Top 7 # Triệu Chứng Ung Thư Bạch Huyết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Triệu Chứng Ung Thư Máu Bạch Huyết

Đây là những triệu chứng ung thư máu bạch huyết điển hình, nhưng bạn không thể chắc chắn vì nó còn do những nguyên nhân khác. Chỉ có bác sĩ của bạn mới chắc chắn. Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn biết khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào để có được phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Triệu chứng ung thư máu bạch huyết

Cũng như tất cả các tế bào máu, các tế bào bệnh bạch cầu di chuyển trong cơ thể. Những triệu chứng của bệnh bạch cầu phụ thuộc vào số lượng của các tế bào bệnh và nơi mà các tế bào này tụ tập trong cơ thể.

Những người bị bệnh bạch cầu mãn tính có thể không có các triệu chứng. Bác sĩ có thể tìm thấy bệnh trong suốt quá trình kiểm tra máu thường xuyên.

Những người bị bệnh bạch cầu ác tính thường biểu hiện triệu chứng ung thư máu bạch huyết như cảm thấy mệt. Nếu não bị ảnh hưởng, họ có thể bị đau đầu, nôn ói, nhầm lẫn, mất khả năng điều khiển cơ bắp hoặc các cơn co giật. Bệnh bạch cầu còn có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể như đường tiêu hóa, thận, phổi, tim hoặc tinh hoàn.

Những triệu chứng ung thư máu bạch huyết có thể gồm:

– Sưng các hạch bạch huyết thường không làm tổn thương (đặc biệt là các hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách)

– Sốt hoặc đổ mồ hôi về đêm

– Nhiễm trùng thường xuyên

– Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi

– Chảy máu và dễ bị thâm tím (chảy máu nướu răng, các mảng tía trên da, hoặc các đốm nhỏ đỏ dưới da)

¨ Sưng hoặc khó chịu ở bụng (do sưng lách hoặc gan)

¨ Sụt cân không rõ nguyên nhân

¨ Đau xương hoặc khớp

Thường hầu hết các triệu chứng ung thư máu bạch huyết không phải do ung thư. Một sự nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác về sức khoẻ cũng có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng bệnh ung thư máu bạch huyết. Chỉ có bác sĩ mới có thể chắc chắn.

Bất kỳ ai có những triệu chứng này nên nói với bác sĩ để vấn đề có thể được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Triệu Chứng Ung Thư Hạch Bạch Huyết

Ung thư hạch bạch huyết là sự tăng trưởng của các khối u trong các mô bạch huyết, các cơ quan trong cơ thể. Những triệu chứng ung thư hạch bạch huyết thường là hạch ẩn, khó quan sát. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm tăng cơ hội sống cho người bệnh.

Phân loại ung thư hạch bạch huyết

Ung thư hạch bạch huyết thường được chia thành 2 loại chính:

Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin (hoặc bệnh Hodgkin).

Ung thư bạch huyết không Hodgkin.

Triệu chứng ung thư hạch bạch huyết

Thông thường khi mắc ung thư hạch bạch huyết, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như sốt, ngứa, ra mồ hôi trộm và sụt cân vào thời điểm trước khi hạch sưng to hoặc cùng lúc hạch sưng to. Hạch bạch huyết sưng to Đây là triệu chứng điển hình nhất của ung thư hạch bạch huyết. Kkhối u không có cảm giác đau, sưng dần lên, bề mặt nhẵn, khi sờ vào giống như quả bóng bàn hoặc giống như phần cứng ở chóp mũi. Hạch sưng to ở phần cổ, nách và phần xương thượng đòn.

Biến đổi làn da Khi mắc ung thư hạch bạch huyết sẽ có một loạt các biểu hiện về da như ban đỏ, mụn nước, mưng mủ… Những bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn cuối khả năng miễn dịch giảm nên da bị nhiễm trùng thường lở loét, tiết dịch. Khi thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư hạch bạch huyết, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa Ung bướu để thăm khám và làm các xét nghiệm cụ thể nhằm chẩn đoán đúng bệnh.

Chẩn đoán và điều trị ung thư hạch bạch huyết

Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu sau:

Xét nghiệm máu

Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp X-quang, CT, MRI, PET

Sinh thiết

Xét nghiệm tủy đồ

Nếu các kết quả cho thấy bạn đã mắc ung thư hạch bạch huyết các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả.

