Top 10 # Ung Thư Đại Tràng Sicma Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thư Đại Tràng Và Các Loại Xét Nghiệm Ung Thư Đại Tràng

Ung thư đại tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến, thường xuất hiện ở người có độ tuổi từ 40 trở lên. Giống như hầu hết các loại ung thư khác, ung thư đại trực tràng thường không biểu hiện các triệu chứng đặc hiệu ở giai đoạn sớm. Do đó, xét nghiệm và các biện pháp cận lâm sàng khác rất quan trọng để chẩn đoán chính xác bệnh.

1. Ung thư đại tràng và đặc điểm

Hiện nay, ung thư đại tràng đang xếp thứ 2 thế giới về số lượng người mắc, ngang hàng với ung thư gan nguyên phát. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi ung thư đại tràng cao hơn so với các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác. Các chuyên gia ghi nhận, số bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật sống thêm được 5 năm nhiều hơn bệnh nhân ở ung thư gan, ung thư dạ dày hay ung thư thực quản.

Đại tràng con người dài khoảng 1,5m, có hình cái khung, bắt đầu từ manh tràng đến tận cùng chỗ nối tiếp với trực tràng. Kích thước đại tràng to hơn nhiều so với ruột non, trên thành có nhiều dải dọc và bờm mỡ to nhỏ khác nhau. Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư đại tràng, mặc dù có nhiều giả thuyết và đánh giá được đưa ra.

Các biểu hiện sớm của ung thư đại trực tràng như:

Rối loạn tiêu hóa

Không điển hình lẫn với các triệu chứng bệnh khác: ợ hơi, chậm tiêu, chướng bụng, đau bụng nhẹ, rối loạn đi ngoài: hay mót đại tiện, táo bón, khó rặn,…

Các triệu chứng kéo dài, kém đáp ứng với điều trị.

Các rối loạn bài tiết phân

Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, gầy sút cân không giải thích được

Giai đoạn muộn: Sờ thấy khối u, đau bụng nhiều,…

Khối u ung thư đại tràng có thể nằm ở nhiều vị trí

2. Các vị trí ung thư đại tràng và chẩn đoán

Ung thư đại tràng có thể gặp ở vị trí đại tràng trái, phải và ngang, với biểu hiện triệu chứng, xét nghiệm chẩn đoán và phương pháp điều trị khác nhau.

Ung thư đại tràng phải

Nếu khối u ở đại tràng lên hay ở góc gan phải, hoặc khối u đã dính vào thành bụng, cơ quan lân cận thì ít di động. Còn khối u ung thư ở manh tràng, 1/3 phải đại tràng ngang thì khối u di động nhiều. Khối u di động càng nhiều, phẫu thuật càng dễ và ít biến chứng.

U ung thư đại tràng dễ gây tắc ruột

Khối u ung thư ở đại tràng phải thường hay bị nhiễm khuẩn và kích thước to hơn ở vị trí đại tràng trái, nhưng ít khi phải làm hẹp và gây tắc ruột. Khối u bên trong thành hoặc mặt trên có nhiều ổ mủ, do đó xét nghiệm và chẩn đoán dễ nhầm sang áp xe túi mật, áp xe ruột thừa.

Khối u nằm ở manh tràng dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lao góc hồi – manh tràng và u ở gan hoặc thận.

Ung thư đại tràng ngang

Ung thư đại tràng ngang là vị trí ít gặp nhất. Do đại tràng ngang dài, di động dễ nên khối u có thể nằm ở bất cứ vùng nào của hố bụng. Ung thư đại tràng ngang thường tiến triển dính với mật, gan, dạ dày, ruột non, phần phụ, đại tràng xích ma, tử cung, bàng quang.

Khối u thường ít khi gây tắc ruột, nhưng dễ bị nhiễm khuẩn, gặp 3 dạng tổn thương là dạng u, dạng thắt và dạng loét. Chẩn đoán ung thư đại tràng ngang giai đoạn đầu rất khó, khối u dễ chẩn đoán nhầm sang u ở cơ quan khác.

