Top 5 # Ung Thư Dạ Dày Di Căn Sang Gan Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thư Dạ Dày Di Căn Sang Gan

Ung thư dạ dày di căn sang gan xảy ra ở giai đoạn cuối của ung thư dạ dày. Lúc này, các tế bào ung thư đã phát triển với kích thước bất kì, lan đến bất kì hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa nào.

Biểu hiện ung thư dạ dày di căn sang gan

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở độ tuổi trên 40 tuổi. Các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa thông thường mà người bệnh dễ chủ quan. Chính vì vậy, có tới khoảng 80% bệnh nhân ung thư dạ dày đi khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Trong số các loại ung thư dạ dày thì ung thư tuyến dạ dày phổ biến hơn cả, chiếm khoảng 90 – 95% ca mắc.

Không giống với ung thư dạ dày giai đoạn sớm, vẫn giới hạn ở trong dạ dày và chưa lan đến bất kì hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa nào, ung thư dạ dày giai đoạn cuối đã lan đến các cơ quan ở xa, trong đó có gan. Ngoài gan, ung thư còn dễ di căn đến hạch, tủy xương, phúc mạng…

Biểu hiện ung thư dạ dày di căn sang gan rất phức tạp, có thể bao gồm cả triệu chứng tại vị trí ung thư khởi phát và di căn đến. Một số biểu hiện bệnh có thể gặp ở bệnh nhân giai đoạn này là:

Buồn nôn, nôn ói liên tục

Đau bụng dữ dội

Da vàng, mắt vàng

Bụng sưng, gan to

Phù bàn chân, bàn tay

Trên da xuất hiện nhiều đốm lạ

Không ăn uống được

Sút cân nghiêm trọng…

Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày di căn sang gan như thế nào?

Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, lựa chọn hướng điều trị ung thư dạ dày di căn sang gan cũng phụ thuộc nhiều yếu tố. Mục đích điều trị chính cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này không phải là điều trị triệt căn ung thư mà là điều trị triệu chứng bệnh, kiểm soát tránh để ung thư di căn rộng hơn, nâng cao chất lượng sống cũng như kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.

Hóa trị, xạ trị làm giảm nhẹ triệu chứng đau, chảy máu. Cắt dạ dày thuyên giảm có thể được chỉ định khi khối u gây tắc hay chảy máu…

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư dạ dày. Chịu trách nhiệm chính trong điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Thu Cúc là TS. BS Zee Ying Kiat, chuyên gia Ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Ngoài đội ngũ bác sĩ giỏi, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho bệnh nhân ung thư mọi giai đoạn, giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, duy trì dinh dưỡng, nâng cao chất lượng sống của người bệnh.

Ung Thư Dạ Dày Di Căn Sang Gan Thế Nào?

1. Tìm hiểu về ung thư dạ dày di căn

1.1. Ung thư dạ dày di căn là gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn IV hay còn gọi là giai đoạn cuối. Lúc này, thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết, khối u ác tính ở dạ dày sẽ xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư dạ dày thường di căn đến gan, phổi, tụy, đại tràng, xương, túi mật,…Sự mất kiểm soát này sẽ dẫn đến tình trạng người bệnh ngày càng tồi tệ hơn, với các triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng:

Di căn xương: đau xương, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt

Di căn gan: da vàng vọt như mắc bệnh gan (ung thư dạ dày di căn gan)

Di căn não: đau nhức đầu

Di căn hạch bạch huyết: xuất hiện các hạch bạch huyết to, cứng, sờ vào không đau nhưng có thể bị vỡ loét, gây đau và chảy máu

Di căn phổi: đau tức ngực, ho nhiều, đau họng…

Đi ngoài ra máu

Ung thư dạ dày là bệnh lý có tỷ lệ di căn rất cao, khoảng 80 – 90%. Những nơi tiếp giáp với khối u rất dễ bị di căn như: tụy, gan, buồng trứng, đại tràng,… Tỷ lệ di căn đến các bộ phận khác của ung thư dạ dày cũng có sự chênh lệch đáng kể: hạch địa phương – 58%, gan – 47%, tụy – 16%, phổi – 18%…

1.2. Điều trị ung thư dạ dày di căn

Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Tỉ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này không cao, chỉ khoảng 4%. Tuy nhiên, nếu được điều trị tích cực và đúng hướng, nhiều bệnh nhân có thể sống lâu dài.

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối có mục đích là giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các phương pháp có thể là hóa trị, xạ trị.

Ngoài ra, yếu tố tinh thần cũng ảnh hưởng đến tiến triển bệnh. Người nhà bệnh nhân nên chú ý quan tâm chăm sóc, động viên để người bệnh có cuộc sống thoải mái, dễ chịu hơn.

2. Ung thư dạ dày di căn sang gan thế nào?

Ung thư dạ dày di căn sang gan xảy ra ở giai đoạn cuối của ung thư dạ dày. Lúc này, các tế bào ung thư đã phát triển với kích thước bất kì, lan đến bất kì hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa nào.

2.1. Biểu hiện ung thư dạ dày di căn sang gan

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở độ tuổi trên 40 tuổi. Các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa thông thường chính vì vậy mà người bệnh dễ chủ quan. Thực tế, có tới khoảng 80% bệnh nhân ung thư dạ dày đi khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Trong số các loại ung thư dạ dày thì ung thư tuyến dạ dày phổ biến hơn cả, chiếm khoảng 90 – 95% ca mắc.

Không giống với ung thư dạ dày giai đoạn sớm, vẫn giới hạn ở trong dạ dày và chưa lan đến bất kì hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa nào, ung thư dạ dày giai đoạn cuối đã lan đến các cơ quan ở xa, trong đó có gan. Ngoài gan, ung thư còn dễ di căn đến hạch, tủy xương, phúc mạng…

Biểu hiện ung thư dạ dày di căn sang gan rất phức tạp, có thể bao gồm cả triệu chứng tại vị trí ung thư khởi phát và di căn đến. Một số biểu hiện bệnh có thể gặp ở bệnh nhân giai đoạn này là:

2.2. Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày di căn sang gan như thế nào?

Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, lựa chọn hướng điều trị ung thư dạ dày di căn sang gan cũng phụ thuộc nhiều yếu tố. Mục đích điều trị chính cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này không phải là điều trị triệt căn ung thư mà là điều trị triệu chứng bệnh, kiểm soát tránh để ung thư di căn rộng hơn, nâng cao chất lượng sống cũng như kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.

Hóa trị, xạ trị làm giảm nhẹ triệu chứng đau, chảy máu. Cắt dạ dày thuyên giảm có thể được chỉ định khi khối u gây tắc hay chảy máu…

2.3. Ung thư dạ dày di căn gan có lây không?

Cho đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy bằng chứng ung thư dạ dày có thể lây lan từ người này sang người khác do không có nguyên nhân cụ thể nào được phát hiện là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP gây viêm loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tuy nhiên cùng nhiễm một chủng HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày.

Mặc dù chưa có bằng chứng ung thư dạ dày có thể lây từ người này sang cho người khác nhưng việc sinh sống và sinh hoạt lâu dài cùng người bị ung thư dạ dày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

3. Ung thư dạ dày di căn gan sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày di căn gan là giai đoạn cuối của bệnh nên tỷ lệ sống thường rất dè dặt. Khả năng sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng của cơ thể sau điều trị, tâm lý của người bệnh…

Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu nếu điều trị tích cực tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên đa số người bệnh phát hiện và điều trị muộn, do đó tỷ lệ sống ở giai đoạn 3 chỉ khoảng 9-14%, ở giai đoạn 4 chỉ 4%.

Mặc dù tỷ lệ sống ở giai đoạn cuối không cao nhưng hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày được áp dụng mang lại hiệu quả tốt. Người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ sau điều trị giúp giảm dần triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa khối u di căn, kiểm soát và giúp kéo dài cơ hội sống.

Do đó, khi được chẩn đoán ung thư dạ dày di căn gan, người bệnh và người nhà không nên quá bi quan, chán nản hoặc suy nghĩ nhiều, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe, tình trạng bệnh. Người bệnh nên yên tâm tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện dần sức khỏe.

Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn cuối của bệnh với mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ sống thấp. Tuy nhiên nếu được điều trị tích cực, chăm sóc giảm nhẹ sau điều trị sẽ giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài cơ hội sống cho người bệnh.

