Top 7 # Điều Trị Bệnh Ung Thư Bàng Quang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Điều Trị Bệnh Ung Thư Bàng Quang

– Thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo: Bác sĩ có thể điều trị ung thư bàng quang sớm (nông) bằng thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo (TUR). Trong khi tiến hành TUR, Bác sĩ đưa một ống nội soi vào bàng quang qua niệu đạo.

Sau đó, Bác sĩ sử dụng một dụng cụ có một vòng dây điện nhỏ ở đầu đế cắt bỏ ung thư và đốt toàn bộ tế bào ung thư còn sót lại bằng một dòng điện (Phương pháp đốt tia điện). Bệnh nhân có thể cần nằm viện và gây mê. Sau TUR, bệnh nhân cũng có thể sử dụng hóa chất hoặc liệu pháp sinh học.

– Thủ thuật cắt bỏ bàng quang triệt để: Đối với ung thư bàng quang thể xâm lấn, loại phẫu thuật thường được sử dụng nhất là cắt bỏ bàng quang triệt để. Bác sĩ cũng có thể chọn loại phẫu thuật này khi ung thư nông lan rộng khắp một phần lớn bàng quang.

Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để là cắt bỏ toàn bộ bàng quang, các hạch lân cận, một phần niệu đạo và các cơ quan lân cận có thể chứa các tế bào ung thư. Ở nam giới, các cơ quan lân cận được cắt bỏ là tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo được cắt bỏ.

– Thủ thuật cắt bỏ bàng quang bán phần: Trong một số trường hợp, Bác sĩ có thể chỉ cắt bỏ một phần bàng quang, gọi là phẫu thuật cắt bỏ bàng quang bán phần. Bác sĩ lựa chọn loại phẫu thuật này khi bệnh nhân có ung thư cấp độ thấp đã xâm lấn vào thành bàng quang nhưng mới chỉ khu trú ở một vùng.

Một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số bệnh nhân khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại trong khu vực. Đôi khi, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tia phóng xạ khi không còn khả năng phẫu thuật.

Bác sĩ sử dụng hai cách chiếu xạ để điều trị ung thư bàng quang:

– Chiếu xạ ngoài: Một máy chiếu lớn bên ngoài cơ thể hướng tia vào vùng khối u. Hầu hết bệnh nhân chiếu xạ ngoài được điều trị ngoại trú 5 ngày/tuần trong thời gian 5 – 7 tuần. Phác đồ điều trị này giúp bảo vệ các tế bào và mô lành tránh sự lan tỏa của tổng liều phóng xạ. Thời gian điều trị có thể ngắn hơn khi kết hợp chiếu xạ ngoài với chiếu xạ áp sát.

– Chiếu xạ trong: Bác sĩ đặt một dụng cụ nhỏ chứa chất phóng xạ vào trong bàng quang qua niệu đạo hoặc qua một vết rạch ở vùng bụng. Bệnh nhân cần nằm viện vài ngày trong thời gian điều trị.

Để bảo vệ những người khác tránh khỏi tiếp xúc với phóng xạ, bệnh nhân thường không được có người tới thăm hoặc chỉ được gặp họ trong một thời gian ngắn khi nguồn xạ còn trong cơ thể. Khi nguồn xạ được lấy ra thì phóng xạ không còn ở lại trong cơ thể.Một số bệnh nhân ung thư bàng quang được điều trị bằng cả hai cách chiếu xạ.

Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.- Đối với bệnh nhân có ung thư bàng quang nông, bác sĩ có thể đưa hóa chất vào trong bàng quang sau khi cắt bỏ ung thư qua đường niệu đạo.

Đây là phương pháp điều trị tại chỗ. Bác sĩ đưa một ống thông vào bàng quang qua niệu đạo và qua đó bơm thuốc ở dạng nước vào bàng quang. Các loại thuốc này lưu lại trong bàng quang 5 – 7 giờ. Chúng chủ yếu ảnh hưởng tới những tế bào trong bàng quang. Thông thường, bệnh nhân được điều trị như vậy 1 lần/tuần trong 5 – 7 tuần. Đôi khi, người ta điều trị một hoặc vài lần mỗi tháng và kéo dài như vậy tới 1 năm.

– Nếu ung thư đã xâm lấn sâu vào bàng quang hoặc lan tới các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác, Bác sĩ có thể đưa thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị toàn thân, thuốc đi vào mạch máu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Các loại thuốc thường được điều trị theo chu kỳ để có một thời gian nghỉ, hồi phục tiếp theo sau một đợt điều trị.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng hóa chất đơn độc hoặc hóa chất kết hợp với phẫu thuật, xạ trị hoặc với cả hai. Thông thường, bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất ngoại trú ở một bệnh viện, phòng khám hoặc phòng khám tư. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc được sử dụng và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, bệnh nhân có thể cần nằm viện trong một thời gian ngắn.

