Bị ù tai là bệnh gì?
Khi bị ù tai, tai ta không còn cảm nhận được bất cứ âm thanh bên ngoài một cách trọn vẹn. Bên trong tai sẽ có tiếng ù ù văng vẳng của tiếng muỗi bay, tiếng gió hoặc tiếng ve kêu,… rất là khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra ở một tai hoặc hai tai cùng một lúc. Nếu hiện tượng này kéo dài quá 1 tuần thì rất có thể bạn đang mắc một số bệnh lý.
Thận yếu: Theo các nhà y học chỉ ra rằng, các mô tai và thận có nét tương đồng với nhau về cấu trúc lẫn chức năng. Người có thận khí tốt, tai thường to và dày, ngược lại người nào có thận khí kém hoặc thận bị yếu, tổn thương thì hay bị ù tai, chóng mặt, hoa mắt,… Về lâu dài, nếu tình trạng thận bị suy yếu kèm theo tai có thể bị điếc.
Thận hư: Đây là hội chứng suy giảm khả năng loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể và nhận biết protein có trong máu thấp. Khi độc tố tích tụ trong thận không được đào thải sẽ khiến thính lực cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến ù tai kéo dài.
Xơ cứng tai: Vùng xơ vữa nằm ở bên trong lớp sụn của thái dương bị tổn thương do viêm nhiễm trùng hoặc rối loạn di truyền cũng dẫn đến tai bị ù.
Rối loạn khớp thái dương hàm: Khi mắc phải bệnh này, người bệnh có triệu chứng đau nhức vùng khớp xương ở bên tai kèm theo ù ù bên trong tai liên tục. Bệnh nặng có thể dẫn đến mất thính giác, tai bị tổn thương khó phục hồi.
Chấn thương đầu, cổ: Việc bị tổn thương ở đầu hoặc cổ có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, lưu lượng máu ở vùng tai.
Chấn thương não: Do vùng não bộ bị tổn thương dẫn đến giảm khả năng xử lý thính giác, tai bị ù.
Viêm tai giữa: Đây là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không chữa trị sớm, sẽ dẫn đến ù tai, khả năng nghe kém.
Nguyên nhân ù tai khác
Do tuổi tác: Vấn đề lão hóa và tuổi già là không tránh khỏi, điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác cũng yếu đi, xuất hiện chứng ù tai.
Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn: Một số người phải chịu nghe tiếng ồn trong thời gian dài, âm thanh quá lớn hoặc đột ngột khiến tai bị ù vĩnh viễn.
Đi máy bay: Do sự thay đổi đột ngột về độ cao, âm tần và áp suất dẫn tới luồng không khí bị đẩy vào tai nhiều, gây khó chịu, ù tai.
Mất máu nhiều: Khi mất máu quá nhiều dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi, huyết áp thấp gây choáng, chóng mặt, cảm giác bị ù trong tai.
Bị viêm nhiễm do dùng một số loại thuốc không tốt cho tai như Grentamycin, Aspirin,…
Dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… sẽ khiến nhiều người bị ù tai.
Do sự chuyển hóa dẫn đến rối loạn xốp xơ tai cứng hoặc các bệnh lý như hóa đốt sống cổ, ung thư sàng hàm,… làm cho hệ thần kinh không phát huy tín hiệu, cản trở âm thanh.
Yếu tố tâm lý: Khi bị trầm cảm, stress, căng thẳng,… có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ù tai.
Bên trên là các nguyên nhân gây ra chứng ù tai phổ biến mà bất cứ ai cũng từng mắc phải. Nếu ù tai liên tục kéo dài, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám nhằm xác định nguyên nhân, từ đó có cách điều trị kịp thời để không để lại biến chứng xấu.
Triệu chứng ù tai thường gặp
Ù tai thường kèm theo các triệu chứng sau:
Ù tai chóng mặt: Ù tai chóng mặt sẽ khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi có cảm giác bị chênh vênh, không được thoải mái. Đây là biểu hiện cho thấy bạn đang có dấu hiệu mắc bệnh.
