1. Nguyên nhân ung thư vú
Những yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc phải ung thư vú:
Tuổi tác: Nguy cơ mắc căn bệnh này thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ đã có tuổi.
Do tiền sử gia đình: Ở những phụ nữ có họ hàng mắc bệnh (ví dụ như chị em gái, mẹ hoặc con gái) thì nguy cơ bị bệnh cũng tăng gấp đôi.
Tiền sử bản thân: Người đã được chẩn đoán bị ung thư vú ở một bên vú làm tăng nguy cơ ở bên còn lại. Hoặc có thể tăng nguy mắc ung thư ở chính bên đó.
Phụ nữ được chẩn đoán có khối u lành tính ở vú có nguy cơ cao mắc bệnh. Các loại ung thư bao gồm: Tăng sản không điển hình, tình trạng có sự gia tăng bất thường của tế bào ở vùng ngực nhưng tế bào ung thư chưa phát triển.
Kinh nguyệt: Phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi thiếu niên (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh sau độ tuổi 55 có nguy cơ nhẹ.
Mô bào: Phụ nữ có mô bào đặc (như ảnh chụp X quang vú) có nguy cơ cao.
Từng tiếp xúc với bức xạ ngực hoặc sử dụng thuốc làm bổ sung estrogen (Diethylstilbestrol) làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.
Không thể mang thai hoặc có con sau tuổi 30 làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.
Bị thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ bị ung thư vú đối với cả phụ nữ trước và sau mãn kinh nhưng với tỉ lệ khác nhau.
Sử dụng thuốc tránh thai trong vòng 10 năm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Sử dụng liệu pháp hormone kết hợp sau mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Sử dụng rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư vú, và điều này tỉ lệ thuận với lượng rượu bia uống vào cơ thể.
2. Triệu chứng ung thư vú
Một số biểu hiện bất thường cho thấy là triệu chứng của ung thư vú:
Một bên vú dày và chắc hơn bên còn lại;
Tụt núm vú;
Có sự thay đổi về sắc tố da trên vú;
Chảy dịch một bên (80% bạn có khả năng mắc ung thư vú nếu có biểu hiện này);
Vú bị đau hoặc đỏ bất thường;
Xuất hiện hạch ở vùng nách hoặc hố thượng đòn.
3. Hướng dẫn cách tự khám vú tại nhà cho nữ giới (trên 20 tuổi)
Đứng (hoặc ngồi) trước gương
Duỗi 2 tay xuôi thẳng, quan sát vú xem có thay đổi như: u cục, dầy lên hoặc lõm, thay đổi về màu sắc da.
Đưa vòng tay ra sau gáy, tiếp tục quan sát lại. Sau đó chống hai tay vào hông, cử động vai lên – xuống để các thay đổi có thể dễ thấy hơn. Chú ý quan sát cả ở phía chính diện và nghiêng 2 bên.
Kiểm tra xem có u cục bất thường khi đứng hoặc ngồi
Đưa 1 tay vòng ra sau gáy, tay còn lại đặt sát các ngón tay thành một mặt phẳng. Ép phần đầu ngón tay lên các vùng khác nhau của tuyến vú và thành ngực. Hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú trở ra. Làm như vậy ở cả vùng nách bên cạnh. Tiến hành tương tự với bên còn lại.
Hoặc nằm ngửa một cách thoải mái, dùng chăn gối mỏng đệm dưới lưng. Thực hiện thao tác kiểm tra tương tự ở trên.
Cuối cùng, bạn kiểm tra xem vú có tiết dịch bất thường hay không. Bằng cách dùng tay nặn nhẹ đầu vú. Nếu không có hiện tượng gì sẽ rất yên tâm. Nhưng nếu có biểu hiện bất thường, hãy bình tĩnh và nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám chuyên khoa.
4. Điều trị ung thư vú
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ khối u: chỉ loại bỏ khối u chứa ung thư, thường áp dụng cho ung thư vú giai đoạn rất sớm.
Phẫu thuật: là phương pháp điều trị chủ yếu, giúp chữa khỏi bệnh.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú: loại bỏ toàn bộ tuyến vú, có thể áp dụng cho cả giai đoạn sớm và giai đoạn muộn, tùy theo mong muốn của người bệnh.
Hóa trị
Hóa trị là liệu pháp toàn thân, sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng:
1 mình: nhằm mục đích giảm triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ cho ung thư vú ở giai đoạn muộn
Kết hợp với các phương pháp điều trị khác: phẫu thuật, xạ trị, vv…
Xạ trị
Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể được sử dụng 1 mình hoặc kết hợp các phương pháp điều trị khác.
Điều trị nội tiết tố
Đây là liệu pháp điều trị toàn thân để làm chậm hoặc ngừng quá trình tăng trưởng của những khối u dương tính với thụ thể hormone bằng cách ngăn chặn những tế bào ung thư nhận hormone để phát triển.