Top 14 # Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Thận Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thư Tế Bào Biểu Mô Thận

Nguồn: Trích từ cuốn “Thận học lâm sàng” Hà Hoàng Kiệm, NXB YH 2010. 1. ĐỊNH NGHĨA

Ung thư tế bào biểu mô thận thuộc loại ung thư thận nguyên phát, là dạng thường gặp nhất của ung thư thận. Ung thư phát triển từ các tế bào ống thận, thường tạo thành một u đơn lẻ ở một thận, nhưng đôi khi có hai u hoặc hơn ở một thận, một số trường hợp cả hai thận đều có u phát hiện được trong cùng một thời gian.

Ung thư tế bào biểu mô thận chiếm 90% các ung thư thận, thường gặp ở người trên 55 tuổi. Tỉ lệ ung thư tế bào biểu mô thận trong cộng đồng ước tính khoảng 3/10.000 người. Hàng năm ở Hoa Kỳ, phát hiện mới khoảng 31.000 người bị ung thư tế bào biểu mô thận, và khoảng 12.000 người tử vong do ung thư tế bào biểu mô thận mỗi năm. Ung thư tế bào biểu mô thận giai đoạn đầu không có triệu chứng, nên thường được phát hiện muộn. Nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh, ngày nay ung thư thận được phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ, vào khoảng 40% số bệnh nhân, do khám sức khỏe định kỳ hoặc khám hệ thống do một bệnh khác ngoài thận. Điều trị tốt nhất với ung thư tế bào biểu mô thận giai đoạn sớm là cắt thận.

2. PHÂN LOẠI THEO MÔ BỆNH HỌC THẬN

Căn cứ vào hình ảnh tế bào ung thư quan sát qua mô bệnh học, ung thư tế bào biểu mô thận được phân ra 5 týp sau:

– Ung thư thận tế bào sáng (clear cell renal cell carcinoma): týp ung thư thận tế bào sáng là týp hay gặp nhất trong ung thư tế bào biểu mô thận, chiếm tỉ lệ 80% bệnh nhân ung thư tế bào biểu mô thận. Dưới kính hiển vi quang học, các tế bào ung thư sáng hoặc tái nhạt, do tích lũy nhiều lipid trong bào tương. Nhân tế bào vẫn ở giữa tế bào.

– Ung thư tế bào biểu mô thận hình nhú (papillary renal cell carcinoma): týp ung thư này thường gặp thứ hai sau ung thư thận tế bào sáng, chiếm khoảng 10-15% các ung thư tế bào biểu mô thận. Týp ung thư này tạo thành các hình lồi ra giống như hình đầu ngón tay nhỏ (nên được gọi là hình nhú) ở trong một số phần của khối u, không phải tất cả khối u. Một số tác giả gọi týp ung thư này là ung thư tế bào ưa màu (chromophilic), vì khi được nhuộm để chuẩn bị mô xem dưới kính hiển vi quang học, các tế bào ung thư có màu hồng.

– Ung thư tế bào biểu mô thận kỵ màu (chromophobe renal cell carcinoma): týp ung thư này chiếm khoảng 5% ung thư tế bào biểu mô thận. Các tế bào ung thư của týp này có màu tái nhạt giống như tế bào sáng, nhưng kích thước tế bào to hơn nhiều và có thêm một số đặc điểm khác có thể phân biệt được với ung thư tế bào sáng.

– Ung thư tế bào biểu mô thận hình ống góp (collecting duct renal cell carcinoma): týp ung thư này hiếm gặp, đặc điểm chính là các tế bào ung thư tạo thành hình các ống không đồng nhất, trông giống như ống góp.

– Ung thư tế bào biểu mô thận không phân loại được (unclassified renal cell carcinoma): loại ung thư này hiếm gặp, không phân loại được vì ung thư này không phù hợp với bất cứ týp nào ở trên, vì có từ hai týp tế bào trở lên cùng có mặt.

