Top 8 # Cách Chữa Ung Thư Mũi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thư Mũi Có Chữa Được Không?

Ung thư mũi ít phổ biến hơn các bệnh ung thư thuộc khu vực đầu cổ nhưng rất nguy hiểm. Bệnh ung thư mũi có chữa được không là quan tâm của nhiều bệnh nhân.

Ung thư mũi xuất phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào bắt đầu từ mũi. Triệu chứng ung thư mũi giai đoạn đầu thường ít đặc trưng, dễ bị bỏ qua nên bệnh thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn tiến triển. Một số biểu hiện có thể gặp ở bệnh nhân ung thư mũi có thể gặp là nghẹt mũi, chảy máu vùng mũi, ù tai, liệt nửa mặt, thính giác, thị giác giảm…

Ung thư mũi có chữa được không?

Để khẳng định bệnh ung thư mũi có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu như độ tuổi bệnh nhân, giai đoạn tiến triển bệnh cũng như mức độ đáp ứng điều trị của mỗi người. So với các bệnh ung thư thường gặp, tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư mũi không cao bằng nhưng người bệnh vẫn có cơ hội kéo dài sự sống và điều trị thành công nếu được phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực.

Ở giai đoạn 1, khi khối u vẫn giới hạn ở xoang mũi, chưa lan đến bất kì hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa nào, nếu được điều trị tích cực bệnh nhân có khoảng 63% cơ hội sống trong 5 năm.

Ở giai 2, khối u lan rộng đến các xoang mũi, cơ hội điều trị thành công cho bệnh nhân giảm chỉ còn khoảng 61%.

Giai đoạn 3, khi khối u lan rộng đến xương hàm, xương sàng – khối xương ngăn cách mũi và não và đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết, kích thước nhỏ hơn 6 cm, bệnh nhân ung thư mũi có khoảng 50% cơ hội điều trị thành công.

Ở giai đoạn di căn, cơ hội sống cho bệnh nhân giảm chỉ còn khoảng 35%.

Các phương pháp điều trị ung thư mũi

Cũng giống như cơ sở để khẳng định ung thư mũi có chữa được không, lựa chọn phương pháp điều trị bệnh ung thư mũi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến là xạ trị và hóa trị. Phẫu thuật thường chỉ được xem xét khi loại bỏ khối u cổ.

Xạ trị: sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt khối u tại vùng mũi họng. Vùng chiếu xạ và liều lượng có thể khác nhau ở mỗi người, tùy vào tình trạng bệnh. Thông thường, vùng chiếu xạ bao gồm xung quanh vòm mũi họng, vùng cổ và xương đòn.

Hóa trị liệu: sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, tăng độ nhạy cho tia xạ.

Nhằm hỗ trợ tối đa và nâng cao hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư mũi là TS. BS Lim Hong Liang, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư đầu cổ.

Ung Thư Mũi Ở Chó: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Khoang mũi và xoang cạnh cánh mũi của chó là một mạng lưới phức tạp. Sự xuất hiện của một khối u ung thư có thể cản trở hơi thở của chúng và gây ra các biến chứng quan trọng khác.

Ung thư mũi là một loại ung thư ác tính thường thấy ở những con chó già, những con chó có mõm dài và những con chó sống ở thành thị. Hai phần ba của tất cả các khối u mũi là ung thư biểu mô, hình thành trong niêm mạc mũi và khoảng một phần ba là sarcomas, hình thành trong sụn, xương hoặc mô liên kết trong mũi.

Một khối u mũi cũng có thể là Lymphoma- một nhóm các dạng ung thư máu phát triển từ bạch huyết bào) ; tuy nhiên, điều này rất hiếm. Nó có thể được điều trị nếu được phát hiện sớm, nhưng ung thư mũi theo định nghĩa là ác tính, với tần suất di căn cao đến phổi, khoang sọ hoặc các hạch bạch huyết. Ung thư mũi, về mặt kỹ thuật được gọi là nasal adenocarcinoma- ung thư biểu mô mũi, là một khối u hiếm gặp của một con chó, khoang mũi và xoang cạnh mũi.

Triệu chứng ung thư mũi

Chảy máu mũi

Có chất nhầy hoặc mủ trong nước mũi.

Hắt hơi hoặc khó thở

Hơi thở khó chịu (nhọc nhằn, thở ồn ào)

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư chưa được biết, mặc dù nó có tương quan với các yếu tố nguy cơ nhất định. Đáng nói nhất là nguy cơ cao ở những con chó sống ở thành thị, điều này cho thấy rằng việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm, hút thuốc và các sản phẩm phụ đốt nhiên liệu hóa thạch làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư mũi.

