Top 10 # Cách Điều Trị Lẹo Mắt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Điều Trị Lẹo Mi Mắt

Lẹo là bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh h.

Lẹo là gì?

Mắt bị lẹo là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Các dạng lẹo:

Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

Lẹo bên trong: thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

Đa lẹo: tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ bị lên lẹo là do: viêm mi mắt, dùng khăn chung hoặc dùng quá nhiều mỹ phẩm (kẻ viền mắt). Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách (rửa mắt bằng nước muối, không tự ý nặn mủ ở lẹo…). Nhưng nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu… hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.

Điều trị: rửa mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Chườm nóng có thể giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm. Những lẹo to hoặc dai dẳng có thể sử dụng corticoid nhưng phải được bác sĩ khám và theo dõi. Cũng có thể chích lẹo hoặc kết hợp cả hai phương pháp.

Cần làm gì khi có lẹo?

Không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn. Áp dụng nén (chườm) ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Đặt miếng nén trên mắt sau khi đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút). Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng ấm thay vì nước ấm. Nên để cho những lẹo trên mí mắt tự vỡ, tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng.

Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt theo chỉ định của bác sĩ. Luôn rửa tay trước khi tra thuốc mỡ cho mắt hay tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc này phải được giữ gìn sạch sẽ, lọ thuốc mới sử dụng (không dùng thuốc dùng dở và để lâu), không để thuốc chạm vào mắt, mí mắt. Nếu phải tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt thì nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mí mắt trước khi đi ngủ.

Chú ý: Không nên chữa lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

Cách ngăn ngừa lẹo trên mí mắt

Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan. Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề. Nếu bạn là người thường xuyên trang điểm, cần tẩy trang cho mắt sạch sẽ hàng ngày. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.

Khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nếu không xử lý ngay tình trạng viêm nhiễm ở mắt, thì sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụn lẹo ở mí mắt.

Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với một mụn lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào khác./.

Ngọc Diệp (t/h)

Điều Trị Lẹo Mắt Tại Nhà

6 ghi chú đối phó với mụt lẹo mắt

1. Không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn.

2. Áp dụng nén ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Sự nén ấm này cũng có thể giúp mở ra một lỗ bị chặn để có thể tiêu thoát và bắt đầu chữa bệnh.

Đặt miếng nén trên mắt sau khi bạn đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút). Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng thay vì nước ấm.

3. Hãy để cho những lẹo mắt/cái chắp trên mí mắt của bạn tự vỡ. Tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng.

Nếu bạn muốn chữa trị một chiếc mụn lẹo ở mí mắt không phải tại nhà thì bạn có thể đến gặp bác sĩ. Khi ấy bác sĩ có thể kê một toa thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt cho lẹo mắt của bạn.

Luôn rửa tay trước khi áp dụng thuốc mỡ tra mắt hay thuốc nhỏ mắt. Hãy chắc chắn các thuốc này sạch sẽ và cố gắng không để chạm vào mắt, mí mắt, hoặc bất kỳ bề mặt của lọ thuốc/ tuýp thuốc.

5. Nếu bạn bắt buộc phải tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt thì nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mí mắt trước khi đi ngủ.

7 mẹo giúp ngăn ngừa lẹo trên mí mắt

* Không chà mắt của bạn vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan.

* Bảo vệ mắt bạn khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi bạn đang ở bên ngoài, đặc biệt khi bạn làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ.

* Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề.

* Tẩy trang cho mắt sạch sẽ sau khi trang điểm mắt của bạn. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm.

* Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau, hoặc trang điểm mắt.

Trị lẹo triệt để bằng cách Chích huyệt Phế du

Theo Đông y, châm cứu chữa lẹo, chắp mắt vào huyệt Phế du rất hiệu quả, chỉ cần một lần là khỏi. Tuy nhiên, nếu nốt to, đã có chân mủ trắng thì lâu hơn. Chích huyệt Phế du bệnh nhân sẽ khỏi và không tái phát. Nhưng việc này chỉ những thầy thuốc và lương y có kinh nghiệm lâu năm mới chích chính xác, an toàn, không tái phát và không để lại sẹo. Vì vậy, người dân không nên tự ý chữa lẹo, chắp mắt, mà nên sớm đến cơ sở y tế chữa trị, tránh để lẹo, chắp bị vỡ, nhiễm trùng.