Ung thư đại tràng trái

Khối u ung thư đại tràng trái thường có kích thước nhỏ, xu hướng làm hẹp lòng đại tràng. Chẩn đoán xác định ung thư này cần dựa vào nhiều xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng như: Siêu âm, chụp X – quang, nội soi trực tràng – đại tràng,…

Tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm thường được thực hiện bằng xét nghiệm tầm soát, chia thành 2 nhóm chính sau:

Xét nghiệm tìm máu trong phân là xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng

3.1. Xét nghiệm phân

Bình thường trong phân người không có máu, khi máu xuất hiện thì thường gợi ý dấu hiệu bất thường bệnh lý như: viêm loét đường ruột, khối polyp hay ung thư. Ung thư đại tràng có đặc điểm là gây tăng sinh mạch nhiều, mạch máu dễ bị tổn thương chảy máu, dính vào phân.

Máu trong phân nhiều có thể phát hiện bằng mắt thường, nhưng nếu máu ít thì cần xét nghiệm để kiểm tra. Do đó, xét nghiệm máu trong phân có giá trị sàng lọc và kiểm tra ung thư dạ dày.

Hiện có 2 phương pháp dùng xét nghiệm máu ẩn trong phân là:

Xét nghiệm máu trong phân Guaiac

Xét nghiệm dựa trên phản ứng hóa học để xác định sự có mặt của máu trong phân, đạt độ nhạy khá cao. Tuy nhiên, người bệnh cần lấy máu từ 3 mẫu phân khác nhau, chỉ xác định là có máu trong phân, không biết đường máu trực tràng hay phần khác của đường tiêu hóa.

Xét nghiệm máu trong phân miễn dịch hóa học iFOBT

Xét nghiệm nhằm tìm protein hemoglobin có trong tế bào hồng cầu người trong phân. Phương pháp này có độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao, có thể phân biệt máu chảy từ đại tràng hay vị trí cao hơn của đường tiêu hóa. Hơn nữa, bệnh nhân không phải kiêng ăn, chỉ cần lấy 1 mẫu test.

Ngoài ra, xét nghiệm ADN tìm tế bào đột biến trong phân cũng thường được thực hiện, để xác định người bệnh có bị ung thư đại tràng, đại trực tràng hay có tế bào polyp hay không. Do các bệnh lý này thường có ADN đột biến ở 1 số gen, xuất hiện trong phân người bệnh. Kết quả xét nghiệm sẽ định hướng nội soi nếu cần thiết.

Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán ung thư đại tràng hiệu quả

3.2. Xét nghiệm hình thái cấu trúc

Xét nghiệm hình thái cấu trúc gồm các kỹ thuật:

Nội soi đại trực tràng: Nội soi ống mềm, nội soi không dây.

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính đại tràng, chụp X – quang với thuốc cản quang, chụp cộng hưởng từ hạt nhân,…

Mỗi loại xét nghiệm ung thư đại tràng hiện nay đều có ưu nhược điểm và hạn chế riêng, vì thế nếu chỉ áp dụng 1 xét nghiệm đơn lẻ thì khó có thể chẩn đoán và sàng lọc hoàn toàn bệnh. Do đó, bác sỹ thường chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán để có kết quả chính xác nhất.

Hiện, MEDLATEC là địa chỉ tin cậy để tiến hành xét nghiệm ung thư đại tràng. Với đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, MEDLATEC nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ bệnh nhân.

Nếu cần tư vấn về xét nghiệm ung thư đại tràng cũng như các vấn đề sức khỏe nói chung, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Viêm Đại Tràng Và Nguy Cơ Ung Thư Đại Trực Tràng

Theo thống kê của bộ y tế năm 2015, khoảng 5 – 20 % dân số Việt Nam đang phải đối mặt với các bất ổn của đại tràng, cứ 3 người trưởng thành lại có 1 người mắc bệnh viêm đại tràng. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, viêm đại tràng mãn tính có thể dẫn đến nguy cơ ung thư đại trực tràng vô cùng nguy hiểm

Viêm đại tràng thường được biết đến với các dấu hiệu đặc trưng như rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, rối loạn phân …. Thương xuyên đau quặn từng cơn, thậm chí với người mắc phải viêm đại tràng cấp cơn đau này thường tái đi tái lại nhiều lần gây khá nhiều phiền toái trong sinh hoạt, cuộc sống.

Viêm đại tràng rất khó chữa trị dứt điểm, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến mãn tính, khi đó người bệnh sẽ chỉ còn cách “sống chung với lũ” trong nhiều năm, hoặc có thể là cả đời.