Ung Thư Dạ Dày Di Căn Sang Phổi

Ung thư dạ dày di căn sang phổi

Ung thư dạ dày di căn sang phổi là tình trạng tế bào từ khối u nguyên phát (dạ dày) giải phóng vào hệ bạch huyết hoặc mạch máu. Sau đó di chuyển đến phổi và hình thành khối u thứ phát tại cơ quan này.

1. Ung thư dạ dày di căn phổi có nguy hiểm không ?

Khi tế bào ung thư di căn và hình thành khối u thứ phát tại phổi, chúng vẫn có thể phát triển và tiếp tục làm xuất hiện khối u tại cơ quan nguyên phát. Hơn nữa khi có điều kiện thích hợp, tế bào vẫn có thể tiếp tục di căn và gây tổn thương lên nhiều cơ quan khác.

Ngoài ra, ở một số trường hợp tế bào ung thư tại phổi đã có sự thay đổi khác hẳn với tế bào ung thư ban đầu. Khi di chuyển đến phổi, chúng có thể thay đổi để phát triển và duy trì khả năng sống sót trước sự tấn công của hệ thống miễn dịch.

Những sự thay đổi này có thể khiến tế bào ung thư di căn biến đổi khác hẳn với tế bào ung thư nguyên phát. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

2. Triệu chứng

Ung thư dạ dày di căn sang phổi có thể không gây ra các triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp có phát sinh các triệu chứng, người bệnh cũng rất khó khăn để xác định đúng tình trạng mà họ gặp phải. Vì hầu hết các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe thông thường.

Các triệu chứng của ung thư phổi di căn bao gồm:

Điều trị ung thư dạ dày di căn phổi

1. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, một số loại thuốc còn có khả năng thay đổi cách hoạt động của tế bào nhằm ức chế sự phát triển của khối u.

2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X hoặc các hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có khả năng kiểm soát các triệu chứng và mức độ tăng trưởng của khối u ác tính.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không được lựa chọn khi tế bào ung thư đã có xu hướng di căn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ căn cứ vào những yếu tố khác nhau ở từng trường hợp trước khi đưa ra chỉ định.

Bài viết có tham khảo tài liệu của VINMEC

Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày Di Căn Sang Phổi

Ung thư dạ dày di căn sang phổi không thể chữa trị hoàn toàn. Vì vậy mục đích của việc điều trị là giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Ung thư dạ dày di căn sang phổi

Ung thư dạ dày di căn sang phổi là tình trạng tế bào từ khối u nguyên phát (dạ dày) giải phóng vào hệ bạch huyết hoặc mạch máu. Sau đó di chuyển đến phổi và hình thành khối u thứ phát tại cơ quan này.

1. Ung thư dạ dày di căn phổi có nguy hiểm không ?

Ung thư di căn phổi là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hầu hết, ung thư di căn không thể chữa trị. Do đó bệnh nhân buộc phải sống chung với bệnh, đồng thời thực hiện những biện pháp nhằm kiểm soát cơn đau.

Khi tế bào ung thư di căn và hình thành khối u thứ phát tại phổi, chúng vẫn có thể phát triển và tiếp tục làm xuất hiện khối u tại cơ quan nguyên phát. Hơn nữa khi có điều kiện thích hợp, tế bào vẫn có thể tiếp tục di căn và gây tổn thương lên nhiều cơ quan khác.

Ngoài ra, ở một số trường hợp tế bào ung thư tại phổi đã có sự thay đổi khác hẳn với tế bào ung thư ban đầu. Khi di chuyển đến phổi, chúng có thể thay đổi để phát triển và duy trì khả năng sống sót trước sự tấn công của hệ thống miễn dịch.

Những sự thay đổi này có thể khiến tế bào ung thư di căn biến đổi khác hẳn với tế bào ung thư nguyên phát. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

2. Triệu chứng

Ung thư dạ dày di căn sang phổi có thể không gây ra các triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp có phát sinh các triệu chứng, người bệnh cũng rất khó khăn để xác định đúng tình trạng mà họ gặp phải. Vì hầu hết các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe thông thường.

Các triệu chứng của ung thư phổi di căn bao gồm:

3. Chẩn đoán

Bạn có thể được yêu cầu thực hiện những xét nghiệm cần thiết để đáp ứng quá trình chẩn đoán ung thư dạ dày di căn sang phổi.

