Top 13 # Tim Hieu Ve Benh Ung Thu Ruot Gia Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thu Khoang Mieng, Ung Thu, Dieu Tri Ung Thu Khoang Mieng, Benh Ung Thu Khoang Mieng, Nguyen Nhan Mac Benh Ung Thu, Phuong Phap Dieu Tri Ung Thu

Khái niệm về ung thư khoang miệng: bệnh ung thư khoang miệng là một loại bệnh có khối u ác tính trong khoang miệng thường hay gặp. Ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu khá giống với bệnh viêm loét khoang miệng, có rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu thường lầm tưởng là mình bị nhiệt miệng, loét miệng đơn thuần hoặc chỉ là một căn bệnh về miệng nào đó, chính điều này đã làm bỏ lỡ mất cơ hội điều trị bệnh sớm nhất và tốt nhất.

Nguy cơ gây ung thư khoang miệng:

Các nguyên nhân dẫn đến ung thư khoang miệng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng trong đó vẫn có các yếu tố sau: hút thuốc lá và uống bia rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh trong một thời gian dài: niêm mạc miệng bị kích thích bởi một chiếc răng nhọn hoặc đôi khi do xương cá đâm vào hoặc bị tác động do ăn trầu thuốc sau một thời gian dài. Ở Việt Nam, những người ăn trầu thuốc (thuốc lào) trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém… có thể gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển. Bệnh cũng thường gặp ở nhóm nam giới trên 40 tuổi;…

Ung thư khoang miệng có những triệu chứng

1. Đau đớn: giai đoạn đầu thông thường không đau hoặc chỉ một chỗ nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào, nếu như xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.

2. Thay đổi sắc da: Niêm mạc khoang miệng nếu như thay đổi màu sắc, màu nhợt hoặc màu đen lại, có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt là niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ, rất có thể là biến chứng của ung thư.

3. Loét không khỏi: Vết loét miệng thông thường không thể quá 2 tuần mà không khỏi, nếu như có cảm giác nóng rát, đau quá thời gian 2 tuần vẫn không đỡ nên cảnh giác với ung thư khoang miệng.

4. Sưng hạch: ung thư hạch thường di căn đến vùng hạch cổ gần đó, có khi ổ bệnh nguyên phát rất nhỏ, thậm chỉ triệu chứng còn chưa rõ, nhưng hạch vùng cổ đã bị di căn. Do đó, khi hạch vùng cổ đột ngột sưng to, cần đi kiểm tra chụp CT, để kiểm tra có phải hạch do ung thư hay không.

5. Bên trong khoang miệng chảy máu: Chảy máu là một tín hiệu nguy hiểm lớn của bệnh ung thư khoang miệng. Vì khối u phát triển trong khoang miệng tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.

6. Chức năng gặp trở ngại: Khối u có thể xâm lấn cơ đóng mở miệng và xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn, gây ra hiện tượng ngậm mở miệng khó khăn.

7. Xương hàm và răng: một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to, làm cho mặt bị lệch. Đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay, rụng, khi nhai đồ ăn khó khăn, có cảm giác khó nhai như người lắp răng giả, vùng khoang mũi họng tê, đau, sau khi điều trị thì bệnh không có chuyển biến, nên cảnh giác là căn bệnh ung thư khoang miệng.

8. Vận động của lưỡi và tri giác: tính linh hoạt của lưỡi bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê, tất cả đều cần kiểm tra xác định nguyên nhân sớm.

Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…, cũng phải lập tức đến bệnh viện sớm để kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác.

Điều trị sớm, hiệu quả cao

Ung thư khoang miệng được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2 được coi là giai đoạn sớm. Tùy theo giai đoạn của khối u mà bệnh nhân sẽ được điều trị các biện pháp thích hợp. Ở giai đoạn sớm, việc điều trị ung thư khoang miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể bảo tồn được chức năng của khoang miệng cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Còn ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, hiệu quả điều trị kém, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

Do đó khi thấy một trong các dấu hiệu đã nêu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Ngoài ra để phòng và hạn chế nguy cơ gây ung thư khoang miệng cần thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, không nên hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu,… giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng

1. Kiểm tra hình ảnh học

(1) Kiểm tra đồng vị phóng xạ có thể cho biết tình trạng tuyến giáp và di căn xương của ung thư miệng.

(2) Chụp Xquang và chụp cắt lớp, có thể giúp bác sỹ nắm được thông tin tương đối có giá trị về tình trạng bệnh khi ung thư miệng di căn đến xương hàm trên, hàm dưới, xoang mũi và các khoang cạnh mũi.

