Top 5 # Trieu Chung Ung Ung Thư Vòm Họng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Kiến Thức Chung Về Ung Thư Vòm Họng

Hiện nay,bệnh ung thư vòm họng được xem là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ số người mắc phải cao và tốc độ ngày càng gia tăng. Hiểu biết các kiến thức về bệnh sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư phổ biến hàng đầu hiện nay

Ung thư vòm họng là một dạng ung thư xảy ra ở vòm họng, tức phần trên của họng, phía sau mũi. Đây là một dạng hiếm gặp của ung thư vùng đầu cổ.

Trong giai đoạn đầu, bệnh rất khó nhận biết vì chỉ có những dấu hiệu lâm sàng giống một số bệnh khác như cảm cúm, đau đầu…Theo thời gian, thông qua các mô, ung thư vòm họng có thể di căn tới các bộ phận khác của cơ thể mà phổ biến nhất là di căn sang xương và phổi. Bệnh phát triển thành bốn giai đoạn. Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng có thể là các yếu tố sau:

Nghiên cứu cho thấy một số người mắc ung thư vòm họng có những đoạn gen giống nhau. Như vậy, nếu gia đình có người mắc ung thư vòm họng thì những người khác cùng huyết thống cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh.

Do sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa muối

Các thực phẩm lên men chứa muối như cà muối, dưa muối, cá, thịt muối khi ăn thường xuyên có thể gây ra ung thư vòm họng.

Việc hút thuốc và uống rượu thường xuyên làm ra tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn những người không hút thuốc và uống rượu nhiều

Giới tính là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh và phát triển ung thư vòm họng. Theo thống kê, tỉ lệ nam giới mắc bệnh này cao hơn hẳn nữ giới

Tuổi tác cũng gây ảnh hưởng tới khả năng phát sinh bệnh ung thư vòm họng. Độ tuổi từ 30 đến 55 là những độ tuổi có người mắc ung thư vòm họng nhiều nhất

Người ta tìm thấy vi-rút Epstein-Barr trong một số bệnh hiếm gặp trong đó có ung thư vòm họng.

Đau đầu: Người bệnh thường cảm thấy đau đầu âm ỉ.

Chảy máu cam: Một trong những triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu là chảy máu cam. Người bệnh thường khạc ra máu theo đường miệng nhưng thường chủ quan bỏ qua.

Bạn nên thận trọng nếu có biểu hiện chảy máu cam không rõ nguyên nhân

Nghẹt mũi: Dấu hiệu này giống các bệnh cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang nên rất khó nhận biết, chỉ khi khối u to lên làm cho tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng, khó thở hơn thì người bệnh mới đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện bệnh.

Ù tai, nghe kém: Khối u vòm họng phát triển và xâm lấn khiến người bệnh thường cảm thấy ù tai, nghe kém, đau trong tai. Nhiều trường hợp u đè lên loa vòi nhĩ gây ra các triệu chứng điếc nhẹ.

Nổi hạch ở cổ, khó nuốt: Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết nên các tế bào ung thư dễ dàng di căn hạch vùng cổ. Lúc này người bệnh thường thấy có các hạch nổi ở xung quanh cổ, ăn uống khó khăn hơn vì khó nuốt và có cảm giác mắc nghẹn.

Nổi hạch ở cổ khiến bệnh nhân khó nuốt, khó thở

Thời gian ủ bệnh của bệnh ung thư vòm họng

Giống như hầu hết các loại bệnh khác, ung thư vòm họng cũng có khoảng thời gian ủ bệnh, âm thầm phát triển trước khi có những biểu hiện bộc lộ rõ ràng. Chính vì thế, bệnh khá nguy hiểm vì khi được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và có tiến triển nặng.

Tùy theo sức đề kháng của mỗi người cũng như tùy thuộc vào thể trạng, thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng có thể là từ 3 đến 6 tháng. Cũng có người ủ bệnh trong hơn một năm thì mới bắt đầu thể hiện dấu hiện ra ngoài.

Các giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng phát triển thành 4 giai đoạn, càng về giai đoạn sau thì tiến triển bệnh càng nghiêm trọng và phần trăm chữa khỏi càng thấp hơn.

