Top 13 # Ung Thư Cổ Tử Cung Có Thể Có Con Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thư Cổ Tử Cung Có Thể Sinh Con Được Không

Ung thư cổ tử cung có thể sinh con được không? Là một trong những mối quan tâm, lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ, cùng tham khảo ý kiến của bác sĩ…

Câu hỏi:

“Chào bác sĩ! Em muốn hỏi là bệnh ung thư cổ tử cung có di truyền hay không? Bởi vì trong gia đình em đã có người mắc căn bệnh này. Và liệu bệnh này có thể sinh con được không?”

(Nguyễn Mai, 25 tuổi, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc )

Ung thư cổ tử cung có thể sinh con được không? Trả lời:

Chào bạn Mai!

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung có thể sinh con được không? Bạn cần phải nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm này.

Hiện nay, nhiều nghiên cứu cho biết có 5 nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, đó là:

– Lây nhiễm virut HPV.

– Quan hệ tình dục quá sớm.

– Sinh con quá sớm dưới 17 tuổi.

– Cơ thể có sự miễn dịch yếu.

– Yếu tố di truyền.

Ung thư cổ tử cung có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Đối với trường hợp của bạn, vậy là bạn đã nằm ở 1 trong 5 nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung. Nếu trong gia đình đã có người bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì khả năng bạn bị mắc bệnh này sẽ cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, bạn cần phải tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ tại bệnh viện để có biện pháp chủ động để phòng tránh bệnh.

Hiện nay, các kĩ thuật y học ngày càng phát triển. Do đó những bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung sẽ được điều trị khoa học và có kết quả cao. Do đó, nếu bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung mà đã điều trị dứt điểm thì vẫn có khả năng sinh con bình thường.

Tóm lại, nếu bạn đã có nguy cơ cao do yếu tố di truyền trong gia đình. Thì nên đến bệnh viện để thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Căn bệnh nguy hiểm này có tiên lượng cao nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Từ đó sức khỏe sinh sản của bạn sẽ được bảo vệ hiệu quả hơn.

Ung Thư Cổ Tử Cung Có Thể Sinh Con Được Không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm, có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong xếp thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới tại Việt Nam. Những bệnh nhân không may mắc ung thư cổ tử cung thường băn khoăn về khả năng sinh con sau này của mình.

Cổ tử cung là một phần của cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.

Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh hoạt tình dục (30 – 45 tuổi), người dưới 20 tuổi hiếm khi mắc bệnh, trong khi đó những trường hợp trên 65 tuổi phát hiện bệnh thường do tầm soát không tốt ở độ tuổi trước đó.

Ung thư cổ tử cung hiện được điều trị như sau:

Dị sản và ung thư tại chỗ: phương pháp điều trị được áp dụng là đốt điện hoặc đốt bằng laser hay đông lạnh các tế bào bất thường, đôi khi tiến hành phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung, là các phương pháp điều trị dễ dàng, tỉ lệ khỏi đạt 100%.

Hơn hết, các phương pháp điều trị trên không ảnh hưởng tới hứng thú tình dục và khả năng sinh đẻ về sau, nên trong trường hợp này bệnh nhân ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể sinh con. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, phẫu thuật cắt tử cung được tiến hành khi có kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác, và trong tình huống này bệnh nhân sẽ không còn khả năng sinh con được nữa.

Ung thư thể xâm lấn: trường hợp này cần điều trị rộng hơn, bằng phẫu thuật triệt để cắt bỏ tử cung và các tổ chức xung quanh, gồm cả nạo vét hạch trong khung chậu, đôi khi tiến hành xạ trị phối hợp với phẫu thuật, hoặc xạ trị đơn thuần, trong một số trường hợp cần thiết điều trị bằng hoá trị. Nếu bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì sau này không thể sinh con.

Điều trị nội tiết: là phương pháp sử dụng thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư tiếp xúc với các nội tiết tố mà chúng cần để phát triển. Đây là phương pháp điều trị toàn thân mới, thường sử dụng thuốc có chứa progesterone. Trước khi chỉ định điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm về nội tiết nhằm tìm hiểu bệnh nhân có khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị này hay không. Và ưu điểm của phương pháp điều trị nội tiết là khả năng sinh sản của bệnh nhân được bảo tồn, sau này bệnh nhân hoàn toàn có thể mang thai và sinh nở.