2. Xét nghiệm tế bào học và sinh thiết

(1)Xét nghiệm tế bào học phù hợp cho tiền ung thư chưa có triệu chứng hoặc ung thư giai đoạn đầu mà phạm vi xâm lấn của ung thư chưa rõ ràng, sử dụng cho những trường hợp kiểm tra sàng lọc, sau đó đối với những kết quả dương tính và hoài nghi ung thư sẽ tiếp tục tiến hành sinh thiết xác định chính xác bệnh.

(2)Đối với chuẩn đoán ung thư miệng biểu mô tế bào vảy thông thường áp dụng chọc hút hoặc cắt một phần khối u đi sinh thiết. Vì niêm mạc bề mặt thường loét hoặc không bình thường, vị trí nông, nên tránh tổ chức hoại tử, lấy tế bào tại nơi tiếp xúc giữa tổ chức ung thư với các tổ chức bình thường xung quanh, khiến cho những tiêu bản lấy được vừa có tế bào ung thư vừa có tế bào thường.

3. Tự kiểm tra

(1)Kiểm tra vùng đầu: Tiến hành quan sát sự đối xứng, chú ý sự thay đổi màu sắc da với vùng đầu và cổ.

(2) Kiểm tra vùng cổ: dùng tay kiểm tra, từ sau tai sờ đến xương hàm, chú ý khi sờ có thấy đau và sưng hay không.

(3) Kiểm tra môi: Trước tiên lật bên trong môi dưới, quan sát môi và niêm mạc trong môi, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái lật môi dưới từ trong ra ngoài, từ bên trái qua bên phải, sau đó kiểm tra môi trên cũng giống như vậy, sờ xem có khối u hay không, quan sát xem có tổn thương gì hay không. Tiếp đó dùng phương pháp tương tự kiểm tra bên trong môi trên.

(4) Kiểm tra lợi: Kéo môi ra, quan sát lợi, và kiểm tra bằng cách sờ vùng má xem có bất thường gì không.

(5) Kiểm tra lưỡi: đưa lưỡi ra, quan sát màu sắc và kết cấu lưỡi, dùng gạc vô trùng bọc đầu lưỡi lại sau đó kéo lưỡi hướng sang phải, rồi sang trái để quan sát 2 bên cạnh của lưỡi.

(6) Kiểm tra vòm miệng phía trên : đối với kiểm tra vòm miệng cần dùng phần tay cầm của bàn chải đánh răng đè lưỡi bẹt xuống, đầu hơi ngả về phía sau, quan sát màu sắc và hình thái của ngạc mềm và ngạc cứng.

Download Benh Ung Thu Cuong Hong (Throat Cancer)

Bệnh ung thư cuống họng (throat cancer) Bác sĩ Vũ văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thương Ung thư cuống họng Chứng ung thư này cùng loại với một số ung thư khác như ở miệng, lưỡi, xoang mũi, cuống họng, vòm họng ( cavum ), thanh quản ( larynx ), thực quản (esophagus) và nguyên nhân cũng giống nhau. Vì thế một số những loại ung thư này thường do các Bác sĩ Nha Khoa tìm ra hơn là bởi những Bác sĩ gia đình thường ít khi để ý tới những chứng bệnh ở miệng và cuống họng. Những loại ung thư này được gom vào một loại riêng gọi là Head and neck cancer và được chữa trị giống nhau vì cùng một nguyên nhân chính do uống rượu và hút thuốc lá và thường ở những người trên 50 tuổi. Nhưng gần đây thì loại ung thư cuống họng và cuối lưỡi do HPV gây ra thì có chiều hướng gia tăng gấp đôi trước đây 10 năm vì có lẽ do tật oral sex gây ra. Theo thống kê của hội Ung Thư hàm miệng (Oral cancer society) thì mỗi năm ở Mỹ có trên 50000 người bị và 13000 sẽ chết và hiện nay con số ung thư này vẫn không giảm bớt còn loại ung thư miệng do HPV thì có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chính của chứng ung thư cuống họng và hàm miệng là do hút thuốc tới 85 % vì chất nhựa trong thuốc lá đã được chứng minh từ lâu có nhiều hóa chất gây ra ung thư (carcinogens). Ngoài ra uống rượu cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư cuống họng vì những người uống trung bình 4 ly rượu thì nguy cơ bị ung thư cuống họng cao gấp 6 lần người không uống rượu. Những người vừa hút thuốc vừa uống rượu , như Michael Douglas, thì nguy cơ tăng theo cấp số nhân và cao hơn tới 100 lần những người không hút thuốc và không uống rượu. Nguyên nhân là khi uống rượu thì làm cho niêm mạc (mucosae) bị cháy và hư hại khiến giúp cho chất nhựa trong khói thuốc để thấm vào bên trong rồi gây ra ung thư. Uống rượu cũng làm cho lá gan không tấy độc được những hóa chất trong thuốc lá (detoxification) khiến làm cho cơ thể bị suy yếu và không chống lại được bệnh ung thư. Đặc biệt nhất là một khảo cứu ở bên Nhật và Trung Quốc thì cho biết là tuy những người uống trà xanh thì ít bị ung thư nhưng những người uống trà nóng (hot tea) và hút thuốc lá thì dễ bị ung thư cuống họng và nhất là vòm họng (cavum). Trung Quốc có tỷ lệ ung thư vòm họng cao nhất thế giới có lẽ vì tật hay uống nước trà nóng và cùng một lúc hút thuốc lá cũng rất cao. Những con số những người không hút thuốc và không uống rượu bị ung thư cuống họng cũng đáng kể và nguyên nhân chính là do siêu vi HPV gây ra. Triệu chứng Phần lớn những người bị ung thư cuống họng thường không có triệu chứng gì đáng kể hoặc một vài dấu hiệu thông thường như đau cổ họng, khan tiếng, khó nuốt đồ ăn, hoặc thỉnh thoảng đau ở tai, như trường hợp của Michael Douglas. Một vài người có nổi hạch ở cổ nhưng không đau nên thường không chịu đi khám Bác sĩ gia đình. Điều trị rất khó khăn và làm thay đổi hoàn toàn nếp sống của bệnh nhân như trong trường hợp của Michael Douglas thì có lẽ sẽ không còn bao giờ đóng phim được nữa. Chủ yếu là quang tuyến trị liệu (radiotherapy) và hóa học trị liệu (chemotherapy). Tại một vài bệnh nhân thì có thể giải phẫu cắt bướu ung thư hoặc phải mổ cuống họng và cổ để lấy ra những cục hạch mà ung thư đã lan tới. Dĩ nhiên khi ung thư đã lan tràn đi những nơi xa ở trong ngực, gan, óc thì không thể chữa được. Sau khi được chữa trị bằng những phương pháp kể trên thì phần lớn các bệnh nhân không còn sinh hoạt bình thường ví dụ như nếu bị ung thư thanh quản (larynx) thì phải dùng thanh quản nhân tạo và ăn uống cũng phải dùng những ống dẫn vào bao tử (tube feeding) và phải được chăm sóc và điều dưỡng 100 % suốt đời (total care) thường chỉ có thể thực hiện được tại những viện dưỡng lão chuyên môn, rất tốn kém. Vì thế phòng ngừa ung thư cuống họng vẫn là chính. Trước hết là nên bỏ tật hút thuốc lá và uống rượu nhất là cả hai thứ cùng một lúc. Nên chủng ngừa HPV ở những người có tật oral sex. Những người hút thuốc lá nên được khám răng hàm miệng thường xuyên bởi các BS Nha khoa vì phần lớn những chứng bệnh này thường do các BS Nha khoa tìm ra. Sau củng là nếu có những triệu chứng thông thường như ho khan, đau họng, khó nuốt ..kéo dài hơn 15 ngày thì nên đi khám BS gia đình hay chuyên khoa càng sớm càng tốt để tránh được một trong những chứng ung thư khó chữa trị nhất.

Khám Tim Với Chuyên Gia Viện Tim Tại Bệnh Viện Quận Thủ Đức

Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh từ lâu là cái nôi chuyên sâu về tim mạch uy tín hàng đầu trên cả nước. Năm 2018, sau 3 năm chuẩn bị kỹ càng về nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, Bệnh viện quận Thủ Đức hội đủ điều kiện hợp tác chuyên môn cùng Viện Tim và đã triển khai chương trình phẫu thuật tim hở miễn phí cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình gặt hái được nhiều thành công, mở ra cho bệnh nhân nghèo một cơ hội hiếm hoi được điều trị bệnh tim giành lại sự sống. Bệnh viện quận Thủ Đức cũng là bệnh viện tuyến huyện đầu tiên trên cả nước triển khai mổ tim hở.

Phòng khám Chuyên gia Viện Tim được triển khai tại Bệnh viện quận Thủ Đức nhằm mục đích tiếp tục hợp tác, hỗ trợ chuyên môn giữa 2 bên; đồng thời giảm chi phí khám chữa bệnh và thời gian đi lại cho bệnh nhân. Phòng khám có sự cố vấn và thăm khám trực tiếp của chúng tôi Nguyễn Văn Phan – người đã đồng hành cùng khoa Ngoại Lồng ngực Mạch máu từ chương trình phẫu thuật tim miễn phí cho bệnh nhân nghèo, đặt stent graft và hỗ trợ các thủ thuật chuyên sâu về tim mạch tại bệnh viện.

Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại tại bệnh viện quận Thủ Đức, bệnh nhân được:

Quí bệnh nhân có nhu cầu vui lòng liên hệ và đặt lịch khám tại:

Khoa Ngoại Lồng ngực Mạch máu – Bệnh viện quận Thủ Đức

Số 29 đường Phú Châu, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

ĐT: 028 22 181 454

Ca mổ tim hở đầu tiên được tiến hành tại Bệnh viện quận Thủ Đức. PGS.TS.BS Nguyễn Văn Phan, Phó Giám đốc Viện Tim PGS.TS.BS Nguyễn Văn Phan, Phó Giám đốc Viện Tim TPHCM (thứ hai từ phải sang) và lãnh đạo Bệnh viện quận Thủ Đức chụp hình lưu niệm tại lễ khai trương phòng khám TPHCM (hàng đứng thứ tư từ phải sang) cùng ê kíp mổ tim của 2 bệnh viện.

Bệnh Viện Tim Mạch Quốc Gia Tham Quan Tại Bệnh Viện

Bệnh viện Tim mạch Quốc gia tham quan tại bệnh viện

     Ngày 03/03/2018, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã đón đoàn công tác Viện Tim mạch Quốc gia tới tham quan, giao lưu tại bệnh viện. Về phía đoàn Viện Tim mạch Quốc gia có chúng tôi Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia làm trưởng đoàn, cùng đi có Ts. Nguyễn Thị Thu Hoài – Viện phó và 41 thầy thuốc bệnh viện. Tiếp và làm việc với đoàn, về phía Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí có chúng tôi Trần Viết Tiệp – Giám đốc bệnh viện và các đồng chí trong Ban Giám đốc, Khoa Nội tim mạch, Khoa Phẫu thuật can thiệp Tim mạch & lồng ngực.

     PGS.TS Phạm Mạnh Hùng đánh giá cao sự đầu tư về cơ sở vật chất và năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện, các kĩ thuật sau khi được chuyển giao đã được bệnh viện thực hiện tốt và có hiệu quả. Đồng chí khẳng định trong thời gian tới, bệnh viện có đầy đủ các điều kiện để triển khai thêm nhiều kĩ thuật chuyên sâu về tim mạch.      Thay mặt bệnh viện, chúng tôi Trần Viết Tiệp – Giám đốc bệnh viện đã gửi làm cảm ơn đến Viện Tim mạch Quốc gia về những hỗ trợ mà Viện Tim mạch dành cho bệnh viện. Mong rằng trong thời gian tới bệnh viện sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Viện Tim mạch. Ngay trong ngày làm việc, Viện tim mạch Quốc gia đã tham quan cơ sở vật chất bệnh viện, tham quan và làm việc tại khoa Nội tim mạch, Khoa Phẫu thuật can thiệp Tim mạch & lồng ngực; Tham gia hội chẩn cùng các bác sĩ bệnh viện 3 trường hợp người bệnh có bệnh lý mạch vành phức tạp và động mạch ngoại vi.      Trong thời gian tới, Viện Tim mạch Quốc gia sẽ tiếp tục hỗ trợ, chuyển giao các gói kỹ thuật chuyên sâu về can thiệp tim mạch tại bệnh viện như: Phẫu thuật tim mạch; Tuần hoàn ngoài cơ thể trong phẫu thuật tim mạch; Can thiệp mạch vành; Đặt máy tạo nhịp 2 buồng; Can thiệp mạch ngoại biên, lồng ngực…      Nhân dịp này, 2 bệnh viện đã cùng giao lưu thể thao: bóng đá và cầu lông với tinh thần giao lưu, học hỏi “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, “Khỏe để phục vụ nhân dân”.

    

Một số hình ảnh tại buổi làm việc:

 

     Một số hình ảnh tại chương trình giao lưu bóng đá và cầu lông: