Top 8 # Trieu Chung Ung Thu Mau Tre Em Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thu Vom Hong Ung Thư Vòm Họng Trieu Chung Ung Thu Vom Hong Triệu Chứng Ung Thư Vòm Họng Điều Trị Ung Thư Vòm Họng Dieu Tri Ung Thu Vom Hong Cach Nhan Biet Ung Thu Vom Hong Cách Nhận Biết Ung Thư Vòm Họng

là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành từ 35-55 tuổi, đặc biệt nam nhiều hơn nữ. Ung thư vòm họng đứng thứ tư trong số các bệnh ung thư nói chung và hiện Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ mắc rất cao, gần với tỉ lệ của người Trung Quốc (20-30 lần so với các nước khác). Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa biết về ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng là gì?

Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi hàng tỉ tế bào. Phần sau của họng gọi là vòm mũi họng được lót bằng hàng triệu tế bào mà chúng phát triển và phân chia theo một trình tự nhất định. Đôi khi các tế bào này không thể kiểm soát được sự phân chia của chúng dẫn đến sự phát triển một khối u. Thông thường các khối u vòm mũi họng là u ác tính, vì thế chúng có thể xâm lấn trực tiếp đến các vùng ở phía sau của họng.

Các tế bào ung thư theo đường bạch huyết, đường máu và lan tràn đến các hạch cổ và các cơ quan ở xa như xương, gan, não… Khi ung thư lan tràn đến các cơ quan đó, sẽ có dấu hiệu của di căn hoặc xâm lấn và có thể là nguyên nhân tử vong.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ VÒM HỌNG

* Lúc đầu người bệnh sẽ cảm thấy hơi vướng, hay nghẹt nhẹ ở mũi. Thời gian không triệu chứng này kéo dài từ 8-10 tháng.

* Giai đoạn lâm sàng kết hợp một phần hoặc tất cả các hội chứng:

Hội chứng mũi 20%: Chảy máu mũi tái phát, thường máu chảy ít, mũi bị nghẹt một bên, dần dần hai bên. Đôi khi chảy nước mũi kèm với mủ xuống họng, đau nhức sau mũi, vùng trên màn hầu.

Hội chứng về tai 25%: Do vòi nhĩ bị nghẹt, gây viêm tai giữa. Bệnh nhân bị ù tai (tiếng ve kêu trong tai như: o o, vù vù, vo vo…), cảm giác nặng tai, nghe kém, đau, chảy nước tai. Có thể cả hai tai khi u lớn, lan rộng sang loa vòi bên kia.

Hội chứng thần kinh 15%: nhức đầu (đau âm ỉ một bên đầu, tăng dần), song thị ( liệt dây VI), đau thần kinh hàm trên hay hàm dưới và liệt các dây thần kinh sọ khác.

+ Cổ: một hay nhiều u cục hoặc khối cứng.

+ Họng: khàn tiếng, nuốt vướng, đau, khạc ra nhày, máu.

Khi có những triệu chứng này phải cảnh giác và đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM HỌNG

Theo Wikipedia, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau: Giai đoạn I: 98%; Giai đoạn II: 95%; Giai đoạn III: 86%; Giai đoạn IV: 73%. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cũng cho thấy kết quả điều trị ung thư vòm tại Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể. Để tầm soát ung thư vòm họng bạn nên đi thăm khám tai mũi họng định kỳ và thực hiện nội soi để giúp phát hiện các khối u.

Ung thư vòm họng rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời khi khối u còn nhỏ, chưa di căn, càng sớm điều trị tỉ lệ thành công càng cao.

CÁCH PHÒNG BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG

Sống lành mạnh, không hút thuốc lá và thực hiện tầm soát ung thư vòm họng kết hợp nội soi định kỳ. Đặc biệt khi thấy các dấu hiệu tai mũi họng bất thường bạn nên đi thăm khám ngay, tránh chần chừ và tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt nếu có các triệu chứng như nhức đầu, xì mũi ra máu, ù tai, hạch cổ to thì thường khối u đã lớn, di căn nên bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH GỬI TẶNG BẠN CHƯƠNG TRÌNH MIỄN PHÍ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG. NHẤP VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

Cùng Chung Tay Giúp Đỡ Trẻ Em Bị Ung Thư Máu

Kính thưa quý vị!

Sinh ra trong cuộc đời, không ai muốn mình phải sống trong cảnh dằn vặt đau đớn với những căn bệnh quái ác, nhưng số phận đâu mỉm cười với mỗi người, cuộc sống này, từng ngày từng giờ vẫn còn đâu đó những mảnh đời bất hạnh đang vật lộn với cuộc sống đầy khó khăn.

