ăn 15 – 30 phút trong vòng 8 ngày, sau đó nghỉ 2 – 4 ngày và lặp lại quy trình này.

Uống nước Râu Ngô đánh tan sỏi thận

Râu ngô từ lâu được biết đến với công dụng lợi tiểu giúp tăng lưu lượng nước tiểu. Râu Ngô còn giúp cầm máu trong trường hợp sỏi gây trầy xước niêm mạc tiết niệu, giảm các triệu chứng đau rát khi đi tiểu.

Cách dùng: lấy 10g râu ngô đun với 200ml nước sau đó chia làm 3 – 4 lần uống/ngày, liên tiếp trong 10 ngày.

Dùng Bông Mã Đề trị sỏi thận

Cây Bông Mã Đề là một vị thuốc chữa sỏi thận nhờ tác dụng lợi tiểu mạnh, tăng lượng nước tiểu để bào mòn dần sỏi, giảm kích thước sỏi.

Cách dùng: phơi khô hạt mã đề sau đó đem sao vàng và sắc nước uống hàng ngày.

Dùng Cỏ Nhọ Nồi trị sỏi thận

giúp lợi tiểu, giảm đau, chống viêm, cầm máu để giảm bớt các triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái ra máu trong bệnh sỏi tiết niệu. Cách làm tan sỏi thận nhờ cỏ Nhọ nồi là giã nát cả cây, lọc lấy nước uống hoặc đem phơi khô, sao vàng để sắc nước uống.

Ngoài ra còn có dược liệu có tác dụng lợi tiểu trị sỏi thận:

Bán biên liên giúp lợi tiểu, giảm đau, giãn cơ trơn để vừa giúp bài trừ sỏi thận và ngăn ngừa viêm đường tiết niệu

có thành phần Berberin và Palmatin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh với nhiều chủng vi khuẩn để cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu do sỏi.

xanh có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, kiện tỳ, nhuận tràng,… để giúp bài trừ sỏi thận, sỏi tiết niệu

Điều Trị Bệnh Sỏi Thận Bằng Đông Y

Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu cho độc giả tham khảo bài thuốc nam rất dễ thực hiện:

Điều Trị Bệnh Sỏi Thận Bằng Đông Y

Bài thuốc này gồm có các vị như sau: thân, rễ, lá của cây kim tiền thảo; củ cây mã đề nước; rễ và thân ngưu tất; hạt cây bông mã đề; phần màng trong của mề gà. Ngoài ra, nếu bệnh nhân đi tiểu ra máu, ra sỏi và bị ứ huyết thì cần kết hợp các vị thuốc trên với 2 vị thuốc khác là uất kim và củ nghệ khô. Bài thuốc này giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và bài trừ sỏi thận rất tốt.

Cách dùng thuốc như sau: Mỗi vị thuốc chúng ta lấy 12-16gr đem sắc với 3-4 chén nước. khi nào nước cạn còn 1 chén là được. Bệnh nhân chắt lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 lần. Uống liên tục hết 1 tháng chúng ta được 1 lộ trình điều trị. Lúc này bệnh nhân nên đi kiểm tra lại, nếu sỏi chưa giảm hoặc chưa ra thì cần tiếp tục kiên trì uống thuốc.

Điều trị sỏi thận bằng Đông y

Điều Trị Sỏi Thận Bằng Vỏ Sầu Riêng

Dùng vỏ sầu riêng xắt mỏng phơi khô khoảng 35 gram, sao vàng, lá Mã đề khô khoảng 10 gram, cho cả 2 vị thuốc này vào ấm với 3 chén nước, sắc còn 1 chén, cho người bệnh uống hết. Dùng thuốc liên tục trong 10 ngày. Khoảng 20 ngày sau có thể đi siêu âm lại xem kết quả.

Điều Trị Sỏi Thận Bằng Quả Đu Đủ

Tìm lựa những trái đu đủ xanh , cắt bỏ 2 phần đầu, lấy hết hột trong ruột ra, đem rửa sạch.

Thêm một ít muối vào ruột đu đủ, sau đó đem đi chưng cách thủy

Ăn cả vỏ đu đủ, không nên bỏ đi, nếu cảm thấy khó ăn có thể chia ra làm nhiều lần trong ngày để ăn, và nên ăn hết trong ngày, không để qua ngày hôm sau thuốc sẽ giảm tác dụng.

Điều Trị Sỏi Thận Bằng Quả Dứa

Chọn trái dứa to, chín, khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 4 – 5g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại, đem nướng chín ép lấy nước để uống. Mỗi ngày 1 trái, uống đợt 5 – 7 trái.

Tham khảo : Cách chữa bệnh sỏi thận bằng râu ngô

Chữa Sỏi Thận Bằng Phương Pháp Đông Y Rất Hiệu Quả

Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến ở nước ta. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Những viên sỏi to nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm.

Tùy theo thành phần hóa học, người ta thấy loại sỏi có calci (calci phosphat, calci oxalat, loại hỗn hợp cả oxalat và phosphat) và sỏi không có calci như acid uric, systin… Tùy theo vị trí của sỏi có sỏi thận (đài, bể thận), sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Dù loại sỏi nào thì sự hình thành sỏi thận cũng theo 3 giai đoạn: tạo nhân, dính các phân tử vào thượng bì đường niệu và lắng đọng, to dần thành sỏi. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, calci niệu tăng, citrat niệu thấp, pH niệu mất bình thường và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Người bị sỏi tiết niệu có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; có thể sốt và nếu để lâu, có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính. Chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.

Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông; hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.

Với Tây y, sỏi thận có thể được chữa bằng nội khoa, cơ bản là giảm đau, chống nhiễm khuẩn, điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Nhưng ngày nay sỏi tiết niệu chủ yếu được chữa bằng ngoại khoa với phương pháp khá hiệu quả là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.

Chữa sỏi thận bằng Đông y

Trong Đông y, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.

Thể thấp nhiệt: Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.

Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Các bài thuốc thường dùng là:

Bài 1: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.

Cách dùng: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.

Bài 2: Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g.

Cách dùng như trên.

Thể thận hư: Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ… Phương thuốc thường dùng là:

Bài thuốc: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.

Cách dùng như trên.

Trong nhân dân, người ta còn dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc uống hằng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt.

Điều quan trọng là để đề phòng tái phát, bệnh nhân cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày), ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh dùng các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng calci, tránh dùng sulfamid và khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt… cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

BS. Nguyễn Đức Kiệt

Cách Chữa Bệnh Sỏi Thận Bằng Bài Thuốc Dân Gian, Đông Y Và Lá Nam Hiệu Quả

1. Cách chữa sỏi thân bằng Đông y

Tôi là Đặng Thị Minh Ngọc xin hỏi về cách trị bệnh sỏi thận bằng các bài thuốc đông y? (Hà Nội).

Trả lời của Lương y Lê Hải: Câu hỏi của bạn không cung cấp cho tôi những thông tin cụ thể về bệnh trạng. Đành cung cấp cho bạn những thông tin chung nhất.

Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là căn bệnh không hiếm gặp ở nước ta. Một trong những nguyên nhân là thói quen uống ít nước, hay nhịn tiểu, bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu… Sỏi nhỏ có thể tự bị đào thải theo nước tiểu.

Bệnh này khi biến chứng khá nguy hiểm vì dễ dẫn đến suy thận mãn tính. Có nhiều loại sỏi thận phụ thuộc vào thành phần hóa học có hoặc không có can xi và sỏi thận nằm ở nhiều vụ trí khác nhau như đài thận, bể thận, niệu quản hay bàng quang.

Thể thấp nhiệt

Biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, tiểu đục có cặn, đau nhiều, tức vùng thắt lưng. Có hai bài thuốc là: 1. Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.

Cách dùng: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày.

Uống liên tục 2 – 3 tháng. 2. Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g. Cách dùng: cũng giống như bài 1.

Ngoài các biểu hiện như thể thấp nhiệt thì người bệnh còn mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngại vận động. Người bệnh là nam giới có thể di tinh, mộng tinh. Còn là nữ thì hay rối loạn kinh nguyệt.

Người ta thường dùng bài thuốc Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g. Cách dùng: tương tự như hai bài thuốc trên.

Điều quan trọng là phải phòng bệnh tái phát bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh các loại đồ ăn có thể gây đọng can xi. Nếu có biểu hiện bệnh thì cần đi khám sớm để điều trị kịp thời.

2. Trị sỏi thận bằng hoa dâm bụt

Chị Nguyễn Tùng Hương (47 tuổi, 70/3 Nguyễn Trung Trực, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) cho biết, hồi con gái chị đã liên tục bị những cơn đau buốt từ lưng xuyên xuống chân. Mãi đến lập gia đình và theo chồng lên TPHCM, đi khám ở Bệnh viện Bình Dân mới được biết mình bị sỏi thận.

Qua các chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, bác sĩ cho biết, sỏi trong thận đã tích tụ khá lâu và hiện đã to khoảng 10mm x 10mm, các bác sĩ khuyên chị nên mổ lấy viên sỏi ra để thận khỏi bị ứ nước dẫn đến suy thận. Thế là chị mổ năm 1992. Sau khi phẫu thuật bác sĩ cho biết, viên sỏi thận của chị thuộc loại sỏi san hô, rất cứng và có chân bám chắc. Hồi đó còn mổ hở nên vết sẹo dài và xấu ở sau lưng, hông chứ không phải như bây giờ mổ nội soi.

10 năm sau (2002), sau khi sinh đứa con thứ hai, chị Hương lại bắt đầu có những cơn đau buốt lưng y như trước. Chị đi khám và siêu âm ở khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì cả chị và bác sĩ đều lo lắng vì trong thận phải (quả thận đã mổ) có tới 17 viên sỏi. Mặc dù việc mổ sẽ rất phức tạp nhưng với số lượng sỏi và tình trạng ứ nước của bệnh nhân, các bác sĩ quyết định mổ và đưa chị vào danh sách lên lịch phẫu thuật.

Chị Tùng Hương vẫn còn ấn tượng từ lần trước về cái vết sẹo dài ấy nên thật sự cảm thấy sợ hãi khi nghĩ chuyện phải phẫu thuật lần thứ hai. Chị đang lo âu và sợ hãi về mấy cái viên sỏi thận tái lại của mình thì tình cờ mẹ nuôi của chị đi tu ở trên núi xa về và khuyên chị dùng thử bài thuốc của sư trụ trì nơi mẹ nuôi chị đang tu học. Bài thuốc đơn giản là dùng 9 bông hoa dâm bụt chưng cách thủy, ăn hết cả nước lẫn cái liên tục. Chuẩn bị đến ngày mổ thì chị có kinh nguyệt nên bác sĩ cho chị dời ngày mổ qua tháng sau.

Sau khi khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng và nghe chị Tùng Hương nói về bài thuốc chị đang dùng thì bác sĩ đoán đây là hiệu quả của bài thuốc hoa dâm bụt đã khiến các viên sỏi vỡ nhỏ. Bác sĩ cho chị Hương toa thuốc lợi tiểu và chống viêm. Sau 1 ngày dùng thuốc, khi đi tiểu chị nghe đau buốt và bỗng hàng loạt viên sỏi rơi ra nghe lạo xạo, màu trắng đục. Hiện tượng này kéo dài thêm một ngày. Ba ngày sau tái khám, bác sĩ khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân đã chúc mừng chị vì quả thận đã không còn viên sỏi nào nữa.

Chị Tùng Hương cho biết thêm, hoa dâm bụt đem về rửa sạch lặt bỏ cuống hoa, bỏ 9 cái hoa vào bát ăn cơm đổ nước gần đầy bát và bỏ vào 1 cục đường phèn nhỏ bằng đốt tay và đem chưng cách thủy, nước sôi được 1 phút, bắc ra để nguội ăn và uống hết, mỗi ngày một lần. Trước khi dùng bài thuốc này thì người bệnh nên đi siêu âm xem sỏi thận như thế nào, sau 1 tháng uống bài thuốc này thì đi siêu âm lại để xem kết quả và nhớ là mỗi ngày phải uống đủ 2,5 lít nước thì mới mong ra sỏi.

3. Trị bệnh sỏi thận bằng đu đủ xanh

Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng quả trứng. Nhưng sạn gai, giống như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ.

Nhiều người bị sạn thận, phải mổ đến 9-10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất canxi ở ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc chất canxi trong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.

Làm tan sạn thận, sạn mật

Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên(chỉ 1 lần là khỏi)

Trị rắn độc cắn

Trị bệnh trường phong hạ huyết

Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu

Trục giun

Trị di,mộng,hượt, tinh

Trị ho gà.

Trái đu đủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn); ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẽ hết.

4. Cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận

Sỏi thận là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Trong thiên nhiên có nhiều cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận, có tác dụng tốt, không gây tác dụng phụ.

Kim tiền thảo

Đây là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận được sử dụng rộng rãi nhất cả trong y học và trong dân gian. Cây thuốc kim tiền thảo có thể thanh nhiệt, lợ thủy, tiêu sỏi, giải độc, tiêu viêm…Chính vì thế, kim tiền thảo được coi là “thần dược” của bệnh sỏi thận. Bài thuốc: Dùng toàn thân cây xay nhỏ, sắc lấy nước uống hàng ngày. Ngoài ra, kim tiền thảo còn được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc Đông y nên bạn có thể mua về và sắc.

Ngoài tác dụng là loại rau gia vị thì rau ngổ cũng là cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận có tác dụng nhanh. Dùng rau ngổ rửa sạch, nên rửa sạch bằng nước muối và ngâm nước muối khoảng 5 phút để khử trùng. Sau đó, giã nhỏ, lấy nước cho bệnh nhân sỏi thận uống ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều.

Cây đu đủ đực trong dân gian là cây đủ đủ không ra quả. Hoa của cây đủ đủ đực cũng là bài thuốc chữa sỏi thân hiệu quả. Dùng hoa của cây đu đủ đực, giã nhỏ, đem nấu sôi lên, lọc cặn và uống hàng ngày.

Râu ngô có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận rất tốt, và trong Đông y coi đây là cây thuốc nam chữa bệnh sỏi thận hiệu quả. Bạn dùng râu ngô, nấu với nước, uống thay nước hàng ngày. Nếu kiên trì trong khoảng thời gian dài, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trong điều trị sỏi thận. Ngoài ra, còn có một số loại thảo dược như: cây cỏ bồ đề cũng có tác dụng làm giảm sự phát triển của sỏi thận.