Top 4 # Tiêm Vacxin Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

4 Điều Nên Biết Khi Tiêm Vacxin Ung Thư Cổ Tử Cung

Ai nên và không tiêm vacxin ung thư cổ tử cung, tính hiệu quả của loại vacxin này như thế nào… là thắc mắc thường gặp của nhiều chị em.

1. Ai nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung và tiêm khi nào?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo cả bé trai và bé gái đều nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung từ 11 hoặc 12 tuổi, sớm nhất khoảng 9 – 10 tuổi. Đây là độ tuổi phù hợp để tiêm ngừa trước khi trẻ lớn thêm và có quan hệ tình dục dẫn đến nguy cơ nhiễm vi rút – khi đó vacxin có thể không hoạt động tốt. Ngoài ra, tuổi nhỏ cũng giúp đáp ứng vacxin tốt hơn.

Cả bé trai và bé gái đều nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung từ 11 hoặc 12 tuổi

Tháng 10/2016, CDC đã cập nhật lịch tiêm vacxin ung thư cổ tử cung khuyến nghị cho trẻ từ 9 – 14 tuổi, gồm 2 liều cách nhau ít nhất 6 tháng – thay vì 3 liều như trước đó. Còn ở lứa tuổi 15 – 26, lịch tiêm vẫn là 3 mũi.

2. Ai không nên tiêm vacxin HPV?

Phụ nữ mang thai hoặc những người đang bị bệnh dù nhẹ cũng không nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó cần lưu ý, trước khi tiêm nên cho bác sĩ biết tình trạng dị ứng của bản thân, đặc biệt dị ứng với nấm men hoặc latex. Ngoài ra, nếu trước đó bạn từng có phản ứng “đe dọa tính mạng” với bất kỳ thành phần nào của vacxin trong những lần tiêm chủng cũng không nên tiêm hoặc cần tham vấn ý kiến bác sĩ cẩn thận.

Phụ nữ mang thai hoặc những người đang bị bệnh dù nhẹ cũng không nên tiêm vacxin

Nếu không thể tiêm vacxin, để bảo vệ bản thân, bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, vì vậy cần tránh.

3. Tác dụng phụ của vacxin ung thư cổ tử cung

Nhìn chung, vacxin ung thư cổ tử cung chỉ có các hiệu ứng nhẹ sau khi tiêm, phổ biến nhất là đau nhức, sưng hoặc hơi tấy đỏ tại vị trí tiêm.

Đôi khi còn có tác dụng phụ chóng mặt hay ngất xỉu xảy ra sau khi tiêm nhưng không nhiều. Nếu có nguy cơ rơi vào trường hợp này cần cho nạn nhân ngồi yên trong 15 phút sau tiêm. Ngoài các triệu chứng trên, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc yếu cơ… cũng có thể xảy ra.

Vacxin ung thư cổ tử cung chỉ có các hiệu ứng nhẹ sau khi tiêm

4. Vacxin ung thư cổ tử cung không thay thế xét nghiệm Pap

Mặc dù đã tiêm vacxin ung thư cổ tử cung việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thông qua các xét nghiệm Pap thường xuyên bắt đầu ở tuổi 21 vẫn là một phần thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Chị em cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của ung thư cổ tử cung như: chảy máu âm đạo sau khi quan hệ, giữa thời kỳ mãn kinh, sau khi mãn kinh hoặc đau khi quan hệ.

Sau Khi Quan Hệ Có Tiêm Được Vacxin Hpv (Vacxin Ngăn Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung)

Theo thông tin từ HPV Information Centre, mỗi ngày Việt Nam có khoảng 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Trong đó, thủ phạm gây bệnh chính là vi rút HPV tuýp 16,18.

Nếu đã nhiễm HPV, cơ thể có cơ chế tạo miễn dịch thụ động. Trong khi đó, vắcxin phòng ngừa nhiễm HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động. Vì vậy, việc tiêm phòng HPV vẫn được khuyến khích cho dù bạn đã từng quan hệ tình dục

Một trong những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay là tiêm phòng vắc xin HPV. Nhưng rất nhiều người thắc mắc: “đã quan hệ rồi thì có tiêm HPV hay không” “tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ” “trong thời gian tiêm HPV có phải kiêng quan hệ hay không?

Đã quan hệ rồi thì có nên tiêm HPV nữa không?

Việc tiêm phòng vắc xin ngừa HPV đạt lợi ích tối đa khi tiêm cho bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và mụn sinh dục… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu đã từng quan hệ tình dục rồi thì tiêm vắc xin sẽ không có tác dụng nữa.

Theo các chuyên gia, những người đã từng quan hệ tình dục và đã có gia đình vẫn nên tiến hành tiêm phòng HPV.

