Top 9 # Ung Thư Phổi Có Lây Truyền Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Bệnh Ung Thư Phổi Có Lây Qua Đường Hô Hấp Không? Di Truyền Không?

Hiểu rõ bệnh ung thư phổi là gì trước khi biết có lây qua đường hô hấp không?

Ung thư phổi là ung thư hay gặp nhất trên toàn thế giới. Đây là căn bệnh khó phát hiện sớm.

Việc điều trị bệnh rất khó khăn, dẫn đến kết quả điều trị cũng rất thấp. Từ đó, tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao, cao nhất trong tất cả các loại ung thư.

Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ.

Ung thư phổi là căn bệnh mà trong phổi xuất hiện một tế bào ác tính. Sự tăng trưởng và phát triển một cách không kiểm soát. Các tế bào ung thư tăng lên theo cấp số nhân.

Nếu bệnh nhân không có biện pháp can thiệp kịp thời các tế bào ung thư sẽ lây sang các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó việc điều trị rất phức tạp và khó khăn.

➡ Ung thư phổi được chia ra làm hai loại chính là:

– Ung thư phổi tế bào nhỏ..

– Ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm khoảng 10%. Diễn biến bệnh rất phức tạp và ác tính.

Còn đối với trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ số bệnh nhân bị bệnh chiếm khoảng 90%. Chúng được phát triển qua từng giai đoạn và ít phức tạp và ác tính hơn.

Bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không?

Câu trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không là: “Ung thư phổi là căn bệnh không lây qua đường hô hấp”.

Hiện nay có các chứng minh lâm sàng cho thấy các loại ung thư, trong đó có cả ung thư phổi không phải là nguồn lây nhiễm.

Vì vậy những người thân và mọi người xung quanh không cần lo lắng bệnh sẽ bị lây nữa.

➡ Các nhà khoa học đã thí nghiệm chứng minh vấn đề này trên động vật như sau:

Cho động vật có khối u sống chung cùng một điều kiện với những động vật khỏe mạnh.

Sau một thời gian kết quả cho thấy:

Các con vật sống chung với động vật có khối u không hề bị bệnh. Tức các tế bào ung thư không lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác. Từ đây có thể chứng minh được rằng ung thư phổi không lây qua đường hô hấp.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp lo lắng ung thư phổi sẽ bị lấy. Từ đó không dám sử dụng chung bát đũa, ngủ chung, ăn chung,… thậm chí là xa lánh họ. Đây hoàn toàn là những suy nghĩ sai lầm.

Vì vậy hãy loại bỏ ngay những ý nghĩ đó bởi nếu người thân và những người xung quanh xa lánh họ sẽ ảnh hưởng rất đến đến tinh thần của những người bị ung thư phổi. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả điều trị bệnh.

Ung thư phổi có xu hướng di truyền không?

Chắc hẳn bạn đã biết và có câu trả lời cho câu hỏi ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không. Tuy nhiên đây lại là căn bệnh có xu hướng di truyền giống như các bệnh ung thư khác.

Trong gia đình có người bị ung thư phổi thì nguy cơ những người trong gia đình đó mắc bệnh cao hơn so với người khác.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào có người mắc ung thư thì những người khác cũng sẽ mắc.

Nhưng đối với những người trong gia đình đó nên quan tâm tới sức khỏe của mình hơn. Quan tâm bằng cách thường xuyên định kỳ đi khám sức khỏe. Để được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, nếu trong gia đình có người bị ung thư phổi thì những người thân thường xuyên hút thuốc là sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn người không sử dụng thuốc lá. Bởi thuốc lá được coi là những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi.

Vì vậy những ai hay hút thuốc hãy cố bỏ thói quan đấy đi. Từ đó mới có thể giảm thiểu được khả năng bị ung thư phổi.

2. Làm sao để phòng ngừa ung thư phổi không bị di truyền

Vì ung thư phổi là căn bệnh có xu hướng di truyền cao. Từ đó việc phòng ngừa để không bị mắc bệnh là rất quan trọng.

