Top 9 # Điều Trị Ung Thư Vòm Mũi Họng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Cách Điều Trị Ung Thư Vòm Mũi Họng

Cách điều trị ung thư vòm mũi họng

1. Điều trị

Tia xạ: Là phương pháp điều trị chủ yếu cho ung thư vòm. Thường phải dùng liều cao để diệt hết các tế bào ung thư. Tia xạ trực tiếp hướng vào khối u nguyên phát, đường dẫn lưu bạch huyết và hạch cổ. Nếu ung thư vòm được phát hiện sớm điều trị tia xạ có thể chữa khỏi.

Điều trị tia xạ bằng máy gia tốc

Phẫu thuật: Phẫu thuật rất hạn chế vì bệnh có thể điều trị triệt để bằng trị xạ, chỉ mổ lấy những hạch còn sót lại sau tia xạ 2 tháng.

Hóa chất: Một số loại hóa chất được sử dụng điều trị phối hợp trong ung thư vòm. Nhưng rất ít thuốc đem lại kết quả cho mọi người.

2. Phòng bệnh:

– Điều trị sớm những viêm nhiễm đường mũi họng.

– Không hút thuốc lá.

– Khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, xì mũi máu, ù tai, hạch cổ to cần khám tai, mũi, họng, soi vòm họng, để phát hiện sớm.

– Điều trị tia xạ có thể đạt tỷ lệ khỏi bệnh 50%.

Chia sẻ qua :

Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Vòm Mũi Họng

Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Vòm Mũi Họng

1. ĐẠI CƯƠNG UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG:

1.1. Định Nghĩa :

Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính của biểu mô vòm mũi họng, đứng đầu trong các ung thư ở đầu cổ, đứng hàng thứ tư trong các loại ung thư nói chung. Trên thế giới, bệnh mang đặc điểm vùng miền. Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á là những nơi có tỷ lệ mắc cao nhất, kế đó là các nước vùng Bắc Phi.

Bệnh tiến triển âm thầm và kín đáo, biểu hiện không đặc trưng qua những triệu chứng vay mượn của các cơ quan lân cận, do đó việc phát hiện bệnh thường là chậm trễ.

1.2. Nguyên Nhân:

Nguyên nhân chưa rõ ràng, nó dường như là hậu quả của một quá trình nhiều chặng với sự kết hợp của 3 yếu tố quan trọng là EBV, chủng tộc và tác động của mội trường.

1.3. Phân Loại :

Dựa trên mô bệnh học.

Ung thư hay gặp nhất ở vòm họng là ung thư biểu mô lát (90%), được WHO chia 3 loại chính:

✓ Keratinising squamous cell carcinoma (type 1).

✓ Non keratinising squamous cell carcinoma (type 2).

✓ Undifferentiated carcinomas (type 3) (90%).

✓ Ung thư rất hiếm gặp ở vòm họng (10%) bao gồm những dạng sau:

Adenocarcinomas and adenoid cystic carcinomas

✓ Lymphomas

✓ Melanomas

✓ Sarcomas

2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN :

2.1. Bệnh Sử :

Triệu chứng sớm bao gồm:

– Đau đầu: Đau âm ỉ, lan toả ở nửa đầu bên bệnh.

– Ù tai: xu hướng ngày càng tăng.

– Nghẹt mũi: Cảm giác thở không thông ở bên cùng phía với tai ù, ngày càng tăng.

– Khịt khạc: Thấy có máu lẫn với nhày mũi.

Các triệu chứng trên giống triệu chứng cảm cúm, khác là chỉ ở một bên, diễn tiến kéo dài, ngày càng tăng và không giảm khi điều trị cảm cúm thông thường.

Triệu chứng muộn:

Những triệu chứng như đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, ra máu mũi ngày càng nặng gây cho bệnh nhân cảm giác rất khó chịu.

2.2. Khám Lâm Sàng :

Nổi hạch cổ: Thường thấy ở hạch cảnh cổ cao, cùng bên với các triệu chứng trên. Hạch chắc, di dộng kém, không đau.

Liệt dây thần kinh sọ não: Chỉ ở bên bệnh. Gây lác mắt, nhìn đôi, tê mặt, vẹo lưỡi, muộn hơn có thể gây nuốt sặc… Đầu tiên là dây VI, tiếp theo là dây V, rồi III

– IV- VI – V1 gây hội chứng khe bướm, II-III-IV-V-VI gây hội chứng bướm đá, IX -X- XI- XII gây hội chứng lồi cầu – lỗ rách sau ( Collet et Sicard), IX -X- XI-XII và hạch giao cảm cổ trên gây hội chứng Vilaret, liệt cả 12 dây thần kinh sọ não một bên gây hội chứng Garcin.

