Top 11 # Ung Thư Bạch Huyết Hodgkin Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thư Hạch Bạch Huyết Hodgkin

Các phương thức điều trị có thể là một trong các cách sau: hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch và ghép tế bàogốc. Thông thường, đó là sự kết hợp của hai phương thức. Điều này còn phụ thuộc vào loại lymphoma và các đặcđiểm tiên lượng khác nhau của lymphoma.

Hóa trị

Các thuốc hóa trị hay còn được biết đến là cytotoxics là phương pháp điều trị chính cho những người mới được chẩnđoán mắc Lymphoma Hodgkin. Nhìn chung, các loại thuốc này tiêu diệt các tế bào phân chia/phát triển nhanh chóng. Dođó, cytotoxics mang lại hiệu quả rất cao trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng cũng tiêu diệt các tế bàobình thường phát triển nhanh trong cơ thể như nang lông và các tế bào tạo máu trong tủy xương. Các tác dụng này cóbiểu hiện rụng tóc và suy giảm tạm thời các tế bào máu (như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Hóa trị cũng có thể đượckết hợp với liệu pháp kháng thể đơn dòng ở một số bệnh nhân mới được chẩn đoán.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là phương thức điều trị sử dụng chính hệ miễn dịch của người bệnh, hoặc thuốc chế tạo từ cácthành phần của hệ miễn dịch, để chống lại bệnh. Có nhiều hình thức trị liệu miễn dịch. Trong trường hợp lymphomaHodgkin, các dạng chính là kháng thể đơn dòng nhắm vào một loại protein cụ thể trong tế bào ung thư lymphomaHodgkin, và mũi tiêm này được gọi là điểm kiểm soát ức chế. Các điều trị này hiệu quả khá cao trong việc tiêu diệtcác tế bào lymphoma Hodgkin nhưng thường sử dụng như phương pháp thay thế.

Cấy Ghép Tế Bào Gốc

Người bị lymphoma Hodgkin tái phát có thể nhận cấy ghép tế bào gốc, thường là biện pháp thay thế. Cấy ghép tế bàogốc tạo máu cho phép người bệnh nhận hóa trị, xạ trị liều cao, hoặc cả hai. Liều cao phá hủy các tế bào lymphoma vàcả các tế bào máu khỏe trong tủy xương. Sau đó, bệnh nhân nhận tế bào gốc tạo máu qua ống mềm đặt ở tĩnh mạch lớntại cổ hoặc vùng ngực. Các tế bào máu mới phát triển từ các tế bào gốc cấy ghép.

Cấy ghép tế bào gốc được thực hiện tại bệnh viện. Tế bào gốc có thể lấy từ của chính người bệnh hoặc từ người hiếntặng khỏe mạnh.

Liệu pháp xạ trị

Liệu pháp xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào lymphoma Hodgkin. Có thể thu nhỏ khối u vàgiúp kiểm soát cơn đau. Xạ trị hay sử dụng trong bước đầu của trị liệu đới với bệnh nhân có các khối hạch bạch huyếtlớn.

Ung Thư Hạch Bạch Huyết Hodgkin: Cải Thiện Cơ Hội Chữa Khỏi

Chữa ung thư hạch bạch huyết Hodgkin

Bác sĩ Ivan Tham thuộc Trung tâm Ung thư Parkway thông tin cơ hội chữa trị căn bệnh ung thư máu này đã được cải thiện như thế nào.

Ngày nay, khi thấy bệnh nhân mới chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết Hodgkin, chúng ta có thể trấn an họ rằng cơ hội chữa khỏi của họ là gần 90%, ngay cả khi bệnh ở giai đoạn tiến triển.

Thật vậy, đây là một trong những câu chuyện thành công trong cuộc chiến chống ung thư, và là một mô hình cho thấy các nhóm bác sĩ và nhà khoa học khác nhau có thể cùng nhau chống lại một kẻ thù chung hiệu quả ra sao.

