Top 12 # Ung Thư Có Di Truyền Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thư Phổi Có Di Truyền?

ThS-BS Trần Thị Hồng An, chuyên khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ:

Ung thư phổi không phải là bệnh di truyền nhưng vẫn có các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi như:

– Thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi hàng đầu. Các chất độc hại, được gọi là những tác nhân gây ung thư, có trong thuốc lá làm tổn hại đến các tế bào trong phổi, dần dần những tế nào này có thể trở thành ung thư.

– Hút thuốc lá thụ động: Khói thuốc lá cũng có thể gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Một người tiếp xúc càng nhiều với khói thuốc lá thì nguy cơ bị ung thư phổi càng cao.

– Ô nhiễm: Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định. Ví dụ: Các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hóa thạch khác sau đây như:

+ Radon: Là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon.

+ Amiăng: Là tên gọi của một nhóm các khoáng chất, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Sợi amiăng có thể dễ dàng bị đứt đoạn thành các hạt nhỏ bay lơ lửng trong không khí và dính vào quần áo. Khi hít phải những hạt này chúng sẽ cư trú ở phổi, làm tổn hại tới tế bào và tăng nguy cơ ung thư phổi.

Theo kết quả của các nghiên cứu những công nhân phải tiếp xúc với một lượng lớn chất amiăng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 3-4 lần so với những công nhân không phải tiếp xúc với chất này. Sự tiếp xúc này đã được tìm thấy trong các ngành như đóng tàu, khai thác và sản xuất amiăng, sản xuất vật liệu cách điện và sửa chữa phanh.

Do đó, thành viên càng có nhiều yếu tố nêu trên thì càng có nguy cơ cao nhất. Khám sức khỏe tổng quát là một quyết định đúng đắn vì đây là phương pháp tốt nhất giúp bạn và gia đình tầm soát các yếu tố nguy cơ có khả năng gây ung thư phổi nói riêng và các bệnh lý ung thư phổ biến nói chung. Bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin về gia đình bạn như: Thói quen ăn uống, nếp sinh hoạt, môi trường sống, môi trường làm việc… để đánh giá mức độ nguy cơ. Nếu có một trong những yếu tố nguy cơ nêu trên, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa cần thiết nhằm chẩn đoán sớm bệnh ung thư phổi.

Nguồn tin: Theo nld.com.vn

Ung Thư Có Di Truyền Không?

1. Ung thư có di truyền không và di truyền mấy đời?

Thực tế là ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo hiệp hội Ung thư Canada, các nhà khoa học đã phát hiện ra đột biến gen di truyền trong một số loại ung thư, bao gồm:

Ung thư tuyến thượng thận

Ung thư xương

Ung thư não và tủy sống

Ung thư vú

Ung thư đại trực tràng

Ung thư mắt (u ác tính ở mắt ở người lớn và u nguyên bào võng mạc ở trẻ em)

Ung thư ống dẫn trứng

Ung thư thận, bao gồm khối u Wilms ở trẻ em

Một số loại bệnh bạch cầu và ung thư hạch

Ngoài ra, một số loại bệnh ung thư khác cũng có thể di truyền được như:

U nguyên bào gan (một loại ung thư gan hiếm gặp ảnh hưởng đến trẻ em)

U nguyên bào thần kinh

Ung thư vòm họng

Ung thư buồng trứng

Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến cận giáp

Ung thư tuyến yên

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư da

Ung thư ruột non

Ung thư dạ dày

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tử cung

Một số đột biến gen làm tăng nguy cơ phát triển nhiều loại ung thư. Ví dụ, đột biến gen làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

2. Vì sao một số loại ung thư có thể di truyền?

Đôi khi, một số loại ung thư có thể di truyền trong gia đình. Trong một số trường hợp, điều này có thể là do các thành viên trong gia đình cùng có cùng sinh hoạt thiếu lành mạnh dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (hút thuốc lá, thức khuya) hoặc cùng tiếp xúc với những yếu tố nguy làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư.