3. TRIỆU CHỨNG 3.1. Triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn sớm của ung thư tế bào biểu mô thận không có triệu chứng lâm sàng. Giai đoạn muộn có thể có các triệu chứng sau:

– Đái ra máu đại thể hoặc vi thể: đái ra máu không thường xuyên, vì vậy đứng trước một bệnh nhân đái ra máu, nhất là những người lớn tuổi, cần làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thận, trước hết là siêu âm thận để phát hiện các u thận.

– Đau vùng hố thắt lưng: đau không thường xuyên, có thể đau một bên, có thể đau cả hai bên nếu cả hai thận đều có u. Triệu chứng này thường xuất hiện muộn, khi khối u đã to gây căng giãn bao thận.

– Khối u ở ổ bụng vùng mạn sườn: các dấu hiệu chạm thắt lưng, bập bềnh thận dương tính. Khi khối u to có thể nhìn thấy đẩy lồi lên ở thành bụng vùng mạn sườn.

– Triệu chứng toàn thân: gầy, xút cân nhanh, suy yếu, sốt cách quãng.

– Giãn tĩnh mạch bìu trái: nếu khối u thận trái xâm lấn vào tĩnh mạch thận.

3.2. Chẩn đoán hình ảnh

– Siêu âm thận: khối u thường ở vùng vỏ thận, thường là khối đồng âm hoặc tăng âm làm bờ thận không đều.

– Chụp thận có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch (UIV) khối u tăng ngấm thuốc vì giàu mạch máu tân tạo, khối u chèn đẩy làm biến dạng đài, bể thận.

– Chụp cắt lớp vi tính (CTscan) hoặc cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) khối u có tỉ trọng cao hơn nhu mô thận lành. Nên tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch kết hợp để phân biệt rõ khối u và nhu mô thận lành, khối u là vùng tăng tỉ trọng vì ngấm thuốc cản quang tăng.

– Chụp động mạch thận khi cần xác định xâm lấn của khối u vào mạch máu thận.

Có thể sinh thiết thận bằng kim qua da dưới hướng dẫn của siêu âm trong trường hợp cần thiết. Những trường hợp khối u điển hình của ung thư không nên sinh thiết.

– Hỡnh ảnh đại thể: Mặt cắt khối u thận có màu vàng nhạt. Khối u gồm nhiều thùy, thường nằm ở vùng vỏ thận (u tế bào thận). Trong lòng u thường có các vùng hoại tử, chảy máu, hoặc mô xơ.

-Hình ảnh vi thể: dưới kính hiển vi quang học thấy các tế bào u có dạng hình dây thừng, chúng tạo thành các hình nhú, hình ống, hình tổ chim hoặc không điển hình như hình đa giác lớn. Các tế bào tích luỹ glucogen và lipid, do bào tương chất đầy lipid nên nhìn tế bào sáng (gọi là ung thư thận tế bào sáng), nhân vẫn nằm ở giữa tế bào và màng tế bào còn rõ. Một số tế bào có thể nhỏ hơn các tế bào khác và bào tương bắt màu toan. Mô đệm giảm nhưng tăng sinh nhiều mạch máu. Khối u chèn ép nhu mô thận bình thường xung quanh tạo ra hình vỏ bọc giả.

Khối u có thể bài tiết các chất hoạt mạch (renin) gây tăng huyết áp, erythropoietin gây tăng số lượng hồng cầu.

Hình 1. Ung thư tế bào biểu mô thận. Nhuộm HE xem dưới kính hiển vi quang học x 40

Cắt thận là phương pháp đặt ra đầu tiên, và là phương pháp chính của điều trị ung thư tế bào biểu mô thận. Có thể cắt thận bán phần hay cắt thận toàn bộ tùy theo giai đoạn của ung thư. Cắt thận bán phần khi bệnh nhân chỉ có một thận hoặc khối u thận còn nhỏ, đường kính dưới 4cm.

4.2. Điều trị khi không còn khả năng phẫu thuật

Có thể chọn một trong các phương pháp sau:

– Gây tắc mạch (imbolization).

– Đốt lạnh (cryoablation).

– Đốt bằng dòng điện cao tần (radiofrequency ablation).

– Bốc bay khối u bằng tia laser (laser ablation).

Các phương pháp này có thể hủy được 90-95% tổ chức khối u, làm khối u nhỏ lại và chậm phát triển.