Chuẩn đoán

Khi chẩn đoán ung thư mũi ở chó, các bác sĩ thú y sẽ lấy mẫu mô từ các hạch bạch huyết để phân tích các tế bào ung thư và phát hiện di căn có thể. Sau đó, họ sẽ nuôi cấy vi khuẩn mũi, thu hoạch và phân tích. Ngoài việc nuôi cấy vi khuẩn mũi, việc soi mũi, hoặc kiểm tra đường mũi cũng sẽ được tiến hành.

Hơn nữa, sự kết hợp của chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) và quét X quang sẽ được thực hiện để bác sĩ thú y xác định và chẩn đoán khối u, mức độ tăng sinh của nó và nếu nó đã lan vào hầm sọ. Một công cụ bổ sung để chẩn đoán khác là sinh thiết. Nó giúp nhận thấy sự phát triển ung thư qua việc phân tích dưới kính hiển vi bởi một nhà nghiên cứu bệnh học trong phòng thí nghiệm.

Điều trị ung thư mũi ở chó

Vì ung thư biểu mô tiến triển rất nhanh và thường tiến triển tại thời điểm chẩn đoán. Nên việc điều trị càng sớm sẽ làm tăng cơ hội sống sót của con chó của bạn. Với chẩn đoán tích cực, bác sĩ thú y có thể giới thiệu bạn và chú chó của bạn đến bác sĩ chuyên khoa ung thư thú y.

Phẫu thuật mũi

Nếu bác sĩ nói rằng con chó của bạn không thể phẫu thuật, do tính chất phức tạp của chó, có thể là khoang mũi của chúng nằm gần não và mắt. Do đó, nguy cơ biến chứng lớn hơn lợi ích. Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật nâng mũi hoặc rạch vào mũi để loại bỏ khối u có thể được thực hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của phương pháp này không cao và thời gian sống sót cũng không được nhiều, trung bình từ ba đến sáu tháng.

Xạ trị và hóa trị liệu

Tại thời điểm này, xạ trị và hóa trị liệu chưa được chứng minh hiệu quả trong điều trị ung thư biểu mô tuyến. Tuy nhiên, xạ trị vẫn được coi là một lựa chọn để kéo dài cuộc sống và giảm đau.

Tùy thuộc vào con chó của bạn, khối u, bạn có thể xem xét một trong các lựa chọn sau đây cho xạ trị:

Phẫu thuật xạ hình Stereotactic (cung cấp một liều phóng xạ cao nhắm vào trung tâm của khối u). Đây là phương pháp điều trị một lần được thiết kế để giảm thiểu thiệt hại cho mô xung quanh khối u.

Liệu pháp xạ trị Stereotactic cung cấp tới ba liều nhỏ hơn vào các thời điểm khác nhau để giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương mô xung quanh khối u.

Phục hồi ung thư mũi ở chó

Ung thư biểu mô tuyến không được điều trị là rất nguy hiểm, và những con chó bị ảnh hưởng thường chết trong vòng hai đến bảy tháng sau khi chẩn đoán. Thời gian sống sót trung bình của những con chó được điều trị bằng xạ trị là tám đến hai mươi tháng.

Nếu con chó của bạn trải qua xạ trị, hãy nhớ theo dõi cẩn thận các triệu chứng và theo dõi với bác sĩ thú y theo lịch trình và bất cứ khi nào có triệu chứng. Một số tác dụng phụ có thể điều trị bằng kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác; tuy nhiên, một số tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là không thể điều trị được.

Nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ cho con chó của bạn thoải mái. Để giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc ngủ có thể được kê toa. Trong trường hợp nghiêm trọng, với tiên lượng xấu và đau suy nhược, trợ tử có thể được quan tâm là lựa chọn chính.

Đông Y Chữa Bệnh Ung Thư Mũi Họng

Ung thư mũi họng là một loại ung thư thường thấy, phát sinh nhiều ở đàn ông 30 – 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Triệu chứng thường thấy là tắt mũi, chảy máu cam, ù tai, đau đầu… Bệnh phát triển có thể gây liệt mặt và trạng thái suy sụp toàn thân.

Triệu chứng lâm sàng

Thường bắt đầu có một hoặc 2 bên mũi tắc, thở khó, ho… chảy máu cam là một triệu chứng được bị chèn ép như đau đầu, thính lực giảm, tai ù, mắt mờ, hoa mắt chóng mặt, liệt mũi, liệt mặt, hạch lymphô ở cổ sưng to một bên hoặc hai bên.

Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào

Nam giới trung niên có hiện tượng chảy máu cam kéo dài không rõ nguyên nhân, tai ù, đau đầu càng lưu ý kiểm tra toàn diện.

Lấy chất tiết dịch họng phết kính soi tìm tế bào ung thư.

Soi mũi họng làm sinh thiết tìm tế bào ung thư.

Chụp X- quang kiểm tra vùng mũi họng.

Kiểm tra sinh thiết tế bào hạch lymphô.