2.3. Cận Lâm Sàng:

2.3.1. Nội Soi :

Tiếp cận tổn thương bằng nội soi sẽ cho nhận định rõ ràng và chính xác hơn là dùng gương gián tiếp thông thường. Hình ảnh sẽ được lưu lại. Bấm sinh thiết qua nội soi sẽ chuẩn xác và dẽ dàng hơn.

2.3.2. Xét Nghiệm Tế Bào Và Mô Bệnh Học

Chẩn đoán tế bào: Quyệt vòm lấy tế bào bong tróc để làm tiêu bản phết. Chọc hút hạch cổ.

Chẩn đoán mô bệnh học: Mang tính chất quyết định. Có thể sinh thiết u qua đường mũi hoặc đường họng. Lấy mẫu mô ở ngay ranh giới của tổn thương. Cần lưu ý những trường hợp u phát triển dưới niêm mạc, bấm quá nông sẽ không lấy được tổ chức u.

2.3.3. Xét Nghiệm Sinh Hóa

Thử các phản ứng IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị để sàng lọc, đánh giá và tiên lượng.

2.3.4. Chẩn Đoán Hình Ảnh

Chụp CT Scan đã đủ để đánh giá khối u, tùy từng trường hợp mà có thể chụp thêm MRI, PET Scan.

Siêu âm ổ bụng để tìm di căn xa vùng bụng.

Chụp xạ hình xương để tìm các ổ vi di căn sớm ở hệ thống xương.

Chụp phổi (chụp thường hoặc CT Scan) để đánh giá tình trạng tim phổi, trung thất.

3. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG:

3.1. Tiêu Chuẩn Xác Định :

Giải phẫu bệnh lý

3.2. Chẩn Đoán Phân Biệt :

Cần phân biệt với V.A, polyp mũi, u xơ vòm mũi họng…

3.3. Chẩn Đoán Độ Nặng, Giai Đoạn.

xếp loại TNM: UICC 2002 T (Khối u)

Tx : Không thể đánh giá được u nguyên phát T0 : Không có bằng chứng của u nguyên phát Tis : Tế bào ung thư đang còn nguyên vị ở biểu mô

T1 : Khối u ở 1 vị trí giải phẩu của vòm .

T2 : Khối u ở 2 vị trí giải phẩu của vòm .

T3 : Khối u lan vào hốc mũi hoặc xuống họng miệng

T4 : Khối u đã xâm lấn vào nền sọ hoặc thương tổn các dây thần kinh sọ não

N (Hạch)

Nx: Khám không thấy hạch cổ .

N0: Không có di căn hạch cổ .

N1: Hạch cổ di căn kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 3 cm

N2: Hạch cổ di căn kích thước trên 3 cm và nhỏ hơn 6 cm

N2a: Di căn một hạch cùng bên

N2b: Di căn nhiều hạch cùng bên

N2c: Di căn hạch hai bên hay bên đối diện

N3: Hạch cổ di căn kích thước lớn nhất trên 6 cm

M (Di căn)

M0: Không có di căn xa ,

M1: Có di căn xa Phân chia giai đoạn:

GĐ 1 : T1 , N0 , M0 GĐ 2a : T2 , N0 , M0,

GĐ 2b : T(1, 2a) , N1 , M0 hoặc T2b , N(0, 1) , M0 GĐ 3 : T(1, 2), N2, M0 hoặc T3, N(0, 1,2), M0 GĐ 4a : T4, Nx, M0 GĐ 4b : Tx ,N3, M0 GĐ 4c : Tx , Nx, M1.

4. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG:

4.1. Mục Đích Điều Trị:

Giai đoạn sớm có thể điều trị triệt để bằng xạ trị.

Giai đoạn muộn phối hợp hóa xạ đồng thời

4.2. Nguyên Tắc Chung:

– Chỉ định điều trị dựa vào giai đoạn bệnh, týp mô bệnh học, thể trạng chung người bệnh

– Xạ trị là phương pháp cơ bản, hóa chất và một số phương pháp kháp có vai trò bổ trợ trong điều trị

– Xu hướng hiện nay là điều trị phối hợp nhiều phương pháp, trong đó phối hợp hóa xạ trị đồng thời mang lại kết quả tốt rõ rệt, nhất là với các ung thư ở giai đoạn toàn phát.

4.3. Phương Pháp Điều Trị:

4.3.1. Xạ trị: Liều xạ chỉ định theo giai đoạn bệnh. Trung bình liều vào u

nguyên phát, hạch phát hiện trên lâm sàng và phim Xquang là 65-70Gy, phân liều 2Gy/ngày, trải liều 6-7 tuần,. Liều dự phòng vào hạch cổ đạt 50 gy.