Từ thời điểm căn bệnh này lần đầu tiên được mô tả bởi nhà nghiên cứu bệnh học người Anh Thomas Hodgkin vào năm 1832 đến đầu thế kỷ 20, bệnh Hodgkin đã được coi là không thể chữa được. Trên thực tế, rất lâu về sau căn bệnh này mới được coi là một dạng bệnh ung thư.

Những bác sĩ hành nghề vào những năm 1900 bắt đầu sử dụng xạ trị (RT) để làm giảm các triệu chứng bằng cách nhắm mục tiêu và thu nhỏ các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.

Từ những năm 1920 đến 1940, họ bắt đầu sử dụng xạ trị một cách có hệ thống, sử dụng các cổng điều trị bức xạ lớn hơn để bao quát các vùng hạch liền kề do sự lây lan tự nhiên của bệnh, không chỉ các hạch phì đại.

Năm 1950, bác sĩ Vera Peters, một nhà bác sĩ-nhà khoa học triển vọng ở Toronto, đã công bố danh sách ban đầu gồm 113 bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị. Cô đã sử dụng một hệ thống phân loại lâm sàng ba giai đoạn và cho thấy nhiều bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu có thể được kiểm soát bằng xạ trị.

Tuy nhiên, việc điều trị cục bộ lại không mang lại kết quả tốt đối với giai đoạn bệnh tiến triển.

Mặc dù kết quả của Tiến sĩ Peters, ban đầu còn bị hoài nghi nhưng đóng góp của cô cũng mang lại hi vọng trong cộng đồng ung thư.

Điều trị đa phương thức

Cũng trong khoảng thời gian đó, vào năm 1943, mù tạc nitơ đã được thử nghiệm trong điều trị bệnh Hodgkin tại Đại học Yale. Đáp ứng với điều trị này khá là kịch tính, nhưng mang tính tạm thời.

Trong những năm 1960 và 1970, kết hợp thuốc mới được tìm thấy và chứng minh là rất hiệu quả.

Từ những năm 1970 trở đi, các thử nghiệm đã bắt đầu tối ưu hóa sự kết hợp giữa các loại thuốc hóa trị với xạ trị, phù hợp với xu hướng điều trị kết hợp tốt hơn so với chỉ xạ trị.

Khi tỷ lệ chữa khỏi được cải thiện, các bác sĩ bắt đầu thấy tác dụng phụ lâu dài từ xạ trị hoặc hóa trị. Bao gồm ung thư thứ phát phát sinh bên trong hoặc gần khu vực được điều trị bằng xạ trị. Điều này đặc biệt đáng lo ngại, vì nhiều bệnh nhân mắc ung thư hạch Hodgkin là trẻ em hoặc thanh niên.

Do đó, một số nghiên cứu hợp tác đã bắt đầu thử nghiệm giảm liều bức xạ hoặc vùng tiếp nhận bức xạ, hay bỏ qua hoàn toàn liệu pháp xạ trị.

Năm 2017, Thư viện Cochrane đã tóm tắt dữ liệu từ bảy nghiên cứu ngẫu nhiên lớn so sánh hóa trị đơn thuần với hóa trị kết hợp xạ trị.

Kết hợp phương pháp xạ trị đã được nhận định giúp làm giảm 58% nguy cơ tiến triển bệnh (tỷ lệ nguy hiểm 0,42) và cải thiện khả năng sống sót so với chỉ dùng hóa trị (tỷ lệ nguy hiểm 0,31). Điều này cho thấy điều trị kết hợp có thể chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân hơn so với hóa trị liệu đơn thuần đối với ung thư hạch Hodgkin cục bộ.

Áp dụng Chẩn đoán hình ảnh chức năng tiên tiến

Áp dụng phương pháp chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET), các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đã chứng minh rằng những bệnh nhân có đáp ứng điều trị tốt sau hóa trị liệu ban đầu sẽ có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn so với những người vẫn có khối u nhìn thấy được.

Điều này đặt ra câu hỏi: Nếu khối u không còn thấy khi chụp PET thì bệnh nhân có thể bỏ qua liệu pháp xạ trị “không cần thiết” hay không?