Y sĩ Ngọc Tuyết, BV Xanh Pôn cho biết, để chữa lẹo, chắp mắt chị đề nghị bệnh nhân ngồi ngay ngắn. Đau mắt nào dùng tay bên ấy vắt qua vai bên kia, đầu ngón tay giữa chạm vào cột sống lưng (thường vào khoảng đốt lưng 3 đến 4) thì đánh dấu và từ đó miết vuông góc ra phía đối diện với bên mắt đau 1,5 thốn (1 thốn ở người trưởng thành là 2 cm, 1,5 thốn = 3 cm) để tìm huyệt Phế du. Sau đó lấy kim đã sát trùng châm dứt khoát một mũi, nặn sạch máu độc.

Cách khác xác định vị trí huyệt phế du: giữa đốt sống lưng D3 – D4 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn (khoảng bằng chiều ngang 2 ngón tay trỏ và giữa).

Cách đơn giản hơn, huyệt phế du thường được tìm ra bằng cách dùng bàn tay bên này, vắt qua vai bên kia sao cho ngón tay trỏ chạm cột sống lưng, đầu ngón tay giữa là huyệt. Cần chú ý: phải đảm bảo vô trùng khi chích lể nặn máu, tay phải được rửa sạch với xà phòng kháng khuẩn, kim chích lể phải được vô khuẩn, dùng một lần rồi bỏ, vùng được chích lể phải được sát trùng bằng cồn 90độ. Thường chích lể nặn máu cả 2 bên.

Nên chích lể, châm cứu sớm ngay khi chắp lẹo mới hình thành để đạt hiệu quả điều trị tốt, làm chắp lẹo tiêu nhanh. Trường hợp để muộn vẫn có thể áp dụng các phương pháp điều trị như trên. Tuy nhiên, nếu chắp lẹo đã thành mủ thì nên đến thầy thuốc hoặc cơ sở y tế để làm thủ thuật chích tháo mủ, nạo ổ viêm…

Theo các chuyên gia y tế, lẹo, chắp mắt có thể do phong nhiệt bên ngoài thâm nhập vào cơ thể, hoặc do ăn quá nhiều các thứ cay nóng, khiến cho hỏa độc uất kết ở tỳ vị gây nên. Vì vậy, để phòng tránh, bệnh, đặc biệt là những người đã từng bị lẹo, chắp mắt, mọi người nên hạn chế chất kích thích như rượu, thuốc lá, hành, tỏi, ớt, hẹ, kinh giới. Giảm ăn những món có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thủ lợn. Khi đã mọc lẹo, chắp mắt muốn chóng hồi phục nên hạn chế ăn hải sản…

Bacsinoigi.com

http://kenh14.vn/gioi-tinh/6-ghi-chu-giup-dieu-tri-leo-o-mi-mat-tai-nha-20100825034526826.chn

http://giadinh.net.vn/suc-khoe/chua-benh-khong-dung-thuoc-mang-seo-vi-leo-mat-20091106083822549.htm

Cách Nhận Biết Và Điều Trị Lẹo Mắt Ở Trẻ

Lẹo là một bệnh thường gặp. Nên lẹo cũng rất dễ chữa trị mà bệnh nhân mắc bệnh không cần phải đến các hay gặp bác sĩ mắt . Tuy nhiên không phải ai cũng biết biểu hiện của nó và chữa trị. Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên, có người chỉ bị một vài lần rồi khỏi hẳn, nhưng cũng có người mắt mọc lẹo liên tiếp, khỏi đợt này, mọc đợt khác. Đối với trẻ nhỏ đây là một bệnh thường gặp do các bé còn chưa ý thức được về vấn đề vệ sinh tay, mọi phản ứng của cơ thể đều do phản xạ, khi ngứa các bé sẽ gãi, day dụi mắt dẫn đến dễ mắc các bệnh ở mắt.

Khi bị lẹo ở mắt, ban đầu mi mắt bị sưng nhẹ, đỏ, hơi ngứa và đau. Sau 1 vài ngày ở chỗ đau sẽ nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo, thường mọc ở ngay bờ mi mắt hoặc dính chặt vào da mi mắt, sau 3-4 ngày lẹo sẽ mưng mủ và vỡ.

Nguyên nhân gây lẹo ở mắt

Lẹo hình thành từ sự nhiễm trùng ở vùng chân lông mi nên thường tạo cảm giác đau, khó chịu. Do có vị trí xuất hiện đặc trưng như thế nên thường gọi là lẹo ngoài. Lẹo còn có thể xuất hiện ở phía trong hoặc bên dưới mi mắt nếu một trong các ống tuyến nhờn (tuyến Meibomian) bị nhiễm trùng. Khi đó nó được gọi là lẹo trong. Lẹo còn có thể được gây ra bởi sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có.