Như vậy, khả năng sinh đẻ của bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào phương pháp điều trị có cắt bỏ tử cung hay không. Nếu không bị cắt tử cung, bệnh nhân hoàn toàn có thể có thai và sinh đẻ sau này.

Tiêm phòng được đánh giá là an toàn và đem lại hiệu quả cao trong phòng ngừa nhiễm HPV, bảo vệ cơ thể khỏi những loại virus HPV gây ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục phổ biến nhất. Vắc-xin có hiệu quả cao nhất khi tiêm ở thời điểm chưa quan hệ tình dục và chưa phơi nhiễm HPV, tuy nhiên, phụ nữ hoàn toàn có thể tiêm sau khi đã quan hệ, để giảm nguy cơ nhiễm HPV. Độ tuổi tiêm phòng lý tưởng là 11 hoặc 12 tuổi. Song, độ tuổi có thể tiêm trong khoảng từ 9-26 tuổi.

Phác đồ tiêm ngừa cho bé gái trong độ tuổi từ 9-14 là 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6-12 tháng. Nữ giới từ 15 đến 26 tuổi được khuyến cáo tiêm theo phác đồ 3 mũi. Bệnh viện đa khoa Quốc tế cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm vắc-xin phòng HPV với 2 loại vắc-xin: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng. Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

XEM THÊM:

Khi Nào Thì Bệnh Nhân Ung Thư Cổ Tử Cung Có Thể Có Con?

Ung thư cổ tử cung có con được không là nỗi băn khoăn, trăn trở của rất nhiều chị em hiện nay. Thực tế, bạn vẫn có thể sinh con nếu không may mắc phải ung thư cổ tử cung, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh cũng như phương pháp điều trị. Bài viết sau sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.

1/ BỆNH NHÂN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CÓ THỂ CÓ CON KHI NÀO?

Tính chung trên toàn thế giới, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là ung thư phổ biến ở phụ nữ chỉ đứng sau ung thư vú. Không chỉ có tỷ lệ tử vong cao mà khi mắc bệnh, dù được chữa trị, nhiều chị em vẫn phải đối mặt với nguy cơ không thể mang thai hoặc mang thai nhưng tỷ lệ sinh non hoặc sảy thai khá cao. Tuy vậy, nếu chẳng may mắc UTCTC, nếu phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn, bạn vẫn có thể bảo toàn được thiên chức làm mẹ.

Các chuyên gia cho rằng, nếu phát hiện UTCTC ở giai đoạn tiền ung thư (giai đoạn ung thư biểu mô tế bào vảy tại chỗ) hoặc ở giai đoạn IA,IB (thuộc giai đoạn bệnh nhân hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh và giữ được tử cung để sinh con như bao nhiêu người phụ nữ khác. Theo đó, bệnh nhân ở các giai đoạn này sẽ được lựa chọn các phương pháp điều trị, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mong muốn có con hay không. Cụ thể, ở các giai đoạn từ tiền ung thư đến giai đoạn IA, IB, bệnh nhân có thể sẽ được điều trị bằng một trong những phương pháp sau:

Phẫu thuật lạnh

Phẫu thuật bằng tia laze

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP/LEETZ)

Sinh thiết hình nón

Cắt tử cung

Xạ trị

Xạ trị kết hợp hóa trị

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe và mong muốn sinh con hay không mà các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp điều trị phụ hợp nhất. Tuy nhiên cũng khó tránh khỏi một số trường hợp bắt buộc bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật cắt tử cung hoặc xạ trị kết hợp hóa trị, lúc này chị em không thể bảo toàn được khả năng mang thai. Trường hợp này bạn có thể trao đổi với bác sĩ để giữ lại trứng nếu có thể thực hiện các biện pháp mang thai nhân tạo, mang thai hộ…

2/ MẮC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TRONG THAI KỲ CÓ SAO KHÔNG?

Mặc dù không nhiều nhưng vẫn có trường hợp mang thai phát hiện mắc ung thư cổ tử cung. Đa phần (70%) các trường hợp này xảy ra ở giai đoạn I. Các bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau để điều trị:

Kích thước khối u

Nếu hạch bạch huyết gần đó bị ung thư

Mang thai bao lâu

Loại ung thư cổ tử cung cụ thể

Nếu ung thư ở giai đoạn tiền ung thư hoặc giai đoạn IA, hầu hết các bác sĩ cho rằng việc tiếp tục mang thai đến kỳ hạn an toàn và có thể điều trị vài tuần sau sinh. Theo đó, các biện pháp điều trị sau sinh bao gồm cắt tử cung, phẫu thuật cắt bỏ triệt để hoặc sinh thiết hình nón.