Gần đây, ba nghiên cứu ngẫu nhiên lớn đã được công bố nhằm cố gắng trả lời câu hỏi này. Trong cả ba nghiên cứu, bệnh nhân ung thư hạch Hodgkin giai đoạn đầu đã được chụp PET sau hai hoặc ba chu kỳ hóa trị ABVD kết hợp. Những người có phản ứng tốt được chọn ngẫu nhiên để điều trị RT.

Rõ ràng, việc bổ sung xạ trị đã cải thiện tỷ lệ sống không tiến triển bệnh thêm từ 6,3% lên 11,9%. Không có sự khác biệt về tỉ lệ sống sót chung, có khả năng do bệnh nhân tái phát có thể được tiếp tục điều trị thành công bằng phương pháp điều trị chuyên sâu như ghép tế bào gốc.

Những kết quả này cho thấy chụp PET có thể không phải là phương pháp tốt nhất để hướng điều trị giảm leo thang ở nhóm bệnh nhân này.

Ngược lại, những người phản ứng kém với điều trị trên PET có thể được điều trị thêm nhằm cố gắng chữa khỏi. Đối với bệnh tiến triển, xạ trị nên được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các khu vực vẫn còn hoạt động thấy trên phim chụp PET, mặc dù có hóa trị tích cực.

Tầm quan trọng của sự hợp tác

Kết quả điều trị tốt bệnh ung thư hạch Hodgkin được thấy ngày hôm nay là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học và các nhóm bác sĩ khác nhau làm việc hướng tới một mục tiêu chung – để chữa khỏi căn bệnh ung thư này.

Nhưng chữa bệnh là không đủ: Chúng tôi hướng đến việc chữa trị mà không để lại biến chứng.

Nghiên cứu đang được tiến hành để điều trị tùy theo thể trạng từng người để bệnh nhân có được “vừa đủ, không quá nhiều.”

Ngoài ra, chúng tôi đang tìm cách để giảm độc tính muộn của điều trị. Ví dụ, việc sử dụng liệu pháp chùm tia proton có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai bằng cách giảm một số liều bức xạ không cần thiết cho cơ thể so với xạ trị photon tiêu chuẩn.

Phần nhiều trong số những phát triển này sẽ mất nhiều năm để đi đến kết quả. Hiện tại, chúng ta có thể sử dụng mô hình này cho chăm sóc đa ngành để tối ưu hóa việc chăm sóc cho bệnh nhân hiện nay.

Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin là gì?

Ung thư hạch bạch huyết là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến các mô bạch huyết nơi các tế bào lympho bình thường trở thành ung thư. Hai nhóm chính là ung thư hạch bạch huyết Hodgkin và ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin. Phân loại tùy thuộc vào loại tế bào lympho và giai đoạn của vòng đời tế bào lympho.

Nguyên nhân gây bệnh?

Vi-rút như vi-rút suy giảm miễn dịch ở người và vi-rút Epstein-Barr

Chất gây ung thư môi trường

Một số rối loạn di truyền hiếm gặp

Triệu chứng thường gặp

Các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ, dưới cánh tay và vùng bẹn

Sốt kéo dài và tái phát

Giảm cân không giải thích được

Đổ mồ hôi đêm

Ăn mất ngon

Xuất hiện những triệu chứng này không có nghĩa là bạn bị ung thư hạch bạch huyết; nhiều khi những triệu chứng này không phải do ung thư. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ để bạn có thể được chẩn đoán đúng và được điều trị thích hợp.

Tuổi 15-30 và trên 55

Độ tuổi những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết Hodgkin

Nam giới có nhiều khả năng mắc ung thư hạch bạch huyết Hodgkin hơn nữ giới.