Tại thôn Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, vợ chồng anh Nguyễn Hồng Phúc và chị Nguyễn Thị Tuyết Nga đang phải đau đớn nhìn cảnh con mình vật lộn với căn bệnh ung thư máu. Cháu Nguyễn Phú Mỹ sinh ngày 03 tháng 1 năm 2004 đang mang trong mình căn bệnh suy tuỷ (thường gọi là ung thư máu). Bác sĩ cho biết cháu Mỹ phải sống bằng máu tươi (máu lấy ra chuyền ngay, không thể chuyền bằng máu cấp đông), thuộc nhóm máu AB. Sáu năm nay người mẹ của em đều đặn lấy máu của mình mỗi năm từ 7 đến 8 lần, mỗi lần từ 3 đến 5 đơn vị máu để chuyền cho em. Hiện tại mẹ em không còn đủ sức để chuyền máu cho em nữa nên phải mua máu từ bên ngoài với giá một triệu đồng/đơn vị máu. Gia đình thì rất khó khăn, anh trai đang phục vụ cho quân đội, mẹ phải ở nhà trông em Mỹ, một mình bố em không thể đủ sức lo cho em và gia đình.

Bên cạnh sự khó khăn, túng quẫn về kinh tế, ba mẹ em càng đau lòng hơn mỗi khi em lên cơn đau đầu, biến chứng, co giật nhưng vừa hết đau em lại bảo mẹ đưa em đến trường để học tập và thế là mẹ phải đưa em đi học và đợi bên ngoài phòng lúc em lên cơn. Thầy cô và bạn bè ai cũng khâm phục trước nghị lực vươn lên trong cuộc sống và học tập của em Phú Mỹ. Là một học sinh giỏi của trường nhưng sau những cơn vật vã với bệnh tật nên kết quả học tập của em đã có phần giảm sút.

Mặc dù được quan tâm của các ban ngành địa phương nhưng với một vùng quê nghèo của tỉnh Phú Yên tất cả sự cố gắng trên vẫn chưa đủ để giúp em Phú Mỹ vượt qua được những khó khăn trước mắt. Rất mong quý vị hãy mở rộng tấm lòng giúp đỡ em Phú Mỹ.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về số tài khoản:

Chuyển tiền tại Việt Nam: Trung tâm Công tác xã hội trẻ em Phú Yên, Số tài khoản : 59010000371868 tại BIDV chi nhánh Phú Yên; Chuyển tiền từ nước ngoài: Trung tâm Công tác xã hội trẻ em Phú Yên, Số tài khoản : 59010370011371 USD, mã số code: BIDVVNVX590 tại BIDV chi nhánh Phú Yên. Hoặc Em Nguyễn Phú Mỹ Địa chỉ: Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Bố Nguyễn Hồng Phúc và mẹ Nguyễn Thị Tuyết Nga Danh sách các nhà hảo tâm và số tiền giúp đỡ đều được đăng tải trên website chúng tôi . Chi tiết liên hệ: Phạm Trần Lê – Công tác xã hội viên – Trung tâm Công tác xã hội trẻ em Phú Yên Điện thoại: 0573.845.827 – 0985.715.334 Email: phamtranlecpk29@gmail.com Facebook:Pham Tran Le – Thắp Sáng Tương Lai

Chăm Sóc Vết Phỏng (Bỏng) Ở Trẻ Em: Ít Đau, Giảm Sẹo, Mau Lành.

Trước khi giới thiệu về các cách chăm sóc vết phỏng để hạn chế đau đớn, chống nhiễm trùng, giúp mau lành để hạn chế sẹo, thì xin lưu ý về các trường hợp cần nhập viện điều trị để đảm bảo an toàn cho bé yêu:

Vết phỏng ở các vùng nguy hiểm dễ nhiễm trùng như mắt mũi miệng, đầu mặt cổ, quanh vùng hậu môn sinh dục, bàn tay bàn chân có phồng rộp hết lớp da.

Các tình huống phỏng như uống nước sôi, nổ bình gas, điện giật, cháy nhà, rơi vào vũng nước sôi, tiếp xúc hóa chất, văng vào mắt mũi họng…

Vết phỏng tuy không nhiều nhưng bé có sốt cao, lừ đừ, phỏng tuột da nền trắng bệch mà bé không đau, quanh vết phỏng sưng tấy đỏ, có gờ hoặc mụn mủ.

