Top 11 # Cách Trị Chuột Rút Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Nguyên Nhân Của Chuột Rút Là Gì? Cách Xử Trí Khi Bị Chuột Rút?

Chuột rút là sự co thắt đột ngột, không tự ý xảy ra ở nhiều cơ. Thông thường. chuột rút sẽ kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Tình trạng có thắt cơ này thường gây đau, thậm chí rất đau, và có thể tác động đến nhiều nhóm cơ khác nhau. Cường độ cơn đau của chuột rút có thể khiến bạn phải thức giấc vào ban đêm hoặc khó khăn trong đi lại.

Những nhóm cơ ở chân là những nhóm cơ thường bị ảnh hưởng: vùng cơ bắp chân, mặt sau đùi, phía trước đùi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị chuột rút ở những nhóm cơ ở:

Trong một số trường hợp, khi bị chuột rút, bạn có thể sờ thấy một khối cơ bên dưới da của bạn.

Tập luyện thể thao hoặc lao động thể chất trong thời gian dài, đặc biệt trong thời tiết nóng, có thể dẫn đến chuột rút. Một số loại thuốc hoặc tình trạng bệnh lý nào đó cũng có thể gây nên chuột rút . Bạn thường có thể tự điều trị chuột rút tại nhà bằng các biện pháp tự chăm sóc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút. Có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp như:

Quá sử dụng cơ bắp: thường xuất hiện khi bạn tập luyện

Sự mất nước: có thể bị mất quá nhiều dịch

Giữ cơ thể ở một ví trí kéo dài

Tuy nhiên, nhiều trường hợp, nguyên nhân dẫn đến chuột rút là không rõ ràng.

Các động mạch nuôi dưỡng chân của bạn có thể bị hẹp. Điều này có thể dẫn đến giảm cung cấp máu cho cơ bắp ở chân. Khi bạn đi lại, chơi thể thao…, sự thiếu máu này có thể gây nên cơn đau như chuột rút. Những cơn chuột rút này có thể biến mất khi bạn dưng hoạt động.

Dây thần kinh tủy sống bị chèn ép cũng có thể tạo ra cơn đau giống chuột rút ở chân. Cơn đau này thường tồi tệ hơn khi bạn đi lại. Đi lại với tư thế hơi gấp phía trước – ví dụ như bạn đẩy một giỏ hàng đi trước bạn – có thể cải thiện hoặc trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng này.

Quá ít kali, calci hay magie trong thực đơn có thể góp phần gây nên chuột rút. Thuốc lợi tiểu – thuốc thường kê cho những người cao huyết áp – cũng có thể gây thiếu những khoáng chất này.

Những yếu tố có thể khiến bạn dễ bị chuột rút hơn những người khác. Có thể kể đến là:

Những người lớn tuổi sẽ bị mất dần khối cơ bắp theo thời gian. Vì vậy, những phần cơ bắp còn lại sẽ phải tăng hoạt động. Do đó, chúng dễ bị mỏi cơ hơn nhiều.

Những vận động viên dễ bị mệt mỏi và mất nước khi họ tham gia thể thao trong thời tiết nóng bức. Tình trạng này khiến họ dễ bị chuột rút hơn.

Có thắt cơ rất thường gặp khi bạn mang thai.

Bạn có thể dễ bị chuột rút hơn nếu bạn bị đái tháo đường, rối loạn thần kinh, gan, thận, hoặc tuyến giáp.

4. Triệu chứng của chuột rút là gì?

Hầu hết chuột rút xuất hiện ở chân, đặc biệt là khối cơ vùng bắp chân. Bên cạnh cơn đau chói, đột ngột, bạn cũng có thể cảm thấy hoặc thấy một khối cơ ngay dưới da của bạn.

Chuột rút thường vô hại và không yêu cầu sự chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ, nếu tình trạng chuột rút của bạn:

Không cải thiện khi kéo dãn.

Xảy ra trong thời gian dài.

Đi kèm tình trạng yếu cơ, sưng chân, đỏ hoặc thay đổi màu da.

Xuất hiện thường xuyên.

Những dấu hiệu này có thể chỉ ra một tình trạng y tế nào đó.

Để biết được nguyên nhân của chuột rút, bác sĩ sẽ thực hiện một bài kiểm tra thể chất cho bạn. Họ có thể hỏi bạn một số câu hỏi.Có thể kể đến là:

Tần suất xảy ra chuột rút của bạn là như thế nào?

Chuột rút ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?

Những khối cơ nào bị chuột rút?

Bạn có uống thuốc gì để điều trị chưa?

Bạn có uống rượu bia hay không?

Thói quen tập luyện hay chơi thể thao của bạn như thế nào?

Mỗi ngày thói quen uống nước của bạn như thế nào?

Bạn cũng có thể cần làm một xét nghiệm máu. Mục đích để kiểm tra nồng độ kali, canci trong máu của bạn, cũng như chức năng gan, thận, tuyến giáp. Nếu là phụ nữ, bạn cũng có thể làm xét nghiệm kiểm tra mang thai hay không.

Ngoài ra đo điện cơ cũng là một xét nghiệm để đo hoạt động cơ và kiểm tra những bất thường cơ nếu có. Chụp cộng hưởng từ cũng có thể là một xét nghiệm có ích. Đây là một công cụ hình ảnh tạo ra một bức tranh về tủy sống của bạn.

Hãy báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy yếu cơ, đau, hoặc mất cảm giác. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của rối loạn thần kinh.

Khi đột ngột bị chuột rút, bạn có thể tự quản lí cơn chuột rút này.

Bạn có thể áp dụng biện pháp băng ép nóng hoặc lạnh lên vùng cơ bị đau để giảm đau. Bạn cũng có thể sử dụng bất kì biện pháp nào sau đây: Một chiếc khăn nóng (hoặc lạnh), đá lạnh.

Kéo dãn cơ bị chuột rút cũng có thể làm giảm cơn đau do co thắt cơ. Ví dụ, nếu bắp chân của bạn bị chuột rút, bạn có thể dùng tay kéo bàn chân của bạn lên cao để kéo dãn bắp chân. Hoặc bạn có thể ngồi lên sàn nhà hoặc một cái ghế với chân bị chuột rút được duỗi thẳng.

Cố gắng kéo đầu ngón chân về phía đầu trong khi chân của bạn vẫn giữ tư thế thẳng. Điều này cũng giúp giảm chuột rút cho nhóm cơ sau đùi. Đối với nhóm cơ trước đùi, hãy cố gắng gấp gối, kéo bàn chân về phía mông. Có thể ổn định cơ thể bằng cách vịn một tay vào ghế.

Nếu cơn đau không cải thiện, có thể uống thuốc không cần kê đơn của bác sĩ, thuốc kháng viêm, ví dụ như ibuprofen. Nó cũng có thể giúp kéo dãn nhẹ vùng cơ bị đau.

Chuột rút có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nếu điều này xảy ra, hay nói với bác sĩ của bạn để kê . Thuốc này giúp thư giãn cơ và làm dịu đi cơn chuột rút.

Kiểm soát tốt những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chuột rút có thể cải thiện các triệu chứng và làm dịu đi cơn chuột rút. Ví dụ, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn bổ sung nếu nồng độ kali hay canxi gây ra sự kích hoạt chuột rút.

Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa chuột rút xảy ra là tránh hoặc hạn chế những tập luyện gây căng cơ hoặc gây chuột rút.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

Kéo dãn hoặc làm ấm trước khi tham gia thể thao hoặc tập luyện. Không làm ấm cơ thể trước có thể dẫn đến căng cơ và dễ chấn thương khi tập luyện. Nếu bạn hay bị chuột rút chân vào ban đêm khi ngủ, có thể kéo dãn nhẹ nhàng trước khi ngủ. Những bài tập nhẹ nhàng như đạp xe đạp tĩnh vài phút trước khi ngủ, cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút.

Không tập thể dục ngay sau khi ăn.

Giảm lượng thức ăn và đồ uống có chưa caffein, chẳng hạn như cà phê hay sô cô la

Tăng lượng canxi hoặc kali nạp vào cơ thể hàng ngày bằng cách uống sữa, nước cam hoặc ăn chuối.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc hay lo lắng gì, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn. Tuyệt đối không tự ý điều trị!

