Ung thư vòm mũi họng là bệnh gì ?
Ung thư vòm mũi họng hay còn gọi là ung thư vòm họng là khối u ác tính phát sinh từ biểu mô vùng họng mũi. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm và tính chất nguy hiểm của nó thể hiện ở 3 đặc điểm. Đầu tiên là việc bệnh nhân được phát hiện và chẩn đoán muộn. Thứ hai đó là bệnh không có triệu chứng rõ ràng mà hầu hết các triệu chứng ban đầu đều mượn của các cơ quan lân cận. Điều thứ ba đó là bệnh tiến triển một cách âm thầm và kín đáo.
Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi tuy nhiên theo thống kê thì những người có độ tuổi từ 30 – 55 chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 70% trường hợp. Những bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ.
Hiện nay có khoảng 80% các trường hợp người bệnh khi được chẩn đoán đã mắc bệnh đến giai đoạn 3 hoặc 4. Khi đó khối u đã xâm lấn rộng và khó có được kết quả điều trị như mong muốn.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm mũi họng
Hiện nay nền y học thế giới vẫn chưa có một kết luận chính xác nào về nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm mũi họng. Các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra một số những giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh bao gồm
Ung thư vòm mũi họng có thể được phát triển nhờ những yếu tố thuận lợi như:
Môi trường khói bụi, ô nhiễm
Một trong những yếu tố khiến bệnh ung thư vòm mũi họng tăng lên đáng kể đó chính là môi trường ô nhiễm. Trong bầu không khí ô nhiễm đầy các hạt bụi mịn, khí độc sẽ khiến cho vùng mũi họng bị tổn thương viêm nhiễm.
Ngoài ra những người thường xuyên tiếp xúc với hơi các hóa chất độc, thuốc trừ sâu, phóng xạ… cũng dễ mắc bệnh về hầu họng hơn. Tất cả những yếu tố này nếu tác động một cách lâu dài sẽ gây ung thư vòm mũi họng.
Một số nghiên cứu còn cho thấy việc hít khói nhang thường xuyên cũng có thể gây ung thư vòm họng. Bởi nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ cần đốt hương liên tục trong vòng 2 phút tại phòng kín thì sẽ có 2,3 – 7,8 triệu phân tử các benzen 6 và butadiene được phóng ra ngoài không khí. Chúng sẽ gây thương tổn cho nhiều bộ phận cơ thể trong đó có hệ hô hấp.
Thói quen hút thuốc, uống rượu bia
Hút thuốc, uống rượu bia là những nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Những người nghiện rượu, nghiện hút thuốc sẽ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Bởi vì trong thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất độc có thể gây ung thư ác tính đặc biệt là ung thư đường hô hấp. Khi những chất độc này đi vào cơ thể chúng sẽ gây ung thư bằng nhiều cách.
Đặc biệt với những người vừa nghiện thuốc vừa nghiện rượu thì tỷ lệ mắc ung thư vòm mũi họng còn cao hơn. Bởi vì rượu, bia chính là chất xúc tác để những chất gây ung thư từ thuốc lá ngấm vào cơ thể nhanh hơn.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư vòm họng cao. Việc ăn cá muối, tương, cà và những chất mốc… sẽ gây hại cho vùng hầu họng. Bởi những loại thức ăn này có chứa Nitrosamine là một chất gây ung thư. Ngoài ra việc ăn nhiều đồ chiên rán, thức ăn có thầu dầu, đồ ăn cay nóng,… cũng khiến cho vùng hầu họng bị tổn thương và dễ mắc bệnh ung thư hơn.
Do virus hướng lymphô Epstein Barr
Loại virus này còn được gọi với cái tên quen thuộc là EBV. Gần đây nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người bị ung thư vòm họng thường có xuất hiện bộ gen của EBV. EBV xuất hiện trong tế bào khối u vòm họng và trong huyết thanh của người bệnh ung thư vòm họng. Chính vì thế nhiều giả thuyết cho rằng đây là loại ung thư duy nhất có nguyên nhân xuất phát từ virus.