Do vị trí ung thư mũi họng nên khó dùng phẫu trị, nên chủ yếu dùng xạ trị và đông y.

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

Có thể chia làm 3 thể luận trị như sau

Can phế uất nhiệt

Triệu chứng chủ yếu: Tắt mũi, chảy máu cam hoặc nước mũi có máu, ho đờm ít có nhớt, bứt rứt dễ cáu, miệng đắng họng khô, chóng mặt hoa mắt, đầu đau như búa bổ, chất lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyết hoạt sác.

Phép trị: Thanh can phế.

Bài thuốc: Tiêu dao tán hợp tả bạch tán gia giảm.

Đơn bì, Chi tử, Tang bạch bì, Hạ khô thảo, Kim ngân hoa, Thiên hoa phấn đều 12g, Hoàng cầm 12g, Thăng ma 8g, Bạch cương tàm 12g, Bạc hà 10g, Xích Bạch thược đều 12g, Triết Bối mẫu 12g, Xuyên bối lOg, (tán bột hoà thuốc uống). Thuyên thảo 12g, Đại Hoàng (sao rượu) 6 – 8g. Xuyên khung 10g thổ Phục linh 12g sắc uống.

Gia giảm: Miệng khát gia Sinh Thạch cao, đau đầu gia Toàn yết, Bạch chỉ, Câu đằng, Đơn sâm, nước mũi đặc nhớt gia Toàn Qua lâu, Cát cánh, mũi tắt nhiều gia Tân di, Thạch Xương bồ.

Đờm độc uất kết:

Triệu chứng chủ yếu: Hạch lymphô cổ to, mũi tắt chảy nước mũi có máu, ho đờm nhiều liệt mặt, chất lưỡi tôi (đen xạm) rêu dày nhớt, mạch huyền hoạt.

Phép trị: hóa đàm tán kết thanh nhiệt giải độc.

Bài thuốc: Thanh khí hóa đờm hoàn gia giảm.

Hoàng cầm, Liên kiều, Cương tàm, Hạ khô thảo, Triết bối, Thất diệp nhất chi hoa đều 12g, Khương Bán hạ, bào Nam tinh đều 8g, Mẫu lệ 20g, Thổ Phục linh, Hoàng dược tử, Bạch hoa xà thiệt thảo, đều 12g, Đại Tiểu kế đều 8g, Bán chi liên 12g, Bạch anh, Đào nhân, Ý dĩ nhân, Đông qua nhân đều 10 – 16g, Bạch mao căn 12g. sắc uống.

Phế thận âm hư:

Triệu chứng chủ yếu: bệnh lâu ngày từ phế ảnh hưởng thận. Triệu chứng có hoa mắt chóng mặt, ù tai, điếc tai, thị lực giảm, giọng khàn, lưng gối nhức mỏi, ra mồ hôi tiêu bón, chất lưỡi đỏ rêu mỏng vàng…

Phép trị: Bổ phế thận âm.

Bài thuốc: Mạch vị địa hoàng thang gia giảm.

Tây dương sâm, Nữ trinh tử, Sinh Địa, Sơn dược, Mạch đông, Nam Bắc sa sâm, Huyền sâm đều 12g, Sơn thù nhục 10g, Ngũ vị tử 6g.

Có triệu chứng nhiệt độc gia Ngân hoa, Dã cúc hoa, Sơn đậu căn, Tử thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo, Liên kiều, Hạ khô thảo, Tiêu bón gia Nhục thung dung, Hỏa ma nhân. Nếu sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp, mộng nhiều, ăn ít, mạch nhược, sắc lưỡi nhạt là chứng tâm Tỳ hư tổn cần bổ dưỡng tâm tỳ, dùng bài “Qui tỳ thang gia giảm”.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM:

Thuốc trị ung thư mũi họng của Giang Tây: Hạ khô thảo 30g, Ngưu hoàng 0,3g, sắc hạ khô thảo xong cho Ngưu hoàng vào uống.

Long quí, Bạch hoa xà thiệt thảo, Ngân hoa, Tử thảo, Ý dĩ, Dã cúc hoa, Mạch đông, Sinh Địa, Sơn đậu căn, Cam thảo (Giang Tây)

Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Đảng sâm, Huyền sâm, Thạch hộc, sinh thục Địa, Thiên Đông, Mạch đông, Thích tật lê, Liên kiều, Ngọc trúc, Sơn dược, Xích thược, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Sơn đậu căn (Triết Giang).

Thiên đông, Hạ khô thảo, Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Ngân hoa, Phục linh sa sâm, Đơn bì, Phong phòng, Xuyên khung (Phúc Châu).

Câu đằng, Ngô công, Phong phòng, Nga truật, Tẩu mã thai, Quí thúc tử, Sơn từ cô, Tang ký sinh, Bán chi liên (ung thư mũi trên).

