Top 10 # Cách Chữa Viêm Họng Sổ Mũi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Cách Chữa Cho Bà Bầu Bị Viêm Họng Sổ Mũi Mau Khỏi

Cách chữa cho bà bầu bị viêm họng sổ mũi mau khỏi. Bà bầu bị viêm họng sổ mũi có thể nhai tỏi để cải thiện tình trạng bệnh mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi

Theo điều tra, số phụ nữ có thai xuất hiện viêm họng chiếm tới trên 70%. Một trong những yếu tố thuận lợi gây viêm họng là do thay đổi nội tiết. Bệnh viêm họng ở phụ nữ có thai lại thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng để tránh tác dụng phụ của thuốc đối với thai nhi…

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được tự điều trị viêm họng. Việc điều trị phải được sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng cũng như sản khoa và người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi do vi khuẩn

Nếu viêm họng do vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là beta-lactam. Các thuốc nhóm beta-lactam an toàn cho phụ nữ có thai kể cả trong ba tháng đầu. Tuy nhiên cũng giống như các thuốc khác, kháng sinh này cũng không được sử dụng trong trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc những phụ nữ nhiễm độc thai nghén phải xác định liều an toàn cho bệnh nhân. Một nhóm thuốc khác cũng có thể sử dụng cho phụ nữ có thai trong trường hợp dị ứng nhóm beta-lactam là macrolid.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi do virut

Với trường hợp bà bầu bị viêm họng sổ mũi do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng…

Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng an toàn cho phụ nữ có thai là nhóm anilin như paracetamol. Với liều điều trị thông thường, hầu như không có tác dụng phụ, không gây tổn thương đường tiêu hóa, không gây mất thăng bằng kiềm toan, không gây rối loạn đông máu.

Cách chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu

Trong trường hợp bà bầu bị viêm họng sổ mũi nhẹ, các mẹ không cần phải sử dụng đến thuốc mà chỉ áp dụng một số thực phẩm có nguồn gốc thảo dược cũng có thể giúp bệnh chuyển biến nhanh chóng.

Để chữa đau họng sổ mũi cho bà bầu, chúng ta nên dùng khoảng 5-10g lá húng chanh non giã nát và đem hấp cách thủy chung với đường phèn. Uống ngày 2-3 lần, trong 3-5 ngày sẽ hết đau họng và không còn chảy nước mũi.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi nên ăn cháo hành và lá tía tô, kinh giới

Hành, tía tô và kinh giới đều là những thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn cao, chữa cảm mạo, phong hàn, đau họng, chảy nước mũi…được dân gian sử dụng phổ biến. Ngoài ra, lá tía tô còn giúp an thai, thực sự rất tốt cho các mẹ bầu chữa bệnh và chăm sóc thai nhi.

Các mẹ có thể nấu nấu cháo gạo tẻ, khi cháo vừa chín thì cho vào tô chung với hành, lá tía tô, kinh giới và 1 quả trứng rồi trộn đều và ăn nóng. Bên cạnh đó, nấu nước sắc từ lá tía tô và kinh giới hoặc hành để uống. Trong 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm bất ngờ đấy các mẹ.

Ngoài ra, không chỉ uống thuốc, muốn bệnh nhanh khỏi, các bà bầu cũng nên phòng bệnh cho mình bằng cách súc miệng bằng nước muối hoặc giấm táo; bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin C, giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm, ho, viêm họng…để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

Cách Chữa Viêm Họng Sổ Mũi Cho Bà Bầu Bằng Đông Y

Hướng dẫn chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu bằng đông y với các nguyên liệu cực dễ tìm như tỏi, cây kinh giới, lá tía tô..không chỉ chữa trị hiệu quả mà còn cực an toàn cho phụ nữ mang thai

Nguyên nhân khiến bà bầu hay bị viêm họng sổ mũi

Theo điều tra, số phụ nữ có thai xuất hiện viêm họng chiếm tới trên 70%. Một trong những yếu tố thuận lợi gây viêm họng là do thay đổi nội tiết. Bệnh viêm họng ở phụ nữ có thai lại thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng để tránh tác dụng phụ của thuốc đối với thai nhi…

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được tự điều trị viêm họng. Việc điều trị phải được sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng cũng như sản khoa và người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị.

Bà bầu bị viêm họng do virut: Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng… Ăn gì để con lớn mà mẹ không tăng cân vẫn giữ dáng?

Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng an toàn cho phụ nữ có thai là nhóm anilin như paracetamol. Với liều điều trị thông thường, hầu như không có tác dụng phụ, không gây tổn thương đường tiêu hóa, không gây mất thăng bằng kiềm toan, không gây rối loạn đông máu.

Những lưu ý khi điều trị viêm họng cho bà bầu

Thuốc ngậm tại chỗ: các loại thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm đang có bán trên thị trường hiện nay có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm có chứa kháng sinh, nhóm không chứa kháng sinh và nhóm có chứa thêm chất giảm đau. Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ vì cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ gì, cần lưu ý bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú bởi dù là thuốc dùng tại chỗ, song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ. Vì thế, khi viêm họng, phụ nữ có thai và đang cho con bú, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu, chỉ nên súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng không ảnh hưởng tới thai nhi.

Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai phụ như ho liên tục làm họ không ăn uống gì được, ngủ kém, ho có thể ảnh hưởng đến thai như đau bụng, dọa sảy thai…

Những phụ nữ có thai bị viêm họng mạn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của thai phụ như triệu chứng khô họng, ngứa họng, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi… Trong trường hợp này có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y như chế phẩm viên ngậm từ xạ can, cao cồn xạ can, cát cánh, trần bì, la hán, kha tư… cũng có tác dụng tốt trong điều trị viêm họng, giảm đau, chống viêm tấy, làm mềm và ẩm niêm mạc họng, giảm kích thích xuất tiết, giảm phản xạ ho… Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Trị viêm họng sổ mũi cho bà bầu bằng phương pháp dân gian

1/ Chữa viêm họng, sổ mùi cho bà bầu bằng tỏi

Đây không chỉ là một thứ gia vị tuyệt vời mà còn là “khắc tinh” của các loại cúm. Mỗi ngày các mẹ chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần. Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản và lành tính. Tác dụng diệt khuẩn của tỏi cũng được y học hiện đại công nhận.

Trong tỏi có chứa thành phần chất kháng sinh Allincin, giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu Glucogen và Aliin, Fitonxit, có công cụ diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi cũng rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.

2/Hành lá giúp bà bầu khỏi viêm họng nhanh chóng

Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống). Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.

3/ Kinh giới, tía tô:

Đây là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn, có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Tía tô cũng là một vị thuốc dùng an thai (dân gian thường dùng tô ngạnh – phần cành có phân nhánh của cây tía tô để chữa động thai). Bài thuốc chữa cảm mạo bằng tía tô cho người mang thai rất đơn giản, chỉ cần cho kinh giới, tía tô mỗi thứ một nắm, đổ hai bát nước vào sắc đến khi chỉ còn một bát nước thì đem uống khi còn ấm. (Lưu ý: khi sắc nên đậy kĩ, đun lửa to để tinh dầu không bị bay đi nhiều). Sau khi uống nên ăn thêm một bát cháo trứng gà và nằm đắp chăn ấm.

Phòng tránh cảm cúm, viêm họng cho bà bầu

– Để phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

– Bạn nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa. Vì tháng này mưa thất thường lắm. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy.

– Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

– Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.

Những bài thuốc dân gian tuy thời gian khỏi hơi lâu một chút nhưng lại an toàn hơn cả. Nếu bà bầu kiên trì sẽ có kết quả tốt đẹp mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Bà bầu sẽ xua đuổi được những phiền muộn, lo lắng khi bị cảm cúm.

Theo báo Tienphong

tu khoa

cach tri viem hong cam cum cho ba bau

phuong phap dong y tri viem hong so mui cho ba bau

cach chua benh viem hong an toan cho ba bau

Có thế bạn quan tâm :

3 Cách Chữa Đau Họng Sổ Mũi Cho Bà Bầu Tuyệt Đối An Toàn

3 cách chữa đau họng sổ mũi cho bà bầu an toàn tuyệt đối và không tốn nhiều thời gian. Không cần dùng đến thuốc men, các triệu chứng đau họng, sổ mũi, cảm cúm,… ở các bà bầu sẽ được khắc phục nhanh chóng.

Đau họng, viêm họng, sổ mũi, cảm cúm, đau đầu,… là những triệu chứng viêm họng rất dễ bắt gặp ở phụ nữ mang thai do sức đề kháng của các mẹ bị suy giảm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc để điều trị cho các bà bầu trong giai đoạn này cần phải đặc biệt thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Cách chữa đau họng sổ mũi cho bà bầu

1 – Uống nước lá húng chanh

Theo Y học cổ truyền, húng chanh có cay the, tính ấm, mùi thơm, không độc, tác dụng trừ đờm, giải độc, giải cảm. Chất colein và hợp chất phenol, salixylat eugenol trong húng chanh có tính kháng sinh mạnh nên tiêu diệt được cả vi khuẩn trị viêm họng, viêm mũi, cảm cúm, sổ mũi,… dùng cho cả trẻ em hay phụ nữ mang thai đều rất an toàn.

2 – Nhai tỏi sống hoặc ngậm gừng

Tỏi với chất Allincin được xem là kháng sinh tự nhiên có khả năng đánh bật virut, vi khuẩn gây bệnh viêm họng, cảm cúm và giảm các triệu chứng ho, đau họng, nhức đầu, chảy nước mũi,… Cũng hiệu quả như tỏi, gừng có vị cay, tính ấm, trừ hàn, tiêu đờm, là một vị thuốc được sử dụng phổ biến để chữa bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, cảm lạnh, ho sổ mũi,…

3 – Ăn cháo hành và lá tía tô, kinh giới

Hành, tía tô và kinh giới đều là những thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn cao, chữa cảm mạo, phong hàn, đau họng, chảy nước mũi,… được dân gian sử dụng phổ biến. Ngoài ra, lá tía tô còn giúp an thai, thực sự rất tốt cho các mẹ bầu chữa bệnh và chăm sóc thai nhi.

Ngoài ra, không chỉ uống thuốc, muốn bệnh nhanh khỏi, các bà bầu cũng nên phòng bệnh cho mình bằng cách súc miệng bằng nước muối hoặc giấm táo; bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin C, giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm, ho, viêm họng,… để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

+15 Cách Chữa Ho Sổ Mũi Ở Trẻ Em

Cách chữa ho sổ mũi ở trẻ em là những phương pháp được cung cấp với các thông tin cũng như những kiến thức hữa ích nhất giúp cha mẹ biết được mình nên làm gì hay không nên làm gì để hạn chế tình trạng tệ hơn cho con yêu của mình.

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, nhớ phải đun sôi lên không trẻ khi uống rất dễ trẻ bị tiêu chảy. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.

2. Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

10. Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

15. Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Theo: Ichnhi.vn