Ung thư đại trực tràng có thể coi là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Tỉ lệ mắc phải ung thư đại trực tràng ở những bệnh nhân viêm đại tràng lâu năm cao gấp 25% so với người bình thường. Sau 8 – 10 năm mắc phải viêm đại tràng mãn tính, nguy cơ ung thư hoá các tế bào niêm mạc dần bắt đầu.

Quá trình chuyển hoá từ viêm đại tràng sang ung thư đại tràng

Sau một thời gian dài bị tổn thương, viêm nhiễm cùng với việc sử dụng quá nhiều các chất kháng sinh đường ruột khiến hệ vi sinh mất cân bằng, các tế bào niêm mạc đại tràng do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố đã không còn có thể phát triển bình thường. Từ đó việc phân chia không trật tự dẫn đến các tế bào tăng trưởng quá mức, hệ tiêu hoá bắt đầu xuất hiện các tế bào lạ và đây chính là căn nguyên ban đầu của bệnh ung thư – tế bào tiền ung thư.

Quá trình phát triển của bệnh ung thư đại tràng qua các giai đoạn Vậy đâu là biện pháp ngăn ngừa ?

Ăn uống điều độ, lành mạnh: tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt lành mạnh là điều không thể thiếu với bệnh nhân viêm đại tràng. Người bệnh nên dùng cơm, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống … Ngoài ra nên kiêng cử sữa, mật ong, cà phê, trứng, thịt mỡ và những thực phẩm sinh hơi khác.

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: thăm khám sức khoẻ định kỳ hằng năm giúp chúng ta có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật của cơ thể và áp dụng điều trị một cách kịp thời. Ngoài ra với người viêm đại tràng, việc tầm soát kịp thời giúp tăng khả năng điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng của viêm đại tràng. Sau 8 năm nên tầm soát đại tràng toàn thể, sau 10 năm thì là đại tràng trái, và sau 50 tuổi nên kiểm tra viêm loét ống hậu môn.

Điều trị đúng cách, dứt điểm: thường khi gặp phải các triệu chứng đặc trưng của bệnh đại tràng như rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón … bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc sử dụng kháng sinh để điều trị. Phương pháp này có thể làm giảm ngay các triệu chứng chỉ trong thời gian ngắn nhất, tuy nhiên đó chỉ là phần ngọn khi các loại kháng sinh đó đã tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn đường ruột – được xem như lá chắn tự nhiên bảo vệ các tế bào niêm mạc đại tràng. Điều đó sẽ khiến bệnh dễ tái phát và dần chuyển biến thành mãn tính. Việc quan trọng nhất ở đây là giúp bề mặt niêm mạc đại tràng mau chóng phục hồi, khôi phục sức khoẻ đường tiêu hoá. Việc sử dụng các loại TPCN bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt các sản phẩm có chứa thành phần trợ sinh miễn dịch Immunepath-IP, thực chất là các Peptidoglycan có khả năng tăng cường hệ thống lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh được xem như một liệu pháp hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả và trên hết là không gây ra hiện tượng ” lờn thuốc, lờn kháng sinh “

TPBVSK Tràng Tam Quốc là sự kết hợp ưu việt giữa 10 thành phần gồm thảo dược thiên nhiên và y học hiên đại giúp hỗ trợ điều trị, giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính, viêm đại tràng co thắt, tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hoá . Giúp tăng cường sức khoẻ đại tràng và đường tiêu hóa

.

Ung Thư Đại Tràng Và Trực Tràng

Tên khác: ung thư đại-trực tràng hoặc trực-đại tràng.

Tỷ lệ mắc bệnh

Đây là loại ung thư gặp nhiều nhất ở những người không hút thuốc lá; tỷ lệ mắc ung thư đại-trực tràng đang ngày càng tăng ở những nước phát triển, ở châu Âu cứ 100.000 dân thì có 20- 30 người mắc bệnh, ở nước Pháp có khoảng 25.000 trường hợp mới mắc bệnh hàng năm. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn hai lần so với nữ giới. Bệnh thường xuất hiện giữa 50 và 60 tuổi.

Những yếu tố thuận lợi

Di truyền: những thể gia đình thường khu trú ở đại tràng phải và xuất hiện trước 50 tuổi. Có thể thấy mất đoạn ở các nhiễm sắc thể 5, 17, và 18.

Polyp dạng tuyến và lông, bệnh polyp gia đình.

Viêm trực-đại tràng loét xuất huyết sau 10 năm diễn biến, bệnh Crohn tuy hiếm hơn.