– Ngừng sử dụng thuốc lá.

Bởi trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại gây ung thư. Khi bỏ được thuốc là vừa giảm được tỷ lệ mắc bệnh ung thư vừa không ảnh hưởng đến những người xung quanh.

– Hạn chế bia rượu là cách giúp bạn phòng ngừa được khả năng bị ung thư phổi.

– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh.

Việc bạn ăn uống các thực phẩm sạch sẽ giúp phòng ngừa mắc bệnh ung thư. Trong mỗi khẩu phần ăn nên tăng cường sử dụng rau xanh và các loại hoa quả tươi sạch.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Đây là cách vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa giúp phòng tránh bị ung thư. Hãy bỏ ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập.

– Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm. Từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

– Sử dụng thêm các thảo dược để hỗ trợ phòng ngừa như:

Đông trùng Hạ thảo, lô hội, nghệ, các loại nấm… Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên trên thị trường có nhiều loại thật giả lẫn lộn. Vì vậy trước khi mua nên tham khảo ý kiến từ các bác sỹ đầu ngành.

Như vậy qua bài viết đã có thể trả lời được câu hỏi ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không và có di truyền không. Vì vậy bạn không nên lo lắng và xa lánh những người xung quanh hay những người bị bệnh.

Bệnh Ung Thư Vú Có Lây Truyền Không?

Thứ năm, 10/11/2016 17:28

Ung thư vú là căn bệnh đang có xu hướng tăng nhanh ở những quốc gia đang phát triển. Dù có tiên lượng tốt nhưng vì nhiều người thường chủ quan nên thường thăm khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc chữa trị. Theo những khảo sát gần đây, nhiều người vẫn chưa có hiểu biết về căn bệnh này và thường thắc mắc ung thư vú có lây không? Chuyên gia của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Ung thư vú là bệnh nguy hiểm

Ước tính cứ 10 phụ nữ lại có 1 người mắc bệnh ung thu vú. Hằng năm, tại Việt Nam có hơn 18.000 ca mắc ung thư vú. Đây là con số đáng báo động và bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Khi những tế bào, khối u ung thư không được kiểm soát có thể phát triển nhanh chóng và lây lan sang những khu vực khác của cơ thể. Thời điểm này, bệnh đã rất nguy hiểm, khó điều trị và rất dễ dẫn đến tử vong.

Núm vú có tiết dịch và có thể lẫn máu hoặc dịch có màu đen

Núm vú đỏ, đóng vảy, loét và có hiện tượng tổn thương dạng chàm

Núm vú bị thụt vào trong

Trên bề mặt của tuyến vú có vết lõm hoặc nếp nhăn

Tổn thương dạng “da cam” của tuyến vú

Nếu thấy bất cứ triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám càng sớm, càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. So với những bệnh ung thư khác, ung thư vú có tiên lượng tốt hơn. Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể được chữa khỏi bệnh. Thực tế, đã có rất nhiều bệnh nhân được chữa khỏi bệnh nhờ phát hiện sớm.

Ung thư vú là bênh phổ biến ở nữ giới.

Ung thư vú có lây không?

Bệnh ung thư vú cũng có thể xảy ra ở nam giới, tuy nhiên, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới vẫn cao hơn rất nhiều so với nam giới. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, nếu gia đình có bà, mẹ, chị em gái mắc ung thư vú thì bạn nên chú trọng đến tầm soát ung thư vú nhiều hơn. Chính vì lý do này, nhiều người hiểu nhầm rằng, ung thư vú là bệnh truyền nhiễm. Thậm chí, ăn uống chung với người bệnh cũng có thể gây bệnh.

Ung Thư Phổi Có Lây Nhiễm Không?

Ung thư phổi là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới. Rất nhiều người chưa hiểu rõ bản chất bệnh ung thư nên có thái độ xa lánh, hắt hủi người bệnh do sợ bị lây bệnh. Vậy thực tế bệnh ung thư phổi có lây nhiễm không?

Bệnh ung thư phổi có lây nhiễm không?