Tỷ lệ chữa khỏi 90%

Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin có khả năng điều trị cao

Phân Biệt Ung Thư Bạch Cầu Và Ung Thư Bạch Huyết

– Ung thư là một trong số những căn bệnh đáng sợ nhất. Ung thư có thể ảnh hưởng đến gần như tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả máu. Bệnh bạch cầu và ung thư bạch huyết là hai loại ung thư máu khá phổ biến. Cùng phân biệt hai căn bệnh ung thư qua các dấu hiệu sau đây. Dấu hiệu nhận biết ung thư máu đã ‘tấn công’ bạn Nguồn gốc bệnh ung thư bạch cầu và ung thư bạch huyết Bạn có thể mắc ung thư máu nếu có triệu chứng nàyCác loại bệnh bạch cầu 7 dấu hiệu bệnh ung thư máu, chị em không được bỏ qua

Cả bệnh bạch cầu và ung thư bạch huyết đều là bệnh của tế bào bạch cầu.

Trong bệnh bạch cầu, tủy xương sản xuất ra quá nhiều tế bào bạch cầu, đồng thời các bạch cầu này không lão hóa và chết đi theo cách thông thường. Thay vào đó, các tế bào này tiếp tục phân chia và cuối cùng, có số lượng nhiều hơn cả tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Bệnh bạch cầu thường bắt đầu xuất phát từ các hạch bạch huyết.

Ung thư bạch huyết cũng thường bắt đầu từ các hạch bạch huyết. Đó là các mô nhỏ giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Một số loại ung thư bạch huyết có thể xảy ra do sự lan truyền của các tế bào bạch cầu bất thường đến những phần khác trên cơ thể.

Bệnh bạch cầu có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Các trường hợp cấp tính sẽ làm cho tình trạng ung thư lan nhanh hơn. Bệnh bạch cầu mãn tính là dạng phổ biến hơn, phát triển chậm hơn ở giai đoạn đầu.

Có bốn loại bệnh bạch cầu chính, được phân chia dựa vào tỷ lệ phát triển và nguồn gốc tế bào ung thư. Bao gồm:

Triệu chứng của bệnh ung thư bạch cầu

– Bệnh bạch cầu cấp tính thể tủy

– Bệnh bạch cầu mãn tính thể tủy

– Bệnh bạch cầu cấp tính thể lympho

– Bệnh bạch cầu mãn tính thể lympho.

Bệnh bạch cầu là một bệnh thường phát triển rất chậm, bởi vậy bạn có thể không cảm thấy các triệu chứng bệnh ngay lập tức. Theo thời gian, ảnh hưởng của việc có quá nhiều tế bào bạch cầu dư thừa cùng với việc suy giảm số lượng tế bào hồng cầu sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ thể. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

– Dễ bị bầm tím.

– Chảy máu.

Các lựa chọn điều trị bệnh bạch cầu

– Mệt mỏi quá mức.

– Vã mồ hôi vào ban đêm và sốt.

– Tăng các tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.

– Đau đầu.

Điều trị bệnh bạch cầu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh vào thời điểm chẩn đoán. Nếu bệnh tiến triển chậm, bác sỹ sẽ dùng cách tiếp cận “theo dõi và chờ đợi”. Đây là cách tiếp cận chủ yếu trong bệnh bạch cầu mãn tính thể lympho và thường không có triệu chứng.

Điều trị để ngăn chặn việc hình thành các tế bào bất thường trong máu và trong các hạch bạch huyết bao gồm:

Ung thư bạch huyết dạng Hodgkin và không Hodgkin

– Hóa trị.

– Xạ trị.

Dấu hiệu của ung thư bạch huyết

– Cấy tế bào gốc.

– Trị liệu đích (dùng thuốc để ngặn chặn việc phát triển các tế bào bất thường).

Không giống như bệnh bạch cầu, ung thư bạch huyết thường chỉ ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết. Các loại ung thư bạch huyết phụ thuộc vào nguồn gốc của tế bào ung thư. Một số trường hợp bệnh sẽ bắt đầu từ hệ bạch huyết, trong khi một số trường hợp khác bệnh lại bắt đầu ở tế bào bạch cầu giống như trong bệnh bạch cầu thể tủy.