Chế độ ăn ít chất sợi hoặc quá nhiều mỡ động vật.

Giải phẫu bệnh

Trong 95% số trường hợp ung thư đại-trực tràng là carcinom tuyến với những tế bào hình trụ tạo nên những tuyến không đều đặn, thường chế tiết chất mucin (chất nhày), và thường phát triển trên những polyp có sẵn. Vị trí: 15% ở đại tràng lên và manh tràng, 10% ở đại tràng ngang, 5% ở đại tràng xuống, 25% ở đại tràng sigma, và 45% ở trực tràng. Trong 50% số trường hợp khối u có xu hướng phát triển theo kiểu “đai thùng” (tế bào u xâm lấn vào trong thành ruột gây tắc). Ung thư có thể xâm lấn qua cả thành ruột và lan toả vào phúc mạc (gọi là bệnh carcinom phúc mạc). Khi tế bào ung thư lan tràn theo đường bạch huyết thì di căn sẽ tới các hạch bạch huyết địa phương và hạch mạc treo ruột. Khi tế bào ung thư lan theo đường máu thì di căn sẽ tới gan, phổi và não.

Triệu chứng

Ung thư đại tràng thường diễn biến lâu ngày trước khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Thường chỉ có khám bệnh hệ thống (định kỳ sàng lọc) mới phát hiện được sớm. Các triệu chứng bao gồm:

Đau bụng hoặc đau vùng thắt lưng.

Chuyển vận chất ở ruột bị rối loạn: có những đợt táo bón xen kẽ với ỉa chảy.

Ung thư đại tràng phải nằm ở đoạn dưới (thấp) thường có biểu hiện phân có máu (ỉa phân đen) hoặc dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt vì chảy máu ẩn.

Ung thư đại tràng trái có thể gây chướng bụng và những triệu chứng báo hiệu tắc ruột.

Khi đã tới giai đoạn muộn thì ung thư có thể xâm lấn vào hệ thống tiết niệu-sinh dục gây ra đa tiểu tiện (tiểu tiện nhiều lần), tiêu tiện có máu, lỗ rò âm đạo.

Thăm trực tràng bằng ngón tay cho phép đánh giá kích thưổc, vị trí, và tính di động của khối u nằm ở nửa dưới trực tràng.

Trong 25% số trường hợp, di căn gan được phát hiện ngay từ đầu mà không nhận ra ung thư nguyên phát từ trước.

Biến chứng:tắc ruột cấp tính (nhất là với trường hợp ung thư đại tràng trái), apxe quanh khối u, di căn tới gan và phúc mạc, thủng đại tràng và viêm phúc mạc.

X quang: đối với ung thư đại tràng, kỹ thuật thụt baryt kinh điển và đôi pha kép cho thấy hình ảnh vết khuyết của ổ loét hoặc hình ảnh của chỗ hẹp. Tuy nhiên, thụt baryt kém tin cậy hơn trong việc phát hiện ung thư trực tràng, so với phát hiện ung thư đại tràng. Chụp cắt lớp vi tính hoặc cắt lớp siêu âm trong trường hợp nghi ngờ di căn vào gan.

Nội soi

Soi đại tràng sigma bằng ống nội soi mềm, soi đại tràng đồng thời làm sinh thiết:2/3 trường hợp ung thư đại tràng có thể nhìn thấy khối u nhờ soi đại tràng sigma, là kỹ thuật bổ sung cho kỹ thuật thụt baryt, nhằm khẳng định chính xác các hình ảnh nghi ngờ, và để phát hiện những khối ung thư không phát hiện được bằng X quang. Nội soi đại tràng còn cho phép làm sinh thiết khối u để xét nghiệm mô bệnh học và đánh giá mức lan tràn của ung thư.

Soi trực tràng và làm sinh thiết cũng cho phép khẳng định chẩn đoán và đánh giá mức lan rộng của khối u trực tràng.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Tìm máu ẩn trong phân.

Thiếu máu nhược sắc thiếu sắt: hay xảy ra.

Định lượng kháng nguyên ung thư-phôi thaihoặc CEA (xem từ này): là có ích, nhất là trong việc theo dõi diễn biến của bệnh sau phẫu thuật. Giá trị bình thường của kháng nguyên này là < 5 ng/ml (hoặc pl).

Phải nghĩ tới ung thư đại tràng ở mọi đối tượng trên 40 tuổi mà thói quen đại tiện bị rối loạn hoặc có máu ẩn hoặc máu đại thể (nhìn thấy máu) trong phân.