Hóa trị: Là sử dụng thuốc truyền vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch hoặc đường miệng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên hóa chất cũng có thể gây một số tác dụng phụ như gây thiếu máu hoặc nhiễm trùng. Vì thế cần kiểm soát tốt bệnh và tác dụng phụ bằng cách áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Xạ trị: Là điều trị ung thư bằng việc sử dụng các tia năng lượng cao. Xạ trị cũng có thể giúp thu nhỏ các khối u và giảm đau.

Liệu pháp sinh học: Được sử dụng trong các trường hợp tái phát hoặc các trường hợp khó chữa trị.

Các phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các Triệu Chứng Của Ung Thư Hạch Bạch Huyết Và Cách Điều Trị

Các triệu chứng ung thư hạch bạch huyết không nên coi thường bởi những dấu hiệu nhận biết bệnh dễ dàng sau đây…

Ung thư hạch bạch huyết thường là những khối u, hạch ẩn nên khiến người bệnh khó quan sát và chủ quan bệnh ở mức độ nhẹ nên chẳng có gì đáng lo. Tuy nhiên nếu thờ ơ không đi thăm khám bệnh viện, bệnh có thể tiến triển thành ung thư khiến cơ hội chữa càng khó khăn hơn.

Những khối u, hạch ẩn có thể giúp phát hiện ung thư hạch bạch huyết

Ung thư hạch bạch huyết là gì?

– Ung thư hạch bạch huyết chính là sự tăng trưởng, lớn dần của các khối u trong mô bạch huyết và các cơ quan trong cơ thể người. Ngoài ra, khối hạch bạch huyết thường ẩn chìm khiến bệnh nhân không có chút nghi ngờ nào và càng làm cho cơ hội ung thư ở bệnh nhân Việt Nam tăng cao. Do đó nếu “sờ” trên cơ thể có bất kỳ khối u, hạch nào, cách tốt nhất là người bệnh nên đi siêu âm, xét nghiệm nhằm phát hiện sớm bệnh tình và điều trị kịp thời. Đây là cách gia tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

– Ung thư hạch bạch huyết hiện nay bao gồm 2 dạng chính. Đó là ung thư hạch bạch huyết Hodgkin và ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin.

Khối u hạch bất thường ở cổ cảnh báo ung thư hạch bạch huyết

Triệu chứng ung thư hạch bạch huyết quan trọng

1. Triệu chứng hạch bạch huyết sưng to

Triệu chứng này được y học gọi là điển hình nhất của ung thư hạch bạch huyết. Trong đó, các khối u hạch không hề có cảm giác đau, thường sưng dần lên, bề mặt nhẵn, sờ vào vùng hạch này giống như quả bóng bàn. Ngoài ra, hạch còn sưng to ở phần mềm như cổ, nách, phần xương thượng đòn.

Nếu người bệnh thấy xuất hiện các khối u, hạch ở những vị trí trên thì nên nhanh chóng đến các bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh càng sớm càng tốt.

Nên đi bệnh viện kiểm tra khi thấy xuất hiện u hạch ở cổ, nách…

2. Biến đổi làn da là dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết

Một dấu hiệu dễ dàng nhận biết ung thư hạch bạch huyết đó là biểu hiện của da. Bao gồm nổi ban đỏ, mụn nước hoặc sưng mủ v.v…Nếu người bệnh đã bước vào ung thư giai đoạn cuối thì hệ miễn dịch càng kém hơn khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng, lở loét, thậm chí là tiết dịch.

Do đó khi có các triệu chứng nghi ngờ như trên. Người bệnh nên đi thăm khám tại các bệnh viện lớn để có hướng điều trị chữa bệnh sớm hơn.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư hạch bạch huyết như thế nào?

1. Chẩn đoán bệnh

Ngoài kiểm tra và khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm, chụp X- quang sau:

– Xét nghiệm máu các loại.

– Chẩn đoán hình ảnh thông qua các kết quả siêu âm, chụp X-quang, MRI, PET…

– Làm sinh thiết.

– Xét nghiệm tủy đồ…

Chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết bằng siêu âm, xét nghiệm

2. Điều trị ung thư hạch bạch huyết

Dựa vào các kết quả siêu âm, xét nghiệm, chiếu chụp ở trên bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Hiện nay có các phương pháp trị liệu chính như sau:

– Hóa trị: Là cách sử dụng thuốc truyền vào cơ thể người bệnh bằng đường tĩnh mạch hoặc đường miệng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên hóa chất khi sử dụng để hóa trị này có thể gây ra một số tác dụng phụ như thiếu máu, nhiễm trùng chúng tôi đó bệnh nhân nên kiểm soát bệnh tốt hơn bằng cách ăn uống hợp lý.