Ung thư vòm họng giai đoạn 1

Thông thường, ung thư vòm họng sẽ bắt đầu phát triển ở dây thanh âm sau đó tới hộp thoại. Trong giai đoạn đầu, khối u vòm họng có kích thước nhỏ chỉ khoảng dưới 2,5 cm. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi rất cao.

Theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010, khi khối u chưa lây lan đến các hạt bạch huyết, tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này là 75%. Do đó mà bệnh nhân ung thư vòm họng không nên quá bi quan mà nên bình tĩnh chữa bệnh. Việc để tâm lý suy sụp sẽ khiến bệnh tình phát triển nặng nhanh hơn rất nhiều.

Ung thư vòm họng giai đoạn 2

Trong giai đoạn này, khối u có thể đạt kích thước từ 5 đến 6cm song vẫn được xem là giai đoạn đầu của ung thư vòm họng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này là khoảng 64%.

Ở giai đoạn 2 của bệnh, cơ hội phục hồi vẫn khá cao nếu ung thư vẫn còn ở trong vòm họng hoặc thanh quản và chưa lây lan sang các hạch bạch huyết xung quanh.

Ung thư vòm họng giai đoạn 3

Tại giai đoạn này, kích thước khối u đã tăng lên và khối u bắt đầu lan sang các khu vực khác. Nếu kích thước khối u nhỏ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ mà chưa cần can thiệp bằng xạ trị hoặc hóa trị. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010 là 62%.

Ung thư vòm họng giai đoạn 4

Giai đoạn cuối của ung thư vòm họng khá nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Trong giai đoạn này, khối u ung thư đã lan đến các bộ phận như môi, miệng và các hạch bạch huyết. Khối u thường có kích thước hơn 6cm, có khả năng bị xâm lấn và di căn nếu không được can thiệp. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này là khoảng 38%, thấp hơn rất nhiều so với các giai đoạn khác.

Ung thư vòm họng có chữa được không?

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều trường hợp ung thư vòm họng được chữa khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn phát triển bệnh, cơ địa bệnh nhân có đáp ứng được liệu trình điều trị hay không,… Và điều quan trọng không thể thiếu trong điều trị ung thư đó là tinh thần lạc quan của người bệnh.

Đối với căn bệnh này, bệnh nhân được phát hiện và điều trị càng sớm thì tiên lượng sống càng cao. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.

Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng như: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật nhưng phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả đó là xạ trị.

Trong phương pháp xạ trị, bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ máy móc hiện đại để xác định chính xác vị trí khối u, sau đó chiếu tia xạ vào khối u và hạch cổ. Bác sĩ sẽ sử dụng các chùm tia có phóng xạ mạnh như tia X để phá hủy những mô ung thư ác tính. Trong quá trình xạ trị, người bệnh được đặt nằm trên chiếc bàn phẳng đồng thời máy xạ sẽ di chuyển xung quanh và phát ra những tia xạ để tìm kiếm những vị trí mà tế bào ung thư đang ẩn nấp. Phương pháp này có hạn chế là khiến vùng da của bệnh nhân bị tổn thương, mẩn đỏ do chịu tác động của tia xạ có cường độ mạnh.

Phương pháp xạ trị

Hiện nay, phương pháp hóa trị được các bác sĩ thực hiện bằng cách sử dụng thuốc dạng viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch. Phương pháp này sẽ làm giảm sự đau đớn của bệnh nhân. Có thể kết hợp hóa trị với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư trong cơ thể.

Trước đây nền y học chưa phát triển thì phương pháp này rất hiếm được sử dụng trong điều trị ung thư vòm họng . Tuy nhiên kể từ khi y học phát triển thì phẫu thuật không chỉ là phương pháp mang lại hiệu quả cao mà còn có thể giúp loại bỏ được một số hạch di căn to ở vùng cổ ở các giai đoạn khu trú. Nhược điểm của phương pháp này là gây ra cảm giác rất đau đớn cho bệnh nhân và gây mất thẩm mỹ.