Loại ung thư này còn được gọi là ung thư bạch huyết dạng không Hodgkin. Bệnh xảy ra khi tế bào T hoặc tế bào B bên trong bạch cầu trở nên bất thường. Trái lại, ung thư bạch huyết dạng Hodgkin sẽ thường bắt đầu bằng việc phì đại một hạch bạch huyết. Sau đó, bệnh sẽ lan ra các hạch bạch huyết khác và thậm chí đến các cơ quan khác trong cơ thể (ví dụ như lan vào phổi). Ung thư bạch huyết dạng Hodgkin không phổ biến như dạng không Hodgkin.

Dấu hiệu sẽ phụ thuộc vào việc bạn bị ung thư dạng Hodgkin hay không Hodgkin.

Dạng Hodgkin có thể gây ra các dấu hiệu:

– Sưng nhưng không đau các hạch bạch huyết.

– Không thấy ngon miệng và sụt cân.

– Ngứa ngoài da.

– Sốt và vã mồ hôi ban đêm.

Ung thư bạch huyết dạng không Hodgkin có thể gây ra những triệu chứng tương tự, nhưng cũng có thể bao gồm thêm các triệu chứng sau:

Điều trị ung thư bạch huyết

– Khó thở.

– Đau ngực.

– Sưng, đau bất thường.

– Mệt mỏi quá mức.

Giống như bệnh bạch cầu, điều trị ung thư bạch huyết phụ thuộc vào mức độ bệnh của bạn.

Trong dạng Hodgkin, các tế bào ung thư thường dễ điều trị hơn bởi chúng vẫn còn nằm trong các hạch bạch huyết. Hóa trị và xạ trị là hai cách điều trị phổ biến nhất cho ung thư dạng này.

Hai phương pháp này cũng được dùng để điều trị dạng không Hodgkin nhưng với dạng này cũng có thể áp dụng các phương pháp điều trị như với bệnh bạch cầu. Ví dụ, một bác sỹ chuyên khoa ung thư có thể sử dụng phương pháp trị liệu đích để trực tiếp ngăn chặn tế bào bạch cầu để chúng không trở thành bất thường.

Ung thư bạch cầu và ung thư bạch huyết là hai căn bệnh ung thư máu đáng lo ngại với số lượng bệnh nhân ngày một tăng mạnh. Bởi vậy cần nhân biết các triệu chứng sớm để điều trị kịp thời.

Thu Hiền (tổng hợp)

Ung thư máu là bệnh ác tính có thể gây tử vong cao. Việc điều trị ung thư máu cũng khá tốn kém và phức tạp.

Cậu bé hồn nhiên, tinh nghịch cười đùa, còn làm điệu khi PV giơ máy ảnh lên chụp. Không ai nghĩ rằng, em đang mắc phải căn bệnh hiểm nghèo có thế cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào.

Mẹ bỏ việc chăm con, cha làm nghề xe ôm càng ngày thu nhập càng ít. Tính mạng cậu bé cũng đang bị “treo lơ lửng” khi cha mẹ nghèo lại càng trở nên nghèo khó khăn.

Ung Thư Hạch Bạch Huyết Ở Mèo

Ung thư hạch bạch huyết là một loại ung thư có nguồn gốc từ các tế bào bạch huyết. Là một loại bạch cầu, các tế bào bạch huyết đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hàng phòng thủ trong hệ miễn dịch của cơ thể.

Ung thư hạch bạch huyết là nguyên nhân gây ra khoảng 90% ung thư máu và khoảng 33% tất cả các khối u ở mèo. Hơn nữa, nó là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng tăng canxi huyết ở mèo.