Bố mẹ lấy một ít bông hoặc khăng mỏng nhúng vào nước ấm, sau đó vắt khô đi một chút và áp lên mi mắt bé, làm như vậy 3 lần một ngày, mỗi lần 10 phút. Nếu sau khoảng 2- 3 ngày lẹo tiếp tục sưng to và không có dấu hiệu khỏi thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ mắt ( hoặc bệnh viện mắt ) để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý trích, rạch, nặn mủ tại nhà, tránh làm tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại seo xấu gây mi quặp.

Để phòng ngừa lẹo cho trẻ, bố mẹ cần phải tập cho con thói quen rửa tay sạch sẽ. Nếu bé hay bị lẹo bố mẹ có thể dùng bông gòn tẩm một ít nước ấm hoặc nước muối sinh lý vệ sinh chân lông mi của bé mỗi ngày một lần.

Lẹo Mắt (Mụt Lẹo) Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tác giả : Như Bích

Tìm hiểu chung về bệnh lẹo mắt (mụt lẹo)

Lẹo mắt (Mụt lẹo) là gì?

Lẹo mắt là vết sưng, đỏ giống như cục mụn, xuất hiện ngay cạnh lông mi. Một số trường hợp chỗ u có thể chứa nhiều mủ.

Các chuyên gia y tế cho biết, mí mắt có rất nhiều tuyến bã nhờn nhỏ. Đặc biệt là quanh lông mi. Da chết, bụi bẩn hoặc tình trạng tích tụ dầu có thể làm tắc nghẽn hoặc ngăn chặn các lỗ nhỏ này.

Khi một tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn, vi khuẩn có thể phát triển bên trong và gây ra triệu chứng mụn lẹo.

Trong nhiều trường hợp, mụt lẹo sẽ tự biến mất sau vài ngày. Trong thời gian đó, bạn có thể giảm đau và sưng viêm của mụt lẹo bằng cách chườm một mảnh vải sạch đã ngâm nước ấm lên vết lẹo.

Mụt lẹo thường gặp ở những đối tượng nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, ai cũng có thể mắc lẹo ở mắt. Từ trẻ nhỏ cho đến người già, không phân biệt lứa tuổi.

Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế khả năng mắt bị mụt lẹo bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu mụt lẹo ở mắt

Dấu hiệu và triệu chứng nổi mụt lẹo

Để phát hiện các triệu chứng bệnh lẹo mắt, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng lẹo mắt như sau:

Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, hơi đỏ. Kèm theo ngứa và đau.

Tiếp đó, chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.

Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ.

Bác sĩ chuyên khoa mắt cho biết, đặc điểm của mụn lẹo là rất hay tái phát. Bệnh lẹo mắt có thể bị ở một hoặc 2 mi mắt. Có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Các dạng lẹo mắt thường gặp

Có rất nhiều dạng mụn lẹo, trọng đó phải kể đến như:

Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt: nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được lẹo. Trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Mắt bị mụn lẹo – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Các chuyên gia y tế cho biết, phần lớn, lẹo mắt thường không gây hại ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Tuy nhiên, việc thăm khám là cần thiết nếu như bạn gặp phải một trong những triệu chứng sau:

Mụn lẹo ở mắt kèm theo

Đau mắt lẹo, kèm theo thị lực có vấn đề;

Mụt lẹo không cải thiện trong vòng 2 ngày;

Đỏ và sưng bên dưới mi mắt, kèm theo sưng má và vài bộ phận trên khuôn mặt bạn;

Mụt lẹo ở mắt chảy máu, cục u sưng rất lớn và đau đớn, nốt giộp hình thành trên mí mắt hoặc cả mí mắt hoặc mắt bị đỏ.

Nguyên nhân nổi mụn lẹo ở mắt

Nguyên nhân gây lẹo mắt (mụt lẹo) là gì?

Nguyên nhân gây lẹo mắt chủ yếu là do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Mụn lẹo xuất hiện khi có sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt.

Đôi khi, khi lẹo mắt còn là kết quả của viêm nhiễm lan rộng do viêm bờ mi đã có sẵn.

Nguy cơ bị mụt lẹo ở mắt

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lẹo mắt (mụt lẹo)?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lẹo mắt:

Đã từng bị viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính.

Tay chưa được vệ sinh sạch sẽ, nhưng dùng tay nhiễm khuẩn để thay kính áp tròng.

Không khử trùng kính áp trong trước khi vào mắt

Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo và quá hạn sử dụng;

Không tẩy trang mà để qua đêm.

Lẹo mắt có lây không?

Các chuyên gia y tế cho biết, mụt lẹo là một căn bệnh có thể lây lan dây chuyền. Đặc biệt rất dễ lây truyền từ mi mắt này sang mi mắt khác

Khi mắt lẹo lây lan, đôi mắt sẽ trở nên sưng phồng làm ảnh hưởng lớn đến thị lực. Nếu để lâu mà không chữa trị kịp thời có thể gây nên mù lòa.

Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi nếu bệnh không quá nặng. Người bệnh có thể tự điều trị bằng những phương pháp đơn giản như:

Điều trị mụt lẹo

Chẩn đoán bệnh lẹo mắt như thế nào

Chẩn đoán mụt lẹo rất đơn giản, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xem xét mắt và mí mắt của bạn.

Bác sĩ có thể sẽ dùng đèn được sử dụng trong y khoa để rọi vào mắt và dùng kính lúp để kiểm tra mí mắt của bạn.

Ngoài ra còn có những phương pháp chẩn đoán khác nhưng rất hiếm khi được sử dụng.

Những cách chữa lẹo mắt (mụt lẹo)

Ngay khi phát hiện ra những triệu chứng lẹo mắt kể trên. Bạn cần đi thăm khám sớm để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Thông thường, với những trường hợp bị mụt lẹo, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt để giúp hết sưng.

Thỉnh thoảng các thuốc giảm đau không kê toa có thể giúp bạn giảm sự khó chịu do lẹo mắt gây ra.

Một vài trường hợp nặng, các bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ ở vùng bị sưng để mủ chảy ra nếu lẹo mắt không có dấu hiệu thuyên giảm.

Một số mẹo chưa lẹo mắt

Chườm ấm là cách hiệu quả nhất để điều trị chứng lẹo mắt. Nước ấm có thể giúp bạn làm tan mủ và làm cho mụn lẹo khô một cách tự nhiên.

Bạn nên làm ướt khăn mặt với nước ấm sau đó vắt nhẹ để khăn không quá ướt và nhỏ giọt. Đặt khăn ấm lên trên mắt trong vòng từ 5 đến 10 phút. Không nên vắt khăn quá kiệt nước. Bạn có thể thực hiện 3-4 lần/ngày.

Ngoài ra, bạn có thể vệ sinh mí mắt bằng cách chọn loại dầu gội dành cho trẻ em với loại không làm cay mắt, và hòa với nước ấm. Sau đó, dùng miếng bông hoặc khăn mặt nhúng vào dung dịch này rồi nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn ở mí mắt. Bạn nên thực hiện việc này cho đến khi lẹo mắt biến mất.

Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch nước muối. Rửa mí mắt cũng có thể giúp vết tổn thương nhanh khô và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Cách phòng tránh bệnh lẹo mắt (mụt lẹo)

Ngoài việc thăm khám và điều trị bệnh sớm, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh cũng như hạn chế diện biến của bệnh.

Hạn chế hoặc không dùng phấn trang điểm mắt.

Không sờ hoặc tự ý nặn lẹo mắt.

Ngưng sử dụng kính áp tròng cho đến khi lẹo mắt hoàn toàn khỏi hẳn.

Giữ cho mặt, da đầu, lông mày và tay sạch sẽ.

Bị lẹo mắt kiêng ăn gì?

Lẹo mắt kiêng ăn gì là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn. Bởi nếu bạn chú ý trong chế độ ăn uống, sẽ giúp bệnh nhanh lành hơn. Những thực phẩm cần kiêng như:

Các thực phẩm có tính nóng như thịt dê, thịt chó, thịt bò,… thì không nên ăn hoặc ăn ít bởi chúng dễ làm cơ thể bị nóng, dễ sinh ra mụn nóng, mẩn đỏ

Nên hạn chế những thực phẩm quá giàu đường, tinh bột như bánh kẹo, đường, đồ ngọt,…. Vì nó sẽ làm chậm quá trình lần vết thường.

Những món ăn có chứa nhiều Nitrat như thịt xông khói, xúc xích, thịt đóng hộp cũng không nên ăn. Bởi những đồ ăn này cản trở lưu thông máu ở mắt, dễ làm gia tăng cục máu đông trong cơ thể và sự viêm nhiễm.

Giảm ăn đồ tanh như các loại cá, cua, sò, ốc, mực… các loại thủy – hải sản nói chung. Theo quan niệm dân gian, các loại đồ ăn này không tốt cho mắt bị lên lẹo.

Không ăn những loại lá, rau hay giá vị có tính kích thích như ớt, sả, hành, hẹ, kinh giới, quế,…. Vì chúng dễ gây kích thích, làm nóng người, dễ gây sưng to hơn.

Mắt bị lên lẹo không nên dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá vì chúng dễ làm ảnh hưởng tới hoạt động điều tiết của mắt.

Vừa rồi là những thông tin tổng quan về bệnh lẹo mắt (mụt lẹo)là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.