Các phương pháp điều trị thông thường như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị đều có thể để lại các tác dụng phụ nhất định, đặc biệt là với những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém. Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng bổ sung các loại thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên lý của Đông y, có thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên, nhằm nâng cao hệ miễn dịch của bệnh nhân, hỗ trợ điều trị đồng thời giúp ngăn ngừa tái phát sau điều trị.

Ancan – khử các gốc tự do, hỗ trợ giảm thiểu sinh ra khối u do tác nhân oxy hóa

Khám ung thư vòm họng ở đâu?

Bệnh viện K

Bệnh viện K là cơ sở đầu ngành về phòng chống và chữa trị bệnh ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng. Đây là nơi chữa trị ung thư vòm họng có kinh nghiệm và uy tín hàng đầu. Bệnh viện K có những giáo sư tiến sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại.

Bệnh viện K gồm 3 cơ sở:

Cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 2143

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 0936 238 808

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Cơ sở 3: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 0904 690 818

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Bệnh viện Chợ Rẫy- Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh – Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3855 4137

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn với trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu. Các bác sĩ tại trung tâm đã phát triển kỹ thuật dao mổ gamma để điều trị ung thư di căn, mô, não…với năng lượng cao, chính xác, định vị ba chiều. Nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa trị thành công bằng phương pháp này.

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3781

Giờ mở cửa: 06:00-07:00, 11:30-13:00, 16:30-21:00

Bệnh viện Việt Đức

Đây là một trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam. Với các giáo sư và bác sĩ có trình độ cao, ứng dụng những công nghệ hiện đại, bệnh viện có những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả cho bệnh nhân ung thư vòm họng.

Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 3531

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Bệnh viện U Bướu Đà Nẵng

Hoạt động từ năm 2012, đây là bệnh viện chữa trị ung thư tốt nhất khu vực miền Trung. Bệnh viện có diện tích rộng lớn, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ trình độ cao.

Địa chỉ: Hoà Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0236 3717 717

Giờ mở cửa: Mở cả ngày

Xét nghiệm ung thư vòm họng

Khám lâm sàng khó mà phát hiện và kết luận các triệu chứng bệnh có phải ung thư vòm họng hay không. Các xét nghiệm cần phải làm để xác định ung thư vòm họng gồm có:

Chi phí cho việc xét nghiệm ung thư vòm họng phụ thuộc vào nơi thực hiện, tình trạng bệnh và nhiều yếu tố khác. Thông thường chi phí vào khoảng từ 500,000 đồng.

Cách phòng chống bệnh ung thư vòm họng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó mà thực hiện các phương pháp nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh là điều nên làm với tất cả mọi người. Cách phòng chống bệnh ung thư vòm họng chủ yếu phụ thuộc vào việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho khoa học và lành mạnh hơn.

Ung thư vòm họng nên ăn gì

Đối với những bệnh nhân ung thư, các thực phẩm sử dụng hàng ngày có thể hỗ trợ trong việc điều trị ung thư vòm họng. Đối với người khỏe mạnh, việc lưu ý chế độ ăn uống cũng làm giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh.

Các thực phẩm bạn nên bổ sung là:

Được biết đến như một loại thần dược rẻ tiền chữa được bách bệnh, tỏi có tác dụng chữa viêm nhiễm và kháng khuẩn rất tốt nên bạn nên bổ sung tỏi vào các thực phẩm sử dụng hàng ngày. Bạn có thể dùng tỏi khô ngâm rượu để uống hoặc dùng nước ép tỏi nước. Các món ăn kết hợp với tỏi cũng nên được sử dụng thường xuyên

Sử dụng các thực phẩm cung cấp Vitamin A và các khoáng chất có lợi như gấc, cà rốt, cam, đu đủ chín, nấm kim châm, củ sen, mướp, rau xanh cho bữa ăn hàng ngày như rau chân vịt

Các loại quả như la hán, hạnh nhân, hồ đào, bách hợp,….

Người bệnh ung thư vòm họng nên tránh các loại thực phẩm muối chua như kim chi, cà muối, dưa muối, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích, hạn chế ăn các gia vị cay nóng.

Tránh ăn thực phẩm sống và các loại đồ đóng hộp sẵn.

