Top 8 # Táo Bón Và Cách Chữa Trị Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Tìm Hiểu Bệnh Táo Bón Và Cách Chữa Táo Bón

Nguyên nhân gây bệnh táo bón theo quan điểm của Y học hiện đại: Táo bón xảy ra do chế độ ăn uống thiếu khoa học, uống ít nước, ăn thiếu chất xơ, thói quen đại tiện không tốt hoặc do hội chứng kích ứng ruột (IBS, rối loạn ruột già).

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây ra bệnh táo bón như: sử dụng thuốc điều trị các bệnh trầm cảm, thuốc dạ dày hoặc các bệnh nhân bị bệnh về xương khớp, tim mạch, đái tháo đường… cũng dễ gặp phải tình trạng táo bón hơn người bình thường. Các trường hợp quá lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng như forlax, duphalac cũng gây ra táo bón.

Những người ít vận động, lười vận động hoặc người cao tuổi, chức năng của các cơ quan bộ phận kém cũng là những đối tượng hay mắc phải tình trạng táo bón kéo dài.

Nguyên nhân gây táo bón theo y học cổ truyền: Táo bón được chia thành một số nhóm nguyên nhân chính sau:

Trường vị táo nhiệt: Những người dượng thịnh hoặc uống nhiều rượu, ăn nhiều chất cay nóng gây tích nhiệt trường vị, hoặc bệnh nhân nhiệt lâu ngày tổn thương tân dịch.

Khí trệ:Lo nghĩ, buồn phiền, nằm lâu, ít vận động, làm chi khí huyết kém lưu thông gây ứ trệ sinh táo bón.

Dương suy:Những bệnh nhân suy nhược nặng, người cao tuổi, chân dương suy kém, hàn tà ngưng kết gây táo bón.

Táo bón gây ra biến chứng gì?

Táo bón tuy không phải là một căn bệnh nan y nhưng lại gây ra nhiều bất tiện, khó chịu và đau đớn cho người mắc phải. Khi bị táo bón, người bị bệnh đi ngoài sẽ phải rặn nhiều, áp lực ổ bụng tăng lên, chảy máu khi đi đại tiện ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh táo bón nếu để lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị sẽ có những biến chứng gây ra những hậu quả khó lường.

Đi ngoài phân máu: Khi khối phân rắn cứa rách niêm mạc ống hậu môn trực tràng sẽ gây chảy máu. Mức độ mất máu nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ chấn thương niêm mạc, có tổn thương điểm mạch, sự tái phát thường xuyên của táo bón.

Nứt kẽ hậu môn: Khi khối phân rắn gây kho đi ngoài, bệnh nhân thường rặn mạnh, gắng sức tối đa gây rách niêm mạc, lớp dưới niêm mạc có thể lan tới lớp cơ thắt ống hậu môn. Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây đi ngoài phân máu mà gây đau đớn ngay trong khi khối phân táo đi ra ngoài mà còn gây tiếp diễn sự đau đớn của những lần đi ngoài lần kế tiếp.

Trĩ nội, trĩ ngoại: Khi bệnh nhân mắc chứng táo bón kéo dài đa số sẽ gây ra bệnh trĩ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng khi gắng sức rặn đi ngoài làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, mỗi lần đi ngoài thường có máu kèm theo phân.

Viêm ống hậu môn trực tràng- Abces hậu môn – Rò hậu môn: Khối phân luôn gây sang chấn, gây viêm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn. Tăng nguy cơ gây viêm nhiễm, abces hậu môn – trực tràng, rò hậu môn…

Tắc ruột do khối “u phân”: Nếu trong đại trực tràng phải tích trữ lâu ngày khối phân rắn có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột: Đau bụng cơn đến liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối rắn ở tiểu khung, thăm trực tràng: Sờ thấy toàn khối phân rắn,…

Táo bón gây ứ phân dẫn tới phình đại trực tràng

Suy kiệt – nhiễm độc mạn: Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển sinh ra các chất có hại ngấm, hấp thu vào máu sẽ dần dẫn tới nhiễm độc mạn tính. Gây nên tình trạng kích thích thần kinh làm ảnh hưởng tới tâm tính và tinh thần người bệnh, khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy bực bội, khó chịu. Bệnh nhân ăn uống kém thì về lâu dài sẽ khiến sút cân, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, da khô xấu,…

Tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn – trực tràng: Do tính chất phân của người táo bón khô và cứng nên có đậm độ các độc tố và chất gây ung thư như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của người bình thường. Thời gian phân nằm lâu trong trực tràng làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc trực tràng cũng là nguyên nhân dễ gây ung thư.