– Xạ trị: Là điều trị ung thư bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao. Xạ trị cũng có thể giúp thu nhỏ các khối u và giảm đau hiệu quả, đây là phương pháp điều trị nhiều tại các bệnh viện lớn.

– Liệu pháp sinh học: Là cách điều trị sử dụng trong các trường hợp tái phát hoặc khó chữa trị.

Ung Thư Bạch Huyết (Lymphoma) Và Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Bạch Huyết

Ung thư bạch huyết (lymphoma) là gì?

Ung thư bạch huyết là một dạng ung thư máu. Hệ thống bạch huyết là một loạt các hạch bạch huyết và mạch bạch huyết di chuyển chất lỏng trong cơ thể. Chất lỏng bạch huyết có chứa các tế bào máu trắng chống nhiễm trùng. Các bạch huyết hoạt động như bộ lọc, thu giữ và tiêu diệt vi khuẩn và virus giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Trong khi hệ thống bạch huyết bảo vệ cơ thể thì các tế bào bạch huyết được gọi là các tế bào lympho lại có thể trở thành ung thư. Bệnh ung thư xảy ra trong hệ thống bạch huyết được gọi là u lympho.

Các loại ung thư máu hệ bạch huyết

Có hai loại u lympho chủ yếu là u lympho Hodgkin (HL) và u lympho không Hodgkin (NHL). Những người có bệnh u lympho Hodgkin có các tế bào ung thư lớn có tên là Reed-Sternberg. Những người mắc bệnh u lympho không Hodgkin thì không có tế bào này. Trường hợp mắc bệnh u lympho không Hodgkin thường nhiều hơn gấp ba lần trường hợp u lympho Hodgkin.

U lympho không Hodgkin (NHL)

Các bác sĩ gọi loại NHL dựa trên các tế bào bị ảnh hưởng và sự phát triển nhanh hay chậm của các tế bào. NHL xuất hiện cả ở trong tế bào B hoặc tế bào T của hệ miễn dịch. Hầu hết các loại NHL thường ảnh hưởng tới tế bào B. Trong đó bao gồm:

U lympho tế bào B.

U Lympho nang.

Burkitt lymphoma.

U lympho tế bào lớp vỏ.

U lympho tế bào B trung thất.

Lymphoma Lymphocytic nhỏ.

U lympho lymphoplasmacytic.

U lympho Hodgkin (HL)

U lympho Hodgkin thường bắt đầu trong tế bào B hoặc tế bào được gọi là Reed-Sternberg của hệ miễn dịch. U lympho Hodgkin bao gồm các loại:

U lympho Hodgkin cạn kiệt tế bào lympho.

U lympho hodgkin hỗn hợp cellularity.

U lympho hodgkin xơ nhiều u nhỏ.

U lympho hodgkin cổ điển giàu tế bào bạch huyết.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch huyết

Cũng giống như các bệnh ung thư khác cho đến nay nguyên nhân gây ra ung thư máu hệ bạch huyết vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên có một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác bởi một vài nguyên nhân. Những người này thường là những người mắc chứng rối loạn hệ thống miễn dịch như:

Có các virus làm suy giảm miễn dịch ở người như HIV.

Những người dùng thuốc chống thải ghép sau ghép nội tạng.

Những người có hệ thống miễn dịch bị rối loạn do di truyền.

Những người đã bị nhiễm trùng chẳng hạn như bị viêm gan C, heliobacter pylori, virus Epstein-Barr, T-cell leukemia/virus lympho (HTLV-1) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những người tiếp xúc với hóa chất trong thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc diệt cỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Những người đã từng trải qua xạ trị.

Triệu chứng của ung thư bạch huyết

Hầu hết bệnh nhân ung thư bạch huyết cho biết có sự xuất hiện đầu tiên của các hạch bạch huyết sưng lên. Họ cũng có thể cảm thấy xuất hiện các nốt sần nhỏ dưới da. Một số người thấy xuất hiện các hạch ở cổ, ngực, nách, dạ dày, háng.

Ung thư bạch huyết cũng có thể không gây ra các triệu chứng bệnh ở giai đoạn sớm. Cũng có lúc bác sĩ lại phát hiện ra những hạch to bằng cách kiểm tra thể chất.

Chuẩn đoán ung thư bạch huyết bằng cách nào?

Khi phát hiện tế bào ung thư bạch huyết sẽ tiếp tục thử nghiệm để xác định ung thư đã lan rộng tới đâu. Bác sĩ có thể thực hiện chụp X-quang, xét nghiệm máu, kiểm tra hạch bạch huyết hoặc mô gần đó, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để xác định các u bổ sung hoặc hạch to.