Tăng cường ăn các thực phẩm sạch, rau củ quả tươi

Giảm ăn đường, dầu mỡ

Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

Phòng chống ung thư vòm họng như thế nào?

Ung thư vòm họng có thể được phòng chống bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh. Bạn nên thực hiện việc ăn uống đủ chất, thường xuyên bổ sung các chất có lợi cho cơ thể và các thực phẩm ngăn ngừa ung thư như tỏi, rau họ cải…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tránh xa hoặc hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá là cách tốt để giúp cơ thể không bị nhiễm các chất độc và giảm nguy cơ mắc rất nhiều bệnh.

Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm vì bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu có khả năng chữa lành rất cao.

Ung Thu Vom Hong Ung Thư Vòm Họng Trieu Chung Ung Thu Vom Hong Triệu Chứng Ung Thư Vòm Họng Điều Trị Ung Thư Vòm Họng Dieu Tri Ung Thu Vom Hong Cach Nhan Biet Ung Thu Vom Hong Cách Nhận Biết Ung Thư Vòm Họng

là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành từ 35-55 tuổi, đặc biệt nam nhiều hơn nữ. Ung thư vòm họng đứng thứ tư trong số các bệnh ung thư nói chung và hiện Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ mắc rất cao, gần với tỉ lệ của người Trung Quốc (20-30 lần so với các nước khác). Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa biết về ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng là gì?

Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi hàng tỉ tế bào. Phần sau của họng gọi là vòm mũi họng được lót bằng hàng triệu tế bào mà chúng phát triển và phân chia theo một trình tự nhất định. Đôi khi các tế bào này không thể kiểm soát được sự phân chia của chúng dẫn đến sự phát triển một khối u. Thông thường các khối u vòm mũi họng là u ác tính, vì thế chúng có thể xâm lấn trực tiếp đến các vùng ở phía sau của họng.

Các tế bào ung thư theo đường bạch huyết, đường máu và lan tràn đến các hạch cổ và các cơ quan ở xa như xương, gan, não… Khi ung thư lan tràn đến các cơ quan đó, sẽ có dấu hiệu của di căn hoặc xâm lấn và có thể là nguyên nhân tử vong.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ VÒM HỌNG

* Lúc đầu người bệnh sẽ cảm thấy hơi vướng, hay nghẹt nhẹ ở mũi. Thời gian không triệu chứng này kéo dài từ 8-10 tháng.

* Giai đoạn lâm sàng kết hợp một phần hoặc tất cả các hội chứng:

Hội chứng mũi 20%: Chảy máu mũi tái phát, thường máu chảy ít, mũi bị nghẹt một bên, dần dần hai bên. Đôi khi chảy nước mũi kèm với mủ xuống họng, đau nhức sau mũi, vùng trên màn hầu.

Hội chứng về tai 25%: Do vòi nhĩ bị nghẹt, gây viêm tai giữa. Bệnh nhân bị ù tai (tiếng ve kêu trong tai như: o o, vù vù, vo vo…), cảm giác nặng tai, nghe kém, đau, chảy nước tai. Có thể cả hai tai khi u lớn, lan rộng sang loa vòi bên kia.

Hội chứng thần kinh 15%: nhức đầu (đau âm ỉ một bên đầu, tăng dần), song thị ( liệt dây VI), đau thần kinh hàm trên hay hàm dưới và liệt các dây thần kinh sọ khác.

+ Cổ: một hay nhiều u cục hoặc khối cứng.

+ Họng: khàn tiếng, nuốt vướng, đau, khạc ra nhày, máu.

Khi có những triệu chứng này phải cảnh giác và đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM HỌNG

Theo Wikipedia, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau: Giai đoạn I: 98%; Giai đoạn II: 95%; Giai đoạn III: 86%; Giai đoạn IV: 73%. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cũng cho thấy kết quả điều trị ung thư vòm tại Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể. Để tầm soát ung thư vòm họng bạn nên đi thăm khám tai mũi họng định kỳ và thực hiện nội soi để giúp phát hiện các khối u.

Ung thư vòm họng rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời khi khối u còn nhỏ, chưa di căn, càng sớm điều trị tỉ lệ thành công càng cao.