Cách Điều Trị Bệnh Chuột Rút Về Ban Đêm

Cho đến nay, cơ chế khởi phát bệnh chuột rút vẫn chưa được làm rõ và tại sao nó lại xuất hiện vào ban đên vẫn còn là một dấu hỏi với giới chuyên gia. Biểu hiện thông thường của bệnh chuột rút là các cơ co thắt đột ngột, mất kiểm soát, thường xảy ra ở bắp chân, ngón chân, tay,… Chuột rút thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai vì một số điểm đặc biệt về trọng lượng cơ thể và nội tiết tố. Dù chưa xác định được cơ chế, nhưng có một số nguyên nhân gây chuột rút điển hình như:

Lao động tay chân quá mức dẫn đến cơ căng cứng thường xuyên, liên tục, gây mỏi cơ và biểu hiện bằng chuột rút vào ban đêm.

Thiếu một số khoáng chất khiến cơ co giật, như chất Kali, Magie, Canxi

Phụ nữ mang thai, người có nhu cầu canxi lớn để cung cấp cho em bé trong bụng nên nếu không cung cấp đủ, cơ thể sẽ tự trích lấy canxi từ mẹ cho bé, làm bà bầu bị chuột rút ban đêm.

Đứng ngồi quá lâu, uống không đủ nước, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ.

Do một số bệnh lý như Parkinson, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch chân,…

Thông thường, chuột rút chỉ là một bệnh riêng lẻ, xuất hiện như một triệu chứng cơ co giật, khi chạm tay vào sẽ thấy cơ căng cứng hết mức. Chuột rút có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút và lúc xảy ra thì chân không thể cử động hay đi lại. Tuy nhiên, nếu chuột rút đi kèm với các triệu chứng khác như đau nhức cơ thường xuyên, chán ăn, người xanh xao, hay cảm lạnh,…

Nếu chuột rút chỉ là một triệu chứng đơn lẻ, sẽ có những cách “chữa cháy” để bạn nhanh chóng khỏi, bằng cách tạm thời dừng vận động, thư giãn các cơ bắp và thả chùng chân đang bị chuột rút. Xoa bóp nhẹ nhàng đến khi cơn chuột rút giảm dần. Sau đó, nhẹ nhàng vươn duỗi cơ, thực hiện các động tác nhẹ nhàng và đơn giản.

Chuột rút bắp đùi sẽ khó khăn cho việc thư giãn cơ hơn, khi ấy, bạn cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, sau đó dùng một tay nâng cao gót chân, đồng thời ấn đầu gối xuống bằng tay còn lại. Sau khi đã qua cơn đau, bạn có thể tắm nước nóng để các bắp thịt thư giãn tốt hơn.

Để điều trị chuột rút, bạn nên uống nhiều nước, dùng trà xanh để giúp cơ thể thanh lọc và dùng bổ sung vitamin E hay thuốc thư giãn cơ. Điển hình nhất là thuốc điều trị chuột rút Legs Veins từ Mỹ, với chiết xuất từ cây dẻ ngựa sẽ giúp bạn đánh tan cơn nhức mỏi và co thắt cơ đột ngột, bổ sung collagen để thành tĩnh mạch vững chắc hơn, chống lại nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Legs Veins là cách điều trị bệnh chuột rút vào ban đêm hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng và hài lòng với kết quả đạt được. Trong trường hợp bị chuột rút thường xuyên, liên tục, kết hợp với nhiều triệu chứng khác, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám xem mình có mắc bệnh gì hay không.

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Chuột Rút

Đã ít nhất một lần trong đời bạn gặp phải chứng chuột rút. Đây là hiện thường thấy và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc phải, nhất là nhóm đối tượng trung niên và người cao tuổi.

Khi có sự co thắt cơ hay nhóm cơ, đặc biệt là nhóm cơ cẳng chân diễn ra một cách đột ngột, không có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài, đều được xem là hiện tượng chuột rút.

Thông thường, thời gian một cơn chuột rút diễn ra được xác định trong khoảng thời gian vài giây nhưng có cũng trường hợp kéo dài trên 10 phút.

Thậm chí, ở nhiều người, các cơn đau do chuột rút còn kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày, gây ra nỗi ám ảnh về thể xác lẫn tinh thần. Người rơi vào trường hợp này có cảm giác các cơn đau “bóp” chặt cơ, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình di chuyển và sinh hoạt.