4.3. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng hóa chất và tia xạ ít hiệu quả với ung thư tế bào biểu mô thận, nhưng các phương pháp điều trị sinh học và điều trị bằng thuốc ức chế tăng sinh khối u tỏ ra có hiệu quả.

– Phương pháp điều trị sinh học (biological therapy) hay còn gọi là điều trị bằng miễn dịch (immuno therapy). Sử dụng các cytokin như interleukin-II (IL-II) hoặc interferon á, để làm giảm sự phát triển của khối u.

– Sử dụng thuốc ức chế tăng trưởng khối u còn được gọi là liệu pháp mục tiêu (targeted therapy):

+ Sử dụng thuốc ức chế receptor tyrosin kinase (là mục tiêu tấn công của thuốc) như sorafenib (Nexava) và sunitinib (Sutent) để ức chế tăng sinh mạch máu tân tạo ở khối u.

+ Sử dụng chất ức chế mTOR kinase, làm ức chế tăng sinh tế bào khối u như temsirolimus (Tosisel)

4.4. Điều trị bằng vaccin chống ung thư như Tro Vax

Tỉ lệ sống 5 năm của ung thư tế bào biểu mô thận giai đoạn sớm, khi khối u còn dưới 4 cm đường kính là 90-95%. Khi khối ung thư lớn hơn nhưng chưa xâm lấn vào tĩnh mạch, tỉ lệ sống 5 năm là 80-85%. Khối u đã xâm lấn qua bao thận tới các mô lân cận, tỉ lệ sống 5 năm gần 60%. Nếu ung thư đã di căn xa tới các cơ quan khác, tỉ lệ sống 5 năm dưới 5%.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Thận

Mỗi năm, ở Mỹ có khoảng 32.000 trường hợp mắc mới ung thư biểu mô tế bào thận dẫn đến 12.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Nguyên nhân chính xác gây nên ung thư biểu mô tế bào thận cho đến nay vẫn chưa xác định được một cách chính xác nhưng có thể xác định được những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này:

Hút thuốc: khói thuốc là làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào thận.

Di truyền: gia đình có người thân cận mắc phải ung thư thận

Điều trị thẩm tách (lọc máu ngoài thận)

Bệnh Hippel-Lindau, một bệnh di truyền ảnh hưởng đến các capillariest của não

Triệu chứng ung thư biểu mô tế bào thận

Các triệu chứng cụ thể như sau:

Có máu trong nước tiểu (dấu hiệu đặc trưng nhất)

Màu nước tiểu khác thường: có thể sẫm màu hay nâu hoặc có váng…

Đan ở sườn, đau lưng, đau có thể lan đến vùng bụng

Giảm cân không chủ địch nhiều hơn 5% trọng lượng cơ thể trong 1 thời gian ngắn

Sự lớn lên của một tinh hoàn

Bị sưng hay phù ở bụng

Hãy tới gặp chuyên gia y tế khi: bất kì lúc nào có máu trong nước tiểu hoặc có bất cứ triệu chứng của rối loạn khác của bệnh này xảy ra.

Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào thận:

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh:

Đếm máu toàn phần (gồm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu)

Xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy các tế bào hồng cầu trong đó

Canxi huyết thanh có thể cao

SGPT và alkaline phốt phát có thể cao

Xét nghiệm tế bào nước tiểu

Các xét nghệm chức năng gan

Siêu âm bụng và thận

X Quang thận

Xét nghiệm IVP

Chụp mạch thận

Các xét nghiệm sau đây có thể được thực hiện để xem liệu có sự lan rộng của ung thư hay không.

CT vùng bụng có thể cho thấy một khốI gan

Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể quyết định liệu ung thư đã lan tớI các mạch máu xung quanh chưa

X Quang ngực có thể thấy một khốI ở ngực

Điều trị ung thư biểu mô tế bào thận

Phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào thận:

Phẫu thuật thường cắt tất cả phần ung thư của thận và các mô xung quanh. Điều này có thể bao gồm cắt bỏ bàng quang hoặc các hạt lympho.