Ở nước ta, ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư ở nam và đứng thứ ba ở nữ giới. Các triệu chứng bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm không có biểu hiện rõ ràng, dễ bị bỏ qua và đa số người bệnh đều phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn tiến triển khiến việc điều trị khó khăn và cơ hội sống của người bệnh giảm đi rất nhiều. Một số triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư phổi cần cảnh giác là đau tức ngực, khó thở, ho kéo dài, ho khan có dính máu…

Bệnh ung thư phổi có lây nhiễm không là thắc mắc của không ít bạn đọc. Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư phổi không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Vì vậy, sợ bệnh ung thư phổi lây nhiễm mà từ chối ăn uống, tiếp xúc với người bệnh là hoàn toàn không có cơ sở.

Các nhà khoa học đã chỉ ra, khói thuốc lá có chứa đến hàng nghìn chất độc hóa học và khoảng 70 chất có khả năng gây ung thư điển hình là nicotine, hắc ín, benzene… Cơ chế gây ung thư do thuốc lá được giải thích là do khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy, các chất nhầy bị nhiễm chất độc hại và bị giữ lại trong tổ chức phổi và hình thành ung thư.

Phơi nhiễm khí radon: radon là chất ô nhiễm không khí tự nhiên do sự phân hủy của uranium trong đất đá. Đây là chất không màu, không mùi tồn tại trong các kẽ nứt ở tường, sàn nhà… Lượng khí này tập trung ở trong nhà nhiều hơn ngoài trời và là nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá.

Tiếp xúc với amiang – được sử dụng chính trong sản xuất tấm lợp fibro xi măng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Gia đình có anh chị em mắc bệnh ung thư phổi cũng làm gia tăng tỷ lệ hình thành ung thư của bạn.

Sử dụng nguồn nước uống không an toàn, nước uống có chứa thạch tín cũng gia tăng nguy cơ ung thư phổi…

Để phòng bệnh ung thư phổi, bạn cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, không hút thuốc lá, thường xuyên kiểm tra nồng độ khí radon trong nhà, sử dụng nguồn nước đảm bảo, trang bị kĩ thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường kém an toàn… Ngoài ra, những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao cần chú ý đến khám sức khỏe và sàng lọc ung thư sớm để có thể phát hiện bệnh khi chưa có biểu hiện.

Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng gói khám sàng lọc ung thư phổi với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh ngay khi chưa có biểu hiện. Trường hợp phát hiện ung thư, bệnh nhân sẽ được tư vấn khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ Singapore mà bệnh viện đang hợp tác, trong đó có TS. BS Lim Hong Liang, thành viên Hiệp hội nghiên cứu Quốc tế Ung thư phổi, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân ở nhiều nước trên thế giới.

Ung Thư Phổi Có Di Truyền Không?

Tôi có người nhà bị ung thư phổi và đã mất cách đây nhiều năm. Dạo gần đây tôi hay bị ho… nên tôi rất lo lắng. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh ung thư phổi có di truyền không? Và nếu di truyền thì di truyền đến mấy đời sau? Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm? (Lâm Thị Nguyệt Nga, 40 tuổi, Điện Biên)

Trả lời

Chào chị Nguyệt Nga,

Lời đầu thư, chúng tôi cảm ơn chị đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Với câu hỏi “Bệnh ung thư phổi có di truyền không? Và nếu di truyền thì di truyền đến mấy đời sau? Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?” của chị chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bệnh ung thư phổi là gì?

Bệnh ung thư phổi có thể hiểu là hiện tượng các mô phổi xuất hiện các tế bào ung thư (do sự đột biến gen). Các tế bào mang bệnh này xâm lấn và lan sang các tế bào lành, theo thời gian chúng phát triển và hình thành khối u ác tính trong phổi.

Nếu được phát hiện sớm (từ ngay giai đoạn chớm đầu) ung thư phổi có thể chữa trị được. Nhưng nếu để lâu không kịp thời phát hiện, bệnh ung thư phổi có thể phát triển nhanh chóng, lây lan và di căn ung thư (hay còn gọi là biến chứng) sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư phổi di căn lên não: khiến não và các neuron thần kinh bị tê liệt làm mất khả năng nhận thức, người bệnh có thể bị liệt nửa người, không nhận thức được hành vi của mình thậm chí là bị tâm thần, động kinh.