Chuột rút ảnh hưởng tới di chuyển và sinh hoạt của người mắc phải.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút, có thể kể tới như:

– Không khởi động trước khi thực hiện các hoạt động dùng nhiều cơ bắp như bơi lội, chạy bộ, đá bóng…

– Khởi động không kỹ, không đủ thời gian trước khi tham gia hoạt động thể dục thể thao cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút.

– Ngoài ra, chứng chuột rút còn gặp ở những trường hợp lạm dụng thuốc lợi tiểu, người bị tiêu chảy dẫn tới thiếu kali.

– Đặc biệt lưu ý nếu bạn thường xuyên rơi vào trường hợp chuột rút về đêm. Đã có rất nhiều trường hợp, màn đêm trở thành nỗi ám ảnh vì họ không dám chợp mắt do tình trạng ngủ hay bị chuột rút, dẫn đến chứng thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, stress và trầm cảm rất nặng.

Nguyên nhân bị chuột rút khi ngủ là gì?

Nếu bạn đang gặp tình trạng như trên, đừng chủ quan.Đây chính là dấu hiệu cảnh báo của một loại bệnh lý mà rất ít người biết. Trong đó, có đến 70% các trường hợp xuất phát từ căn bệnh suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân.

Cơ chế hoạt động của căn bệnh này là sự tắc nghẽn dòng máu sâu bên trong tĩnh mạch khiến cho các chất chuyển hóa tích tụ dưới da, các cơ dễ dàng rơi vào trạng thái kích thích, sinh ra hiện tượng co cơ, chuột rút. Ngoài ra, suy tĩnh mạch cũng gây ra chứng phù nề chi dưới, được xếp vào nguyên nhân bị chuột rút khi đang ngủ.

Bệnh chuột rút về đêm do suy giảm tĩnh mạch chi dưới phải được điều trị cấp tốc và nhanh chóng. Nếu phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ khỏi lên đến 90%.

– Ở những trường hợp nhẹ, hạn chế ngồi xổm, không đi giày cao gót là những điều mà bạn cần phải làm ngay từ hôm nay. Đồng thời, hãy tập cho mình thói quen uống nhiều nước và xoa bóp chân trước khi đi ngủ.

– Những trường hợp nặng hơn sẽ được các bác sĩ kê thuốc làm bền thành mạch và lưu thông máu trong tĩnh mạch.

– Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường bổ sung vitamin E và Quinin kết hợp với dùng thuốc, thay đổi thói quen, tình trạng chuột rút sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

-Sử dụng những sản phẩm đông y hỗ trợ điều trị nguyên nhân bệnh. Đặc biệt là bài thuốc từ bài thuốc quế chi phòng khung thang rất nổi tiếng gồm các vị thuốc như quế chi, phòng phong, xuyên khung, sinh khương, đại táo, cam thảo. Với thành phần này sản phẩm siro PQA thư giãn gân cơ giúp bồi bổ can thận, hành khí hoạt huyết giúp gân cơ vững vàng khỏe mạnh không bị chuột rút trở lại. Ngoài sử dụng cho bệnh nhân bị chuột rút thì những bệnh nhân chân tay co quắp, cầm nắm khó khăn, lưng còng đi lại khó khăn, đau mởi gân cơ. Nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên an toàn và không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.

Sưu tầm bởi PQA

Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Chuột Rút Ở Chân

Chuột rút ở chân là một cơn co thắt đột ngột, không kiểm soát được của một cơ bắp. Điều này có thể xảy ra ở nơi khác trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở các chi dưới. Chuột rút ở chân hoặc co thắt là không thể dự đoán ở chỗ chúng có thể khác nhau về cường độ và thời gian, và xuất hiện đột ngột, nhưng chúng có những nguyên nhân có thể dự đoán được có thể dẫn đến các nỗ lực phòng ngừa.

Chuột rút ở chân thường kéo dài dưới một phút nhưng có thể chịu đựng được vài lần trước khi các cơn co thắt giảm dần. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

Đột ngột, đau nhói, thường xuyên nhất ở phía sau chân

Sự co thắt không kiểm soát của cơ bắp

Một cảm giác run rẩy trong cơ bắp.

