Chế độ dinh dưỡng bệnh nhân ung thư tuyến giáp
Người mắc ung thư tuyến giáp phải đối mặt với nhiều phương pháp trị liệu khác nhau như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, khiến sức khỏe bị giảm sút. Do vậy, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng để có thêm sức khỏe tiếp nhận điều trị, chiến đấu với căn bệnh này.
Đồng thời, các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn…là tác dụng phụ do hóa trị và xạ trị gây ra. Vì nó, người bệnh ăn không ngon miệng, ăn được ít hơn. Khi đó cần chọn các món ăn bệnh nhân thích, mềm, lỏng, dễ ăn và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết hàng ngày cho người bệnh.
Người bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Thực phẩm nhiều I-ốt
I ốt là chất quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Do vậy, cần cung cấp đủ i ốt hàng ngày để tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn, giảm sự hình thành tế bào ung thư. Các món ăn giàu i ốt như rong biển, tảo biển… là thực phẩm chứa nhiều i ốt phù hợp lúc này. Tuy nhiên, cần lưu ý cung cấp lượng vừa đủ (tham khảo ý kiến bác sĩ), việc hấp thụ quá nhiều i-ốt có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp như gây viêm tuyến giáp làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Hải sản
Để có được một tuyến giáp khỏe mạnh, các loại hải sản như tôm, cá, cua…sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tuyến giáp. Hải sản chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như I-ốt, kẽm, vitamin B, omega -3… và đó là những chất giúp tuyến giáp của cơ thể khỏe mạnh hơn.
Các loại rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm tuyệt vời cung cấp magie và các khoáng chất cho cơ thể, các chất này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể và tuyến giáp. Bạn sẽ thường xuyên mệt mỏi và cảm thấy đau cơ, nhịp tim rối loạn khi cơ thể thiếu magie.
Do đó, khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần bổ sung các loại rau xanh để tăng hàm lượng magie. Đồng thời, rau xanh có tác dụng điều hòa lượng chất dinh dưỡng và tránh gây táo bón cho bệnh nhân.
Các vitamin
Vitamin A, C và E là các chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ những tổn thương tuyến giáp. Thịt lợn, rau lá xanh, thịt gà, trứng, các loại đậu, hải sản có vỏ cứng, mầm lúa mì, hạnh nhân, đậu Hà lan, ngũ cốc nguyên hạt,… rất giàu vitamin B, cần được bổ sung vào chế độ ăn uống để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.
Nấm lim xanh
Các dược chất trong nấm lim xanh có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế tế bào ung thư, giảm đau, giảm tác dụng phụ do thuốc hóa trị, xạ trị gây ra trong quá trình điều trị bệnh. Đối với ung thư giai đoạn đầu, nấm lim xanh có thể dùng để hỗ trợ, kết hợp với quá trình trị liệu của Tây y để chữa trị bệnh. Còn với ung thư giai đoạn cuối, nấm lim xanh giúp ổn định và nâng cao thể trạng bệnh nhân để kéo dài sự sống.
Hoa quả, trái cây mọng nước
Các loại quả mọng vừa giàu chất oxy hóa hỗ trợ chức năng tuyến giáp và loại bỏ các tác nhân gây hại cho tuyến giáp, vừa có hàm lượng đường không quá cao không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
Kẽm, đồng và sắt
Đây là các chất vi lượng cần thiết giúp chức năng tuyến giáp hoạt động tối ưu. Kẽm giúp tăng mức TSH, đồng cần thiết cho việc sản sinh hormone tuyến giáp, sắt lại hỗ trợ hoạt động tuyến giáp diễn ra hiệu quả. Bổ sung các loại thực phẩm như gan bê, nấm, củ cải và rau mồng tơi vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo các khoáng chất này.
Thực phẩm từ sữa
Các thực phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai, váng sữa,… hoàn toàn không phù hợp với bệnh nhân bị u tuyến giáp vì chúng chứa khá nhiều canxi. Lượng canxi này khi hấp thu vào cơ thể có thể gây ra sự cản trở cho một số loại thuốc điều trị u tuyến giáp ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả điều trị bệnh, khiến tình trạng bệnh của bệnh nhân có thể chậm tiến triển.
Nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật có chứa nhiều axit lipoic ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Vì vậy đối với người bệnh tuyến giáp nếu dung nạp nội tạng động vật sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Thức ăn chế biến sẵn
Đây là loại thức ăn mà người bệnh về tuyến giáp cần tránh xa. Bởi trong các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa đậu tương, calo rỗng hay chất phụ gia đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo cao, sẽ làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp, thậm chí giảm tác dụng của các thuốc điều trị suy giáp.
Caffeine đi vào cơ thể và sẽ dễ gây ra những triệu chứng khó chịu như nôn, cồn cào, sốt ruột, ù tai, chân run,… do chúng có tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa, khiến chúng trở nên yếu hơn và không hấp thu được tối đa tác dụng của thuốc điều trị khi đi vào cơ thể của bệnh nhân.
Một tác dụng không tốt của caffeine nữa đối với cơ thể, nhất là những cơ thể đang dễ rơi vào tình trạng suy nhược như người bị u tuyến giáp đó là chúng kích thích máu lên não gây áp lực cho hệ thần kinh nhiều hơn. Điều này là một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi, tăng khả năng cao huyết áp, lo lắng mất ngủ,… rất không tốt cho bệnh nhân.
Không chỉ hỗ trợ tốt trong điều trị ung thư tuyến giáp, nấm lim xanh còn có tác dụng tốt trong điều trị ung thư tụy. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài Ung thư ruột có chữa khỏi được không.