Liệu pháp sinh học sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp sinh học thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua niệu đạo đối với ung thư bàng quang nông. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sinh học bằng cách đưa vào trong bàng quang dung dịch BCG.

Dung dịch BCG là dung dịch có chứa các vi khuẩn sống đã bị làm suy yếu. Những vi khuẩn này kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư ở bàng quang. Bác sĩ đưa dung dịch vào trong bàng quang qua một ống thông. Giữ dung dịch này trong bàng quang bệnh nhân khoảng 2 giờ. Điều trị bằng BCG thường được tiến hành 1 lần/tuần trong 6 tuần.

Dinh dưỡng trong điều trị ung thư bàng quang

Thông tin trên trang tin điện tử Bệnh viện K, các bệnh nhân cần nuôi dưỡng tốt trong quá trình điều trị, họ cần có đủ calo và protein để duy trì cân nặng, sức khoẻ. Chế độ dinh dưỡng tốt thường giúp bệnh nhân khoẻ mạnh hơn

Tuy nhiên bệnh nhân khó có thể ăn uống tốt bởi vì các biến chứng do điều trị gây nên như chán ăn, nôn, buồn nôn, mệt mỏi.

Các bác sỹ điều trị, bác sỹ dinh dưõng và những người chăm sóc bệnh nhân có thể đưa ra một chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh nhân và người nhà có thể tham khảo cuốn (Hướng dẫn ăn uống cho bệnh nhân ung thư).

Bệnh u đại tràng

Bệnh u răng

Theo GDVN

Điều Trị Ung Thư Bàng Quang

Ung thư bàng quang có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Các triệu chứng của ung thư bàng quang bao gồm tiểu đau và tiểu ra máu. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang chưa được biết rõ. Việc điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, và xạ trị.

Thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo: Bác sĩ có thể điều trị ung thư bàng quang sớm (nông) bằng thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo (TUR). Trong khi tiến hành TUR, bác sĩ đưa một ống nội soi vào bàng quang qua niệu đạo. Sau đó, bác sĩ sử dụng một dụng cụ có một vòng dây điện nhỏ ở đầu đế cắt bỏ ung thư và đốt toàn bộ tế bào ung thư còn sót lại bằng một dòng điện (Phương pháp đốt tia điện). Bệnh nhân có thể cần nằm viện và gây mê. Sau TUR, bệnh nhân cũng có thể sử dụng hóa chất hoặc liệu pháp sinh học.

Thủ thuật cắt bỏ bàng quang triệt để: Đối với ung thư bàng quang thể xâm lấn, loại phẫu thuật thường được sử dụng nhất là cắt bỏ bàng quang triệt để. Bác sĩ cũng có thể chọn loại phẫu thuật này khi ung thư nông lan rộng khắp một phần lớn bàng quang. Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để là cắt bỏ toàn bộ bàng quang, các hạch lân cận, một phần niệu đạo và các cơ quan lân cận có thể chứa các tế bào ung thư. Ở nam giới, các cơ quan lân cận được cắt bỏ là tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo được cắt bỏ.

Thủ thuật cắt bỏ bàng quang bán phần: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ cắt bỏ một phần bàng quang, gọi là phẫu thuật cắt bỏ bàng quang bán phần. Bác sĩ lựa chọn loại phẫu thuật này khi bệnh nhân có ung thư cấp độ thấp đã xâm lấn vào thành bàng quang nhưng mới chỉ khu trú ở một vùng.

Điều trị bằng tia xạ: Một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số bệnh nhân khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại trong khu vực. Đôi khi, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tia phóng xạ khi không còn khả năng phẫu thuật.

Bác sĩ sử dụng hai cách chiếu xạ để điều trị ung thư bàng quang:Chiếu xạ ngoài: Một máy chiếu lớn bên ngoài cơ thể hướng tia vào vùng khối u. Hầu hết bệnh nhân chiếu xạ ngoài được điều trị ngoại trú 5 ngày một tuần trong thời gian 5-7 tuần. Phác đồ điều trị này giúp bảo vệ các tế bào và mô lành tránh sự lan toả của tổng liều phóng xạ. Thời gian điều trị có thể ngắn hơn khi kết hợp chiếu xạ ngoài với chiếu xạ áp sát.