Cũng có rất nhiều nguyên nhân chủ quan được cho là khiến tỷ lệ người mắc ung thư vòm mũi họng cao hơn. Cụ thể là:
Gần đây có một số nghiên cứu cho thấy những người cùng huyết thống có khả năng cùng mắc bệnh ung thư vòm mũi họng. Họ cho rằng trong cơ thể người có đến 30 gen ung thư nội sinh. Những gen này bình thường ở trạng thái tự động đóng lại và nằm im. Tuy nhiên khi có một cơ chế kích thích nào đó gen ung thư sẽ trỗi dậy và phát triển tạo ra ung thư.
Những bệnh lý mãn tính không được điều trị
Những bệnh mãn tính khó điều trị, dễ tái phát nên ổ viêm nhiễm sẽ diễn ra nhanh và nặng hơn. Những bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp thường gặp là viêm họng mãn tính, viêm thanh quản mãn tính, viêm amidan mãn tính… Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời rất dễ dẫn đến ung thư vòm mũi họng.
Quan hệ tình dục bằng miệng
Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm mũi họng. Theo một số nghiên cứu thì khi phân tích dịch tiết của những bệnh nhân mắc bệnh ung thư vòm họng thì có sự xuất hiện của HPV. Đây là loại virus được cho là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Virus này khi lây lan sang miệng sẽ phát triển và gây ung thư.
Triệu chứng của bệnh ung thư vòm mũi họng
Triệu chứng ung thư vòm mũi họng thường khó phát hiện ra. Bởi trong những giai đoạn đầu bệnh thường không biểu hiện triệu chứng đặc trưng. Người bệnh rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý đường hô hấp khác. Các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau trong từng giai đoạn:
Các triệu chứng của ung thư vòm họng theo từng giai đoạn
Bệnh nhân hầu như không có triệu chứng gì hoặc những triệu chứng không biểu hiện rõ. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân biểu hiện những triệu chứng sớm như đau nửa đầu. Các cơn đau thường theo từng cơn hoặc âm ỉ. Khi điều trị bằng phương pháp nội khoa như dùng thuốc giảm đau thường ít có tác dụng.
Triệu chứng cơ năng của ung thư vòm họng
Đây là giai đoạn bệnh đã tiến triển các tế bào ung thư khu trú và gây tổn thương vùng vòm mũi họng. Bệnh nhân thường có những triệu chứng cụ thể như sau:
Triệu chứng về thần kinh: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương. Một số bệnh nhân còn có biểu hiện rất nặng như có cảm giác tê bì ở miệng, vùng mặt cùng với bên đau đầu. Và nguyên nhân là do dây thần kinh tam thoa bị chèn ép.
Triệu chứng mũi – xoang: Người bệnh sẽ bị ngạt mũi một bên cùng với bên bị đau đầu. Triệu chứng này ngày càng diễn ra thường xuyên và nặng hơn. Bệnh nhân thường bị chảy mũi nhầy, mũi mủ hoặc có thể xì ra lẫn máu.
Triệu chứng tai: Bệnh nhân có cảm giác như bị nút ráy tai cùng với bên đau đầu. Bệnh nhân có thể bị ù tai, nghe kém và có thể gặp viêm tai giữa cùng bên do bội nhiễm.
Triệu chứng thực thể
Triệu chứng hạch cổ và hạch dưới hàm: Đây là một trong những triệu chứng khiến người bệnh nghi ngờ và đi khám. Thông thường hạch cổ sẽ xuất hiện cùng bên với khối u. Hạch sẽ tiến triển to dần và sau đó cố định dính vào cơ, da.
Những bệnh nhân đi khám trong giai đoạn này sẽ được kiểm tra.
+ Nếu soi mũi trước bệnh nhân sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt.
+ Tuy nhiên khi soi mũi sau thì có thể thấy khối u xuất hiện. Đó thường là u sùi hoặc thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm, ở gờ loa vòi Eustache.
Triệu chứng toàn thân
Trong giai đoạn này khối u đã lan rộng và gây những biến chứng nặng nề. Trong giai đoạn này người bệnh thường có những triệu chứng như:
Triệu chứng cơ năng và thực thể
Khi khối u lan rộng những triệu chứng của bệnh sẽ khiến cơ thể người bệnh suy kiệt. Họ sẽ có những triệu chứng như kém ăn, mất ngủ, gầy sút, thiếu máu, da màu rơm. Vì hệ miễn dịch bị suy giảm nên người bệnh sẽ hay có triệu chứng sốt do bội nhiễm.