Các xét nghiệm thường gặp khi chẩn đoán ung thư dạ dày di căn phổi, bao gồm:

X – quang ngực: xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát được hình ảnh chi tiết của phổi. Từ đó có thể xác định được sự hiện diện của khối u hay các dấu hiệu bất thường.

Chụp CT: cho hình ảnh cắt ngang của phổi. Hình ảnh từ chụp CT giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí khối u thứ phát.

Sinh thiết: là xét nghiệm sử dụng một mô phổi nhỏ để phân tích dưới kính hiển vi.

Nội soi phế quản: cho phép bác sĩ quan sát được hệ hô hấp của bệnh nhân. Xét nghiệm này giúp xác định kích thước khối u, đồng thời nhận biết những dấu hiệu bất thường ở các cơ quan lân cận.

Điều trị ung thư dạ dày di căn phổi

Mục tiêu của việc điều trị ung thư dạ dày di căn là kiểm soát sự phát triển của ung thư, đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên trước khi chỉ định phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau:

Tuổi của bệnh nhân

Sức khỏe tổng quát

Tiền sử bệnh lý

Kích thước và số lượng khối u

Các phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị ung thư dạ dày di căn phổi, bao gồm:

1. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, một số loại thuốc còn có khả năng thay đổi cách hoạt động của tế bào nhằm ức chế sự phát triển của khối u.

Hóa trị là lựa chọn ưu tiên khi tế bào ung thư đã xâm nhập vào các cơ quan khác của cơ thể. Nếu hóa trị lần đầu tiên (điều trị tuyến 1) không kiểm soát được bệnh, bạn có thể được yêu cầu một đợt hóa trị khác (điều trị tuyến 2).

Loại thuốc được sử dụng sẽ được chỉ định phụ thuộc vào triệu chứng của từng trường hợp. Bạn nên dùng đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả như mong đợi.

2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X hoặc các hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có khả năng kiểm soát các triệu chứng và mức độ tăng trưởng của khối u ác tính.

Bác sĩ có thể áp dụng xạ trị chùm tia ngoài hoặc xạ trị nội bộ. Xạ trị chùm tia ngoài sử dụng tia X chiếu qua da, sau đó tiếp cận đến khối u bên trong. Trong khi đó, xạ trị nội bộ dùng tia X ở trong đường thở của bệnh nhân. Loại xạ trị này có thể thu nhỏ khối u giúp bệnh nhân dễ dàng hô hấp, đồng thời kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và chảy máu.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không được lựa chọn khi tế bào ung thư đã có xu hướng di căn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ căn cứ vào những yếu tố khác nhau ở từng trường hợp trước khi đưa ra chỉ định.

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ xem xét:

Vị trí của khối u bên trong phổi

Kích thước khối u

Số lượng khối u

Tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân

Bệnh nhân có thể thực hiện hóa trị liệu để kiểm soát tế bào ung thư trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u thứ phát.

4. Các biện pháp khác

Ngoài những phương pháp điều trị trên, bệnh nhân có thể được thực hiện các biện pháp khác nhằm kiểm soát triệu chứng do bệnh lý này gây ra.

Khó thở

Khi khối u phát triển và chèn ép đường thở, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi hô hấp. Để làm giảm triệu chứng này, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sau:

Đặt ống stent để điều trị và ngăn chặn khối u chặn đường thở

Điều trị bằng laser

Sử dụng thuốc mở đường thở

Dùng máy oxy

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ phải thực hành các bài tập kiểm soát hơi thở để khắc phục triệu chứng này.

Tràn dịch màng phổi

Khối u có thể khiến dịch màng phổi bị tích tụ và ứ đọng. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như đau ngực âm ỉ, ho khan, khó thở, sốt cao hơn 38,5 độ C,… bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị.

Bác sĩ có thể tiến hành thoát dịch hoặc ngăn chặn sự tích tụ dịch ở màng phổi để khắc phục tình trạng này.

Ho

Ho là triệu chứng đặc trưng khi ung thư dạ dày di căn sang phổi. Để kiểm soát triệu chứng này, bạn có thể được yêu cầu dùng thuốc hoặc xạ trị nếu tình trạng kéo dài và nặng nề hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!