Chiếu xạ trong: Bác sĩ đặt một dụng cụ nhỏ chứa chất phóng xạ vào trong bàng quang qua niệu đạo hoặc qua một vết rạch ở vùng bụng. Bệnh nhân cần nằm viện vài ngày trong thời gian điều trị. Để bảo vệ những người khác tránh khỏi tiếp xúc với phóng xạ, bệnh nhân thường không được có người tới thăm hoặc chỉ được gặp họ trong một thời gian ngắn khi nguồn xạ còn trong cơ thể. Khi nguồn xạ được lấy ra thì phóng xạ không còn ở lại trong cơ thể.Một số bệnh nhân ung thư bàng quang được điều trị bằng cả hai cách chiếu xạ.

Hóa trị liệu:Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.

Đối với bệnh nhân có ung thư bàng quang nông, bác sĩ có thể đưa hóa chất vào trong bàng quang sau khi cắt bỏ ung thư qua đường niệu đạo. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ. Bác sĩ đưa một ống thông vào bàng quang qua niệu đạo và qua đó bơm thuốc ở dạng nước vào bàng quang. Các loại thuốc này lưu lại trong bàng quang năm bảy giờ. Chúng chủ yếu ảnh hưởng tới những tế bào trong bàng quang. Thông thường, bệnh nhân được điều trị như vậy một lần một tuần trong dăm bảy tuần. Đôi khi, người ta điều trị một hoặc vài lần mỗi tháng và kéo dài như vậy tới một năm.

Nếu ung thư đã xâm lấn sâu vào bàng quang hoặc lan tới các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác, bác sĩ có thể đưa thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị toàn thân, thuốc đi vào mạch máu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Các loại thuốc thường được điều trị theo chu kỳ để có một thời gian nghi hồi phục tiếp theo sau một đợt điều trị.

Liệu pháp sinh học:

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng hóa chất đơn độc hoặc hóa chất kết hợp với phẫu thuật, xạ trị hoặc với cả hai. Thông thường, bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất ngoại trú ở một bệnh viện, phòng khám hoặc phòng khám tư. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc được sử dụng và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, bệnh nhân có thể cần nảm viện trong một thời gian ngắn.

Liệu pháp sinh học sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp sinh học thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua niệu đạo đối với ung thư bàng quang nông. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sinh học bằng cách đưa vào trong bàng quang dung dịch BCG. Dung dịch BCG là dung dịch có chứa các vi khuẩn sống đã bị làm suy yếu. Những vi khuẩn này kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư ở bàng quang. Bác sĩ đưa dung dịch vào trong bàng quang qua một ống thông. Giữ dung dịch này trong bàng quang bệnh nhân khoảng hai giờ. Điều trị bằng BCG thường được tiến hành một lần mỗi tuần trong sáu tuần.

Ung Thư Bàng Quang: Triệu Chứng Và Điều Trị Bệnh

Central Pharmacy

1 Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang là căn bệnh hay gặp ở nam giới, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người lớn trên 40 tuổi, tuy nhiên bệnh cũng có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi.

Đây là bệnh có sự xuất hiện và tăng trưởng của các khối u bất thường tại bàng quang. Hơn 90% ung thư bàng quang là loại ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, ung thư biểu mô gai và ung thư biểu mô tuyến thường ít gặp hơn.

2 Các yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang

Độ tuổi: người càng cao tuổi càng có nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang. Những người trẻ dưới 40 tuổi thường hiếm khi bị bệnh này.

Thuốc lá và rượu bia: thuốc lá và rượu bia nhiều là một nguy cơ gây nên các bệnh ung thư trong đó bao gồm ung thư bàng quang.

Nghề nghiệp: một số nghề nghiệp có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư bàng quang do tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại như công nhân trong ngành cao su, hóa chất và thuộc da, thợ làm tóc, kim khí, thợ in, họa sĩ,…

Nhiễm khuẩn: sự xâm nhập của một vài vi khuẩn có thể gây nên ung thư bàng quang.

Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn ở nữ giới hai đến ba lần.

Tiền sử gia đình: do yếu tố gen di truyền nên những người có thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn.

3 Chẩn đoán ung thư bàng quang

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng có thể gặp của bệnh ung thư bàng quang đó là:

Tiểu nhiều lần, tiểu khó, đau khi đi tiểu.

Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng.

Tắc nghẽn đường niệu, đau buốt khi đi vệ sinh.

Có thể có triệu chứng di căn sang cơ quan khác, gây nên các triệu chứng đặc trưng ở bộ phận bị ung thư di căn.

Triệu chứng toàn thân: sút cân, sốt.