Nhưng trong một số trường hợp, ung thư là do một gen bất thường đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặc dù, hiện tượng này thường được gọi là ung thư di truyền, nhưng bản chất chính là sự di truyền của các gen bất thường có thể dẫn đến ung thư.

Theo thống kê, chỉ có khoảng 5% đến 10% trong số tất cả các bệnh nhân ung thư là kết quả trực tiếp từ các khiếm khuyết gen (được gọi là đột biến gen) được di truyền từ cha mẹ.

Đột biến có thể ngăn chặn sự hoạt động của một gen hoặc nó có thể giữ cho một gen được bật (hoạt động) mọi lúc (ngay cả khi nó không cần thiết).

Sự đột biến gen di truyền là hiện tượng có thể xảy ra trong tế bào trứng hoặc tế bào tinh. Khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ tạo ra một tế bào sau đó phân chia nhiều lần tạo thành hợp tử và cuối cùng trở thành bào thai.

Vì tất cả các tế bào đột biến này xuất hiện đầu tiên khi quá trình thụ tinh diễn ra nên loại đột biến này có trong mọi tế bào (bao gồm cả trứng hoặc tinh trùng của em bé) và do đó có thể được truyền lại cho thế hệ tiếp theo.

– Các gen thường bị đột biến nhất trong tất cả các bệnh ung thư là TP53. Loại gen này có chức năng tạo ra một loại protein ngăn chặn sự phát triển của khối u. Khi gen TP53 bị đột biến thì chức năng này bị rối loạn dẫn tới cơ thể con người dễ bị mắc bệnh ung thư.

Ngoài ra, sự đột biến trong gen này có thể gây ra hội chứng Li-Fraumeni, một rối loạn di truyền hiếm gặp, dẫn đến nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư nhất định.

3. Biện pháp phòng ngừa, hạn chế ung thư di truyền

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán trước được liệu người thân thuộc thế hệ sau của bệnh nhân ung thư có thể bị mắc ung thư di truyền không bằng kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến như xét nghiệm di truyền.

Các xét nghiệm di truyền này có thể bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm ADN,… và các xét nghiệm cần thiết khác giúp bạn đánh giá được chính xác nguy cơ mắc ung thư là cao hay thấp nếu có người thân đã từng mắc căn bệnh này.

Vì thế, bạn hãy đến khám và nhận được sự tư vấn của các chuyên gia hay bác sỹ chuyên khoa di truyền học để có các biện pháp điều chỉnh và kiểm soát sức khỏe giúp giảm nguy cơ mắc ung thư do di truyền xuống mức thấp nhất.

Bệnh Ung Thư Có Di Truyền Không?

Những người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh ung thư, thường có băn khoăn: bệnh ung thư có di truyền không?

12 loại bệnh ung thư có nguy cơ di truyền

Ung thư vẫn được coi là loại bệnh không có tính truyền nhiễm từ người này sang người khác do tiếp xúc dù là ung thư đường hô hấp hay bất kỳ loại ung thư nào khác. Nhưng có một số loại ung thư có nguy cơ di truyền từ người thân trong gia đình.

Dựa trên những thông tin thu thập được, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng có 12 loại ung thư có nguy cơ di truyền, chúng khác nhau về mặt tần suất, sử dụng các gen cụt làm nền. Những loại gen này đôi khi được coi là đột biến vô nghĩa vì gen không thể thực hiện đúng chức năng. Trong số 12 loại ung thư, nguy cơ di truyền cao nhất là ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, tiếp theo đó là ung thư dạ dày , và ung thư vú. 4 loại ung thư có đột biến di truyền là ung thư tuyến tiền liệt , đầu và cổ, thần kinh đệm và phổi.

Nếu một người có người thân gần gũi (bố mẹ, anh chị em) bị loại ung thư này thì khả năng mắc bệnh của họ có thể tăng lên.