CÁCH PHÒNG BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG

Sống lành mạnh, không hút thuốc lá và thực hiện tầm soát ung thư vòm họng kết hợp nội soi định kỳ. Đặc biệt khi thấy các dấu hiệu tai mũi họng bất thường bạn nên đi thăm khám ngay, tránh chần chừ và tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt nếu có các triệu chứng như nhức đầu, xì mũi ra máu, ù tai, hạch cổ to thì thường khối u đã lớn, di căn nên bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH GỬI TẶNG BẠN CHƯƠNG TRÌNH MIỄN PHÍ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG. NHẤP VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

Ung Thư Vòm Họng Nên Ăn Gì, Ung Thư Vòm Họng Kiêng Gì

Ung thư vòm họng là một trong những bệnh lý ung thư nguy hiểm hàng đầu, để ngăn ngừa bệnh tiến triển và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh các bác sĩ luôn nhắc nhở bệnh nhân quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng trong khi điều trị bệnh. Vậy người bệnh ung thư vòm họng nên ăn gì, kiêng gì? Cần lưu ý ăn uống cho bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng ra sao?!

Ung thư vòm họng gây đau đớn cho người bệnh

Ung thư vòm họng nên ăn gì?

Chất xơ từ rau củ

Chất xơ luôn là cứu cánh của sức khỏe tốt với nguồn dưỡng chất lành mạnh, dồi dào. Đồng thời một số loai rau củ như: Bông cải xanh, mầm cải, rau lá xanh đậm…còn có khả năng hỗ trợ quá trình tấn công tế bào ung thư. Do vậy người bệnh ung thư vòm họng nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi từ các loại thực phẩm này.

Nước ép hoa quả

Hoa quả luôn chứa những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể, bổ sung cho người bệnh ung thư vòm họng những Vitamin cần thiết để tăng cường sức đề kháng và những hoạt chất chống Oxy hóa, cần thiết cho quá trình điều trị và phục hồi.

Những thực phẩm giàu Protein có lợi như thịt trắng, cá, trứng, sữa…đem lại năng lượng cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe nền cho người bệnh, đồng thời giúp giúp họ lấy lại sức khỏe sau các đợt điều trị xen kẽ.

Các loại ngũ cốc

Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh ung thư vòm họng nên tránh không sử dụng các thực phẩm như:

Những loại hoa quả chua như Cam, chanh, quýt, dâu tây….vì những loại quả này chứa nhiều axit gây đau rát vòm họng.

Hạn chế ăn các loại ăn quá khô, khó nuốt như: bánh mì, bánh ngọt, cơm, xôi….sẽ gây khó khăn cho quá trình nuốt và tiêu hóa thức ăn của người bệnh.

Những thực phẩm chế biến sẵn, đồ nướng, đồ ăn chiên rán, đồ xông khói vì những đồ ăn này không chỉ nghèo dinh dưỡng mà còn chứa nhiều hoạt chất gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh.

Tránh ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, những đồ ăn cay vì chúng đều có thể gây tác động tiêu cực cho vùng họng của người bệnh.

Đặc biệt người bệnh ung thư vòm họng còn cần tuyệt đối tránh các chất kích thích có trong thuốc lá, rượu bia, cà phê…

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho người xạ trị ung thư vòm họng vì nó giúp đem lại sức khỏe cho người bệnh giữa các đợt điều trị. Ngoài ra các chế biến và phân chia thực đơn hàng ngày cũng được quan tâm vì đặc điểm của bệnh nhân ung thư vòm họng là khó nuốt và khó tiêu hóa.

Khó nuốt là một trong những vấn đề rất lớn với người ung thư vòm họng, vì vậy người chăm sóc người bệnh cần chế biến thức ăn dưới dạng lỏng, dạng soup để bệnh nhân dễ ăn và dễ nuốt, nên phối hợp nhiều loại thức ăn cùng lúc để bệnh nhân có thể được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, tuyệt đối không có tâm lý tẩm bổ, ăn quá nhiều mà chỉ ăn hợp lý và đủ chất, tránh ảnh hưởng xấu đến khu vực ung thư.