​Các triệu chứng trên đôi khi cũng rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý khác trên hệ tiết niệu như sỏi thận, viêm đường tiết niệu,…Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan đối với bất kỳ bệnh gì. Khi thấy có các triệu chứng kể trên cần đến khám bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3.2 Các phương pháp cận lâm sàng

Nội soi và sinh thiết: nội soi bàng quang là phương pháp giúp phát hiện khối u nhanh và chuẩn xác.

+ Siêu âm: có thể siêu âm bụng hoặc siêu âm nội soi để phát hiện khối u.

+ Chụp CT hoặc MRI: đánh giá mức xâm lấn của khối u, đánh giá tình trạng ung thư.

3.3 ​Đánh giá mức độ tiến triển bệnh

Đánh giá theo giai đoạn lâm sàng và giải phẫu bệnh:

Giai đoạn 0: là giai đoạn nhẹ nhất, tình trạng u chỉ giới hạn ở lớp niêm mạc.

Giai đoạn I: khối u ác tính xâm lấn ở lớp dưới niêm mạc.

Giai đoạn II: khối u đã xâm lấn cơ:

IIa: tình trạng u xâm lấn lớp ở cơ nông nhỏ hơn 50% bề dày thành bàng quang.

IIb: tình trạng u xâm lấn lớp ở cơ sâu lớn hơn 50% bề dày thành bàng quang.

Giai đoạn III: lúc này khối u ác tính đã xâm lấn qua bề dày thành bàng quang.

IIIa: xâm lấn tổ chức xung quanh ở mức vi thể.

IIIb: xâm lấn tổ chức xung quanh ở mức đại thể, chưa xâm lấn vách chậu hoặc thành bụng.

Giai đoạn IV: là tình tạng ung thư nặng nhất, các khối u các tính đã xâm lấn vách chậu, thành bụng. Nghiêm trọng hơn đó là các khối u di căn sang các bộ phận khác.

4 Điều trị ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị từ sớm, lúc các khối u còn nhỏ. Việc điều trị có thể bao gồm các phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, kết hợp dùng các thuốc khác.

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 0

Trị liệu sinh học bằng liệu pháp miễn dịch BCG (Bacillus Calmette-Guérin).

Thuốc điều trị ung thư mitomycin (ngăn cản quá trình hình thành và tăng trưởng của tế bào ung thư).

Hoặc Thiotepa nội bàng quang (hạn chế sự nhân lên của tế bào ung thư).

Kết hợp thêm các phương pháp như: cắt, đốt u qua nội soi.

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn I

Phẫu thuật cắt u bằng phương pháp nội soi kết hợp với trị liệu miễn dịch bằng BCG, dùng thuốc mitomycin hoặc thiotepa nội bàng quang.

Phẫu thuật cắt u bàng quang, xạ trị.

Là tình trạng bệnh nặng, do đó các phương pháp sẽ được vận dụng triệt để, đôi khi phải phẫu thuật cắt bỏ bàng quang bán phần.

Sau khi điều trị, cần chú ý tái khám và theo dõi sau khhi điều trị, nên định kỳ 3 tháng 1 lần đi kiểm tra sức khỏe theo sự chỉ định của bác sỹ.

Ung thư bàng quang có thể được chữa khỏi nếu bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm. Do vậy, khi gặp các triệu chứng bệnh bất thường nên đi khám luôn, tốt nhất là kiểm tra sức khỏe định kỳ, đây là cách phát hiện các bệnh trong cơ thể dễ nhất.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức về căn bệnh ung thư bàng quang, đồng thời chủ động chú ý sức khỏe bản thân để phòng ngừa hoặc phát hiện sớm các bệnh xảy ra.

Link bài viết: Ung thư bàng quang: triệu chứng và điều trị bệnh

Hỏi đáp về bài viết

Kỹ Thuật Lấy Trọn Bướu Bàng Quang Điều Trị Ung Thư Bàng Quang Triệt Để

Kỹ thuật lấy trọn bướu bàng quang điều trị ung thư bàng quang triệt để

Ngày 22/03/2019 vừa qua, Bệnh viện Bình Dân đã tổ chức hội thảo chuyên đề Ung thư bàng quang – Chẩn đoán và điều trị với các báo cáo:

+ Cắt đốt bướu bàng quang dùng kỹ thuật En – bloc;

+ Các cập nhật và các kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang;

+ Các kinh nghiệm khi sử dụng ống nội soi mềm niệu quản;

+ Kinh nghiệm khi ứng dụng NBI.