HPV có nhiều tuýp khác nhau. Trên thực tế, chị em có thể nhiễm một hoặc vài chủng virus HPV sau khi quan hệ tình dục. Việc tiêm ngừa sẽ giúp phòng chống các chủng HPV khác mà chị em chưa mắc phải. Ngoài ra, HPV dễ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc xin ngừa được vấn đề này.

Tiêm phòng vắc xin ngừa HPV là cách phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, tuy nhiên, cũng giống như tất cả loại vắc-xin tiêm phòng khác, không phải cứ tiêm phòng là có thể hoàn toàn yên tâm 100% không mắc bệnh. Do đó, bên cạnh việc tiêm phòng, bạn vẫn cần tự chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, tập thể dục điều độ, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không nên quan hệ với nhiều bạn tình.

Đã quan hệ hay chưa vẫn nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ?

Vậy, tiêm phòng HPV có phải kiêng quan hệ hay không? Hiện tại, không có khuyến cáo cụ thể về việc kiêng quan hệ sau khi tiêm phòng

vắc xin ngừa HPV. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và yên tâm, bạn nên có biện pháp bảo vệ nếu quan hệ tình dục trong thời điểm đang tiêm vắc xin, bởi khi đó vắc xin có thể chưa tạo ra kháng thể giúp chống lại virus HPV, bạn vẫn có thể lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không an toàn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng HPV phải đạt tối thiểu hai mũi mới đủ mức độ bảo vệ chống ung thư cổ tử cung

Riêng đối với trường hợp dự định mang thai, chỉ nên mang thai sau khi tiêm mũi cuối tốt nhất là 3 tháng hoặc ít nhất phải 1 tháng. Nếu có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành 3 mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng để tiếp tục thai kỳ.

Cần lưu ý, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung cũng không thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung. Vì thế, bạn vẫn nên đến những bệnh viện, trung tâm uy tín tiến hành thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung.

Đặc biệt, những phụ nữ đã có gia đình, cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát ung thư định kỳ, ít nhất mỗi năm 1 lần để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Nguồn vnvc

Tiêm Vacxin Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung Có An Toàn Không?

Hiện nay, vacxin HPV phòng chống ung thư cổ tử cung được tiêm chủng rộng rãi vì khả năng phòng tránh bệnh của nó là rất cao. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn lo lắng, tiêm vắc xin chống ung thư cổ tử cung liệu có an toàn hay không?

Tác dụng của vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc xin chống ung thư cổ tử cung có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của một số chủng vi rút HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao như 16, 18,…Hiện nay, có 2 loại vắc xin được sử dụng rộng rãi trên thế giới là Gardasil và Cervarix.

Vắc xin HPV có thể ngăn ngừa ung thư tử cung

Cả 2 loại vắc xin này đều có thể ngăn chặn hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung trước khi nữ giới tiếp xúc với vi rút gây bệnh. Đồng thời, 2 loại mũi tiêm phòng ung thư cổ tử cung này cũng có thể ngăn ngừa bệnh ung thư âm đạo, âm hộ ở phụ nữ. Riêng vắc xin Gardasil có thể ngăn ngừa thêm các loại mụn cóc ở bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ.

Tiêm vắc xin chống ung thư cổ tử cung có an toàn không?

Ung thư cổ tử cung được xem là căn bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ gây tử vong cao ở phụ nữ chỉ sau ung thư vú. Tiêm vắc xin HPV và việc khám phụ khoa định kỳ hàng năm là phương cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất hiện nay. Loại vắc xin HPV có thể ngừa hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, cũng như phòng ngừa nhiều loại bệnh phụ khoa khác ở phụ nữ.

Do đó, việc tiêm vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp các chị em có thể hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh ung thư tử cung và nhiều bệnh khác do vi rút HPV gây ra.

Hiện chưa có phát hiện nào cho thấy việc tiêm vắc xin HPV gây ra các tác dụng phụ hay có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng ở phụ nữ. Việc tiêm vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung này cho thấy hiệu quả phòng chống bệnh rất cao nếu được tiêm đúng thời điểm. Chị em nên đi tiêm vắc xin và khám phụ khoa sớm để phòng tránh bệnh kịp thời.

Vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy, theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, để việc phòng ngừa có hiệu quả cao nên tiêm ngừa mũi tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV với những người chưa qua quan hệ tình dục, tốt nhất là từ 9 – 18 tuổi. Tiêm vắc xin chống ung thư cổ tử cung một đợt 3 liều với thời gian cụ thể như sau: tiêm liều 2 cách liều 1 từ 1 – 2 tháng, tiêm liều thứ 3 cách liều thứ 2 từ 1 – 6 tháng.