Ù tai đau đầu: Đây là biểu hiện mà nhiều người hay mắc phải, nếu tình trạng ù tai kèm đau đầu nhiều ngày, hãy đến ngay cơ sở y tế.
Ù tai lâu ngày, kéo dài: Triệu chứng ù tai như gió thổi, có khả năng tính giác bạn bị tổn thương, không nghe được.
Ù tai đau họng: Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư vòm họng, người bệnh sẽ có dấu hiệu ù tai kèm theo đau họng.
Ù tai tiếng ve kêu: Bạn sẽ nghe những âm thanh khó chịu nhưng tiếng ve kêu, tiếng huýt sáo,… liên tục không dứt. Âm thanh này dao động từ cường độ thấp đến cao. Ù tai tiếng ve kêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt.
Nghẹt mũi ù tai: Từ nghẹt mũi có thể dẫn đến ù tai, thậm chí gây điếc. Vì xì mũi làm áp lực khí ở trong vòm họng tăng cao, bạn sẽ đẩy nước mũi có lẫn tác nhân vi khuẩn, virus xâm nhập vào tai gây viêm, tắc vòi nhĩ.
Tình trạng ù tai có nguy hiểm không là thắc mắc đang được nhiều người quan tâm. Ù tai không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng về tâm lý, cuộc sống của người bệnh như:
Dễ bị cô lập: Ù tai khiến người bệnh không thể nghe bất cứ âm thanh cuộc trò chuyện nào khi giao tiếp. Điều này khiến họ cảm thấy mặc cảm, thiếu tự ti. Dần dần họ có tâm lý xa lánh mọi người, dần dần bị cô lập.
Rối loạn giấc ngủ: Đa số những người bị ù tai họ cảm thấy không ngủ ngon giấc vì lúc nào cũng nghe tiếng ù ù, ve kêu hoặc tiếng huýt sáo. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…
Suy giảm thính giác: Khi bị ù tai trong thời gian dài dẫn đến suy giảm thính giác, mất khả năng nghe, có thể bị điếc hoàn toàn.
Ảnh hưởng tới thu nhập: Việc nghe kém sẽ khiến công việc giao tiếp hằng ngày không tốt, làm việc không được suôn sẻ.
Các cách chữa ù tai hiệu quả
Mẹo chữa ù tai nhanh bằng phương pháp dân gian
Chữa ù tai bằng rau má
Rau má từ lâu được biết đến rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Trong rau má có chứa nhiều dinh dưỡng, chất kháng viêm, chống khuẩn nên được coi là một bài thuốc có thể chữa ù tai.
Cách chữa ù tai khá đơn giản: Rửa sạch 10g rau má kết hợp với lá dâu xanh, tơ hồng, thổ phục linh với mỗi loại 16g. Cho tất cả nguyên liệu này vào nấu với 200ml nước sôi rồi đun lửa nhỏ đến khi còn một chén rồi uống hằng ngày.
Trị ù tai với gừng tươi
Gừng là một gia vị khá quen thuộc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, gừng có công dụng giảm đau bụng, giảm cảm, sốt, trị chứng ù tai hiệu quả. Vì trong gừng có chứa hợp chất kháng viêm giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn gây tổn thương cho tai.
Để chữa ù tai bằng gừng, bạn chỉ cần thái nhỏ gừng tươi thành lát rồi pha với một cốc nước ấm để uống vào mỗi buổi sáng. Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong khoảng một tháng sẽ nhận được kết quả bất ngờ.
Chữa ù tai bằng húng quế
Trong rau húng quế có chứa nhiều tinh dầu, estragol, cineol, mathychanicol rất tốt để chữa ù tai. Theo Đông y, húng quế có vị nóng, hơi cay có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Việc ăn rau húng quế thường xuyên giúp loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng ở tai.