PGS.TS.BS Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng phát biểu khai mạc Hội thảo

Chương trình hội thảo còn bao gồm phiên phẫu thuật thị phạm với 4 trường hợp bướu bàng quang được phẫu thuật bằng kỹ thuật cắt đốt nội soi bướu bàng quang.

Với sự tham gia của các giáo sư đầu ngành về niệu khoa của Viện đại học Tsukuba (Nhật Bản) và của Bệnh viện Bình Dân, hội thảo cập nhật kiến thức và đặc biệt là tạo cầu nối chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm lâm sàng dành cho các bác sĩ niệu khoa.

GS. Hyroyuki Nishiyama báo cáo cập nhật chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang

PGS.TS.BS Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, ung thư bàng quang nằm trong nhóm các bệnh ung thư thường gặp nhất. Đây cũng là ung thư thường gặp nhất trong số các ung thư tiết niệu. Theo số liệu của Tổ chức ghi nhận Ung thư thế giới GLOBOCAN 2018, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1502 trường hợp mắc mới và 883 trường hợp tử vong do ung thư bàng quang.

Triệu chứng không đặc hiệu nên dễ bị bỏ sót

Với các triệu chứng không đặc hiệu như rối loạn đi tiểu, tiểu máu, tiểu nhiều lần, tiểu gắt, nhiễm trùng tiểu…bướu bàng quang dễ bị nhầm lẫn bệnh lý không ác tính khác ở bàng quang và đường tiết niệu nói chung như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu…Do đó, để tránh bỏ sót bệnh và điều trị sớm, người bệnh khi có các triệu chứng như trên cần đi thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu.

Phát hiện và điều trị sớm, giảm tổn thương, tăng chất lượng sống sau điều trị

Việc phát hiện và điều trị bướu bàng quang ở giai đoạn sớm giúp tăng tỉ lệ sống còn, tăng chất lượng sống sau điều trị. Người bệnh sẽ tránh được những thương tổn nặng nề về thể chất và tâm lý do bướu bàng quang tiến triển, xâm lấn cơ như phải phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang và các cơ quan lân cận như tuyến tiền liệt và một phần niệu đạo ở nam giới, cắt toàn bộ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo ở nữ giới. Do đó, hướng tới mục tiêu điều trị triệt căn cho người bệnh với sự xâm lấn tối thiểu, các bác sĩ niệu khoa tại Bệnh viện Bình Dân luôn chú trọng đến việc phát hiện và điều trị sớm bướu bàng quang cũng như nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật để theo dõi chặt chẽ sau can thiệp phẫu thuật cho người bệnh.

Ứng dụng nội soi ống mềm với bước sóng ngắn (NBI) giúp phát hiện sớm ung thư bàng quang

Trong thời gian qua, ứng dụng nội soi ống mềm niệu quản với bước sóng ngắn NBI đã hỗ trợ các bác sĩ hiện sớm ung thư bàng quang dạng phẳng, tăng tỉ lệ phát hiện ung thư bàng quang giai đoạn sớm, giảm tỉ lệ sót bướu bàng quang nhờ tăng độ nhạy, tăng tương phản giữa mạch máu và các mô trên bề mặt bàng quang. Kết hợp với kỹ thuật cắt đốt nội soi En – bloc cho phép lấy trọn khối bướu khu trú trong bàng quang qua nội soi niệu quản, ít xâm lấn, hạn chế mất máu và tổn thương các mô lành, giúp điều trị triệt căn bướu bàng quang ở giai đoạn sớm cho nhiều người bệnh.

Cắt đốt nội soi bướu bàng quang tại Bệnh viện Bình Dân

Trong năm 2018 Bệnh viện Bình Dân đã tiếp nhận điều trị ung thư bàng quang cho 1873 trường hợp; phẫu thuật cho 1812 trường hợp. Trong đó nhiều trường hợp bướu bàng quang đã ở giai đoạn tiến triển, bướu xâm lấn cơ khiến người bệnh buộc phải chấp nhận cắt toàn bộ bàng quang và phần phụ. Độ tuổi thường phát hiện bệnh ung thư bàng quang là trên 50, 60 tuổi. Đáng lưu ý, trong thời gian gần đây, Bệnh viện Bình Dân ghi nhận nhiều trường hợp ung thư bàng quang ở độ tuổi mới ngoài 30, cá biệt có trường hợp mới hơn 20 tuổi.

Yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang:

Hút thuốc lá, làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với hóa chất (đặc biệt là hóa chất nhuộm), nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, sỏi đường tiết niệu không điều trị đầy đủ làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang

TRẦN NHUNG – VĨNH PHƯỚC

Truyền thông Bệnh viện Bình Dân