Liệu pháp tia xạ:

Thường không có tác dụng đối với ung thư biểu mô tế bào thận, do đó không được sử dụng. Các liệu pháp hormone có thể giảm sự tăng trưởng của khối u ở một số trường hợp.

Truyền hóa chất:

Người bệnh có thể tiêm hoặc uống thuốc để ngăn chặn sự phát triển của khối u. Các loại hóa chất điều trị ung thư biểu mô tế bào thận thường có tác dụng ngăn chặn sự cung cấp máu cho khối u nhằm cản trở sự phát triển của chúng. Liệu pháp này có thể được sử dụng ở một số trường hợp nhưng phương pháp chữa trị này là không thể trừ đi tất cả ung thư được bỏ đi bằng phẫu thuật.

Ung thư biểu mô tế bào thận sống được bao lâu?

Đây là câu hỏi mà đa phần bệnh nhân và người nhà rất quan tâm.

Thời gian sống của bệnh nhân mắc ung thư tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, các phương pháp chữa trị cũng như tinh thần, tuổi tác của bệnh nhân.

Với ung thư biểu mô tế bào thận, tỷ lệ sống 5 năm là khoảng 60-75% nếu khối u được phát hiện trong giai đoạn sớm và chưa lan rộng ra bên ngoài.

Nếu đã di căn tớI các hạt lymph, thì tỉ lệ sống 5 năm là từ 5-15%. Còn nếu đã lan rộng tới các nội tạng khác, tỉ lệ sống 5 năm là dưới 5%

Các biến chứng của bệnh:

Cao huyết áp

Metastasis of the cancer

Phòng ngừa ung thư biểu mô tế bào thận:

Bỏ thuốc lá.

Làm theo các yêu cầu của chuyên gia về y tế của bạn trong điều trị các rối loạn về thận, đặc biệt các rối loạn mà yêu cầu lọc máu ngoài thận

Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Gai

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:

Ung thư biểu mô tế bào gai (Squamous cell carcinoma) thường xuất hiện ở phần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ở nam giới tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Tỷ lệ gia tăng cho mỗi 10 độ gần đường xích đạo.

Ở người da trắng, tỷ lệ mắc ung thư tế bào gai thấp hơn 4 lần so với ung thư biểu mô tế bào đáy. Biểu hiện bệnh có thể khác nhau phụ thuộc một phần vào mức độ biệt hóa.

2.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ:

– Tia cực tím B (UVB) trong ánh sáng mặt trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân môi trường chính gây bệnh ung thư biểu mô tế bào gai. Hơn 80% ung thư da không phải melanom được tìm thấy ở những vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như đầu, cánh tay và bàn tay. Sự tương tác giữa hình thái da/ loại da và tiếp xúc với tổng thời lượng tiếp xúc với ảnh nắng mặt trời, đặc biệt là thời gian bị cháy nắng là rất quan trọng.

– Điều trị bằng PUVA ( psoralen và tia cực tím A ) cho bệnh vảy nến cũng là một yếu tố nguy cơ

– Ung thư biểu mô tế bào gai cũng có thể phát triển tại vị trí viêm mạn tính như loét không lành ( sẹo bỏng, sẹo tỳ đè, sẹo do thiểu năng động mạch hoặc tĩnh mạch ) và những vị trí viêm mạn tính do tủy xương. Những ung thư này thường xuất hiện ở những vùng không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và xuất hiện rất nhiều năm sau khi quá trình bệnh bắt đầu. Khi ung thư biểu mô tế bào gai hiện hữu ở vết sẹo bỏng mạn tính, chúng có tên là sẹo Marjolin.

– Tiếp xúc với hóa chất ( nhựa than, các sản phẩm dầu hỏa hoặc tiếp xúc với thạch tín) có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô tế bào gai.

– Các bệnh lý tiền ác tính có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào gai như bệnh dày sừng do nắng, bệnh Bowen và bạch sản.

– Ung thư biểu mô tế bào gai hay gặp trong tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc ghép tạng

3.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

3.1. Lâm sàng:

– Ung thư biểu mô tế bào gai có hình thái đại thể đồng nhất, không giống như ung thư biểu mô tế bào đáy

– Ung thư biểu mô tế bào gai có dạng những mảng ban đỏ, có ranh giới rõ ràng với bờ nổi cao. Khi xâm lấn sâu hơn, bờ cao hơn và tổn thương trở thành những nốt đỏ, chắc, không đau, có vảy, loét và/ hoặc hình sừng.