Muối có tác dụng chống viêm rất tốt nên thường dùng để chữa bệnh xương khớp, giảm tình trạng ù tai do nhiễm trùng hoặc viêm tai gây ra. Để chữa ù tai bằng cách này: Bạn có thể lấy ít muối hạt cho vào chảo rang rồi cho vào vải sạch. Dùng muối ấm này chườm nhẹ lên vùng tai, lăn qua lại để tai được dễ chịu, bớt cảm giác bị ù.
Cam thảo chữa ù tai
Một vị thuốc khác không thể thiếu trong Đông y giúp chữa ù tai là cam thảo. Cam thảo có tính mát, giúp ngăn chặn virus và vi khuẩn xâm nhập vào tai gây nhiễm trùng.
Bạch quả chữa ù tai
Bạch quả là vị thuốc quý có tác dụng điều trị các bệnh về tai, giúp mao mạch được lưu thông máu dễ dàng, cải thiện tình trạng nghe. Vì vậy, người bị ù tai có thể dùng loại quả này để sắc uống.
Chữa ù tai bằng nhai kẹo cao su
Kẹo cao su là một trong những cách chữa bệnh ù tai được nhiều người áp dụng thành công. Khi nhai kẹo cao su sẽ kích thích hoạt động của các cơ tâm nhĩ, giúp tuyến nước bọt được tiết ra nhiều hơn, cải thiện bệnh ù tai hiệu quả.
Ù tai uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Hiện nay có một số loại thuốc có khả năng điều trị dứt điểm bệnh ù tai thường được bác sĩ chỉ định dùng như tolazoline, hydrochloride, buflomedil, almitrine, bimesilate,… Các loại thuốc này có tác dụng tăng oxy hóa và làm giảm thiểu tình trạng máu không lưu thông cục bộ và bị thiếu oxy. Đồng thời chống kết dính tiểu cầu, co thắt tại vi mạch, làm giảm tính thấm của thành mạch và ngăn ngừa ứ dịch bên trong tai.
Thuốc kháng sinh như vancomycin and neomycin, erythromycin, polymyxin B.
Thuốc trị ung thư như vincristine, mechlorethamine.
Thuốc lợi tiểu như ethacrynic acid, bumetanide hay furosemide.
Thuốc chống trầm cảm, trị sốt rét.
Aspirin nếu dùng với liều lượng cao.
Chữa ù tai bằng bấm huyệt
Day bấm huyệt Ế phong và thính cung
Xác định huyệt đạo: Huyệt thính cung nằm ở lõm ngang và chân nắp tai còn huyệt ế phong nằm dưới xương lõm và xương dưới của tai.
Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa để day lần lượt 2 huyệt trên, mỗi huyệt thực hiện trong khoảng 2 phút.
Xác định huyệt đạo: Huyệt ế minh nằm ở dưới điểm chót của xương lõm.
Dùng hai tay day và bấm đồng thời hai huyệt ế minh bên tai trái và tai phải khoảng 3 phút.
Day bấm huyệt Phong trì
Xác định huyệt đạo: Huyệt phong trì nằm ở chỗ lõm dưới xương chẩm, ở bên ngoài có khối cơ nổi ở sau cổ.
Đặt hai tay vào huyệt để day, các ngón còn lại giữ chặt đầu, thực hiện trong vòng 3 phút để tạo cảm giác nóng.
Xoa vành tai
Đặt hai tay lên hai tai rồi từ từ xoa nhẹ vành tai theo hình trong sao cho nóng lên là được. Ngoài ra, bạn có thể dùng các ngón tay bật vành tai từ sau ra trước hoặc miết vành tai khoảng 10 lần.
Dùng hai tay đặt lên chỗ lỗ tai rồi massage 10 lần. Tiếp đó, dùng các ngón tay ở vị trí xương chẩm xoa bóp cũng 10 lần như thế.
Day bấm huyệt Thái khê
Vị trí huyệt đạo: Huyệt này nằm ở chỗ lõm của điểm cao nhất mắt cá chân và bờ sau của gót chân.