4.3.2. Hoá trị: Chỉ định phối hợp đồng thời với xạ trị hoặc bổ trợ sau xạ trị cho các giai đoạn III, IV, T3,T 4, N 2, và một số di căn, tái phát tại chỗ của loại ung thư

Với những trường hợp tổn thương đáp ứng kém với tia xạ và ở giai đoạn lan tràn có thể phối hợp với thuốc điều trị đích Cetuximab liều 400mg/m2/tuần/đợt x 6 đợt.(Có thể bổ xung thêm một số thuốc tế bào đích: nimotuzumab…)

4.3.3. Phẫu thuật: Không áp dụng phẫu thuật bóc bỏ u nguyên phát vì ít có kết quả. Phẫu thuật được chỉ định để lấy hạch cổ làm chẩn đoán gián tiếp hoặc lấy hạch còn lại sau xạ trị.

4.4. Điều Trị Cụ Thể:

4.4.1. Ung thư giai đoạn I, II (T1,2N0M 0)

Xạ trị đơn thuần, tổng liều 65 Gy (với ung thư biểu mô không biệt hoá), 70 Gy đối với ung thư biểu mô vảy, tại hạch cổ dự phòng liều 50Gy. Phân liều 2Gy/ngày; 10Gy/tuần. Tốt nhất xạ trị theo kỹ thuật IRMT với chụp PET/CT mô phỏng.

– Bệnh nhân có sức khỏe tốt, tuổi trẻ, có nguy cơ di căn mạnh: phối hợp đồng thời 4 đợt đa hóa chất chu kỳ 21 ngày (phác đồ CF; PC; DC; PP.).

– Bệnh nhân nhiều tuổi, sức khỏe yếu: Phối hợp đồng thời 6 đợt đơn hóa chất(Cisplatin, Palitaxel..), 1 tuần truyền 1 đợt xen kẽ với xạ trị gia tốc trải liều. xạ trị : Gia tốc theo kỹ thuật 3D, tổng liều tại u 70Gy, tại hạch (+) 65-70Gy, Hạch cổ (-) tia dự phòng liều 50Gy, phân liều 2Gy/ngày – 10Gy/tuần. Trải liều trong 7-8 tuần .

4.4.3. Các trường hợp đặc biệt:

* Còn ung thư tại ổ nguyên phát (chẩn đoán qua sinh thiết). Có hai tình huống:

– Khối u vòm khu trú: xạ trị áp sát liều 30Gy cho T!,2, 40Gy cho T3, 4.

– Khối u lan rộng: xét hoá trị bổ trợ bắng các phác đồ đa hóa chất.

* Trường hợp tái phát tại u: Tổn thương khu trú: xạ trị từ xa 40Gy trải liều 2Gy/ngày kết hợp áp sát tổng liều 70Gy. Trường hợp lan rộng: phải xét khả năng hoá trị kết hợp xạ ngoài liều 70Gy. Chỉ định này chỉ được tính đến khi tái phát sau điều trị ít nhất phải trên 6 tháng.

MỘT SỐ PHÁC ĐỒ HÓA CHẤT THAM KHẢO

Hoá trị đơn hóa chất:

– Cisplatin 40mg/m2 x 6 đợt truyền tĩnh mạch, 1 đợt /tuần

– Paclitaxel 30mg/m2 truyến ngày 1-5; ngày 29-33 hoặc 175mg/m2 ngày 1 TM trong 3h; chu kỳ 3 tuần.x 4 chu kỳ

– Docetaxel 100 mg/m2 TM trong 1h; chu kỳ 3 tuần x 4 chu kỳ

Hoá trị đa hóa chất:

Phác đồ CF: Cisplatin – 5FU: Cisplatin 100mg/m2 TM ngày 1; 5FU 1000mg/m2

TM ngày 1-5;Chu kỳ 3- 4 tuần.x 4-6 chu kỳ

Phác đồ PC: Paclitaxel – Carboplatin: Paclitaxel 135 mg/m2 TM ngày 1; Carboplatin AUC-2 ngày 1- 4; chu kỳ 6 tuần. x 4-6 chu kỳ

Phác đồ PP: Paclitaxel

Cisplatin: Paclitaxel 175 mg/m2 TM trong 3h ngày 1;

Cisplatin 75 mg/m2TM trong 30′ ngày 2; Chu kỳ 3 tuần. x 4-6 chu kỳ

Phác đồ DC: Docetaxel-Cisplatin; Docetaxel 75 mg/m2 TM trong 1h ngày 1;

Cisplatin 75 mg/m2TM trong 3h ngày 1; Chu kỳ 3 tuần. x 4-6 chu kỳ

4.5. Phác Đồ Xử Trí:

5.1 Tiêu chuẩn nhập viện:

Đau đầu một bên kéo dài, ù tai một bên kéo dài, nghẹt mũi, ra máu mũi một bên, lác mắt một bên, tê mặt một bên, hạch cổ tình cờ phát hiện.. .mà điều trị nội khoa sau hai tuần không hiệu quả.