Và khi bị phỏng, tốt nhất nên đến cơ sở y tế gần nhất sơ cứu để bác sĩ nhận diện giúp vết phỏng có cần nhập viện điều trị hay không.

Phỏng là một tai nạn có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ lúc nào, đặc biệt là trẻ nhỏ hiếu động, nên việc trang bị kiến thức đúng để sơ cứu ban đầu là rất quan trọng, tránh trường hợp lúng túng và xử lý sai làm trầm trọng thêm cho con, để lại di chứng nặng nề.

Các bài viết chính thống về phỏng đã có rất nhiều, từ sách giáo khoa ngành y cho tới các chuyên gia hàng đầu chia sẻ kiến thức chung chung, nên ở đây chỉ nhắc lại một vài nguyên tắc chủ đạo kèm với cái nhìn toàn cảnh về sự tiến bộ trong y khoa hiện nay thôi, những kỹ thuật và phương tiện hiện đại hơn thì xin không nhắc đến vì quá sâu, không cần thiết phổ biến.

Có một vài nguyên tắc chính yếu mà nếu hiểu rõ sẽ giúp ba mẹ tự tin khi xử lý vết phỏng cho con:

Sơ cứu

Rửa sạch, giảm nhiệt cho mô, nhận định độ nông sâu

Rửa sạch vết phỏng dưới vòi nước đang chảy trong 5-15 phút, không ngâm hoặc chà nước đá.

Chống nhiễm trùng

Mất lớp da bảo vệ làm vi khuẩn tại chỗ xâm nhập qua vết phỏng dễ đi vào máu, do đó đừng chọc vỡ bóng nước tại nhà.

Dùng các thuốc kháng sinh dạng bôi như silvirin, thuốc xịt panthenol, kem biafine, băng gạc có bạc kháng khuẩn và vô trùng.

Giữ ẩm tối ưu

Độ ẩm tối ưu giúp lành thương nhanh và đẹp nhất, điều này đã được cả thế giới công nhận.

Phỏng đang rỉ dịch thì thay băng gạc khô hoặc bột kháng sinh. Phỏng khô rồi thì thoa kem hoặc đắp gạc lên trên.

Nắm được 3 điều cơ bản trên là đã có thể giúp mẹ chăm bé tốt hơn trước khi gặp bác sĩ rồi.

Cứ nhớ: rửa sạch, sát khuẩn betadin, giữ ẩm. Theo sự điều hòa tự nhiên, ướt thì cần làm cho khô, mà khô thì cần làm ẩm lại, tức là vết thương đang rỉ dịch ta phải làm cho nó khô bằng cách dùng gạc thấm hút, vết thương khô rồi thì lại phải thoa gel hoặc kem có kháng sinh để dưỡng ẩm và chống nhiễm trùng.

Một nguyên tắc nữa mà sẵn đây nêu ra cho anh chị em cùng ngành lưu ý thêm, là tổn thương phỏng luôn luôn có thể tổn thương sâu thêm. Khi phỏng, bề mặt da sẽ có 3 lớp như sau, lớp tổn thương nặng nhất ở trên cùng, lớp viêm nằm giữa, lớp lành nằm dưới. Mục tiêu cao nhất là giúp lớp viêm không bị chèn ép gây thiếu máu nuôi, hoặc lớp trên cùng hoại tử ăn lan xuống, hoặc tình trạng nhiễm trùng bên trên làm lớp viêm bị nhiễm trùng theo và lan xuống tiếp lớp lành. Phỏng độ 3 chăm sóc không tốt và để quá lâu lành sẽ có thể thành độ 4 là vì vậy.

Các chăm sóc chuyên sâu hơn như oxy cao áp, hút áp lực âm, cắt lọc, ghép da hoặc ghép màng che phủ… thì cần do bác sĩ phỏng chỉ định.

Rửa vết phỏng cơ bản nhất là dùng nước muối sinh lý có hoặc không pha betadin.

Nước rửa có chất kháng khuẩn như betaine + polyhexanide giúp chống tạo lập màng biofilm vi khuẩn đang được ưu chuộng, nhưng giá thành còn cao, dùng thay nước muối sinh lý, hợp với vết phỏng đang nhiễm trùng rõ.

Một số nơi cao cấp hơn thì dùng nước muối sinh lý có pha thêm thuốc, được phun với oxy áp lực cao, nhằm rửa sạch vết phỏng lại ít đau, trôi được mảng da chết hoặc chất dơ xung quanh mà không làm tổn thương mô lành, bổ sung oxy cho mô mau lành, nhưng bộ rửa này giá khá đắt, tiền triệu.

Băng gạc vô trùng truyền thống thường sẽ kết dính vào da thịt nên gây đau, việc này vừa có lợi vừa có hại. Lợi là nếu vết phỏng có da chết sẽ dính theo gạc mỗi lần thay băng, dĩ nhiên sẽ rất đau. Hại là lớp da non cũng dính theo gạc và đi luôn, làm vết phỏng bị tổn thương sau mỗi lần thay băng, chậm lành hơn. Trên thị trường cũng có sản phẩm xịt giúp dễ gỡ băng, nhưng do giá cao và khó tìm mua nên các bác sĩ ít chỉ định.

Một số sản phẩm khác như tấm silicone dán chống sẹo, hydrogel giúp tạo màng, maltodextrin khô và gel tùy vết phỏng hoặc vết thương khô hay ướt… Mỗi sản phẩm có một thế mạnh riêng, kinh nghiệm sử dụng của bác sĩ cũng khác nhau, điểm chung là giá thành cao, có khi là rất cao so với mặt bằng chung.

Vùng mặt và quanh bộ phận sinh dục hậu môn thường cực kỳ khó băng hay dán, nên sản phẩm ưu tiên chọn lựa sẽ là các loại kháng sinh dạng mỡ, thuốc xịt tạo màng, gel có chứa bạc, mật ong manuka…

Nãy giờ đọc đến đây, hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc: sao cái gì cũng đắt thế, và bảo hiểm có chi trả không, xưa giờ kinh nghiệm trị phỏng của bản thân và gia đình truyền lại đơn giản nhưng cũng hiệu quả lắm mà, bày vẽ chi nhiều vậy!

Trước khi trả lời, xin nhắc lại một kiến thức cơ bản quan trọng: phỏng nông đau nhiều, phỏng quá sâu không đau. Chính vì cơ chế tổn hại thần kinh cảm giác này, mà nhiều người khi bị phỏng tụt da sẽ đau dữ dội và nghĩ là mình bị phỏng quá nặng, trong khi thực ra thì chỉ là phỏng nhẹ. Mà phỏng nhẹ thì chăm sóc kiểu gì miễn đừng nhiễm trùng cũng sẽ lành hoàn toàn trong vòng 3 ngày tới dưới 2 tuần, không hề để sẹo. Trong khi phỏng càng sâu, đầu dây thần kinh bị chết, không đau nữa, dễ làm người nhà chủ quan là nhẹ, tự ý điều trị, ví dụ hay gặp là phỏng pô xe máy, nếu tụt da nền trắng bệch có khi cả tháng chưa lành hoặc phải mổ ghép da.

Việc lâu nay trong dân gian bàn tán thoa đủ thứ trên đời vào chỗ phỏng như kem đánh răng, nước mắm, sữa, mật ong, trứng, mỡ trăn, mỡ bò, thuốc lá, nhựa cây nha đam, bã cà phê… là cũng từ sự hiểu lầm nêu trên. Nhiều thế hệ, nhiều người, bị phỏng tụt da, vì quá đau mà làm theo bày vẽ này nọ, thấy lành hẳn không để sẹo chỉ trong 3-7 ngày, từ đó hình thành niềm tin sâu sắc về điều mình đã làm, và cứ bày vẽ lại cho người khác!

Chỉ khi nào bạn làm bác sĩ, gặp trong đời cả chục, cả trăm ngàn ca bệnh phỏng, đắp đủ thứ từ mọi miền tổ quốc đưa về, bị nhiễm trùng và không hiếm trường hợp tử vong hoặc phải cắt bỏ tay chân, dù vết phỏng ban đầu là không nặng, bạn mới hiểu được sự cảnh giác và thái độ của một số bác sĩ về việc chăm sóc ban đầu hiện nay. Đặc biệt ở các vùng có đắp thuốc lá, thuốc bột tự chế, đôi khi do chính bác sĩ làm, nếu lành thì lành rất tốt, nhưng chuyện nhiễm trùng hoại tử rụng cả ngón tay, cả bàn tay, bàn chân là không hiếm, thực sự đau lòng vì mọi phản hồi ngược về dưới đều như ném đá xuống biển khơi.

Câu chuyện bảo hiểm, đặc biệt trong bệnh viện nhi, thì lại là một câu chuyện dài tập, một lời khó cạn ý, chỉ có thể kết luận 1 điều: bác sĩ đang cố gắng chữa lành vết thương với các vật tư phương tiện được đấu thầu sẵn có, miễn sống sót và lành sẹo để ra viện là mừng rồi, không có khái niệm chăm sóc giảm đau khi thay băng hoặc lành mau, lành hạn chế sẹo đâu.

Bàn chuyện cuối, thuốc và vật tư đắt tiền, liệu thật sự đắt không? So sánh đơn giản vầy, một vết phỏng tụt da nông, kích thước 10x10cm, rất đau, nếu thay băng kem và gạc thông thường, phải thay mỗi ngày 1-2 lần tuỳ lượng dịch tiết nhiều ít, trong 1 tuần phải thay băng từ 7-10 lần, mỗi lần theo giá hiện hành của bảo hiểm là 400 ngàn. Còn nếu dùng gạc tiên tiến, có thể thay băng chỉ từ 1-3 lần, mỗi 3-5 ngày mới phải thay băng 1 lần, một miếng gạc khoảng 200 ngàn. Chưa bàn tới chuyện tốn kém thời gian nằm viện, công chăm sóc, nghỉ việc chăm con, nỗi đau bé gánh chịu… thì chi phí đơn thuần đã là toán lớp một, ai cũng có thể hiểu được!

Duy nhất một chuyện chưa nói, bé dưới 6 tuổi được miễn phí toàn bộ khi chữa bệnh, do đó khi thanh toán xuất viện có khi người nhà chẳng trả đồng nào, nên tạo ảo giác xã hội là rẻ, chi phí mất đi vô hình thì khó thấy, không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra, đặc biệt bà con dưới tỉnh, vùng quê nghèo, khổ cho bé mà cũng khổ tâm cho cả bác sĩ nữa!

Chúc mọi bà mẹ ông bố đều trang bị thêm được chút kiến thức hữu ích gì đó qua bài viết đơn sơ này, thân mến!

Ung Thu Khoang Mieng, Ung Thu, Dieu Tri Ung Thu Khoang Mieng, Benh Ung Thu Khoang Mieng, Nguyen Nhan Mac Benh Ung Thu, Phuong Phap Dieu Tri Ung Thu

Khái niệm về ung thư khoang miệng: bệnh ung thư khoang miệng là một loại bệnh có khối u ác tính trong khoang miệng thường hay gặp. Ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu khá giống với bệnh viêm loét khoang miệng, có rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu thường lầm tưởng là mình bị nhiệt miệng, loét miệng đơn thuần hoặc chỉ là một căn bệnh về miệng nào đó, chính điều này đã làm bỏ lỡ mất cơ hội điều trị bệnh sớm nhất và tốt nhất.

Nguy cơ gây ung thư khoang miệng:

Các nguyên nhân dẫn đến ung thư khoang miệng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng trong đó vẫn có các yếu tố sau: hút thuốc lá và uống bia rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh trong một thời gian dài: niêm mạc miệng bị kích thích bởi một chiếc răng nhọn hoặc đôi khi do xương cá đâm vào hoặc bị tác động do ăn trầu thuốc sau một thời gian dài. Ở Việt Nam, những người ăn trầu thuốc (thuốc lào) trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém… có thể gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển. Bệnh cũng thường gặp ở nhóm nam giới trên 40 tuổi;…

Ung thư khoang miệng có những triệu chứng

1. Đau đớn: giai đoạn đầu thông thường không đau hoặc chỉ một chỗ nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào, nếu như xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.

2. Thay đổi sắc da: Niêm mạc khoang miệng nếu như thay đổi màu sắc, màu nhợt hoặc màu đen lại, có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt là niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ, rất có thể là biến chứng của ung thư.

3. Loét không khỏi: Vết loét miệng thông thường không thể quá 2 tuần mà không khỏi, nếu như có cảm giác nóng rát, đau quá thời gian 2 tuần vẫn không đỡ nên cảnh giác với ung thư khoang miệng.

4. Sưng hạch: ung thư hạch thường di căn đến vùng hạch cổ gần đó, có khi ổ bệnh nguyên phát rất nhỏ, thậm chỉ triệu chứng còn chưa rõ, nhưng hạch vùng cổ đã bị di căn. Do đó, khi hạch vùng cổ đột ngột sưng to, cần đi kiểm tra chụp CT, để kiểm tra có phải hạch do ung thư hay không.

5. Bên trong khoang miệng chảy máu: Chảy máu là một tín hiệu nguy hiểm lớn của bệnh ung thư khoang miệng. Vì khối u phát triển trong khoang miệng tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.

6. Chức năng gặp trở ngại: Khối u có thể xâm lấn cơ đóng mở miệng và xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn, gây ra hiện tượng ngậm mở miệng khó khăn.

7. Xương hàm và răng: một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to, làm cho mặt bị lệch. Đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay, rụng, khi nhai đồ ăn khó khăn, có cảm giác khó nhai như người lắp răng giả, vùng khoang mũi họng tê, đau, sau khi điều trị thì bệnh không có chuyển biến, nên cảnh giác là căn bệnh ung thư khoang miệng.

8. Vận động của lưỡi và tri giác: tính linh hoạt của lưỡi bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê, tất cả đều cần kiểm tra xác định nguyên nhân sớm.

Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…, cũng phải lập tức đến bệnh viện sớm để kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác.

Điều trị sớm, hiệu quả cao

Ung thư khoang miệng được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2 được coi là giai đoạn sớm. Tùy theo giai đoạn của khối u mà bệnh nhân sẽ được điều trị các biện pháp thích hợp. Ở giai đoạn sớm, việc điều trị ung thư khoang miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể bảo tồn được chức năng của khoang miệng cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Còn ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, hiệu quả điều trị kém, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

Do đó khi thấy một trong các dấu hiệu đã nêu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Ngoài ra để phòng và hạn chế nguy cơ gây ung thư khoang miệng cần thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, không nên hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu,… giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng

1. Kiểm tra hình ảnh học

(1) Kiểm tra đồng vị phóng xạ có thể cho biết tình trạng tuyến giáp và di căn xương của ung thư miệng.

(2) Chụp Xquang và chụp cắt lớp, có thể giúp bác sỹ nắm được thông tin tương đối có giá trị về tình trạng bệnh khi ung thư miệng di căn đến xương hàm trên, hàm dưới, xoang mũi và các khoang cạnh mũi.

2. Xét nghiệm tế bào học và sinh thiết

(1)Xét nghiệm tế bào học phù hợp cho tiền ung thư chưa có triệu chứng hoặc ung thư giai đoạn đầu mà phạm vi xâm lấn của ung thư chưa rõ ràng, sử dụng cho những trường hợp kiểm tra sàng lọc, sau đó đối với những kết quả dương tính và hoài nghi ung thư sẽ tiếp tục tiến hành sinh thiết xác định chính xác bệnh.

(2)Đối với chuẩn đoán ung thư miệng biểu mô tế bào vảy thông thường áp dụng chọc hút hoặc cắt một phần khối u đi sinh thiết. Vì niêm mạc bề mặt thường loét hoặc không bình thường, vị trí nông, nên tránh tổ chức hoại tử, lấy tế bào tại nơi tiếp xúc giữa tổ chức ung thư với các tổ chức bình thường xung quanh, khiến cho những tiêu bản lấy được vừa có tế bào ung thư vừa có tế bào thường.

3. Tự kiểm tra

(1)Kiểm tra vùng đầu: Tiến hành quan sát sự đối xứng, chú ý sự thay đổi màu sắc da với vùng đầu và cổ.

(2) Kiểm tra vùng cổ: dùng tay kiểm tra, từ sau tai sờ đến xương hàm, chú ý khi sờ có thấy đau và sưng hay không.

(3) Kiểm tra môi: Trước tiên lật bên trong môi dưới, quan sát môi và niêm mạc trong môi, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái lật môi dưới từ trong ra ngoài, từ bên trái qua bên phải, sau đó kiểm tra môi trên cũng giống như vậy, sờ xem có khối u hay không, quan sát xem có tổn thương gì hay không. Tiếp đó dùng phương pháp tương tự kiểm tra bên trong môi trên.

(4) Kiểm tra lợi: Kéo môi ra, quan sát lợi, và kiểm tra bằng cách sờ vùng má xem có bất thường gì không.

(5) Kiểm tra lưỡi: đưa lưỡi ra, quan sát màu sắc và kết cấu lưỡi, dùng gạc vô trùng bọc đầu lưỡi lại sau đó kéo lưỡi hướng sang phải, rồi sang trái để quan sát 2 bên cạnh của lưỡi.

(6) Kiểm tra vòm miệng phía trên : đối với kiểm tra vòm miệng cần dùng phần tay cầm của bàn chải đánh răng đè lưỡi bẹt xuống, đầu hơi ngả về phía sau, quan sát màu sắc và hình thái của ngạc mềm và ngạc cứng.