Nguyên tắc cơ bản điều trị ung thư phổi di căn não là kết hợp điều trị tại chỗ (tại não) và điều trị toàn thân (điều trị ung thư phổi).
Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mô bệnh học, tình trạng chức năng thần kinh của bệnh nhân, mức độ lan rộng của khối u nguyên phát và tiên lượng bệnh. Theo Bệnh viện Phổi Trung ương, các phương pháp tại chỗ để điều trị ung thư phổi di căn não hiện nay bao gồm: xạ trị, điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa trong một số trường hợp. Xạ trị khối u não
Điều trị triệu chứng Liệu pháp corticoid: dùng khi tăng áp lực nội sọ hoặc liệt, cần giảm liều corticoid dần dần trước khi dùng. Chống động kinh: không điều trị dự phòng nếu không có cơn. Thuốc thường dùng depakine 500mg (uống ngày 1-3 viên) hoặc Tegretol 200mg (uống ngày 1-2 viên). Chống phù não: Manitol 20-25% truyền tĩnh mạch 1-1,5g/kg trong thời gian 30 phút, sau đó có thể nhắc lại sau 4-6 giờ. Mục đích gây lợi tiểu thẩm thấu, kéo nước ra khỏi nhu mô não làm giảm phù não (tác dụng sau 45 phút và kéo dài 4-6 giờ). Có thể phối hợp với thuốc lợi tiểu quai (lasix20mg tiêm tĩnh mạch) làm tăng tác dụng của manitol. Phục hồi chức năng: tập vận động, lời nói. Điều trị giảm đau: khi bệnh nhân có đau đầu hoặc đau vị trí khác. Điều trị toàn thân có thể là hóa trị, điều trị đích (trường hợp có đột biến EGFR, ALK…). Bên cạnh đó các thuốc EGFR-TKI (như osimertinib, gefitinib, erlotinib…) đều có trọng lượng phân tử nhỏ, có khả năng xuyên qua hàng rào máu não và thấm vào nhu mô não đạt nồng độ điều trị. Việc phối hợp các phương pháp điều trị này đóng vai trò quan trọng giúp kéo dài thời gian sống và cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Trong thực hành lâm sàng, EGFR-TKI có thể được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân ung thư phổi di căn não quá yếu, không thể tiếp nhận phẫu thuật hay xạ trị. Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi
Tùy theo vị trí và kích thước của khối u mà triệu chứng sớm của bệnh ung thư phổi khác nhau tùy mỗi người.
– Ho kéo dài không rõ nguyên nhân
– Ho ra máu
– Đau ngực
– Khó thở
– Gày yếu, sút cân
Ở giai đoạn sớm bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng.
Ung thư phổi cũng được xếp vào nhóm khó phát hiện sớm. Vì thế, dự phòng bệnh được coi là chiến lược quan trọng nhất. Theo đó, người dân không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, cải thiện vệ sinh công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói bụi, đi khám sức khỏe định kỳ.
Với những người ngoài 50, bác sĩ khuyến cáo cần tầm soát ung thư phổi 6 tháng – 1 năm/lần. Đặc biệt với người hay hút thuốc lá, thuốc lào nhiều nên đi tầm soát sớm hơn.
Hà An