Xuyên luyện tử, Thạch Xương bồ, Bạch thược, Huyền sâm, Qua lâu, Mẫu lệ, Hạ khô thảo, Tạo giác thích, Bằng sa (ung thư mũi dưới). Hai bài (5) và (6) là của Quảng Châu, Trung Quốc.

Rễ Tử thảo 40g, sắc nước uống ngày 1 thang.

Triết Bối mẫu, Cúc hoa dại đều 12g, Đảng sâm, Cao bản, Mộc thông, Hoàng cầm đều 16g, Bạch thược 20g, Liên kiều 12g sắc uống.

Kim ngân hoa 40g, Liên kiều, Thiên hoa phấn, Xích thược, Hoàng cầm, Bạc hà mỗi thứ 8g, Đương qui, Đại Hoàng mỗi thứ 20g, Bồ công anh 16g, Nhũ hương 3g, Đào nhân, Cúc hoa dại, Tri mẫu mỗi thứ 12g sắc nước uống ngày 1 thang. Đã dùng điều trị 21 ca ung thư mũi họng, kết quả tốt 16 ca, tiến bộ 5 ca. Bệnh viện bộ đội Phúc Châu đã dùng bài thuốc tương tự trị 15 ca, tốt 6 ca, tiến bộ 7 ca, chết 2 ca.

Bài (7) (8) (9) là của bệnh viện số 1 Nam Xương dùng điều trị ung thư mũi họng kết hợp với xạ trị Coban 60.

Ngạt Mũi Và Cách Chữa Trị?

Thông thường, chúng ta rất chủ quan với hiện tượng ngạt mũi và dễ bỏ qua. Nhưng theo các chuyên gia tai mũi họng, đây là một dấu hiệu cần được quan tâm theo dõi vì có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như khối u, dị vật…

Hiện tượng ngạt mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, là cấp tính hoặc mạn tính. Bình thường, chúng ta thở đường mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng thì ngậm lại; khi bịt một bên mũi, ta vẫn thở được dễ dàng. Khi ngạt mũi, ta thở khó khăn và có tiếng kêu; nếu bịt một bên mũi, ta sẽ ngạt và phải thở bằng miệng. Người bị ngạt mũi ban đêm hay ngáy và sáng dậy họng bị khô, có cảm giác vướng họng, thường xuyên phải đằng hắng. Khi thở bằng miệng, không khí đi vào không được lọc sạch và sưởi ấm nên dễ gây viêm họng, viêm thanh quản, phế quản… Bệnh nhân không phát âm được những chữ m, n và nói giọng mũi kín.

Một số trường hợp tắc mũi gây ù tai, nghe kém do viêm phù nề và mủ đọng (làm tắc đường thông thương giữa mũi và tai). Viêm nhiễm ở mũi lâu dài có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt (thông qua ống dẫn mắt mũi). Tình trạng ngạt tắc mũi thường xuyên ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt như gây hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp… Bệnh nhân ngạt mũi thường xuyên thường bị thiếu không khí nên không được linh hoạt, hay chậm chạp, lười biếng, nhức đầu và khó tập trung tư tưởng.

Có thể đánh giá mức độ ngạt mũi bằng cách bịt từng bên mũi, để lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để nghe luồng khí đi qua. Cũng có thể hoặc đặt một gương nhỏ trước cửa mũi rồi thử từng bên xem có mờ gương hay không.

Ngạt mũi có rất nhiều nguyên nhân:

– Dị tật bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ mới đẻ do cửa mũi phía sau bị bịt bởi một lớp màng hoặc mảnh xương. Trẻ thường khó thở do phản xạ thở bằng mồm chưa hoàn thiện. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong.

– Viêm nhiễm: Viêm mũi họng ở trẻ em, viêm mũi xoang…

– Khối u: Lành tính hoặc ác tính.

– Rối loạn cảm giác ở mũi: Đường thở thông nhưng bệnh nhân vẫn kêu ngạt mũi, thường xảy ra ở những người mất cảm giác tại mũi.

– Rối loạn nội tiết: Hay xảy ra ở những phụ nữ có thai.

Với những trường hợp ngạt mũi do viêm nhiễm cấp tính, có thể dùng một số lá xông chứa tinh dầu hoặc thuốc có tinh dầu để xông mũi trong 5-10 phút. Không nên dùng thuốc quá nóng hoặc nhỏ quá nhiều vì hơi thuốc sẽ bốc lên mạnh, rất khó chịu. Không dùng cách này cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.

Nếu nhỏ thuốc co mạch, không được dùng quá 10 ngày vì dễ gây viêm mũi do thuốc – một loại bệnh rất khó điều trị. Tốt nhất là nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để có phương pháp điều trị đúng đắn ngay từ đầu.

Theo Sức Khoẻ & Đời Sống