Tăng biến chứng cho những bệnh nhân mạn tính: Người bệnh cao huyết áp, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, xơ gan cổ chướng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD, Hen,…), bệnh tâm phế mãn nếu bị táo bón rất nguy hiểm vì khi đi cầu phải rặn nhiều, tăng áp lực máu, tăng nguy cơ tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não, tăng nguy cơ lên cơn khó thở, cơn hen,…

Tăng nguy cơ viêm ruột thừa: Táo bón cũng làm tăng áp lực trong ruột, tăng ứ đọng phân – dịch trong lòng ruột thừa khiến cho người bệnh còn dễ viêm ruột thừa hơn. Táo bón dài ngày làm ruột già bị suy yếu, dãn ra tạo các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột.

Phương pháp chữa táo bón hiệu quả nhanh nhất

Chữa táo bón bằng các loại thuốc Tây

Phương pháp chữa táo bòn này được sử dụng khi bệnh nhân tự chẩn đoán và mua thuốc về điều trị tại nhà. Thông thường, các loại thuốc chữa táo bón được sử dụng phổ biến bao gồm: Thuốc nhuận tràng Forlax, duphalac, các loại thuốc xổ… Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ có thể sử dụng như biện pháp chữa táo bón tạm thời trong thời gian ngắn, nếu lạm dụng thuốc không những không có tác dụng mà còn dẫn đến hậu quả như bị trĩ, sa trực tràng… do không điều trị tận gốc, bệnh dai dẳng kéo dài.

Cách chữa táo bón bằng mẹo hoặc bài thuốc dân gian

Trong dân gian, các loại rau như mồng tơi, khoai lang, rau muống, dền, đay.. có tác dụng nhất định với những người bị táo bón. Khi khó đi đại tiện, người bị táo bón thường đi lại nhiều lần và ăn thêm khoai lang hoặc các loại rau luộc để tăng nhuận tràng. Đây là các cách chữa táo bón an toàn tuy nhiên lại chỉ có tác dụng với những người mới chớm bị táo bón, công dụng phòng ngừa là chính mà không có tác dụng chữa táo bón lâu dài đối với các trường hợp bị táo bón lâu ngày và nặng hơn. Người bình thường nếu bổ sung thêm các loại rau này vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp nhuận tràng phòng ngừa và chữa táo bón hiệu quả.

Từ sự gia tăng ngày một cao của bệnh táo bón trong đời sống hàng ngày cũng như những nhu cầu cấp thiết của phương pháp chữa táo bón hiệu quả, an toàn, các bác sĩ thuộc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công bài thuốc “Nhuận tràng chỉ táo thang”. Bài thuốc được điều chế hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên có công dụng làm nhuận tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ thải lọc các chất cặn bã cho cơ thể, bồi bổ và tăng khả năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, hiệu quả với chữa táo bón.

Giới thiệu bài thuốc “Nhuận tràng chỉ táo thang” chữa táo bón hiệu quả

Thành phần bài thuốc: Đương quy, Sinh địa, Mộc hương, Hoàng kỳ, Trần bì, Cam thảo, Chỉ thực, Hạnh nhân, Hậu phác, Đại hoàng, Mật ong…

Công dụng: Hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng, thanh nhiệt, thanh can, thông tiện. Các vị thuốc Hậu phác, Đại hoàng có tính lạnh, tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Mật ong có tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc, làm lành vết thương.

Ưu điểm nổi trội của bài thuốc:

Hiệu quả chữa táo bón cao, nhanh chóng, triệt để và hạn chế tối đa khả năng bệnh tái phát.

Bài thuốc được nghiên cứu chuyên sâu, kiểm định về công dụng.

Được điều chế từ 100% thảo dược thiên nhiên an toàn với sức khỏe người bệnh.

Thời gian chữa táo bón được rút ngắn, không gây đau đớn, không có tác dụng phụ.