5.2 Theo dõi :

Lâm sàng: đau đầu, chảy máu mũi họng, nuốt khó, các triệu chứng của thần kinh sọ não, hạch cổ.

Cận lâm sàng: CTscan đầu mặt cổ có bơm thuốc cản quang, siêu âm bụng,

Xquang phổi.

5.3 Tiêu chuẩn xuất viện:

Ôn định không chảy máu mũi họng.

Không tác dụng phụ sau hóa chất: ói, sốt, tiêu chảy mất nước.

5.4 Tái khám:

Năm thứ 1-2: 1-3 tháng/lần. Năm thứ 3-5: 4-6 tháng/lần

Sau 5 năm: 6-12 tháng/lần

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Bá Đức. (2007). Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản y học.

Trang 60-130.

A. D cruz, T. Lin, A.K. Anand. (2013)”consensus recommendations for management of head and neck cancer in Asian countries: A review of international guidelines. Oral Oncology 49: p872-877.

DeVita, Vincent T.; Lawrence, Theodore S.; Rosenberg, Steven A.(2008) :

Principles & Practice of Oncology, Lippincott Williams & Wilkins. P 800-911.

Govindan, Ramaswamy; Arquette, Matthew A.(2006) “Washington Manual of Oncology”, Published by Lippincott Williams & Wilkins. P 225-260.

NCCN clinical Practice guidelines in Oncology. (2012); head and neck cancer version 1.

Lưu Đồ Điều Trị, Xạ Trị Ung Thư Thanh Quản

Phác Đồ Chẩn Đoán, Hóa Trị, Xạ Trị Ung Thư Phúc Mạc Nguyên Phát

Phác Đồ Chẩn Đoán, Hóa Trị, Xạ Trị Ung Thư Phế Quản – Phổi Nguyên Phát

Phác Đồ Chẩn Đoán, Điều Trị Ung Thư Buồng Trứng

Phác Đồ Chẩn Đoán, Hóa Trị, Xạ Trị Ung Thư Tuyến Giáp

Ung Thư Vòm Mũi Họng, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

1 Ung thư vòm mũi họng là gì

Ung thư vòm mũi họng là 1 trong 5 loại ung thư phổ biến ở nước ta và đứng đầu trong ung thư Tai Mũi Họng và Đầu Mặt Cổ. Ung thư vòm mũi họng là bệnh do các khối u ác tính ở vị trí vòm mũi họng tăng sinh và lan rộng ra các khu vực xung quanh. Khối u ác tính này diễn tiến tương đối nhanh so với các loại ung thư khác và thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Tuổi 40 -60 là độ tuổi thường gặp nhất, nam nhiều hơn nữ theo tỷ lệ 2,5 : 1

2 Triệu chứng ung thư vòm mũi họng

* Giai đoạn đầu: các triệu chứng âm thầm nên khó phát hiện. Nhức đầu là triệu chứng sớm, thường nhức nửa đầu, thành từng cơn.

* Giai đoạn khu trú: nhức đầu càng rõ rệt, nhức nửa đầu hoặc nhức sâu trong hốc mắt, vùng thái dương. Cùng với nhức đầu, tùy vị trí bản chất khối u có các triệu chứng của bộ phận kế cận như mũi, tai, miệng, hạch…các triệu chứng này không điển hình

– Tai: khối u đè vào lỗ thông vòi nhĩ làm cho bệnh nhân bị ù tai, nghe kém. Khối u lớn hơn, triệu chứng ù tai càng nặng, nghe kém hơn. Kèm theo đó bệnh nhân bị nhức một bên đầu uống thuốc giảm đau nhưng không khỏi.

– Mũi: chảy mũi nhầy, chảy máu mũi hay hỉ mũi lẫn máu, nghẹt mũi cùng bên nhức đầu. Lúc đầu bệnh nhân bị nghẹt 1 bên mũi, về sau nghẹt mũi sẽ nặng hơn và lan sang bên kia mũi.

– Vòm: Ban đầu bệnh nhân có cảm giác vướng ở vòm mũi họng, triệu chứng này giống như triệu chứng khi bệnh nhân bị viêm vòm họng.