Tiêm vắc xin HPV tại bệnh viện phụ sản và trung tâm y tế công cộng

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên như quan hệ tình dục sớm và quan hệ tình dục không an toàn, sinh đẻ sớm và sinh đẻ nhiều, hút thuốc lá, do yếu tố di truyền,…Vì vậy, ngoài việc tiêm vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung chị em cũng nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và thói quen khám phụ khoa định kỳ, xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều có thể mắc ung thư cổ tử cung, nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gây nhiều hệ lụy cho người bệnh. Tiêm vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất để chị em bảo vệ sức khỏe cho chính mình. DS: Ngần/doisongbiz.com

Bạn Đã Tiêm Vacxin Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Chưa?

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4000 phụ nữ phát hiện mình mắc ung thư cổ tử cung và khoảng 2400 phụ nữ tử vong hàng năm vì căn bệnh này. Đây là căn bệnh hiện vẫn chưa tìm được giải pháp chữa trị dứt điểm mà chỉ có thể phòng ngừa bằng phương pháp sử dụng vacxin. Cùng tìm hiểu về vacxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung với Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ, bác sĩ tại khoa khám bệnh & Nội khoa bệnh viện ĐKQT Vinmec Đà Nẵng

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ

1. Tìm hiểu về Vacxin HPV?

HPV (Human Papilloma Virus) – nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung, là loại virus gây u ở người, lây nhiễm qua đường tiếp xúc, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con và có thể tồn tại trong cơ thể người thời gian rất lâu trước khi phát triển thành bệnh. Hiện có hơn 100 tuýp HPV, trong đó, các tuýp 16,18 có nguy cơ sinh ung thư cao nhất. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên để giảm tỷ lệ mắc bệnh chỉ có một cách duy nhất đó là tiêm ngừa vacxin

Tiêm vacxin HPV là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất

2. Cần làm gì sau khi tiêm vacxin HPV?

Sau khi đã tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, chị em nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như:

Giữ gìn vệ sinh vùng kín , tránh tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc, viêm nhiễm. Thay băng vệ sinh sạch sẽ vào chu kỳ kinh nguyệt và vệ sinh sạch sẽ, hạn chế hoạt động quan hệ tình dục tránh vi khuẩn có điều kiện xâm nhập.

Ngoài ra, đời sống tinh thần là một yếu tố quan trọng chị em phụ nữ cần chú ý. Giữ cho trạng thái vui vẻ, giảm thiểu tình trạng căng thẳng, tránh hút thuốc lá và lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể, luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh.

Khi chị em đã có gia đình từ 21 tuổi trở lên hoặc đã có hoạt động tình dục thì cần thăm khám định kỳ hằng năm, xét nghiệm tế bào học và HPV nhằm phát hiện kịp thời các bệnh lý về phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung.

Chị em sau khi có gia đình cần đi xét nghiệm tế bào học định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung

3. Vacxin HPV có tác dụng phụ gì không?

Theo các chuyên gia cho biết, một loại vacxin nào dù có tốt và hiệu quả tới đâu cũng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bởi vì tiêm vacxin có bản chất có mang virus bị bất hoạt đưa vào cơ thể nên sẽ có một số phản ứng nhằm chống lại chất “lạ” này. Mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau và hầu hết là nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm hoặc nổi mẩn đỏ.

Tuy nhiên một số trường hợp có phản ứng mạnh như sốt, co giật, sốc phản vệ hoặc thậm chí tử vong. Trên thực tế cùng tiêm một lô vacxin hoặc thậm chí cùng một lọ vacxin nhưng có rất ít người có phản ứng nghiêm trọng. Điều này được lý giải bởi cơ địa của người phản ứng chứ không phải do chất lượng vacxin kém.

Điều lưu ý là vacxin HPV không phòng ngừa được tất cả các chủng ngừa, trong khi typ 16 và 18 là hai typ có nguy cơ gây mắc ung thư cao nhất. Điều này cho thấy mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng phụ nữ cũng cần đi tầm soát để phát hiện nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung từ các typ khác.

4. Các loại vacxin HPV thường được sử dụng

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vacxin HPV được sử dụng rộng rãi là:

Cervarix: vacxin có chứa 2 tuýp gây bệnh ung thư cổ tử cung.

Gardasil: vacxin có chứa 2 tuýp gây ung thư và 2 tuýp gây bệnh khác như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục.

Cả hai loại đều tiêm 03 mũi trong 6 tháng. Trong khi chưa tiêm đủ các mũi, bác sĩ khuyến cáo không nên có quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm HPV trong khi cơ thể chưa tạo được miễn dịch hoàn chỉnh. Phụ nữ nên có thai sau khi tiêm mũi thứ ba ít nhất 1 tháng để tránh ảnh hưởng của vacxin đến thai nhi.

Theo Vinmec