Nếu chẳng may ung thư ở giai đoạn IB hoặc xa hơn thì bạn cần trao đổi với bác sĩ để quyết định có tiếp tục giữ thai hay không. Nếu không bạn sẽ được cắt tử cung triệu để và/hoặc xạ trị. Một số có thể tiến hành ngay trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3 để thu nhỏ khối u. Nếu quyết định giữ thai thì cần mổ ngay trước khi nó có thể sống sót ngoài tử cung.

Tóm lại, mặc dù ung thư cổ tử cung vẫn có thể có nếu phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để có sự can thiệp kịp thời. Đó là lý do mà mỗi người nên chủ động phòng ngừa UTCTC bằng cách tiêm vắc xin cũng như kết hợp tầm soát UTCTC định kỳ để bảo vệ cơ thể tốt nhất trước mối nguy hiểm mang tên ung thư cổ tử cung.

Người Bị Ung Thư Cổ Tử Cung Có Con Được Không?

03/08/2015 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 474 lượt xem

Bị ung thư cổ tử cung có con được không là trăn trở của rất nhiều người phụ nữ không may mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, chị em có thể hoàn toàn yên tâm, bởi với tiến bộ y học ngày nay, việc bảo toàn khả năng sinh sản cho người bệnh là hoàn toàn có thể, đặc biệt khi bệnh được phát hiện sớm.

Ung thư cổ tử cung là ung thư ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung (cơ quan kết nối tử cung và âm đạo). Loại ung thư này khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 – 45 tuổi). Trong đó, 14% trường hợp mắc bệnh nằm trong độ tuổi từ 20 – 34, và khoảng 26% ở độ tuổi 35 – 40. Đây là một giai đoạn quan trọng của người phụ nữ với thiên chức: làm vợ, làm mẹ.

1. Bị ung thư cổ tử cung có con được không?

Theo các bác sĩ Khoa Ung bướu- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, với những tiến bộ y học trong hỗ trợ điều trị ung thư ngày nay, có một số phương pháp hỗ trợ điều trị giúp bảo toàn khả năng sinh sản dành cho phụ nữ được chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu. Do vậy, người bệnh ung thư cổ tử cung có thể có con trong tương lai.

2. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bảo toàn khả năng sinh sản

Với phụ nữ trẻ, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể được hỗ trợ điều trị bảo tồn khả năng sinh sản với các phương pháp như:

Khoét chóp cổ tử cung (sinh thiết nón): Đây là phương pháp thường áp dụng cho phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu (giai đoạn 0 hoặc giai đoạn IA1). Phương pháp này sẽ loại bỏ một mảnh mô dạng chóp nón từ cổ tử cung. Nếu việc sinh thiết nón đã loại bỏ tất cả khối u và mẫu sinh thiết cho thấy phần còn lại không còn tế bào ung thư thì người bệnh hoàn toàn có thể sinh con trước khi có thêm hỗ trợ điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong thời gian này, người bệnh cần được giám sát chặt chẽ.

Cắt bỏ cổ tử cung: Phương pháp phẫu thuật này loại bỏ toàn bộ cổ tử cung bị ung thư và phần trên của âm đạo, trong khi để lại nguyên vẹn đáy tử cung. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, phụ nữ có thể sinh con khỏe mạnh bằng phương pháp mổ lấy thai.

Thậm chí, cả với những phụ nữ mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển cũng có thể thực hiện cắt bỏ cổ tử cung. Khi đó, hóa trị sẽ được chỉ định trước với hi vọng tiêu diệt các tế bào ung thư đủ để tình trạng khối u giảm về tương đương với giai đoạn sớm hơn.

Hiện nay, người bệnh ung thư cổ tử cung có thêm cơ hội chữa bệnh với tiến bộ Singapore ngay tại Việt Nam. Bệnh viện Thu Cúc đã hợp tác hỗ trợ điều trị toàn diện với đội ngũ bác sĩ hỗ trợ điều trị ung thư giỏi từ Singapore.Đối với bệnh ung thư cổ tử cung, người bệnh được khám và hỗ trợ điều trị trực tiếp với chúng tôi Pattricia Kho – bác sĩ chuyên khoa y tế ung thư có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung ở phụ nữ như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, vv…