Đau nhức và mệt mỏi liên tục sau khi thư giãn cơ bắp

Ở một số người, co thắt xảy ra chủ yếu vào ban đêm và có thể đánh thức bệnh nhân khỏi giấc ngủ. Chuột rút chân nghiêm trọng hơn có thể gây đau kéo dài vài ngày sau khi chuột rút xảy ra.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của chứng chuột rút ở chân không được hiểu rõ, nhưng có một số yếu tố rủi ro được cho là góp phần:

Tuổi: Chuột rút ở chân phổ biến hơn ở bệnh nhân trẻ (tuổi vị thành niên) và người già (trên 65).

Mệt mỏi cơ bắp: Tập luyện quá sức do tập thể dục nặng hoặc hoạt động một cách bất thường có thể là điều đáng trách.1

Mất nước: Điều này bao gồm mất cân bằng điện giải (đặc biệt là kali, magiê, natri và canxi.) 2 Thừa cân

Điều kiện y tế: Những người có tình trạng tuyến giáp hoặc thần kinh được biết là bị chuột rút ở chân.

Sử dụng hòa giải: Một số loại thuốc có thể gây co thắt cơ do tác dụng phụ, bao gồm cả thuốc statin3 và corticosteroid4 như thuốc tiên dược.

Sự đối xử

Thông thường, bản năng chiếm lấy khi bị chuột rút ở chân và bạn xoa bóp và kéo căng cơ bắp. Điều này thường giải quyết vấn đề.

Bạn cũng có thể tìm thấy sự cứu trợ bằng cách:

Làm mát da bằng vải lạnh, ẩm

Uống nhiều nước

Một bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc thư giãn cơ nếu chuột rút nghiêm trọng. Một loại thuốc, Robax, kết hợp methocarbamol (một loại thuốc giãn cơ) với ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid, NSAID). Bệnh nhân thường dùng nó cứ sau bốn đến sáu giờ không quá năm ngày.

Đại đa số những người bị chuột rút ở chân do tham gia thể thao không cần xét nghiệm cụ thể để điều trị trực tiếp. Và đối với đại đa số vận động viên, không nên sử dụng thuốc để điều trị các cơn đau quặn cơ bị cô lập.

Một dấu hiệu cảnh báo tổn thương cơ nguy hiểm là nước tiểu sẫm màu, đặc biệt là trong những giờ sau khi bị chuột rút nghiêm trọng hoặc chấn thương cơ. Đây là một triệu chứng của tiêu cơ vân, một tình trạng hiếm gặp khi các mô cơ bị tổn thương chết và xâm nhập vào máu, cuối cùng làm hỏng thận.

Phòng ngừa

Mặc dù bạn không thể luôn ngăn ngừa chuột rút ở chân, nhưng có những điều bạn có thể làm để giảm đáng kể nguy cơ:

Giữ nước: Mất nước được biết là có thể khiến bạn bị chuột rút ở chân, mặc dù lý do chính xác tại sao không được biết. Uống ít nhất ba ly nước đầy mỗi ngày, bao gồm một ly trước khi đi ngủ. Cũng uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập thể dục.

Chọn thực phẩm một cách khôn ngoan: Đồ uống điện giải có thể giúp giữ mức độ ổn định, nhưng ăn thực phẩm giàu kali hoặc magiê cũng có thể giúp ích. Chúng bao gồm chuối, khoai lang, đậu / đậu và bơ.

Kéo dài: Kéo dài có thể thư giãn các sợi cơ. Khi tập thể dục, một thói quen kéo dài sau tập luyện tốt có thể giúp ngăn ngừa chuột rút. Hãy chắc chắn rằng bạn hạ nhiệt sau khi tập thể dục và không tập thể dục mạnh mẽ ngay trước khi ngủ.

Đào tạo dần dần: Tránh tăng đột ngột trong hoạt động. “Quy tắc 10%” là một quy tắc tốt: Không bao giờ tăng tải bài tập hàng tuần của bạn hơn 10% so với tuần trước. Hầu hết các vận động viên bị chuột rút ở chân, chẳng hạn như người chạy đường dài, có xu hướng làm như vậy bởi vì họ tăng cường độ hoặc thời gian tập luyện quá nhanh.

Hầu hết chuột rút ở chân là những sự kiện tự phát, đau đớn nhanh chóng giải quyết. Chúng có thể gây bực bội, đặc biệt nếu chúng xảy ra vào ban đêm và làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu chuột rút ở chân của bạn có vẻ thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn là điển hình, hãy đi khám bác sĩ.

Tham khảo : VeryWell