Từ khao khát được chữa bệnh tới cách vượt qua mọi giới hạn để thành công
Sống chung với áp lực
Ai cũng cho rằng làm bác sỹ phẫu thuật thật tuyệt vời, đó là nghề “hái” ra tiền. Ấy vậy nhưng ít ai biết rằng, bác sỹ là những người rất giỏi chịu áp lực và có nhiều điều phải hi sinh. Ngay từ khi bước vào cánh cổng Đại học Y, sinh viên y khoa đã phải “lên dây cót” để học và thực hành sao cho không được sai sót.
Nghề bác sĩ nói chung và bác sĩ phẫu thuật mắt nói riêng luôn biết cách sống chung với áp lực. Áp lực đến từ chính khát khao chữa khỏi bệnh của bác sỹ. Áp lực đến từ những tác động xung quanh có ảnh hưởng đến tâm trạng hay cảm xúc…
Theo bác sỹ mắt Bùi Tiến Hùng: “Đã là bác sĩ phẫu thuật thì khoa nào cũng khó. Riêng với phẫu thuật mắt được gọi là vi phẫu nên đồi hỏi độ chính xác rất cao. Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân mổ mắt ngày nay rất nhiều. Mỗi ngày bác sĩ mắt có thể mổ từ 15 – 20 ca. Chỉ cần 1 – 2 ca thần kinh không tốt sẽ ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật. Thế nhưng con người thì bình đẳng như nhau, không thể với bệnh nhân A thì phẫu thuật tốt, bệnh nhân B thì không. Bởi vậy, tôi phải tự tạo cho mình một áp lực rất lớn là mọi bệnh nhân phải có kết quả như nhau”.
Bệnh viện chính là nhà
Tại Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản, “chú Hùng” là cách gọi vừa thân thuộc, vừa chứa đựng sự kính trọng của toàn thể bác sỹ và đội ngũ nhân viên. Một ngày làm việc của bác sỹ Hùng luôn bắt đầu từ 8 giờ sáng và kết thúc vào lúc 17 giờ chiều. Tuy nhiên, khi bệnh viện mở thêm chi nhánh mới chú lại đảm nhận công việc khám bệnh tới tận 9 giờ tối.
Với thời gian làm việc dày đặc như vậy, bác sỹ Hùng phải hi sinh thời gian dành cho gia đình. Bác sĩ ăn trưa và thường làm thông cả buổi trưa tại bệnh viện. Có lẽ không nhiều người biết được những những điều này đằng sau ánh hào quang mang tên “bác sỹ phẫu thuật”. Vậy nhưng, chú Hùng và bao bác sĩ khác vẫn âm thầm sống như vậy từng ngày.
Nói không với chất kích thích
Nói không với rượu, bia, thuốc lá là điều khó khăn với mày râu nhưng lại là tất yếu với bác sỹ phẫu thuật. Đó đều là những chất kích thích có thể gây ra chứng bệnh run tay. Chú Hùng thừa nhận thời trẻ có từng uống rượu, bia nhưng từ sau tuổi 30 chú đã bỏ hoàn toàn để giữ gìn đôi tay của mình.
“Bệnh về mắt không đáng ngại nếu đến bệnh viện kịp thời”
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề phẫu thuật mắt, chú Hùng khẳng định bệnh về mắt không đáng ngại nếu đến chữa trị kịp thời. Chẳng hạn với bệnh về võng mạc cần thực hiện phẫu thuật cắt dịch kính.
Nếu bệnh nhân chỉ mới bị bong võng mạc sẽ được phẫu thuật giúp làm sống lại dây thần kinh võng mạc. Ngược lại nếu để lâu sẽ rất khó tiên lượng được kết quả phẫu thuật. Chú Hùng cho biết: “Nếu bệnh nhân bị bong võng mạc rồi thì khả năng lấy lại 10/10 vẫn xảy ra nếu đến thật sớm và vùng rách không phức tạp”.
Sau những chia sẻ kể trên, chú Hùng chào tạm biệt tôi để di chuyển tới chi nhánh mới ở Phúc La – Hà Đông. Chú sẽ lại tận tình, chu đáo khám, tư vấn và đưa ra những phương án tối ưu cho người bệnh.
Chúc chú sẽ luôn khỏe để tiếp tục viết tiếp giấc mơ bác sĩ phẫu thuật vốn đang đẹp và nhân văn này.
Hiện nay bác sỹ CKII. Bùi Tiến Hùng là giám đốc phụ trách chuyên môn tại Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản.
Bác sỹ CKII. Bùi Tiến Hùng hiện là một trong những bác sỹ nổi tiếng nhất trong ngành Nhãn khoa.
Trong sự nghiệp bác sỹ nhãn khoa, Bác sỹ Hùng đã có kinh nghiệm 10 năm mổ khúc xạ bằng tia Laser trên 6,000 mắt an toàn với nhiều loại máy Laser, trong đó có 800 ca ReLEx SMILE, bác sĩ Hùng được cấp bằng Quốc tế về phẫu thuật Lasik với dao OUP -SBK. Từ năm 2005 tới nay, Bác sỹ đã thực hiện mổ Phaco trên 9,000 mắt an toàn, mổ Cắt dịch kính cho trên 200 mắt an toàn, và mổ Phakic ICL cho hơn 500 mắt cận thị cao an toàn.
Bác sỹ Hùng là một trong những thành viên tích cực của Tổ chức phi chính phủ về phòng chống mù loà khu vực Châu Á, APBA.