Triệu chứng và phân loại

Dạng trung thất (xảy ra trong không gian giữa túi phổi/phổi) Dạng tiêu hóa (xảy ra ở đường tiêu hóa, bụng, gan) Dạng đa tâm (xảy ra trong các hạch bạch huyết) Solitary form (Dạng đơn độc (có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào)

Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí

Dạng thận (xảy ra ở thận)

Chán ăn

Nôn mửa

Yếu

Đi tiểu và khát nước nhiều (chứng đái nhiều và chứng khát nhiều)

Nguyên nhân

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y một bệnh sử đầy đủ của mèo và sự khởi phát các triệu chứng. Bệnh sử và chi tiết bạn cung cấp có thể cho bác sĩ thú y các đầu mối về những cơ quan đang bị ảnh hưởng chủ yếu. Việc biết điểm khởi phát có thể giúp xác định chẩn đoán dễ dàng hơn. Khi có được lịch sử ban đầu, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho mèo. Xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm bao gồm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh và phân tích nước tiểu.

Kết quả xét nghiệm máu có thể cho thấy tình trạng thiếu máu, hoặc có sự hiện diện của một số lượng lớn bất thường các nguyên bào lympho trong máu ngoại biên, tình trạng này được gọi là tăng nguyên bào lympho huyết. Nguyên bào lympho là tế bào chưa trưởng thành biệt hóa để hình thành các tế bào lympho trưởng thành; chúng thường xuất hiện trong tủy xương, nhưng nếu chúng sinh sôi nảy nở một cách không thể kiểm soát, chúng có thể di chuyển đến máu ngoại biên, dẫn đến một tình trạng bất thường được gọi là tăng nguyên bào lympho huyết.

Điều trị

Rất khó có thể chữa khỏi bệnh và không có phương điều trị chung nào dành cho ung thư hạch bạch huyết. Mục tiêu chính là cải thiện chất lượng cuộc sống cho mèo bệnh lâu nhất có thể. Hóa trị và xạ trị có thể được sử dụng, nhưng bạn sẽ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ung thư thú y để xác định xem mèo của bạn có phù hợp với loại liệu pháp này hay không. Nó sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư hạch bạch huyết (sớm hoặc đang tiến triển), tuổi của mèo, và tình trạng sức khỏe tổng quát của mèo, và những sự cân nhắc khác. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư hạch bạch huyết, phẫu thuật có thể được thực hiện ở một số mèo bệnh. Đây có thể là một giải pháp khả thi đối với một số loại tắc nghẽn đường ruột và để loại bỏ các khối u. Rạch phẫu thuật cũng sẽ cho phép bác sĩ thú y thu thập một mẫu khối u để đánh giá trong phòng thí nghiệm.

Chăm sóc

Điều không may là không có cách chữa trị nào cho căn bệnh này. Cách giải quyết duy nhất trong một số trường hợp là dành nhiều sự quan tâm hơn để cải thiện chất lượng cuộc sống của con vật bị bệnh. Điều quan trọng là theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn và nước uống của mèo khi nó đang trong giai đoạn phục hồi. Tiên lượng bệnh này rất đa dạng và phụ thuộc vào sự phản ứng với điều trị ban đầu, loại khối u giải phẫu, tình trạng FeLV và gánh nặng khối u.

Nếu bắt đầu sử dụng hóa trị, bạn có thể cần phải đưa mèo đi đánh giá thường xuyên. Trong mỗi lần khám, bác sĩ thú y sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xác định sự phản ứng với điều trị và cũng để kiểm tra tình trạng của bất kỳ biến chứng nào xảy ra do thực hiện điều trị để có thể điều chỉnh khi cần thiết. Nếu các loại thuốc hóa trị đã được kê như là một phần của điều trị tại nhà, hãy chắc chắn làm theo các hướng dẫn một cạch chặt chẽ, vì các loại thuốc hóa trị có độc tính cao đối với sức khỏe con người. Các biện pháp phòng ngừa cơ bản bao gồm đeo găng tay cao su trước khi cho mèo uống thuốc. Nếu được kê thuốc giảm đau, hãy sử dụng chúng cẩn thận và làm theo mọi hướng dẫn một cách cẩn thận, đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhà đều quen thuộc với lịch uống thuốc; một trong những sự cố có thể ngăn ngừa nhất với thú cưng là dùng thuốc quá liều. Thời gian sống sót rất khác nhau, dao động từ vài tháng đến dưới hai năm