An toàn với tất cả các đối tượng, mọi lứa tuổi và ngành nghề, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

Không gây ra các tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Lưu ý: Sử dụng thuốc chữa táo bón theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp chế độ ăn uống khoa học.

Phòng ngừa bệnh táo bón

Để phòng ngừa bệnh táo bón, cần lưu ý tăng cường lượng rau xanh trong mỗi bữa ăn. Nên bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày, ăn tăng thêm các loại quả như cam, quýt, xoài, đu đủ chín, mướp đắng, dưa chuột… Chuối chín hoặc khoai lang luộc cũng là các loại thực phẩm có công dụng nhuận tràng rất tốt. Hạn chế tối đa các loại rượu, bia, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, các gia vì cay, nóng cho quá nhiều khi chế biến thức ăn. Không nên ngồi lâu mỗi lần đi ngoài và cũng không nên ngồi lâu một chỗ. Nên duy trì tập thể dục thể thao điều độ tùy theo sức của mình hàng ngày.

Bệnh Táo Bón Và Cách Chữa Trị

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, người bị táo bón đi tiêu ít hơn 2 lần/1 tuần, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi nhà xí. Nhiều trường hợp mắc táo bọn phân cứng rắn đi còn làm rách hậu môn.Bệnh táo bón trên lâm sàng thấy rất nhiều, nhất là ở người già và người béo. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ

Táo bón thường xuất hiện ở những trẻ đang tuổi bú sữa phải ăn sữa hộp hoặc trẻ lớn hơn nhưng chưa biết ăn rau quả; người cao tuổi răng yếu ăn ít chất xơ. Uống ít nước và lười vận động cũng gây nên tình trạng này. Táo bón cũng xuất hiện ở những người hay nhịn đại tiện. Nhiều trường hợp táo bón do giảm nhu động đại tràng: bình thường, phân vận chuyển qua đại tràng mất 35 giờ, nhưng ở một số người, thời gian này có thể kéo dài trên 72 giờ.

Nguyên nhân gây táo bón

Do thói quen ăn uống không khoa học ăn quá nhiều chất đạm và ít rau xanh

Do nín nhịn việc đi tiêu, đi tiêu không đều lười đi

Do không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể

Bệnh của hậu môn trực tràng như trĩ, ung thư trực tràng, túi thừa…

Bệnh toàn thân như tiểu đường, suy tuyến giáp, hạ kali máu, tăng canxi máu, xơ cứng bì, parkinson, di chứng tai biến mạch não …

Do lười vận động, ít đi lại, stress, căng thẳng thần kinh

Tác dụng phụ của thuốc như các thuốc chữa đau dạ dày, thuốc hạ huyết áp, giảm đau, lợi tiểu, thuốc hướng tâm thần …

Lạm dụng các thuốc nhuận tràng lâu ngày, làm rối loạn các chức năng của đại tràng. Người bệnh bị lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng, nếu không dùng sẽ không đại tiện được. Thường gặp ở người cao tuổi, người ốm nằm liệt giường lâu ngày.

Cách chữa táo bón

Uống đủ nước: Trẻ em tuổi còn bú ngoài các bữa ăn cần được uống thêm nước, tốt nhất là nước cam, chanh… Với trẻ em tuổi đi học, cần chú ý cho các cháu uống đủ nước. Người cao tuổi ngoài bữa ăn cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày; nếu sống ở những nơi khí hậu nóng có thể cần tới 2 lít/ ngày. Người bệnh sốt cao có thể mất từ 3-4 lít nước mỗi ngày qua mồ hôi, sau khi hết sốt thường bị táo bón, chậm hồi phục sức khỏe. Vì vậy, khi đang sốt, phải thường xuyên cho uống nước hoặc ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp, nước trái cây.

Ăn đủ chất xơ: Trong bữa ăn cần có rau xanh để cung cấp chất xơ, sau bữa ăn cần dùng thêm trái cây. Tập cho trẻ em ăn rau và trái cây từ nhỏ; trẻ từ 6 tháng cần ăn bổ sung rau nghiền nhừ lẫn với bột hoặc cháo và uống nước trái cây ép.

Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, tốt nhất là vào sáng sớm, lúc công năng đại tràng cao nhất. Có thể uống một cốc nước lạnh vào sáng sớm để tập gây phản xạ đi đại tiện. Người cao tuổi có thể tập xoa bóp vùng bụng dưới nhằm giúp tăng nhu động ruột.

Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và các chất cay nóng

Ngủ đủ giấc và tránh stress

Tập thể dục thể thao hàng ngày là cách phòng và điều trị táo bón hiệu quả nhất

Tạo thói quen đi tiêu đúng giờ, không được nhịn đi tiêu

Sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón, các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Bệnh Táo Bón Và Cách Điều Trị Cho Trẻ Bị Táo Bón?

Triệu chúng của trẻ táo bón?

Ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi:

Đi vệ sinh ra phân dê (trông cứng và hình viên bi nhỏ)

Khóc rống khi cố rặn

2 ngày mới đi cầu thay vì 3-4 lần/ngày

Uống nước cong mông.

Đối với trẻ mới biết đi: Thường uốn cong lưng, gồng mông nhón gót, bồn chồn và có tư thế ngồi chồm hỗm bất thường.

Trẻ lớn hơn: Có số lần đi vệ sinh ít (kéo dài 2 ngày trở lên) và kêu đau.

TVC tìm hiểu về trẻ bị táo bón

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ là gì?

Mới ăn thức ăn rắn trong khi dạ dày đã quen với sữa mẹ dễ tiêu hóa.

Uống sữa bò không hợp, gây nóng làm phân khô.

Không tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ.

Ăn ít chất xơ.

Công thức tính hàm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ mỗi ngày:

Lượng chất xơ = Số tuổi + 5

Nếu trẻ 8 tuổi cần 8+5=13g chất xơ mỗi ngày, tỷ lệ chất xơ hòa tan và không hòa tan nên là 75%-25%. Chất xơ hòa tan làm tăng lợi khuẩn đường ruột, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện cảm xúc, nhưng chất xơ không hòa tan giúp trẻ bị táo bón lâu ngày kích thích ruột co bóp, làm mềm phân dễ di chuyển trong đường tiêu hóa.

Do cho trẻ uống ít nước, bởi bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, nếu muốn trẻ nhanh hết táo bón mẹ nên cho bé uống nhiều nước. Vì trẻ dưới 6 tháng bú mẹ nếu bị táo bón lâu ngày cần hấp thụ 100-200ml nước/ngày, trẻ 1-3 tuổi uống 500-600ml nước/ngày, trẻ 6-12 tháng uống 200-300ml nước/ngày, trẻ 3-5 tuổi uống 1000ml nước/ngày, trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500-2000ml nước/ngày.

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón?

Biến chứng 1: Phân ứ đọng trong cơ thể trẻ sẽ thải ra chất độc và vi khuẩn có hại làm con mệt mỏi, chán ăn, ốm yếu.

Biến chứng 2:

Việc đi vệ sinh khó khăn lâu ngày khiến trẻ chảy máu, rách hậu môn.

Táo bón kéo dài nguy hiểm nhất là trẻ bị sa trực tràng, viêm ruột rất khó điều trị.

Biến chứng 3: Phần lớn cha mẹ đều chủ quan khi trẻ bị táo bón, đến khi con đau đớn, quấy khóc thì mới điều trị cho con, lúc này tình trạng đã nặng, nguy hiểm và khả năng bị biến chứng rất cao rồi.

Mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh?

Cách chữa táo bón bằng mật ong cho trẻ an toàn và hiệu quả, mật ong có tính nóng làm vùng cơ hậu môn kích thích, chỉ cần mẹ nhúng đầu tăm bông mềm vào mật ong, rồi thụt ngoáy sâu khoảng 1cm hậu môn của bé.

Mẹo chữa táo bón bằng cọng rau mồng tơi rất lành và giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng, mẹ chọn cọng cứng, thân to theo tháng tuổ, rửa sạch sẽ, tước vỏ ngoài rồi dùng phần cuống ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Bé không bị tổn thương, đau đớn thậm chí còn cười khoái chí vì cọng khi tước vỏ vẫn còn chất nhờn.

Lấy 3 quả bồ kết đã nướng hòa tan 500ml nước đun sôi để nguội, sau đó bơm xi lanh vào hậu môn bé bị táo bón lâu ngày sẽ có hiệu quả rất tốt giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Trẻ có dấu hiệu khó đi ngoài, mẹ cho ngâm mông nước nóng 5-10 phút mỗi ngày 2-3 lần, sẽ giúp trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày khỏi ngay bởi nhiệt từ hơi nước nóng có tác dụng kích thích cơ vòng.

Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng cách xoa bụng mang lại hiệu quả bất ngờ, mẹ đặt ngón tay vào giữa bụng sau khi cho bé ăn xong 1 tiếng, xoa nhẹ nhàng và đều đều theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút, làm 2-3 lần/ngày, nếu thời tiết lạnh mẹ nhớ làm ấm tay trước khi xoa cho bé không sẽ làm bé giật mình.

Khỏi táo bón nhờ động tác đạp xe nhanh, mẹ đặt bé nằm ngửa, nhấc 2 chân lên và xoay chân co chân duỗi như đang đạp xe đạp.

Cốm chất xơ ích nhi – Hỗ trợ điều trị tón bón ở trẻ hiệu quả

Thực phẩm chức năng Cốm Chất Xơ Ích Nhi được chiết xuất từ các loại vitamin, chất xơ tự nhiên là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa chất xơ Inulin (Prebiotic) kết hợp vitamin B1, B2, B6, được đặc chế dành riêng cho trẻ em bị chứng táo bón, trẻ em có chế độ ăn thiếu rau quả, chất lượng đạt chuẩn an toàn cho trẻ sử dụng. Sản phẩm giúp cung cấp chất xơ tự nhiên inulin cho trẻ nhỏ, nuôi dưỡng và phát triển hệ vi khuẩn có ích, tăng nhu động ruột, tăng phân huỷ các chất cặn bã, thông đại tiện, khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón, trướng bụng, đầy hơi.

Thành phần:

Inulin (Prebiotic – Chất xơ tự nhiên): 2,5g

Vitamin B1: 0,6mg

Vitamin B2: 0,9mg

Vitamin B6: 0,3mg

Saccarose, kem sữa non, flavour: vừa đủ 4g.

TVC giới thiệu cốm chất xơ Ích Nhi Liều dùng:

Trẻ em bị táo bón, trướng bụng, đầy hơi: Mỗi lần 1-2 gói, ngày 2 lần.

Trẻ cần bổ sung chất xơ do chế độ ăn thiếu rau và hoa quả: Mỗi lần 1 gói, ngày 1-2 lần.

Người lớn bị táo bón, trướng bụng, đầy hơi: Mỗi lần 2 gói, ngày 2-3 lần.

Nên uống sau khi ăn. Pha mỗi gói với 20 – 25ml nước (không dùng nước sôi) hoặc ăn riêng.

Công ty Cổ phần Nam Dược Trụ sở: Lô A7/D21, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

1. Khách hàng mua lẻ liên hệ: (Ms. Ngọc) để được tư vấn, hỗ trợ

Chia sẻ với mọi người

Thuốc Và Cách Chữa Trị Bệnh Táo Bón Nhanh Nhất

Táo bón là tình trạng phân cứng, khó di chuyển trong đường ruột và đẩy ra ngoài. Do đó người bệnh khi đi đại tiện thường phải cố rặn để tống phân ra ngoài. Triệu chứng đặc trưng của táo bón là số lần đại tiện giảm hẳn và đại tiện khó khăn. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, trong đó các nguyên nhân chính gồm:

– Do thay đổi nội tiết trong cơ thể: do rối loạn hormone, giảm lượng hormone tuyến giáp và tăng hormone cận giáp (do nồng độ kali trong máu tăng cao); thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ thời kì kinh nguyệt, mang thai,… dễ gây táo bón.

– Do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: đó là các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc sắt,… khi sử dụng có thể gây táo bón.

– Do thói quen đại tiện: người bệnh trước đó thường xuyên nhịn đại tiện và tự điều chỉnh đi cầu theo ý muốn. Nếu thường xuyên làm như vậy sẽ dẫn đến bị mất cảm giác muốn đi đại tiện và lâu dẫn đến táo bón.

– Do chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước: Nó ảnh hưởng đến tiến độ tiêu hóa thức ăn và gây phân to, khó tiêu.

– Do làm dụng thuốc nhuận tràng: Khi đó người bệnh sẽ chỉ đi tiêu được khi sử dụng thuốc và chất kích thích nhuận tràng. Lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn đến bị tổn thương và gây táo bón.