3.2. Mô bệnh học:

– Ung thư biểu mô tế bào gai tại chỗ đặc trưng bởi tế bào gai không đặc hiệu thay thế hoàn toàn biểu bì. Ở bệnh dày sừng anh sáng, các tế bào không đặc hiệu chỉ thay thế một phần biểu bì. Thâm nhiễm bạch huyết thường xuất hiện ở thượng bì nông.

– Xâm lấn được xác định bằng sự di chuyển các tế bào sừng không đặc hiệu qua màng đáy vào thượng bì

– Những tế bào này đa hình thể, phân bào nhiều lần và loạn sừng với những hạt hình sừng chứa những lớp cô đọng của tế bào gai với sừng hóa trung tâm.

3.3. Chẩn đoán phân biệt

– Bệnh Bowen hay bệnh ung thư biểu mô tế bào gai tại chỗ, xuất hiện chủ yếu ở người già. Những tổn thương này là ban đỏ, có gờ nổi và ranh giới rõ ràng, có vảy nến dễ nhầm với bệnh vảy nến. Thường có tiền sử không đau, tồn tại trong nhiều năm mà không tăng trưởng. Nếu nằm ở dương vật, tổn thương này được gọi là chứng hồng sản Queyrat. Về mặt mô bệnh học, có bất thường tế bào của toàn bộ chiều dày biểu bì không xâm lấn đến hạ bì. Sự tiến triển chậm chạp, nhưng 5% cuối cùng sẽ xâm lấn hạ bì.

– U gai sừng ( keratocanthoma ): tổn thương này lớn nhanh có thể lành tính hoặc ác tính. Về đại thể hay mô học, nó giống ung thư biểu mô tế bào vảy, nhưng bản chất mâu thuẫn của nó thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng ban đầu trong giai đoạn vài tuần, thường sau đó là giai đoạn tiềm tàng, sau đó đến giai đoạn thoái lui, mỗi thời kỳ kéo dài vài tuần. Những tổn thương này được đặt tên là ” ung thư biểu mô tế bào gai không đầy đủ ” vì xu hướng thoái lui tự nhiên của nó, nhưng đôi khi có thể phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai xâm lấn hoặc di căn. Nguyên nhân của sự thoái lui này chưa rõ nhưng có thể chịu ảnh hưởng của miễn dịch. Vì nguy cơ ác tính hóa rất rõ ràng và dễ nhầm với ung thư biểu mô tế bào gai nên việc cắt bỏ hoàn toàn và đánh giá tiến triển là cần thiết.

5. ĐIỀU TRỊ:

– Ở đa số bệnh nhân, phẫu thuật cắt bỏ u là phương pháp điều trị chính. Thông thường, đường rạch cách bờ u 0.5 mm ở mặt và 1 cm ở những nơi khác. Zitelli đề xuất cắt rộng 4 mm cho các tổn thương có nguy cơ thấp và 6 mm cho các tổn thương có nguy cơ cao.

– Kiểm soát khối u và bảo tồn mô lành bằng phẫu thuật Mohs, rất hữu ích cho các khối u nguy cơ cao và tái phát

– Áp lạnh cho người cao tuổi hoặc cho bệnh tại chỗ/ dày sừng do ánh sáng.

– Nạo vét và đốt điện

– Không nên sử dụng chiếu xạ như phương thức điều trị chính, nhưng có thể sử dụng như điều trị hỗ trợ

6. THEO DÕI VÀ PHÒNG NGỪA:

– Điều quan trọng phải nhận ra một điều là ung thư biểu mô tế bào gai có nguy cơ tiềm ẩn di căn xa cũng như nguy cơ tử vong đáng kể, đặc biệt là nếu bệnh tái phát

– Cần phải theo dõi quá trình phát triển của bệnh để phát hiện sự tái phát và những khối u mới xuất hiện.