Khối u lúc này đã bắt đầu lây lan và tùy theo hướng lây lan của nó mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau:
+ Nếu bệnh lan ra phía trước thì sẽ gây triệu chứng ngạt tắc mũi. Những u này thường xuất hiện một bên sau đó lan ra cả hai bên gây tắc cửa mũi. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng nói giọng mũi và chảy mũi mủ có mùi hôi rõ, lẫn tia máu, chảy máu cam. Khi khám mũi sẽ thấy khối u sùi ở sâu sát cửa mũi sau, thường có loét hoặc hoại tử, dễ chảy máu.
+ Nếu khối u lan sang hai bệnh thì bệnh nhân sẽ có triệu chứng ù tai, nghe kém một bên, đau trong tai, chảy mủ tai lẫn máu, có mùi hôi. Khi soi tai thì thấy màng nhĩ bị thủng, có u sùi, dễ chảy máu, u có thể có qua hõm nhĩ và lan ra ống tai ngoài.
+ Lan xuống dưới: U phát triển xuống dưới gây ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt thường bị sặc. Bệnh nhân có thể gặp triệu chứng Trotter gây điếc, khít hàm, liệt màn hầu.
+ Khối u lan lên trên nền sọ gây các hội chứng tăng áp lực hộp sọ. Hoặc bệnh nhân sẽ gặp những hội chứng thần kinh khu trú như: hội chứng khe bướm, hội chứng mỏm đá, hội chứng đá – bướm, hội chứng lỗ rách, hội chứng lồi cầu – lỗ rách sau, hội chứng Garcin.
Hậu quả, biến chứng của bệnh ung thư vòm mũi họng
Ung thư vòm mũi họng là một căn bệnh khá nguy hiểm và hậu quả và biến chứng của ung thư vòm mũi họng sẽ tiến triển trong từng giai đoạn:
Giai đoạn khu trú các khối u sẽ gây ảnh hưởng đến các vùng xung quanh khiến bệnh nhân có các triệu chứng về thần kinh như đau đầu; triệu chứng về mũi xoang như ngạt mũi một bên, chảy nước mũi; triệu chứng vùng tai như ù tai, nghe kém, viêm tai giữa; triệu chứng hạch cổ và dưới hàm.
Những triệu chứng này gây ảnh hưởng nặng hơn đến cuộc sống của người bệnh. Chúng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, học tập và làm việc ảnh hưởng.
Trong giai đoạn đầu bệnh tiến triển một cách âm thầm và hầu như không có biểu hiện gì. Tuy nhiên một số ít bệnh nhân đã gặp triệu chứng đau nửa đầu và dùng thuốc giảm đau không đỡ. Triệu chứng này có thể khiến cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Bệnh nhân có thể mệt mỏi, không ngủ được và ảnh hưởng đến kết quả của học tập và làm việc.
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối các tế bào ung thư sẽ có thể di căn đến các khu vực khác trên cơ thể đặc biệt là xương và tủy xương, phổi, gan, não. Những tế bào ung thư sẽ di chuyển đến các vùng này bằng những con đường như bạch huyết, mạch máu và qua các cơ quan gần vùng mũi họng.
Khi đó bệnh nhân sẽ có thể có những triệu chứng như đau một số bộ phận trên cơ thể, trong máu có đờm, gan sưng to, đau ngực thường xuyên…Nếu không được điều trị bệnh nhân rất có thể bị tử vong.
Trong giai đoạn cuối các triệu chứng của ung thư vòm mũi họng sẽ rõ rệt hơn nhiều.
Những triệu chứng xuất hiện ở vùng mũi gây ra khó thở.
Khối u phát triển ở vùng tai thì gây ù tai, điếc tai.
Biến chứng của ung thư vòm mũi họng ở hệ thần kinh khiến người bệnh có những cơn đau đầu dữ dội.