– Mắt: khi khối u đã lan lên sọ sẽ làm cho mắt bệnh nhân khép không kín, mắt không di chuyển được, liệt nhãn cầu, giảm thị lực, lé trong.

– Miệng: cử động hạn chế, cắn không chặt, đưa hàm qua lại hai bên khó, đau khi nhai lâu, có cảm giác tê bì ở miệng và vùng mặt một bên.

– Hạch: góc hàm. Hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, hạch cứng ấn không đau, không có viêm quanh hạch, di động hạn chế dần, sau cố định do dính vào da cơ.

– Thần kinh: nhức đầu, liệt các dây thần kinh sọ.

– Nội soi vòm: thấy khối u sùi, quanh có thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm, ở gờ loa vòi tai.

* Giai đoạn lan tràn

– Toàn thân: thể trạng suy giảm, kém ăn, mất ngủ, sụt cân, thiếu máu, da vàng rơm, hay sốt do bội nhiễm.

– Lan ra phía trước: lan vào hốc mũi gây ngạt mũi, chảy mũi mủ mùi hôi, thường lẫn tia máu. Khám mũi thấy khối u sùi sâu trong hốc mũi, loét hoại tử, dễ chảy máu.

– Lan ra bên: u ở loa vòi, lan theo vòi Eustachi ra tai giữa. Ù tai, nghe kém 1 bên. Đau trong tai lan ra vùng chũm, chảy mủ tai lẫn máu, mùi hôi, có khi lẫn tổ chức hoại tử. Nội soi tai: màng tai thủng, có u sùi, hoại tử, dễ chảy máu. U có thể lan ra ống tai ngoài.

– Lan xuống dưới: u lan xuống dưới đẩy phồng màn hầu làm ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt sặc. U lan tới miệng, thường ở sau trụ sau amidan. Bệnh nhân có thể điếc tai giữa, khít hàm, liệt màn hầu.

– Lan lên trên: u lan lên nền sọ gây nên các triệu chứng nội sọ: đau màng não, tăng áp lực sọ…

3 Nguyên nhân gây ung thư vòm mũi họng

– Do virus Epstein-Barr, virus này lây lan chủ yếu qua đường miệng.

– Do sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với khói nhang và thói quen ăn thức ăn lên men hay thức ăn có ướp nhiều muối, ăn đồ khô, ăn đồ cháy, thường xuyên dùng nước tương, dầu hào (chứa chất 3-MPCD và 1,3 DCP được cho là chất sinh ung thư), hột vịt muối, nho khô, táo tàu khô, rau quả đóng hộp để lâu v.v.

– Các yếu tố như di truyền, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá nhiều cũng là nguyên nhân gây ung thư vòm mũi họng.

– Sử dụng tràn lan thuốc kích thích tăng trưởng thực vật và vật nuôi, thực phẩm chế biến không an toàn vì có nhiều chất độc hại và thức ăn nhanh có quá nhiều chất béo .v.v.

4 Điều trị ung thư vòm mũi họng

– Xạ trị là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu bệnh nhân đến sớm.

– Phẫu thuật, hóa trị liệu ít hiệu quả nên không được sử dụng, trừ phẫu thuật nạo vét hạch cổ vẫn cần thiết

5 Phòng ngừa ung thư vòm mũi họng

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

– Có chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế ăn các loại thức ăn ướp quá nhiều muối hoặc thức ăn lên men, ăn nhiều thức ăn có chứa chất chống oxi hóa giúp chống lại các tế bào gây ung thư như chuối, cà rốt, củ cải,…

– Tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe chống lại mọi bệnh tật, trong đó có ung thư vòm mũi họng.

– Hạn chế uống quá nhiều rượu và không hút thuốc.

Ung thư vòm mũi họng là ung thư nguy hiểm và có diễn tiến rất nhanh. Bệnh có những triệu chứng giống những bệnh về đường hô hấp thông thường làm cho bệnh nhân dễ nhầm lẫn và phát hiện muộn. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Nội soi đặc biệt quan trọng trong việc tầm soát ung thư, sinh thiết có ý nghĩa quyết định trong việc chẩn đoán. Xạ trị là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu bệnh nhân đến sớm. Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

(Hình ảnh tổng hợp từ chúng tôi chúng tôi chúng tôi google,…)

Điều Trị Ung Thư Vòm Họng

Vì vòm họng là nơi khó phẫu thuật và vì các phương pháp điều trị khác thường hoạt động tốt nên phẫu thuật thường không phải là phương pháp điều trị chính cho những người bị ung thư vòm họng (NPC). Phẫu thuật thường được thực hiện để loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Với kỹ thuật mổ nội soi mới hơn, bác sĩ có thể sử dụng ống soi mềm và các dụng cụ phẫu thuật dài, mảnh để loại bỏ hoàn toàn một số khối u vòm họng. Nhưng đây chỉ là lựa chọn của một số ít bệnh nhân. Những thủ tục phức tạp này chỉ được thực hiện ở các trung tâm chuyên biệt.