Ung thư phổi di căn lên thực quản: làm tắc nghẽn thực quản khiến người bệnh bị đau đớn, khó thở, hô hấp rất khó khăn.

Ung thư phổi di căn sang xương: làm xương bị giòn, dễ gãy rất nhiều so với bình thường. Xương cột sống và các phần xương bị đau nhức, các cơn đau kéo dài và xuất hiện nhiều dần theo cấp độ bệnh.

Các biến chứng bệnh ung thư phổi khiến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có thể gây đe dọa đến tính mạng người bệnh

Bệnh ung thư phổi có di truyền không?

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân như:

Hút thuốc lá: Khói thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh bệnh ung thư phổi. Theo một khảo sát của tổ chức Y tế thế giới (WTO), hút thuốc lá gây ra hơn 70% ca bệnh nhân ung thư phổi bị tử vong trên toàn thế giới.

Người hút thuốc lá trước 15 tuổi có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 4 lần so với người bắt đầu hút thuốc từ năm 25 tuổi. Và người bỏ thuốc lá trên 10 năm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi từ 30% – 50%.

Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm: Những người sống và làm việc lâu trong môi trường bị ô nhiễm như:các mỏ khai thác quặng Cu, Fe, Ni, Cr, mỏ than, môi trường bị nhiễm độc thủy ngân… cũng tác động khiến các tế bào phổi bị đột biến gen và hình thành khối u.

Tiếp xúc với tia phóng xạ: Người lao động làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon. Đây là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư phổi.

Do di truyền: Gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân tác động gây ung thư phổi. Các báo cáo thống kê cho thấy có khoảng 8% số ca ung thư phổi là do di truyền. Ví dụ:

Trường hợp những thành viên thế hệ đầu bị mắc ung thư phổi (bố, mẹ, anh, chị, em ruột của bạn) thì nguy cơ bạn có thể mắc bệnh cao gấp 50% so với người bình thường.

Trường hợp gia đình bạn những thành viên thế hệ hai bị mắc bệnh (cô, dì, chú, bác, ông, bà) thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường 30%.

Qua các nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, có thể khẳng định: bệnh ung thư phổi có di truyền và tỉ lệ di truyền gen ung thư phổi giảm dần theo các thế hệ.

Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?

Bằng mắt thường rất khó để phát hiện ra ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu, bởi ở giai đoạn hình thành bệnh không có một biểu hiện, triệu chứng nào đáng chú ý.

Vì vậy để phát hiện sớm cũng như yên tâm về sức khỏe, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư phổi sớm, đặc biệt là ở những người tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi, nam giới ngoài 55 tuổi, người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm kéo dài…

Ho khan hoặc hoặc ho có đờm dai dẳng, đôi khi ho ra máu.

Bị ho và đi khám thông thường không tìm ra nguyên nhân. Uống thuốc chỉ đỡ và nhanh tái phát lại.

Khó thở, thở khò khè, giọng nói khàn và có thể lúc nói rất khó khăn.

Số lượng đờm nhiều hơn và màu sắc đờm thay đổi dần theo thời gian.

Chán ăn, mệt mỏi thường xuyên. Bị sụt cân nhưng không rõ lí do.

Có cảm giác đau ở vùng lưng, ngực hoặc vai khi cười to, thở sâu hoặc khi lao động quá sức.

Có cảm giác đau cột sống, các xương và khớp. Và các cơn đau xuất hiện không đều.

Với câu hỏi “Bệnh ung thư phổi có di truyền không? Và nếu di truyền thì di truyền đến mấy đời sau? Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?” của chị Nguyệt Nga, chúng tôi xin được trả lời như trên. Mong đưa được thông tin hữu ích tới chị. Chúc chị cùng gia đình luôn mạnh khỏe và bình an!