Vào giai đoạn cuối bệnh nhân sẽ thấy hạch cổ phát triển một cách nhanh chóng, không di động được.
Gây một số biến chứng lên hệ thần kinh. Bệnh nhân sẽ gặp một số hội chứng hộp sọ khiến mí mắt bị xệ, mắt lác bên trong, mặt tê, thậm chí mắt còn bị mù. Bên cạnh đó, giai đoạn này người bệnh khó ăn uống, khàn giọng và màn hầu có thể bị tê liệt.
Trong giai đoạn này nếu không được can thiệp y tế người bệnh sẽ tử vong nhanh chóng.
Cách chữa, phòng bệnh ung thư vòm mũi họng
Ung thư vòm mũi họng là một bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì vẫn có thể điều trị dứt điểm trong giai đoạn đầu và thứ hai.
Khi đến các cơ sở y tế bệnh nhân sẽ được chẩn đoán, xét nghiệm để xác định bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh. Bác sĩ cũng sẽ dựa theo những chẩn đoán trên cùng với thể trạng chung của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Hiên nay có những phương pháp Đông Y, Tây Y:
Những phương pháp Tây Y thường được sử dụng trong điều trị ung thư vòm mũi họng là:
+ Điều trị tia xạ: Nếu bệnh nhân tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm thì đây sẽ là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Tùy từng trường hợp mà dùng các phương pháp xạ trị khác nhau.
+ Điều trị bằng hóa trị: Phương pháp này sẽ được kết hợp cùng với xạ trị để cho kết quả tốt nhất. Những hóa chất thường được sử dụng là Cisplatine và 5 Fluoro-uracyl chuyên TM.
+ Bệnh nhân cũng có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: Phương pháp này chỉ áp dụng khi nạo vét hạch cổ.
+ Miễn dịch: Bác sĩ cũng sẽ dùng một số phương pháp để năng cao sức đề kháng của bệnh nhân.
Hiện tại cũng có một số phương pháp y học cổ truyền điều trị ung thư thanh quản theo từng thể bệnh:
Trong giai đoạn đầu bệnh nhân có thể được điều trị bằng bài thuốc đan sâm 21g, liên chi 31g, bạch thạch anh 20g, thiên đông 20g, sa sâm 15g, , xà môi 15g, thiên quỳ 15g, thiên hoa 15g, bán hạ 12g, cương tàm 12g, xạ can 9g, Tất cả những nguyên liệu này tạo thành một thang và sắc uống trong ngày. Dùng một thời gian bệnh sẽ tiến triển tốt hơn.
+ Trong những giai đoạn nặng hơn bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc sau: 120g mạch nha + 30g lão nguyệt thạch + 30g xích tập luyện xà phấn + 23g đảm tinh + 15g bạc hà + 15g ô mai nhục + 15g cát cánh + 15g hải phù thạch. Trộn tất cả những vật liệu trên và vo thành viên, mỗi viên nặng 3g. Sử dụng để ngậm trong khoang miệng đến khi nào tan thì nuốt.
Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm mũi họng bạn có thể xây dựng những biện pháp phòng bệnh cho gia đình mình như sau:
+ Hạn chế tiếp xúc với vùng ô nhiễm, khói bụi và hóa chất độc hại. Bệnh nhân nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động.
+ Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia để làm giảm nguy cơ gây ung thư vòm mũi họng
+ Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
+ Hạn chế ăn những đồ muối như dưa, cà, mắm…
+ Thực hiện quan hệ tình dục lành mạnh.
+ Theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện những dấu hiệu cảnh báo ung thư và có những chẩn đoán sớm nhất.
Ung thư vòm mũi họng là một căn bệnh nguy hiểm và có thể tiến triển rất nặng. Những kiến thức chi tiết về căn bệnh sẽ giúp bạn có được kiến thức tốt hơn để bảo vệ sức khỏe cho gia đình
Nếu bạn còn điều gì thắc mắc về bệnh ung thư vòm mũi họng hoặc các bệnh về đường hô hấp khác như: viêm họng cấp, viêm amidan…Hãy liên hệ đến số hotline (028) 7300 1608. Chuyên gia cung cấp sẽ giúp bạn trong việc chăm sóc sức khỏe người thân và gia đình.