Phẫu thuật có một số ưu điểm so với các phương pháp điều trị khác như xạ trị – chẳng hạn, nó cho phép các bác sĩ xem xét kỹ khối u đã cắt bỏ (và các mô lân cận) trong phòng thí nghiệm để đảm bảo rằng không để lại ung thư.

Ung thư vòm họng thường lan đến các hạch bạch huyết ở cổ. Những bệnh ung thư này thường đáp ứng tốt với điều trị bằng xạ trị (và đôi khi là hóa trị ). Nhưng nếu một số bệnh ung thư vẫn còn sau những phương pháp điều trị này, có thể cần một cuộc phẫu thuật gọi là mổ xẻ cổ để loại bỏ những hạch bạch huyết này. Các hạch bạch huyết ở cổ cũng có thể được lấy ra để xem có tế bào ung thư trong đó không.

Có một số loại phẫu thuật bóc tách cổ. Chúng khác nhau về số lượng mô được lấy ra khỏi cổ. Tùy thuộc vào vị trí của khối u, các hạch bạch huyết có thể được loại bỏ ở cả hai bên cổ. Việc bóc tách cổ một phần hoặc chọn lọc chỉ loại bỏ các hạch bạch huyết gần khối u nhất và có nhiều khả năng bị ung thư di căn.

Phương pháp mổ xẻ cổ triệt để đã được sửa đổi sẽ loại bỏ các hạch bạch huyết ở một bên cổ giữa xương hàm và xương đòn, cũng như một số mô cơ và thần kinh. Dây thần kinh chính đến cơ vai thường được cứu. Giải phẫu cổ triệt để hoặc toàn diện sẽ loại bỏ gần như tất cả các hạch bạch huyết ở một bên cũng như thậm chí nhiều cơ, dây thần kinh và tĩnh mạch hơn.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của bất kỳ phương pháp mổ xẻ cổ nào là tê tai, yếu khi nâng cánh tay lên trên đầu và yếu môi dưới. Phẫu thuật có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh và gây ra những tác dụng phụ này. Các dây thần kinh từ từ lành lại.

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các hạt để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm tốc độ phát triển của chúng. Đây thường là một phần của phương pháp điều trị chính đối với ung thư vòm họng (NPC) vì hầu hết các loại ung thư này rất nhạy cảm với bức xạ.

Loại xạ trị này sử dụng tia X nhằm vào khối u từ một máy lớn. Đây là hình thức xạ trị phổ biến nhất cho NPC.

EBRT thường được đưa ra bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là liệu pháp bức xạ điều biến cường độ (IMRT). IMRT tập trung bức xạ tốt hơn và giảm tiếp xúc bức xạ với các mô khỏe mạnh lân cận. Điều này giúp giảm tác dụng phụ.

Liệu pháp Brachytherapy có thể được sử dụng nếu ung thư tái phát sau EBRT (mặc dù có thể sử dụng phương pháp xạ phẫu lập thể để thay thế). Đôi khi, liệu pháp tia bức xạ bên trong và bên ngoài được sử dụng cùng nhau.

Các tác dụng phụ thường gặp của bức xạ tia bên ngoài đối với đầu và cổ bao gồm:

Thay đổi da ở khu vực bức xạ đi qua, với đỏ hoặc phồng rộp

Buồn nôn và ói mửa

Mệt mỏi (mệt mỏi)

Các vết loét trong miệng và cổ họng có thể dẫn đến khó nuốt và sụt cân do không ăn

Các tác dụng phụ lâu dài khác có thể bao gồm:

Vấn đề về răng: Bức xạ đến những khu vực này có thể làm cho bất kỳ vấn đề răng nào mà bạn đã mắc phải trở nên tồi tệ hơn và khó có thể khắc phục được. Hầu hết các bác sĩ đều yêu cầu bạn khám răng trước khi bắt đầu xạ trị cho vùng đầu hoặc cổ. Trong một số trường hợp, nha sĩ thậm chí có thể khuyên bạn nên loại bỏ một số răng trước khi điều trị để giảm nguy cơ bạn gặp vấn đề sau này.