Chẩn đoán phân biệt

Với táo bón và những tổn thương chảy máu ở đại-trực tràng (như bệnh trĩ, bệnh túi thừa, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, viêm đại tràng trực loét xuất huyết, loạn sản mạch máu đại tràng). Ung thư đại tràng sigma có thể rất khó chẩn đoán phân biệt với bệnh túi thừa gây hẹp nếu không có nội soi đại tràng.

Phát hiện bệnh

Thăm trực tràng bằng ngón tay: chỉ cho phép phát hiện được một tỷ lệ nhỏ những khối u trực tràng, chủ yếu là những khối u nằm trong tầm của ngón tay thày thuốc khi đưa vào trực tràng.

Tìm máu ẩn trong phân:test này dương tính trong 1-5% dân số trên 40 tuổi. Mặc dù kém đặc hiệu, nhưng nếu cho kết quả dương tính nhiều lần thì phải khám xét đại tràng thật kỹ càng.

Soi đại tràng sigma:là phương pháp rõ ràng nhạy hơn, cho phép phát hiện những tổn thương chỉ nhỏ khoảng 5 mm đường kính và cho phép cắt ngay những polyp tiền ung thư. Có lẽ nên soi đại tràng sigma một lần cho mọi đối tượng từ 50 đến 60 tuổi (khám sàng lọc), tuy nhiên tỷ lệ người chấp nhận thủ thuật chỉ đạt khoảng 50%.

Theo dõi nghiêm ngặt những đối tượng có nguy cơ cao: nhất là những người trong gia đình của bệnh nhân ung thư đại-trực tràng, những người đã được cắt polyp u tuyến, những người bị viêm đại tràng loét-xuất huyết, hoặc có bệnh polyp gia đình.

Tiên lượng (theo phân loại Dukes):

DUKES Bl: xâm lấn tới một phần của lớp áo cđ. Không có hạch sưng. Thời gian sống thêm 5 năm: 70-85%.

DUKES B2: xâm lấn toàn bộ bề dày của lớp áo cơ. Không có hạch sưng. Thời gian sống thêm 5 nám: 54%.

DUKES Cl: xâm lấn toàn bộ thành ruột + hạch sưng. Thời gian sống thêm 5 năm: 30-60%

DUKES C2: xâm lấn vượt quá thành ruột + hạch sưng. Thời gian sống thêm 5 năm: 22%

DUKES D: di căn ở xa (gan, phổi, xương). Thời gian sống thêm 5 năm: 5%.

Thời gian sống thêm 5 năm của ung thư đại-trực tràng đã vượt quá 50% và không thay đổi trong những năm gần đây, vì trong nhiều trường hợp ung thư vẫn tiếp tục chỉ được chẩn đoán ở giai đoạn đã quá muộn. Trong từ 25-30% số trường hợp, vào lúc chẩn đoán được đặt ra thì ung thư đã không còn ở giai đoạn có thể phẫu thuật được nữa.

Đối với ung thư đại tràng, thì chỉ định cắt khối u ở mức độ rộng thích đáng, đồng thời nạo hạch bạch huyết, tiếp sau thì dùng liệu pháp hoá chất bổ sung với Auorouracil và levamisol theo đường toàn thân, tiêm vào tĩnh mach cửa, hoặc tiêm vào ổ phúc mạc trong vòng 6-12 tháng, cắt khối ung thư ở đoạn dưới trực tràng ngày nay có thể thực hiện mà vẫn bảo tồn được cơ thắt hậu môn. Trong trường hợp ung thư đã lan tràn rộng, thì điều trị triệu chứng bằng nối thông bên trong hoặc bên ngoài. Những typ ung thư này thường không nhạy cảm với liệu pháp bức xạ. Liệu pháp hoá chất tiêm vào động mạch tại chỗ có thể hữu ích trong trường hợp có di căn nhỏ ở gan. Theo dõi sau phẫu thuật thay đổi tuỳ theo trường phái: thụt baryt để chụp X quang 6-12 tháng một lần, trong 2 năm liền, rồi sau đó cứ 2-3 năm làm lại một lần.

Polyp Đại Tràng Có Phải Là Ung Thư Đại Tràng Không?

Đặc điểm của ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là ung thư xảy ra tại đại tràng – phần cuối của ống tiêu hóa. Ung thư đại tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng: đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng.