Ung thư là bệnh do tổn thương gen

Còn có tới hơn 80% là do các yếu tố bên ngoài môi trường tác động vào cơ thể. Đó chính là những thói quen, lối sống thiếu lành mạnh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chế độ dinh dưỡng thiếu an toàn, không hợp lý, ít vận động thể chất, quan hệ tình dục không an toàn…. là những nguyên nhân tác động lớn tới sức khỏe, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tổn thương gen, dẫn đến ung thư. Những dạng tổn thương gen này không mang tính di truyền.

Sàng lọc ung thư sớm – ngăn chặn nguy cơ ung thư do di truyền

Với những người có người thân từng mắc bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh nằm trong 12 loại bệnh ung thư có nguy cơ di truyền cao, cần sàng lọc ung thư sớm, để loại bỏ lo lắng về bệnh ung thư có di truyền không.

Sàng lọc sớm được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện ung thư sớm, và là phương pháp ngăn chặn ung thư hiệu quả, giảm nguy cơ tử vong và chi phí cho người bệnh. Thực tế cho thấy hiện nay phần lớn các bệnh nhân ung thư đều đến khám trong tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Khi phát hiện và chẩn đoán xác định rõ ràng, cụ thể thì người bệnh thường ở vào giai đoạn cuối; ngoài khối u được phát hiện đã phát sinh thêm tình trạng nổi các hạch vùng và di căn đi nơi khác.

Việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh ung thư có ý nghĩa quyết định sống còn, bởi nó ảnh hưởng quyết định rất lớn đến thái độ xử trí biện pháp can thiệp, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh; có nghĩa là ung thư chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị có kết quả. Tầm quan trọng và yêu cầu cần thiết của việc chẩn đoán xác định sớm ung thư phải được các nhà khoa học cũng như cộng đồng quan tâm trong khi những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư ngày càng đáng lo ngại.

Thấu hiểu tầm quan trọng của tầm soát ung thư sớm, Bệnh viện Hồng Ngọc đã xây dựng các gói tầm soát ung thư với các hạng mục thăm khám khoa học. Thêm vào đó, với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng hệ thông trang thiết bị hiện đại như: Máy chụp CT 64 dãy của hãng Siemens (Đức), máy chụp MRI hiện đại của hãng Siemens (Đức), máy chụp X – quang của hãng Ecoray (Hàn Quốc), máy nội soi công nghệ NBI – CV 190 của hãng Olympus (Nhật Bản), hệ thống máy xét nghiệm của hãng Abbot (Mỹ)… đảm bảo sẽ đem tới kết quả chính xác.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Bệnh Ung Thư Gan Có Di Truyền Không? Cách Phòng Bệnh Do Di Truyền

Bệnh ung thư gan có di truyền không? Ung thư gan di truyền với tỷ lệ bao nhiêu? Gen mang yếu tố di truyền bệnh ung thư gan. Bệnh ung thư gan do di truyền có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh ung thư gan. Phương pháp phòng tránh ung thư gan. Ung thư gan do di truyền có phòng được không? Chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh.

Bệnh ung thư gan có di truyền không?

Bệnh ung thư gan có di truyền không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Theo nghiên cứu, chỉ có từ 5 – 10% các trường hợp ung thư là do di truyền. Bệnh ung thư gan cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Ung thư gan không di truyền, chỉ có yếu tố mẹ hay bố bị ung thư thì khả năng con bị ung thư sẽ cao hơn so với trẻ có bố mẹ không bị ung thư. Nếu ung thư ở người bệnh được chẩn đoán sau tuổi 50, thì khả năng di truyền là rất thấp. Tuy nhiên, những người cùng huyết thống với người mắc ung thư sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn những người khác.

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan nguyên phát ở người bình thường. Đầu tiên phải kể đến việc tiêu thụ bia rượu, tình trạng uống rượu bia kéo dài dẫn tới xơ gan là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh ung thư gan trên toàn thế giới.

Một yếu tố khác là virus viêm gan B, người bị nhiễm viêm viêm gan B có nguy cơ bị bệnh cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm loại virus này. Ngoài ra, những nguyên nhân khác như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh gan nhiễm mỡ, nghiện rượu nặng, béo phì, tiếp xúc với độc tố,vv… cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư gan.

Người bệnh nếu như mắc bệnh ung thư gan do virus viêm gan B cần có biện pháp phòng bệnh để bệnh không lây nhiễm sang cho người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh ung thư gan

Bệnh ung thư gan có di truyền không? Ung thư gan không di truyền nhưng nếu gia đình bạn có người thân mắc ung thư gan, bạn hãy cẩn trọng. Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng bệnh.

Gan đòi hỏi một lượng cao các vitamin và khoáng chất để thực hiện nhiều chức năng của mình. Vì thế, chế độ ăn uống của bạn nên có nhiều trái cây, rau và các loại thực phẩm giàu chất xơ.

Gan phải lọc các chất phụ gia thực phẩm. Vì thế, hãy giảm áp lực cho gan bằng cách loại bỏ các loại thực phẩm chế biến, phụ gia thực phẩm nhân tạo, màu sắc và chất bảo quản từ chế độ ăn uống để gan luôn khỏe mạnh.

Lecithin là một chất nhũ hóa, giúp gan chuyển hóa chất béo và giảm cholesterol. Nó chứa một chất gọi là phosphatidylcholine. Cũng như các axit béo thiết yếu giúp giữ cho các tế bào gan khỏe mạnh và ngăn ngừa mỡ tích tụ trong gan. Lecithin cũng giúp làm giảm huyết áp cao bằng cách cho phép các mạch máu thư giãn và tăng cường lưu thông máu. Bạn có thể tiêu thụ lecithin trong sản phẩm đậu nành hữu cơ như sữa đậu nành, đậu phụ, cũng như trứng hữu cơ. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung 4000 mg lecithin ở dạng viên nang mỗi ngày.

Gan cần nhiều chất dinh dưỡng để giải độc cho cơ thể. Do đó, hãy bổ sung vitamin và khoáng chất để ngăn ngừa sự thiếu hụt. Tuy nhiên, việc bổ sung này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý kê đơn rất có thể bạn đưa vào cơ thể những chất cơ thể đang có đủ, dẫn tới tình trạng bị thừa.

Bổ sung 1000 – 2000 mg vitamin C hàng ngày để đảm bảo gan hoạt động đúng chức năng mà còn là cách tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Hãy ăn nhiều tỏi, hành tây và bông cải xanh để phòng ngừa ung thư gan. Những loại thực phẩm có chứa lưu huỳnh này sẽ giúp tăng cường hoạt động của enzym và tăng cường làm sạch gan. Nếu không có đủ lượng lưu huỳnh, giai đoạn thứ hai của giải độc gan không thể theo kịp với giai đoạn đầu tiên. Đồng nghĩa với việc nhiều độc tố có thể trở nên nguy hiểm hơn trong cơ thể bạn.

Tránh ăn các bữa ăn lớn, ăn nhiều. Thay vào đó, ăn nhiều bữa nhỏ để thức ăn được tiêu hóa một cách từ từ và dễ dàng.

“Kẻ thù” số một của ung thư gan là rượu bia, thuốc lá. Vì thế nếu không muốn mắc căn bệnh nguy hiểm này, tốt nhất nên tránh xa rượu bia, thuốc lá.

Ngoài rau xanh thì các loại rau đắng cũng rất tốt cho gan. Dù với nhiều người, món ăn này thực sự không ngon miệng, nhưng hãy cố tập ăn từng ít một. Loại rau này thực sự hữu ích với quá trình làm sạch gan của bạn.

Ăn các loại hạt thô, không ướp muối cũng là bí quyết để gan khỏe mạnh. Chúng giàu axit béo thiết yếu và protein.

https://vietnammoi.vn/15-bi-quyet-phong-ngua-ung-thu-gan-7102.html

Tránh ăn các thức ăn quá nhiều đạm, chất béo vì chúng khiến gan phải làm việc vất vả hơn. Ngoài ra nên giảm tiêu thụ bơ thực vật và hạn chế tiêu thụ dầu thực vật.