Tổn thương tuyến nước bọt: Đây là mối quan tâm lớn khi xạ trị cho NPC. Tổn thương này có thể gây ra tình trạng khô miệng không hết và khiến bạn khó nuốt thức ăn. Khô miệng cũng có thể dẫn đến sâu răng nghiêm trọng. Để giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng, những người được điều trị bằng bức xạ cho vùng đầu hoặc cổ cần thực hành vệ sinh răng miệng cẩn thận. Khô miệng sẽ ít gặp vấn đề hơn nếu sử dụng IMRT. Một số tổn thương ở các tuyến nước bọt cũng có thể được giảm bớt nếu một loại thuốc gọi là amifostine (Ethyol ® ) được tiêm trước mỗi lần xạ trị. Tuy nhiên, thuốc này có thể có các tác dụng phụ khó chịu.

Tổn thương tuyến giáp: Tuyến giáp thường bị tổn thương nếu vùng cổ được điều trị bằng EBRT. Tổn thương không gây ra vấn đề gì ngay lập tức, vì vậy bác sĩ sẽ theo dõi chức năng tuyến giáp của bạn bằng xét nghiệm máu trong những năm sau khi điều trị. Nếu chức năng tuyến giáp của bạn suy giảm, có thể cần dùng thuốc để thay thế hormone tuyến giáp.

Tổn thương tuyến yên : Tuyến yên chịu trách nhiệm kiểm soát nhiều hormone trong cơ thể. Thiệt hại do xạ trị có thể được tìm thấy bằng xét nghiệm máu. Nếu thiệt hại đủ nghiêm trọng, điều này có thể yêu cầu sử dụng một số hormone nhất định để thay thế những hormone bị thiếu.

Tổn thương động mạch cảnh: Đây là những mạch máu chính ở cổ có chức năng đưa máu lên não. Đôi khi chúng có thể bị thu hẹp sau khi phóng xạ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc các vấn đề khác của một người. Điều này thường mất vài năm để xảy ra.

Hóa trị (hóa trị) là việc sử dụng các loại thuốc chống ung thư để điều trị ung thư. Những loại thuốc này thường được đưa vào tĩnh mạch (IV) hoặc bằng đường uống. Chúng xâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể, làm cho phương pháp điều trị này trở nên hữu ích đối với các bệnh ung thư đã di căn ra ngoài đầu và cổ.

Chemo có thể được sử dụng trong các trường hợp khác nhau để điều trị ung thư vòm họng (NPC):

Chemo thường được sử dụng cùng với xạ trị như phương pháp điều trị đầu tiên cho các giai đoạn tiến triển hơn của NPC vì một số loại thuốc hóa trị làm cho tế bào ung thư nhạy cảm hơn với bức xạ. Phương pháp này được gọi là chemoradiation .

Chemo có thể được đưa ra trước khi hóa trị. Đây được gọi là hóa trị cảm ứng. Không phải tất cả các bác sĩ đều đồng ý về việc sử dụng hóa trị theo cách này.

Chemo cũng có thể được sử dụng sau khi xạ trị (hoặc sau khi hóa trị). Đây được gọi là điều trị bổ trợ .

Chemo được sử dụng cho những bệnh nhân có NPC đã di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, xương hoặc gan. Nó có thể được sử dụng một mình hoặc cùng với bức xạ.

Cisplatin là loại thuốc hóa trị được sử dụng thường xuyên nhất để điều trị NPC. Nó được sử dụng một mình như một phần của hóa trị. Nó có thể được kết hợp với một loại thuốc khác, 5-fluorouracil (5-FU), nếu nó được tiêm sau khi hóa trị hoặc xạ trị.

Một số loại thuốc khác cũng có thể hữu ích trong việc điều trị NPC đã lây lan. Bao gồm các:

Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc bạn sử dụng và thời gian bạn dùng chúng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

Những tác dụng phụ này thường ngắn hạn và biến mất theo thời gian sau khi điều trị kết thúc. Sau khi bắt đầu hóa trị, hãy cho nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn biết nếu bạn có các phản ứng phụ, để họ có thể được điều trị. Có nhiều cách để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiều tác dụng phụ của hóa trị. Ví dụ, có nhiều loại thuốc tốt để giúp ngăn ngừa hoặc điều trị buồn nôn và nôn.

Các loại thuốc nhắm mục tiêu này hoạt động khác với các loại thuốc hóa trị (hóa trị) tiêu chuẩn . Chúng có thể hoạt động trong một số trường hợp khi thuốc hóa trị không hoạt động, hoặc chúng có thể giúp thuốc hóa trị hoạt động tốt hơn. Thuốc nhắm mục tiêu cũng thường có các tác dụng phụ khác nhau (và thường ít nghiêm trọng hơn).