Hiện tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh viện Đức giang chúng tôi đã tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gai, với phác đồ cập nhật và phối hợp hội chẩn cùng khoa Ung bướu, khối cận lâm sàng để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Đáy

Ung thư biểu mô tế bào đáy là một loại ung thư da. Ung thư tế bào đáy bắt nguồn từ tế bào đáy – một loại tế bào trong da có chức năng tạo ra các tế bào da mới khi các tế bào cũ chết đi.

Hầu hết các ung thư biểu mô tế bào đáy được cho là do tiếp xúc lâu dài với tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời. Tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng có thể giúp bảo vệ phòng ngừa ung thư tế bào đáy.

Nguyên nhân

Ung thư biểu mô tế bào đáy xảy ra khi một trong các tế bào đáy của da xuất hiện đột biến trong bộ gen DNA của nó.

Các tế bào đáy được tìm thấy ở phần dưới cùng của lớp biểu bì – lớp ngoài cùng của da. Các tế bào đáy tạo ra các tế bào da mới. Khi các tế bào da mới được sản xuất, chúng sẽ đẩy các tế bào cũ về phía bề mặt da, nơi các tế bào cũ chết đi và bị bong ra.

Quá trình tạo ra các tế bào da mới được kiểm soát bởi bộ gen DNA của tế bào đáy. DNA chứa các hướng dẫn cho một tế bào phải làm gì. Đột biến làm cho tế bào đáy nhân lên nhanh chóng và tiếp tục phát triển liên tục. Cuối cùng, các tế bào bất thường tích lũy tạo thành một khối u ung thư xuất hiện trên da.

Triệu chứng

Ung thư biểu mô tế bào đáy thường phát triển trên vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của cơ thể, đặc biệt là đầu và cổ của bạn. Ít gặp hơn, ung thư này có thể phát triển trên các bộ phận thường được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như bộ phận sinh dục.

Ung thư biểu mô tế bào đáy xuất hiện với các triệu chứng thay đổi trên da. Những thay đổi trên da này thường có một trong những đặc điểm sau:

Một nốt màu trắng, màu da hoặc hồng hơi trong suốt, trên có giãn mạch. Ở những người có tông màu da tối hơn, tổn thương có thể sậm màu hơn nhưng vẫn hơi trong suốt. Là loại ung thư biểu mô tế bào đáy thường gặp nhất, tổn thương này thường xuất hiện trên mặt và tai. Các tổn thương có thể vỡ, chảy máu và đóng vảy.

Một tổn thương màu nâu, đen hoặc xanh lam. Hoặc một tổn thương có các đốm đen – với đường viền hơi trong và hơi nhô lên.

Một mảng da đỏ và phẳng, có vảy với bờ gồ thường gặp ở lưng hoặc ngực. Theo thời gian, những mảng này có thể phát triển khá lớn.

Một tổn thương màu trắng, nhám, nhìn giống một vết sẹo mà không có bờ rõ ràng, được gọi là thể morpheaform, là tổn thương ít gặp nhất.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn quan sát thấy những thay đổi bất thường trên da. Chẳng hạn như xuất hiện nốt mới trên da, sự thay đổi của một sang thương da trước đó hoặc có một vết loét tái phát.

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy, bạn có thể:

Tránh ánh nắng mặt trời vào thời gian giữa ngày (buổi trưa).

Dùng kem chống nắng. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với SPF ít nhất là 30, ngay cả trong những ngày râm. Thoa kem chống nắng đủ, và bôi lại sau mỗi hai giờ – hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đi bơi hoặc đổ mồ hôi.

Mặc quần áo bảo hộ. Che phủ làn da của bạn bằng quần áo tối màu, che kín cánh tay và chân của bạn. Đội một chiếc mũ rộng vành bảo vệ tốt hơn so với mũ bóng chày hoặc tấm che mặt. Đừng quên kính râm. Hãy tìm những loại chặn cả hai loại bức xạ UV – tia UVA và UVB.

Tránh giường tắm nắng ( còn gọi là giường nhuộm da, tanning bed)

Kiểm tra da của bạn thường xuyên và báo với bác sĩ những sự thay đổi trên da của bạn.