Cách chữa táo bón hiệu quả nhanh nhất

1/ Mẹo chữa táo bón trong dân gian

Một số bài thuốc trị táo bón được lưu truyền trong dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón rất tốt. Người bệnh nên áp dụng kèm theo các biện pháp trên để không bị lệ thuộc quá nhiều vào thuốc tây:

Hàng ngày hãy lấy 6g nha đam, gọt vỏ, rửa sạch nhựa. Sau đó lấy phần ruột bên trong trộn chung với đường nhai và nuốt từ từ. Ăn liên tục cho đến khi trị dứt được chứng táo bón. Bài thuốc này đặc biệt có lợi cho bệnh nhân bị táo bón do nhiệt bởi nha đam là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, trị nóng trong khá hiệu quả.

Khoai lang ngoài tác dụng nhuận tràng còn giúp bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ cùng nhiều loại vitamin ( B2, PP và C) và các loại muối khoáng như sắt, canxi… Hãy tận dụng nguyên liệu rẻ tiền này để làm thuốc chữa táo bón theo cách sau: Trước tiên đem khoai lang rửa cho sạch, gọt vỏ, say nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Chia nước khoai lang làm 2 lần uống trong ngày là vào sáng sớm lúc đói bụng và trước bữa ăn trưa hoặc tối. Mỗi lần uống 1/ 2 ly to.

Mướp đắng có tính mát nên giúp trị táo bón rất hữu hiệu. Cách thực hiện rất đơn giản: Mỗi khi bị táo bón bạn chỉ cần lấy mướp đắng tươi rửa sạch và ép lấy nước uống . Nếu quá khó uống có thể ăn các món ăn được chế biến từ mướp đắng cũng rất tốt.

– Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil): các loại thuốc này có chứa chất xơ, chất sợi và chất nhầy từ nguyên liệu tự nhiên khi uống vào cơ thể chúng sẽ hút nước làm tăng thể tích phân và kích thích phản xạ đi đại tiện tự nhiên. Các loại thuốc này can thiệp tự nhiên, an toàn nhưng thời gian đạt hiệu quả thường chậm hơn các thuốc khác.

– Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

– Thuốc làm mềm phân: Được dùng rất phổ biến có tác dụng khiến cho phân dễ thấm nước. Nhờ vậy phân trở nên mềm và dễ di chuyển hơn.

– Thuốc bôi trơn: Chứa dầu khoáng chất, các chất giúp thấm nước và được dùng dưới dạng thuốc bơm hậu môn. Tuy nhiên theo lời khuyên, người bệnh không nên sử dụng quá nhiều thuốc này sẽ gây kích ứng niêm mạc trực tràng và tổn thương niêm mạc.

– Thuốc kích thích: Là các loại thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột khiến tăng cường sự co bóp, kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Loại thuốc này cho hiệu quả khá nhanh nhưng được khuyến cáo không nên sử dụng quá một tuần vì có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy. Đặc biệt phụ nữ mang thai không nên dùng nhóm thuốc này.

Theo lời khuyên, khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc trị táo bón nào trong số các loại thuốc nêu trên không nên quá 8 – 10 ngày và phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, ăn uống hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.

Cùng với việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách trị táo bón khác bằng tự nhiên tại nhà rất đơn giản mà hiệu quả cao. Thậm chí nếu thực hiên đúng cách có thể khắc phục được bệnh táo bón nhanh chóng mà không cần dùng tới thuốc. Cụ thể người bệnh nên chú ý thực hiện như sau:

Chất xơ giúp tăng cường hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Hơn nữa nó còn hấp thụ các độc tố trong cơ thể để đào thải ra ngoài. Do đó khi bị táo bón bạn nên ăn nhiều rau quả tươi. Tuy nhiên cần chú ý bổ sung với lượng vừa phải và không nên ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy.

– Bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng:

Tiêu biểu là các loại thực phẩm như khoai lang, rau mồng tơi, rau muống, các loại trái cây như mận, cam,… uống nước ép trái cây giúp nhuận tràng rất tốt.

– Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ:

Tốt nhất là nên đi đại tiện vào mỗi buổi sáng. Khi đi đại tiện không nên cố rặn và không ngồi lâu quá 15 phút.

– Tạo tư thế ngồi đúng cách:

Khi đi đại tiện để không bị táo bón: đó là ngồi sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 45 độ.