Cetuximab là một kháng thể đơn dòng (một phiên bản do con người tạo ra của một protein hệ thống miễn dịch) nhắm vào thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR). EGFR là một loại protein được tìm thấy trên bề mặt tế bào

Cetuximab được truyền qua đường tĩnh mạch, thường một lần một tuần. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

Liệu pháp miễn dịch là việc sử dụng các loại thuốc giúp hệ thống miễn dịch của chính một người tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng để điều trị một số người bị ung thư vòm họng.

Pembrolizumab (Keytruda) và nivolumab (Opdivo) là các loại thuốc nhắm vào PD-1, một loại protein trên các tế bào của hệ thống miễn dịch được gọi là tế bào T thường giúp giữ cho các tế bào này không tấn công các tế bào khác trong cơ thể. Bằng cách ngăn chặn PD-1, những loại thuốc này tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư. Điều này có thể thu nhỏ một số khối u hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra

Tác dụng phụ của những loại thuốc này có thể bao gồm:

Ung thư vòm họng (NPC) ở trẻ em được điều trị phần lớn giống như NPC ở người lớn. Các chuyên gia đồng ý rằng cách tốt nhất để điều trị NPC trong các giai đoạn nâng cao hơn là thử nghiệm lâm sàng.

Phương pháp điều trị thông thường cho các bệnh ung thư giai đoạn đầu này là xạ trị nhằm vào khối u.

Ung thư vẫn chưa di căn đến các hạch bạch huyết trong những giai đoạn này, nhưng các hạch bạch huyết gần đó ở cổ cũng thường được điều trị bằng xạ trị. Đây là bức xạ phòng ngừa (dự phòng).

Những ung thư này đã lan ra bên ngoài vòm họng, có nghĩa là có thể lan đến các hạch bạch huyết ở cổ hoặc trên xương đòn.

Bệnh nhân mắc các giai đoạn này của NPC thường được hóa xạ trị ( hóa trị cùng với xạ trị) vào các hạch bạch huyết ở vòm họng và cổ. Loại thuốc hóa trị thường được sử dụng là cisplatin, nhưng đôi khi nó được dùng cùng với một loại thuốc khác. Điều này thường được theo sau bởi nhiều hóa trị hơn, thường là với cisplatin cộng với 5-FU.

Các lựa chọn điều trị khác trong các giai đoạn này bao gồm hóa trị cảm ứng sau đó là hóa trị liệu hoặc chỉ hóa trị liệu , hoặc có thể là liệu pháp miễn dịch (một mình hoặc với hóa trị liệu).

Nếu ung thư vẫn còn trong các hạch bạch huyết sau khi điều trị này, phẫu thuật (bóc tách cổ) có thể được thực hiện để loại bỏ các hạch bạch huyết.

Một số NPC được chẩn đoán trước khi có hệ thống dàn dựng hiện tại có thể đã được chuyển sang giai đoạn IVC. Những NPCS này đã lây lan đến các bộ phận xa của cơ thể và có thể khó điều trị. Phương pháp điều trị thông thường là hóa trị , thường dùng cisplatin và một loại thuốc khác.

Ung thư được gọi là tái phát khi nó tái phát sau khi điều trị. Sự tái phát có thể cục bộ (tại hoặc gần nơi bắt đầu) hoặc xa (lan đến các cơ quan như phổi hoặc xương). Nếu NPC trở lại sau khi điều trị, lựa chọn của bạn phụ thuộc vào vị trí và mức độ lan rộng của ung thư, phương pháp điều trị ung thư vòm họng nào được sử dụng lần đầu tiên xung quanh và sức khỏe tổng thể của bạn.

Một số khối u tái phát trong vòm họng có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật được thực hiện qua mũi (được gọi là phẫu thuật nội soi nền sọ )

NPC tái phát trong các hạch bạch huyết vùng (cổ) ​​đôi khi có thể được điều trị bằng xạ trị . Nếu ung thư tái phát ở các vị trí xa, các lựa chọn có thể bao gồm hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch (hoặc cả hai).

Các Cetuximab thuốc nhắm mục tiêu có thể được đưa ra cùng với hóa trị, nhưng điều này thường được thực hiện như một phần của một thử nghiệm lâm sàng. Các phương pháp điều trị bằng thuốc mới và quy trình phẫu thuật mới đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng có thể giúp một số người bị NPC tái phát, cũng như nâng cao kiến ​​thức có thể giúp những người bị NPC khác trong tương lai.

Tổng hợp bởi nguồn uy tín Thuốc Đặc Trị 247 Health News

Last Updated on 25/11/2020 by Võ Mộng Thoa