Cũng như các loại ung thư khác, không phải khối u nào cũng tiến triển và hình thành bệnh ung thư. Chỉ có các khối u ác tính có khả năng phát triển và xâm lấn sang các mô, các hạch bạch huyết xung quanh mới hình thành nên ung thư đại tràng.

Polyp đại tràng và ung thư đại tràng có phải là một không?

Polyp đại tràng do niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc đại tràng tăng sinh tạo thành. Polyp đại tràng là một dạng tổn thương có hình dáng giống với một khối u nhưng không phải là u, nó có thể có cuống hoặc không có cuống.

Đa số các khối polyp là lành tính, TUY NHIÊN, một số polyp có khả năng hóa thành ác tính (ung thư) nếu như không được điều trị kịp thời.

Cần chú ý, các loại polyp khác nhau mang các yếu tố nguy cơ khác nhau, một số dạng polyp có đặc điểm sau có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư đại tràng:

Làm sao để chẩn đoán phân biệt được polyp đại tràng hay ung thư đại tràng?

Vài dạng polyp đại – trực tràng như polyp tuyến ống, có tiềm năng trở thành ung thư trong khi các dạng khác – polyp tăng sản hoặc polyp viêm (giả polyp) hầu như không bao giờ phát triển thành khối ung thư ác tính.

Để chẩn đoán phân biệt được bệnh nhân mắc polyp đại tràng hay ung thư đại tràng thì dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau quặn bụng, thiếu máu, đi ngoài ra máu, xuất hiện khối u ở bụng… là chưa đủ. Cần phải dựa trên các chỉ số cận lâm sàng:

Polyp đại tràng có chữa khỏi được không?

Khi bàn về polyp đại tràng ta thường lưu ý những điểm sau đây:

+ Polyps rất thường gặp (30 đến 50% ở người lớn)

+ Không phải tất cả các polyp đều hóa ác tính

+ Phải cần nhiều năm để một polyp trở thành ung thư

+ Có thể cắt bỏ hoàn toàn các polyp một cách an toàn

+ Xử lý một polyp tùy thuộc vào số lượng, loại polyp, kích thước, và vị trí của nó.

Hầu hết các polyp đại tràng là lành tính, nếu các bác sĩ khám và nghi ngờ polyp có thể tiến triển thành khối ác tính, kèm theo bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư đại tràng như: Tuổi cao (trên 50 tuổi), tiền sử bị viêm đại-trực tràng, tiền sử gia đình bị ung thư hoặc polyp dạng tuyến đại-trực tràng, mắc đái tháo đường type 2… thì bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ polyp đại tràng.

Đa số bệnh nhân sau khi cắt polyp tuyến cần phải được theo dõi lâu dài về sau; các polyp mới có thể xuất hiện sau này và cần phải được cắt bỏ tiếp. Sau 3 năm kể từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu, khả năng tái phát polyp là 25 đến 30%. Một số polyp có thể đã hiện diện trong lần nội soi trước nhưng bị bỏ sót vì quá nhỏ. Một số khác mới vừa hình thành sau này. Do đó sau khi cắt polyp nên nội soi đại tràng kiểm tra sau 3 đến 5 năm.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên rằng, kể cả việc bạn có phải điều trị cắt bỏ polyp đại tràng không thì bệnh nhân cũng nên thực hiện các biện pháp dự phòng để hạn chế sự tiến triển của polyp đại tràng và giảm bớt ảnh hưởng của các triệu chứng do polyp gây ra.

Một số biện pháp dự phòng:

+ Giảm cân, tránh béo phì, đặc biệt béo bụng.

+ Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.

+Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thịt đỏ và thịt đã qua chế biến công nghiệp, ăn thực phẩm đảm bảo nguồn gốc, không ăn đồ ăn vỉa hè, hàng quán không đảm bảo vệ sinh

+ Bổ sung canxi và vitamin D.

+ Liệu pháp hormone cho phụ nữ mãn kinh: bổ sung estrogen và progesterone sau khi mãn kinh làm giảm nguy cơ bị ung thư đại-trực tràng.

Xu hướng điều trị của y học hiện nay là giảm bớt sử dụng các thuốc Tây trong điều trị và kết hợp sử dụng các sản phẩm thuốc từ thảo dược thiên nhiên nhằm giảm bớt tác dụng phụ của thuốc Tây mà vẫn giữ hiệu quả điều trị.