Lấy hai ngón tay day và kết hợp bấm huyệt Thái Khê khoảng 3 phút
Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa ù tai:
Cần giữ vệ sinh tay được sạch sẽ, tránh ráy tai không đúng cách dễ gây viêm.
Nếu mắc các bệnh lý: tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm thận,…. cần được điều trị sớm bằng chuyên khoa vì phương pháp bấm huyệt không trị dứt điểm được các bệnh mãn tính.
Khi thực hiện massage, cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ.
Để đạt hiệu quả cao, đòi hỏi bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần và mỗi lần 15 – 20 phút.
Cách chữa ù tai khi bị nước vào
Nhảy lò cò: Chỉ một thao tác đơn giản có thể giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng ù tai khi bị nước vào. Cách thực hiện: Bạn hãy đứng một chân và nhảy lò cò, đầu nghiêng sang bên tai có nước, nhảy liên tục khoảng 1 – 2 phút để lượng nước trong tai chảy ra từ từ.
Kéo vành tai: Bạn hãy nghiêng đầu sang bên có nước chảy vào rồi cúi thấp người dùng tay kéo mạnh vành tai ra và cố giữ tư thế này khoảng 2 phút để nước chảy ra hết. Tiếp đó, bạn dùng tăm bông thấm vào tai để hút phần nước còn đọng lại ở tai. Với cách này sẽ giúp bạn dễ chịu nhanh chóng, không còn bị ù nữa.
Chữa ù tai khi bị nước vào với 4 cách trên sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này. Nước vào trong tai nếu không được đẩy ra ngoài, để lâu ngày dễ gây viêm, sưng mủ. Vì vậy, bạn hãy chú ý khi tắm, vệ sinh thân thể tránh để cho nước chảy vào lỗ tai.
Như vậy, thông qua bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng ù tai và cũng như một số cách chữa trị hiệu quả. Khi sử dụng bất cứ phương pháp điều trị nào cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
Dứt điểm ù tai do bệnh về thận nhờ bài thuốc Đông y
Cao Bổ Thận là sự kết hợp của các loại thảo dược tự nhiên lành tính, đặc trị bệnh về thận bao gồm: “Xích Đồng, Tơ Hồng Xanh, Cẩu Tích, Dây Đau Xương, Cỏ Xước, Tục Đoạn”. Đây đều là những cây thuốc nam lành tính có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ độc tố, bồi bổ tạng thận. Đồng thời, chúng còn có khả năng phục hồi tổn thương dây thần kinh thính giác do độc tố tích tụ trong thận gây nên và tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh thính giác.
Về công đoạn bào chế của Cao Bổ Thận cũng vô cùng tỉ mỉ. Sau khi thu hái nguyên liệu từ Vườn dược liệu (đạt tiêu chuẩn CO-CQ của Bộ Y tế), thảo dược được đem đi sơ chế và gia giảm theo TỈ LỆ VÀNG. Từ đó, các chuyên gia tiến hành đun sắc thuốc trong suốt 48 giờ ở 100 độ C, giữ lửa riu riu bằng than củi. Cao đặc thu được đóng trong lọ vô trùng, chứa dược tính lớn, sánh mịn, không lạo xạo, không cặn bã. Cứ 10kg thảo dược tươi mới cho ra 0,7kg cao đặc nguyên chất.
Lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương về những lợi ích của thuốc được bào chế ở dạng cao nguyên chất trong video sau:
Bao bì sản phẩm đã thay đổi do gia giảm thêm một số vị thuốc để gia tăng công dụng.
Cao Bổ Thận là thành quả tâm huyết của các chuyên gia nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược. Được biết YHCT Tâm Minh Đường, An Dược là cơ sở điều chế thuốc uy tín đã được Sở y tế cấp phép và nhận được chứng nhận “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2018.
Dứt điểm chứng ù tai không tái phát
Bấm vào đây để được bác sĩ tư vấn trực tiếp!
138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược:
325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Sửa đổi lần cuối