Thứ Ba, 13-03-2018
Bệnh viêm khớp gối: Khi bạn bị té, đầu gối va chạm mạnh với đất gây tổn thương dây chằng, sụn và gân khớp gối. Có thể chấn thương này nhẹ nhưng bạn không biết hoặc chăm sóc không tốt nên tổn thương này bị viêm nhiễm. Nếu viêm nhiễm nặng sẽ khiến đĩa đệm dần bị hư mòn. Bệnh nhân không chỉ bị đau đầu gối mà còn thấy đau buốt trong xương ống chân. Khi vận động thì cơn đau tăng lên nhiều lần kèm theo tình trạng cứng khớp, lấy tay sờ vào khớp gối thấy nóng và hơi sưng.
Bệnh thoái hóa khớp gối: Căn bệnh này thường gặp nhiều nhất ở người già nhưng trong vài năm trở lại đây cũng đã xuất hiện ở người trẻ tuổi. Thoái hóa khớp gối xảy ra khi lớp sụn bao bọc ở hai đầu xương của khớp gối bị ăn mòn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như tuổi tác, chấn thương, nghề nghiệp, béo phì, … Biểu hiện bên ngoài của thoái hóa khớp gối là đau đầu gối, khớp gối kêu lạo xạo, đi lại khập khiễng, … Thoái hóa khớp gối nặng có thể khiến người bệnh mất khả năng đi lại hoàn toàn.
Viêm đa khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới. Bệnh có nhiều biểu hiện như cứng khớp buổi sáng, sưng đau các khớp. Các khớp dễ tổn thương nhất thường là khuỷu tay hoặc khớp gối. Sưng đau khớp trong bệnh này thường có tính chất đối xứng ở các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu tay. Vùng da và các tổ chức quanh khớp như gân, dây chằng bị sưng lên do hiện tượng viêm.
Bệnh gout: Bình thường, bệnh gout thường gây đau nhức cho các ngón chân, ngón tay nhưng cũng có trường hợp bị đau nhức đầu gối. Bệnh xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa purin khiến cho hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, từ đó hình thành các tinh thể muối urat hình kim lắng đọng tại khớp. Khi mắc căn bệnh này người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức xương khớp dữ dội xuất hiện bất chợt. Khoảng cách giữa các cơn đau thường rất dài. Có thể nhận biết bệnh gút thông qua các triệu chứng khác như sưng khớp, sốt cao, trong người mệt mỏi, cử động khó khăn.
Bệnh xơ vữa động mạch: Đây là căn bệnh chỉ về sự thu hẹp của động mạch do các mảng bám được tạo thành trong lòng mạch máu. Xơ vữa động mạch có thể xảy ra và ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào trong cơ thể, bao gồm cả động mạch ở tim, não, cánh tay, chân, xương chậu và thận. Hậu quả là lòng động mạch bị hẹp lại, máu đi nuôi cơ thể bị cản trở gây thiếu máu, hoa mắt, các xương khớp bị đau nhức. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
Cách chữa đau khớp gối giúp người bệnh giảm đau
Việc giảm đau khớp gối cho người bệnh có thể chia làm hai trường hợp:
– Trường hợp thứ nhất: Đau khớp gối với tính chất nhẹ, không kéo dài.
Các chuyên gia xương khớp cho biết, với trường hợp này người bệnh không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. Khi cơn đau nhức khớp gối tìm đến người bệnh cần tiến hành nghỉ ngơi tại chỗ và thực hiện một số cách giảm đau nhanh như xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh, thực hiện một số bài tập nhẹ, … Việc chú tâm điều trị và phòng ngừa ngay tại thời điểm này sẽ giúp bệnh không tiến triển thêm và có thể khỏi hoàn toàn.
Ngoài tìm cách giảm đau đầu gối thì người bệnh cũng nên “sửa sai” những thói quen gây áp lực đè nặng lên khớp gối. Ví dụ như thói quen ngồi xổm nên thay bằng ngồi trên ghế thấp; hạn chế đi lại quá nhiều nhưng vẫn vận động nhẹ bằng các bài tập đi bộ chậm, co duỗi khớp gối, bơi lội, … để giúp máu lưu thông tốt, khớp gối trở nên linh hoạt hơn và giảm tê cứng; trừ các trường hợp cần phải nghỉ ngơi sau những đợt đau cấp hoặc hồi phục sau chấn thương. Bên cạnh đó, cần tránh tối đa bia rượu, thuốc lá, hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều đạm, muối. Nên ưu tiên rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin D, omega-3…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: