Top 12 # Trieu Chung Bi Ung Thu Co Hong Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thu Vom Hong Ung Thư Vòm Họng Trieu Chung Ung Thu Vom Hong Triệu Chứng Ung Thư Vòm Họng Điều Trị Ung Thư Vòm Họng Dieu Tri Ung Thu Vom Hong Cach Nhan Biet Ung Thu Vom Hong Cách Nhận Biết Ung Thư Vòm Họng

là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành từ 35-55 tuổi, đặc biệt nam nhiều hơn nữ. Ung thư vòm họng đứng thứ tư trong số các bệnh ung thư nói chung và hiện Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ mắc rất cao, gần với tỉ lệ của người Trung Quốc (20-30 lần so với các nước khác). Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa biết về ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng là gì?

Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi hàng tỉ tế bào. Phần sau của họng gọi là vòm mũi họng được lót bằng hàng triệu tế bào mà chúng phát triển và phân chia theo một trình tự nhất định. Đôi khi các tế bào này không thể kiểm soát được sự phân chia của chúng dẫn đến sự phát triển một khối u. Thông thường các khối u vòm mũi họng là u ác tính, vì thế chúng có thể xâm lấn trực tiếp đến các vùng ở phía sau của họng.

Các tế bào ung thư theo đường bạch huyết, đường máu và lan tràn đến các hạch cổ và các cơ quan ở xa như xương, gan, não… Khi ung thư lan tràn đến các cơ quan đó, sẽ có dấu hiệu của di căn hoặc xâm lấn và có thể là nguyên nhân tử vong.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ VÒM HỌNG

* Lúc đầu người bệnh sẽ cảm thấy hơi vướng, hay nghẹt nhẹ ở mũi. Thời gian không triệu chứng này kéo dài từ 8-10 tháng.

* Giai đoạn lâm sàng kết hợp một phần hoặc tất cả các hội chứng:

Hội chứng mũi 20%: Chảy máu mũi tái phát, thường máu chảy ít, mũi bị nghẹt một bên, dần dần hai bên. Đôi khi chảy nước mũi kèm với mủ xuống họng, đau nhức sau mũi, vùng trên màn hầu.

Hội chứng về tai 25%: Do vòi nhĩ bị nghẹt, gây viêm tai giữa. Bệnh nhân bị ù tai (tiếng ve kêu trong tai như: o o, vù vù, vo vo…), cảm giác nặng tai, nghe kém, đau, chảy nước tai. Có thể cả hai tai khi u lớn, lan rộng sang loa vòi bên kia.

Hội chứng thần kinh 15%: nhức đầu (đau âm ỉ một bên đầu, tăng dần), song thị ( liệt dây VI), đau thần kinh hàm trên hay hàm dưới và liệt các dây thần kinh sọ khác.

+ Cổ: một hay nhiều u cục hoặc khối cứng.

+ Họng: khàn tiếng, nuốt vướng, đau, khạc ra nhày, máu.

Khi có những triệu chứng này phải cảnh giác và đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM HỌNG

Theo Wikipedia, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau: Giai đoạn I: 98%; Giai đoạn II: 95%; Giai đoạn III: 86%; Giai đoạn IV: 73%. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cũng cho thấy kết quả điều trị ung thư vòm tại Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể. Để tầm soát ung thư vòm họng bạn nên đi thăm khám tai mũi họng định kỳ và thực hiện nội soi để giúp phát hiện các khối u.

Ung thư vòm họng rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời khi khối u còn nhỏ, chưa di căn, càng sớm điều trị tỉ lệ thành công càng cao.

CÁCH PHÒNG BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG

Sống lành mạnh, không hút thuốc lá và thực hiện tầm soát ung thư vòm họng kết hợp nội soi định kỳ. Đặc biệt khi thấy các dấu hiệu tai mũi họng bất thường bạn nên đi thăm khám ngay, tránh chần chừ và tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt nếu có các triệu chứng như nhức đầu, xì mũi ra máu, ù tai, hạch cổ to thì thường khối u đã lớn, di căn nên bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH GỬI TẶNG BẠN CHƯƠNG TRÌNH MIỄN PHÍ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG. NHẤP VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

Download Benh Ung Thu Cuong Hong (Throat Cancer)

Bệnh ung thư cuống họng (throat cancer) Bác sĩ Vũ văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thương Ung thư cuống họng Chứng ung thư này cùng loại với một số ung thư khác như ở miệng, lưỡi, xoang mũi, cuống họng, vòm họng ( cavum ), thanh quản ( larynx ), thực quản (esophagus) và nguyên nhân cũng giống nhau. Vì thế một số những loại ung thư này thường do các Bác sĩ Nha Khoa tìm ra hơn là bởi những Bác sĩ gia đình thường ít khi để ý tới những chứng bệnh ở miệng và cuống họng. Những loại ung thư này được gom vào một loại riêng gọi là Head and neck cancer và được chữa trị giống nhau vì cùng một nguyên nhân chính do uống rượu và hút thuốc lá và thường ở những người trên 50 tuổi. Nhưng gần đây thì loại ung thư cuống họng và cuối lưỡi do HPV gây ra thì có chiều hướng gia tăng gấp đôi trước đây 10 năm vì có lẽ do tật oral sex gây ra. Theo thống kê của hội Ung Thư hàm miệng (Oral cancer society) thì mỗi năm ở Mỹ có trên 50000 người bị và 13000 sẽ chết và hiện nay con số ung thư này vẫn không giảm bớt còn loại ung thư miệng do HPV thì có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chính của chứng ung thư cuống họng và hàm miệng là do hút thuốc tới 85 % vì chất nhựa trong thuốc lá đã được chứng minh từ lâu có nhiều hóa chất gây ra ung thư (carcinogens). Ngoài ra uống rượu cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư cuống họng vì những người uống trung bình 4 ly rượu thì nguy cơ bị ung thư cuống họng cao gấp 6 lần người không uống rượu. Những người vừa hút thuốc vừa uống rượu , như Michael Douglas, thì nguy cơ tăng theo cấp số nhân và cao hơn tới 100 lần những người không hút thuốc và không uống rượu. Nguyên nhân là khi uống rượu thì làm cho niêm mạc (mucosae) bị cháy và hư hại khiến giúp cho chất nhựa trong khói thuốc để thấm vào bên trong rồi gây ra ung thư. Uống rượu cũng làm cho lá gan không tấy độc được những hóa chất trong thuốc lá (detoxification) khiến làm cho cơ thể bị suy yếu và không chống lại được bệnh ung thư. Đặc biệt nhất là một khảo cứu ở bên Nhật và Trung Quốc thì cho biết là tuy những người uống trà xanh thì ít bị ung thư nhưng những người uống trà nóng (hot tea) và hút thuốc lá thì dễ bị ung thư cuống họng và nhất là vòm họng (cavum). Trung Quốc có tỷ lệ ung thư vòm họng cao nhất thế giới có lẽ vì tật hay uống nước trà nóng và cùng một lúc hút thuốc lá cũng rất cao. Những con số những người không hút thuốc và không uống rượu bị ung thư cuống họng cũng đáng kể và nguyên nhân chính là do siêu vi HPV gây ra. Triệu chứng Phần lớn những người bị ung thư cuống họng thường không có triệu chứng gì đáng kể hoặc một vài dấu hiệu thông thường như đau cổ họng, khan tiếng, khó nuốt đồ ăn, hoặc thỉnh thoảng đau ở tai, như trường hợp của Michael Douglas. Một vài người có nổi hạch ở cổ nhưng không đau nên thường không chịu đi khám Bác sĩ gia đình. Điều trị rất khó khăn và làm thay đổi hoàn toàn nếp sống của bệnh nhân như trong trường hợp của Michael Douglas thì có lẽ sẽ không còn bao giờ đóng phim được nữa. Chủ yếu là quang tuyến trị liệu (radiotherapy) và hóa học trị liệu (chemotherapy). Tại một vài bệnh nhân thì có thể giải phẫu cắt bướu ung thư hoặc phải mổ cuống họng và cổ để lấy ra những cục hạch mà ung thư đã lan tới. Dĩ nhiên khi ung thư đã lan tràn đi những nơi xa ở trong ngực, gan, óc thì không thể chữa được. Sau khi được chữa trị bằng những phương pháp kể trên thì phần lớn các bệnh nhân không còn sinh hoạt bình thường ví dụ như nếu bị ung thư thanh quản (larynx) thì phải dùng thanh quản nhân tạo và ăn uống cũng phải dùng những ống dẫn vào bao tử (tube feeding) và phải được chăm sóc và điều dưỡng 100 % suốt đời (total care) thường chỉ có thể thực hiện được tại những viện dưỡng lão chuyên môn, rất tốn kém. Vì thế phòng ngừa ung thư cuống họng vẫn là chính. Trước hết là nên bỏ tật hút thuốc lá và uống rượu nhất là cả hai thứ cùng một lúc. Nên chủng ngừa HPV ở những người có tật oral sex. Những người hút thuốc lá nên được khám răng hàm miệng thường xuyên bởi các BS Nha khoa vì phần lớn những chứng bệnh này thường do các BS Nha khoa tìm ra. Sau củng là nếu có những triệu chứng thông thường như ho khan, đau họng, khó nuốt ..kéo dài hơn 15 ngày thì nên đi khám BS gia đình hay chuyên khoa càng sớm càng tốt để tránh được một trong những chứng ung thư khó chữa trị nhất.

Ung Thư Như Hari Won: Chớ Vội Bi Quan!

Nói về bệnh của vợ mình, Trấn Thành nhẹ nhàng: “Tôi đón nhận điều đó rất bình thường, bởi tôi luôn quan niệm: bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra với chúng ta. Dù cô ấy có như thế nào, tôi vẫn yêu cô ấy thôi. Và tôi nghĩ ngược lại, chắc gì tôi đã không bệnh trước cổ. Không cần biết bạn sống được bao nhiêu năm, chỉ cần hãy sống thật tốt và quãng đời bạn đi qua, phải thật giá trị, để khi bạn ngã xuống để lại nhiều thứ mà bản thân không phải hối tiếc vì những năm mình đã tồn tại”.

Hari Won: hai lần phẫu thuật cho một ung thư

Chia sẻ trên báo Thanh Niên, Hari Won cho biết cô bị bệnh vào cuối năm 2012. Khi đó cơ thể có biểu hiện mỏi mệt, uể oải liên tục nên cô đến bệnh viện khám. Kết quả các bác sĩ chẩn đoán Hari bị ung thư cổ tử cung. “Khi ấy Hari chỉ nghĩ rằng thế là hết. Trong đầu mình cứ xoay quanh câu hỏi: Tôi ăn uống điều độ, sống lành mạnh và chừng mực, tại sao lại bị ung thư, tôi không tin! Đến giờ Hari mới thấm thía một điều rằng bệnh tật không chừa một ai…”, Hari nói.

May mắn cho Hari là bệnh phát hiện sớm nên chỉ mới ở giai đoạn đầu. Bác sĩ tư vấn phẫu thuật sớm sẽ có nhiều cơ hội chữa lành. “Khi lên bàn mổ Hari cũng sợ lắm, sợ phẫu thuật sẽ không thành công. Nhưng buồn hơn là sau lần phẫu thuật đầu tiên, bác sĩ nói khối u trong người Hari vẫn còn và phải phẫu thuật một lần nữa. Lúc này, tinh thần gần như suy sụp hoàn toàn vì nghĩ rằng mình có thể không qua khỏi. Lúc đó phẫu thuật là cơ hội duy nhất nên cũng không còn cách nào khác là cố gắng trấn an bản thân và người thân…”, Hari kể.

Vợ chồng Trấn Thành – Hari Won cho biết nếu một trong hai người vì bệnh mà không có khả năng sinh con, họ hoàn toàn vui vẻ đón nhận một đứa con nuôi. Ảnh: C.T.S

Ca phẫu thuật tiếp theo của Hari thực hiện vào tháng 3.2013 nhưng mãi đến năm 2014, bác sĩ mới kết luận quá trình điều trị ung thư đã thành công. Sau hai lần mổ, sức khỏe Hari ổn định, cô giữ thói quen đi kiểm tra sức khỏe toàn diện 6 tháng/lần. Ngoài ra, Hari cũng chủ động giảm cường độ lao động, không thức thâu đêm suốt sáng như trước, sinh hoạt điều độ, ăn đủ chất, nhiều rau xanh, tập thể dục thường xuyên… “Khi mắc bệnh, Hari nghĩ điều quan trọng nhất là giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và tin vào phác đồ điều trị của bác sĩ. Mọi người cũng nên tìm thêm thông tin tham khảo ở các nguồn tin uy tín để nâng cao hiểu biết về bệnh của mình. Đừng kiêng khem phản khoa học vì sức khỏe yếu sẽ làm bệnh nhân mất sức chiến đấu với bệnh tật…”, Hari chia sẻ.

Mười dấu hiệu bệnh cần cảnh giác

Ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ độ tuổi 40-60, gặp nhiều ở người 50-55 tuổi. Tuy nhiên, mầm bệnh HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể hàng chục năm trước. Một số quốc gia ghi nhận căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, do độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục của bé gái sớm hơn mười năm trước, dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV và ung thư ở tuổi còn rất trẻ.

Chảy máu âm đạo bất thường: Khối ung thư phát triển, ăn lan sang các mô lân cận, tạo ra mạch mới, dễ vỡ, gây chảy máu. Chảy máu bất thường xảy ra giữa kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, sau mãn kinh. Máu thường đỏ tươi, lượng ít, tự ngưng nhưng sau đó lặp lại và tăng dần.

Huyết trắng: Huyết trắng lúc đầu ít, sau tăng dần, có thể loãng hay nhầy, trắng đục hoặc lẫn máu nhầy như máu cá, lâu ngày có mùi hôi.

Đau sau quan hệ: Quan hệ tình dục đau là dấu hiệu quan trọng cảnh báo tổn thương ở đường sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Đau vùng chậu: Cơn đau âm ỉ, xảy ra bất cứ lúc nào trong tháng và thường xuyên hơn.

Rối loạn kinh nguyệt: Ung thư cổ tử cung có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh.

Khó chịu khi tiểu: Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây khó chịu khi tiểu, gắt buốt.

Tiểu không kiểm soát: Tiểu khó, lắt nhắt, đôi lúc kèm máu, không tự chủ là dấu hiệu cảnh báo ung thư đã lan rộng ra ngoài cổ tử cung.

Giảm cân không rõ lý do: Thường gặp ở giai đoạn muộn, sụt cân cho thấy bệnh đang tiến xa.

Mệt mỏi liên tục: Cơ thể thiếu máu và suy giảm miễn dịch.

Đau chân: Khối ung thư lan ra làm tắc nghẽn dòng máu, gây sưng và đau chân. Đau có xu hướng liên tục và tăng theo thời gian.

“Các triệu chứng trên không đồng nghĩa với ung thư mà gặp trong nhiều bệnh khác nên cần được bác sĩ khám để chẩn đoán loại trừ. Tuy nhiên, nếu là ung thư thì các dấu hiệu trên cảnh báo bệnh đang ở giai đoạn muộn. Vì vậy, không nên chờ khi có triệu chứng mới thăm khám phụ khoa, mà chủ động tầm soát định kỳ. Các khuyến cáo tầm soát hiện nay áp dụng cho phụ nữ trên 21 tuổi và đã có quan hệ tình dục”, BS. Linh nói.

Chữa lành sớm vẫn có khả năng sinh con

BS. Linh cho biết, ung thư cổ tử cung tiến triển qua nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn tiền ung thư, bệnh không có triệu chứng. Phụ nữ không thể tự phát hiện các tế bào bất thường đang nhen nhóm trong cơ thể nếu không đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát định kỳ. Các dấu hiệu bệnh chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau, khi khối bướu phát triển, xâm lấn xung quanh và có thể đã di căn xa. Bệnh càng trễ tỷ lệ chữa khỏi càng giảm: giai đoạn đầu khoảng 85-90%, giai đoạn II-III chỉ còn một nửa, mất khả năng làm mẹ. Giai đoạn cuối (IV), dưới 15% bệnh nhân còn sống sau 5 năm…

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu nhiễm virus HPV, nhưng có thể dự phòng bằng cách tiêm vắcxin. Vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung có thể tiêm cho nữ giới 9-26 tuổi, dù đã quan hệ tình dục hay chưa và có hiệu quả bảo vệ cao, giảm 70% nguy cơ. Song song với tiêm ngừa, phụ nữ nên xét nghiệm tầm soát và sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ. Phụ nữ 21-29 tuổi nên xét nghiệm tế bào học đơn thuần ít nhất ba năm một lần. Ở độ tuổi 30-65, phải thực hiện xét nghiệm HPV và tế bào học mỗi năm năm… Ngoài ra, khi có các dấu hiệu bất thường về phụ khoa phải đến bác sĩ khám ngay.

BS. Linh lưu ý, bao cao su không hoàn toàn phòng được virus gây ung thư cổ tử cung như nhiều người lầm tưởng, bởi HPV dễ lây truyền khi tiếp xúc vùng sinh dục không được bao cao su che phủ, gián tiếp qua quan hệ bằng tay, đồ lót… Bên cạnh thăm khám phụ khoa và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ, phụ nữ cần duy trì chế độ ăn khoa học, đủ dưỡng chất. Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng sức đề kháng để loại bỏ HPV khỏi cơ thể. Thiết lập lối sống lành mạnh, sinh hoạt tình dục an toàn, hạn chế số bạn tình và chung thủy với một người…

(*) Bài viết đã đăng trên Người Đô Thị báo giấy số 73, phát hành ngày 2.6.2018

Phòng Khám Tai Mũi Hong 709 Giải Phóng

Căn bệnh viêm họng có lây không và nếu mà có thì lây truyền từ phương thức nào là một câu hỏi của khá nhiều bệnh nhân. Một phần vì chứng bệnh này rất dễ mắc phải tuy nhiên phần lớn nhiều người đều chưa có những kiến thức căn bản về bệnh. Mặt khác là, lâu nay, việc lây và đề phòng lây lan chưa được xem trọng trong đời sống hàng ngày.

Bệnh lý viêm họng là tình trạng nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở các mô hầu cùng họng. Bệnh lý này làm cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức họng, nuốt khó kèm theo tình trạng nhức đầu và có thể xuất hiện những biểu hiện như sốt, cảm mạo, sẽ đau mệt toàn thân, nôn mửa và nổi hạch cổ…

Lí do dẫn tới chứng bệnh bệnh viêm họng chủ yếu là vì virus và một phần khác do vi khuẩn dẫn tới. Trong đó, nguy hại nhất cần phải nói tới liên cầu khuẩn nhóm A là Streptococcus do nó thường hay gây vô vàn hậu quả nguy hiểm làm ảnh hưởng tới tim mạch, thận cùng với xương khớp… ngoài ra, một số nhân tố khác ví dụ như khí hậu biến đổi; khói bụi ô nhiễm hay thói xấu sinh hoạt, dinh dưỡng, thức ăn không đảm bảo vệ sinh… cũng dẫn tới khả năng gia tăng bệnh lý viêm họng sinh ra và phát triển.

Vậy chứng bệnh viêm họng có lây truyền không? Và nếu mà có thì lây nhiễm bằng con đường nào?

Nói chung, rất nhiều bệnh nhân nghĩ rằng bệnh viêm họng không lây lan tuy vậy trong thực tế, bệnh lý viêm họng hoàn toàn có khả năng lây lan ở trong tình huống bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với mầm chứng bệnh. Virus lây chứng bệnh thường hay tiềm tàng trong môi trường và dễ dàng lây từ người này thành người khác thông qua nước bọt hay một vài dịch nhầy của mũi. Hầu hết, căn bệnh này thường hay lây lan qua một vài hạt nhỏ thông qua đường hít thở trong môi trường hay khi tương tác trục tiếp cùng với vật chủ có bệnh.

Để dự phòng bệnh lý bệnh viêm họng có hiệu quả tốt nhất, các bác sĩ phòng khám đông phương khuyến khích người bệnh thực thi theo các bước sau đây.

Dự phòng theo nguyên nhân của chứng bệnh viêm họng

Hạn chế tương tác với người bệnh đang bị bệnh viêm họng.

Rửa tay liên tục để tránh bụi bặm, rất nhiều vi rút, virus… tấn công và lây truyền dẫn đến bệnh viêm họng và một vài bệnh liên hệ.

Cần nên sử dụng một vài đồ dùng sinh hoạt riêng biệt, đặc biệt không sử dụng chung cùng bệnh nhân.

Đánh sinh răng, lợi và tai mũi họng cẩn thận. tốt nhất, nên sử dụng nước muối nhạt để súc họng mục đích tiêu diệt vi rút.

Bịt khẩu trang thận trọng khi đi ra ngoài và ở những chỗ nhiều người giúp hạn chế nhiễm bệnh.

Nên lập thời gian biểu sinh hoạt thích hợp và chế độ dưỡng chất, thời điểm tập luyện khoa học nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.