Tăng cường các loại đồ uống giàu dưỡng chất như nước ép cà rốt, hạnh nhân, nước ép táo… đặc biệt sau sau khi phẫu thuật để cung cấp đủ dưỡng chất, tăng khả năng phục hồi.

Xây dựng thực đơn với những món ăn thanh đạm chế biến theo dạng luộc, hấp, nấu soup, cháo… hạn chế dầu mỡ để phòng ngừa tình trạng viêm loét của bệnh nặng hơn.

Ung thư vòm họng nên ăn gì, kiêng gì là một trong những bước quan trọng cho bệnh nhân trong điều trị ung thư vòm họng nói riêng và các bệnh lý ung thư khác nói chung. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ tạo nền tảng tảng tốt để điều trị bệnh hiệu quả.

Vietlife Antican – Bí quyết sống khỏe cùng ung thư

Từ Nhà máy Nano sinh phẩm Vietlife, các chuyên gia – đứng đầu là GS. TS. Nguyễn Đức Nghĩa người đầu tiên đưa Công nghệ Nano hóa học về Việt Nam, người đã từng giữ chức Phó viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Hóa học Nano (Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội), công nghệ Nano Sol-gel được ứng dụng để giảm kích thước hoạt chất dược liệu xuống dưới 16nm, giúp tăng khả năng hấp thu của các hoạt chất lên cực đại.

Nano Curcumin NDN: Curcumin trong củ nghệ được nano hoá có tác dụng chống viêm, chống Oxy hoá, chống gốc tự do (nguyên nhân hàng đầu gây đột biến tế bào thành tế bào ung thư). Ngoài ra, nano curcumin NDN còn có tác dụng ức chế hình thành mạch máu, hạn chế cung cấp máu tới các tế bào ung thư. Nhờ tính kháng viêm mạnh, Nano Curcumin ức chế các yếu tố gây viêm như NF-KB, TNF từ đó cải thiện các triệu chứng sau hoá xạ trị như chán ăn, thiếu ngủ, trầm cảm hiệu quả. Các vết loét hoặc tổn thương niêm mạc do tiếp xúc với hoá xạ trị cũng nhanh chóng được hồi phục và tái tạo.

Nano Ginger NDN: Hoạt chất 6 -shogaol (chất cay trong gừng) có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào gốc ung thư, hướng đi mới trong điều trị Ung thư hiện nay. Khả năng chống viêm, chống nhiễm trùng của gừng rất mạnh, đặc biệt khi chúng hiệp đồng tác dụng với Curcumin.

Nano Rutin NDN: Chiết xuất từ hoa hoè được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ: giúp cơ thể tăng khả năng chịu bức xạ, tăng hoạt tính của enzym chống Oxy hoá, giảm lipid peroxy ở gan. Khi được bào chế dạng Nano Solid-Lipid thành phần này có tác dụng chống oxy hóa ở cấp độ tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ đột biến, nhất là khi điều trị Ung thư với hóa trị, xạ trị.

Chế phẩm Vietlife Antican được bào chế với 2 dạng dùng:

Vietlife Antican viên nang mềm: dạng uống có tác dụng chống oxy hóa, chống gốc tự do, hỗ trợ tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân Ung bướu.

Vietlife Antican gel bôi dùng ngoài: với công nghệ Sol-Gel siêu hấp thu giúp làm dịu da, thúc đẩy nhanh quá trì tái tạo tế bào da mới, khắc phục các hư tổn trên da do tia xạ, nhiệt gây ra.

Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họng, nhung dau hieu ung thu vom hong, trieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết, ,

Ung Thư Vòm Họng Có Di Truyền Không? Nguyên Nhân Ung Thư Vòm Họng

Ung thư vòm họng có di truyền không? Yếu tố di truyền chỉ là một tác nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng là gì? Chưa có một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra ung thư vòm họng có di truyền. Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng là xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý.

Ung thư vòm họng có di truyền không là thắc mắc của nhiều độc giả. Nguyên nhân của ung thư vòm họng chủ yếu do tác động của môi trường sống và chế độ sinh hoạt. Vì vậy, để phòng tránh bệnh, bạn cần xây dựng đời sống lành mạnh và khoa học. Hiện nay, tỉ lệ nam giới mắc ung thư vòm họng nhiều hơn nữ giới.

Ung thư vòm họng có di truyền không?

Ung thư vòm họng là một loại bệnh ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng. Đây là thể ung thư thường gặp nhất trong số các ung thư ở vùng đầu cổ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ 5 – 85 tuổi. Để tìm hiểu vấn đề ung thư vòm họng có di truyền không, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân, cách phòng bệnh.

Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra chính xác các nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố được xác định là có nguy cơ gây nên bệnh ung thư vòm họng như:

Do thói quen ăn uống: Ăn nhiều thức ăn lên men như dưa muối, cà muối, hoa quả muối; ăn đồ khô (cá khô, măng khô), ăn các đồ mặn, ăn đồ chiên đi chiên lại nhiều lần.

Do môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc có lẫn các hóa chất độc hại trong không khí.

Do quan hệ tình dục bằng miệng khiến virus HPV xâm nhập vào vòm họng. HPV là một loại virus có thể gây ra bệnh ung thư vòm. Virus này thường khu trú ở các khu vực ẩm ướt trên cơ thể người như cơ quan sinh dục, vòm họng… Chúng sống tiềm tàng và chỉ bộc phát thành bệnh khi sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm.

Do uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá. Hai chất nicotin và cồn kết hợp kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ung thư vòm họng có khả năng di truyền

Theo đó, các chuyên gia đã tiến hành một cuộc khảo sát về sự tương đồng trong gen di truyền giữa các bệnh nhân ung thư vòm họng có cha, mẹ hoặc người thân ruột thịt cũng bị ung thư vòm họng và nhận thấy có sự liên kết đặc biệt. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu cha hoặc mẹ bị ung thư vòm họng thì khả năng con cái ruột thịt cũng bị ung thư vòm họng sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ung thư vòm họng có di truyền không. Mặc dù có số liệu khoa học cụ thể, nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận ung thư vòm họng có thể di truyền. Bởi sự tương đồng trong gen di truyền giữa những người bị mắc ung thư có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc do môi trường sống.

Như vậy, trước câu hỏi ung thư vòm họng có di truyền không, các chuyên gia ung bướu chỉ có thể trả lời rằng yếu tố di truyền chỉ là một trong các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng. Nhưng hiện nay chưa thể khẳng định ung thư vòm họng có thể di truyền hay không.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng

Duy trì thói quen ăn uống khoa học: Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây như cà rốt, chuối… Bởi trong các loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại tế bào ung thư.

Nên ăn khoảng từ 4 – 6 lần trong một tuần sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, có thể ăn thêm nghệ để ngăn ngừa tế bào ung thư phát tán.

Không nên ăn các loại như cà muối, dưa muối để hạn chế căn bệnh này.

Việc uống trà, cafe, canh, súp lúc còn nóng đang bốc khói sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gây ung thư vòm họng. Vì nước nóng sẽ làm tổn thương các tế bào ở cơ quan vòm họng này.

Đồ nướng là sở thích của nhiều người bởi vì nóng hổi, thơm ngon. Nhưng đồ nướng sẽ làm sinh ra những chất có khả năng gây nên các bệnh ung thư vòm họng. Đây là một trong những nguyên nhân làm nhiều người mắc phải căn bệnh ung thư vòm họng.

Chất kích thích thường có trong rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư họng. Bởi khi sử dụng chất kích thích thì vòm họng cũng là nơi đầu tiên chịu những ảnh hưởng. Ngoài ra, khi dùng các chất kích thích trên, bạn có thể sẽ mắc lao phổi, ung thư gan.

Việc luyện tập thể thao điều độ có thể sẽ giúp nâng cao sức khỏe. Bạn nên vận động thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút 1 ngày. Cơ thể sẽ thoải mái, giải tỏa stress, làm các cơ vận động đốt cháy lượng mỡ thừa. Đồng thời, thể dục thể thao tăng khả năng miễn dịch với các loại bệnh.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết đối với mỗi người. Vì có thể giúp bạn phòng tránh và phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Ung thư vòm họng nếu phát hiện sớm sẽ dễ dàng điều trị và tiết kiệm chi phí hơn.