Ung thư đại tràng là ung thư phổ biến nhất của đường tiêu hóa (GI) và có tiên lượng tốt nhất. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 50%, có thể cải thiện bằng cách sàng lọc và loại bỏ các polyp dạng tuyến.
Bắt đầu đánh giá bằng việc hỏi bệnh sử, khám thực thể, gồm cả thăm khám hậu môn – trực tràng. Quan sát phân, làm xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.
Xét nghiệm máu gồm công thức máu, chức năng gan, nồng độ CEA
Nội soi đại tràng xích ma (ống soi cứng hoặc mềm), chụp X-quang đại tràng có bơm thuốc cản quang, nội soi đại tràng đều nên thực hiện. Chụp CT đại tràng hoặc CT nội soi đại tràng (còn gọi là nội soi đại tràng ảo) nên thực hiện để đánh giá toàn bộ đại tràng.
Nội soi đại tràng sigma bằng ống soi mềm 60cm có phạm vi quan sát lớn hơn soi với ống soi cứng – tốt nhất chỉ soi tới đoạn xa đại tràng sigma (20cm). Chụp x-quang đại tràng cản quang phát hiện được hầu hết các khối u đại tràng (80 – 95%), tuy nhiên nên nội soi đại tràng sigma bằng ống soi mềm trước, vì nội soi có thể phát hiện được các tổn thương nhỏ. Chụp x-quang đại tràng cản quang có tỉ lệ thủng ruột thấp (1/25000)
Nội soi đại tràng phát hiện được nhiều polyp dạng tuyến hơn so với chụp x-quang đại tràng cản quang, và polyp có thể được cắt bỏ trong khi thực hiện thủ thuật. Nội soi đại tràng đắt hơn gấp 3 lần, và có tỉ lệ thủng cao hơn (1/1700) chụp x-quang đại tràng cản quang, và không thể soi được tới manh tràng trong 5-30% bệnh nhân.
X-quang bụng thẳng hữu ích đối với BN có tắc ruột già, hoặc thủng ruột. Hơi tự do dưới hoành được phát hiện tốt nhất bằng X-quang bụng đứng thẳng. Hiếm khi, K đại tràng sinh chất mucin cho thấy hình ảnh vôi hóa ở u nguyên phát, ở gan và lắng đọng thứ phát trong phúc mạc.
Chụp đại tràng đối quang kép phát hiện được khoảng 90% các khối u đại tràng
50% khối u bị bỏ qua trên phim x-quang có cản quang được cho là do lỗi người đọc; nhờ một người khác đọc lại phim lần thứ hai có thể giảm các lỗi như vậy. Khi có viêm túi thừa đại tràng sigma trầm trọng, tỉ lệ bỏ lỡ các sang thương ung thư tăng lên. Những sang thương nhỏ có thể không thấy được trong môi trường dầy đặc chất baryt.
Phân còn sót lại có thể che khuất một ung thư biểu mô (carcinoma), trường hợp này cần kiểm tra lại hoặc cho nội soi đại tràng. Phân còn sót có thể dính vào thành ruột và cho hình ảnh giả giống khối u.
Van hồi manh tràng có thể cho ảnh giả giống khối u manh tràng Một khối dưới niêm mạc như: u mỡ, u tuyến niêm mạc lành tính, hoặc polyp tăng sản có thể không phân biệt được với ung thư dạng polyp.
Bệnh viêm ruột, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, viêm đại tràng do tia xạ và do lao đều có thể cho hình ảnh giả giống một chỗ hẹp ác tính. Đè ép từ bên ngoài đại tràng do khối u gần kề có thể giả như u nguyên phát tại đại tràng. Carcinoma buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung tiến triển có thể giả như khối u đại tràng nguyên phát. Sang thương thứ hai có nhiều khả năng bị bỏ qua (do hài lòng vì đã phát hiện được khối u, không tìm tiếp nữa)
Khoảng 5% bệnh nhân K đại tràng có nhiều hơn 1 khối u tại thời điểm chẩn đoán(hình dưới)
Khoảng 35% BN K đại tràng có 1 polyp dạng tuyến (hình dưới)
Hầu hết K đại tràng đều tiến triển, đường kính đo được khoảng 3-4 cm ở thời điểm chẩn đoán. Hình dạng đại thể của khối u trên phim x-quang đại tràng cản quang gồm: dạng polyp, dạng vòng và dạng phẳng.
Các sang thương dạng vòng là do khối gây chít hẹp lòng đại tràng. Sự không đều của niêm mạc và một lòng ống bất thường với phần vai nhô ra (sang thương hình lõi táo). Những nếp gấp niêm mạc trong phần hẹp bị phá hủy, loét hiện diện (hình dưới)
Sang thương dạng phẳng, hiếm gặp, được thấy như một tổn thương ở một bên, diện rộng. Loét có thể hiện diện (hình dưới). Sang thương loét có thể thâm nhiễm thành ruột, nếu lan rộng, sẽ gây ra một vùng không căng phồng được.
Các ung thư biểu mô nhỏ thường là một khối có dạng polyp với bề mặt mịn; thường không thể phân biệt với một polyp lành tính. Hiếm khi chúng hiện diện như một sang thương phẳng nhỏ.
Một polyp không cuống có thể có bóng hình bán nguyệt (hoặc vòng nhẫn) trên thành ruột (hình dưới)
Sang thương dạng polyp đường kính lớn hơn 2cm thường phân thùy.
Nguy cơ ác tính của polyp tăng theo kích thước của nó. Nguy cơ dưới 1% ở polyp đường kính dưới 1cm. Nguy cơ lên đến 5% ở các ung thư tế bào tuyến có đường kính 1 – 2 cm. Bệnh nhân có polyp lớn hơn 2cm có nguy cơ ác tính 11 – 50%. Do đó, tất cả sang thương dạng polyp từ 0.5 – 3 cm đều cần nội soi cắt đi và làm giải phẫu bệnh lý.
Các khối u nguyên phát có thể gây ra các biến chứng sau:
CT scan dùng để phân giai đoạn khối u trước phẫu thuật, để đánh giá khả năng tái phát, phát hiện các di căn xa. K đại tràng được chẩn đoán trên CT đôi khi chỉ là phát hiện ngẫu nhiên. CT scan trước phẫu thuật được chỉ định nếu trên lâm sàng nghi ngờ có di căn xa hoặc có u xâm lấn các cơ quan lân cận, thành ruột.
Bệnh nhân lớn tuổi không thể nội soi hoặc chụp xquang đại tràng cản quang được thì có thể dùng CT để phát hiện u đại trực tràng.
Một khối u khu trú trên CT là một khối có mật độ của mô mềm, trong lòng ruột hoặc trong thành ruột tiếp giáp với lòng ruột chứa đầy hơi hoặc chất cản quang; đó là hình ảnh của khối u giai đoạn A. Không có dày thành ruột hoặc xâm nhiễm mỡ quanh đại tràng.
Carcinoma dạng vòng được phát hiện bởi dày thành đại tràng và hẹp lòng ruột. Sự dày này đồng tâm nếu mặt phẳng quét vuông góc với trục dài của ruột (hình dưới).
Xâm lấn của khối u ra bên ngoài đại tràng là hình ảnh mất mô mỡ giữa đại tràng và cấu trúc xung quanh (hình bên dưới). Cơ bị xâm lấn có thể to ra (hình thứ 2 bên dưới). So sánh với hình chụp x-quang đại tràng cản quang (hình thứ 3 bên dưới). Khối u đại tràng có thể xâm lấn vô thành bụng trước, gan, tụy, lách và dạ dày.
Tắc ruột, thủng, tạo lỗ dò có thể thấy trên CT scan. Một khối u đại tràng gây lồng ruột có thể có hình bia điển hình với các vòng luân phiên mô mềm và mô mỡ trên CT, nếu mỡ mạc treo ở giữa các phần ruột bao bên ngoài và phần ruột bị lồng vào trong.
Thủng khu trú của carcinoma có thể kết hợp tụ dịch bên ngoài ruột.
Hạch to ra có thể thấy ở mạc treo ruột và sau phúc mạc (hình dưới). Thỉnh thoảng, hạch to ra ở quanh tĩnh mạch cửa của gan (hình thứ 2 bên dưới)
K đại tràng sigma – trực tràng có thể di căn đến nhóm hạch chậu ngoài.
Di căn gan là vị trí khối u lan ra xa thường gặp nhất. Sau khi tiêm cản quang (hình dưới), CT phát hiện gan bị di căn là những vùng giảm đậm độ (so với nhu mô gan binh thường) ở thì tĩnh mạch. Ở đầu thì động mạch, di căn gan có thể cho hình vành nổi bật, hoặc là những vùng tăng đậm độ hoặc cùng đậm độ với mô gan xung quanh
Khối di căn gan có thể phẫu thuật cắt bỏ nếu kích thước dưới 3cm, số lượng ít hơn 3 và ở vị trí phù hợp (hình dưới), những trường hợp khác hóa trị hoặc xạ trị sẽ thích hợp hơn.
Vị trí di căn khác thường gặp là phổi, tuyến thượng thận, phúc mạc và mạc nối.
Dù di căn phổi có thể được phát hiện bởi x-quang ngực thẳng (hình dưới), CT vẫn có độ nhạy cao hơn đối với các di căn nhỏ (<10mm).
Di căn xương và não không thường gặp (hình dưới)
CT scan được thực hiện lại 3 tháng sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u. Ung thư tái phát được phân loại giống như ung thư nguyên phát đã nói ở trên. Tỉ lệ tái phát khu trú khoảng 20 – 40%, tỉ lệ di căn xa khoảng 35% sau phẫu thuật. Hầu hết các di căn xa xảy ra trong vòng 2 năm sau khi phẫu thuật.
Mặc dù nội soi đại tràng và chụp x-quang đại tràng cản quang phát hiện thay đổi ở niêm mạc chỗ tái phát u tốt hơn, CT vẫn có thể phát hiện sự tái phát thông qua hình ảnh thông nối mạch máu cũng như phát hiện hạch to và di căn xa. Khối u tái phát thường to điển hình, thường nằm ngoài thành ruột (hình dưới). Tiêu chuẩn khối u tái phát trên CT gồm: u xâm lấn vào các cơ quan lân cận, to ra kèm theo phì đại các hạch bạch huyết.
Một khối viêm sau phẫu thuật hoặc xạ trị có thể giả giống khối u tái phát, cần phải sinh thiết để phân biệt. Khối mô mềm sau phẫu thuật thường do mô hạt phát triển, nhưng cũng có thể do máu tụ hoặc ap-xe. Những trường hợp này, 60% sẽ thuyên giảm, 40% khối vẫn không thay đổi sau 2 năm. Cả khối u tái phát lẫn khối viêm đều có thể gây thận ứ nước do làm tắc nghẽn niệu quản (hình dưới)
Sang thương đại tràng < 2cm thường không được phát hiện. Độ chính xác và chất lượng của CT có thể được tăng lên bằng cách sử dụng hơi cản quang (hơi bơm trực tràng), thuốc giãn cơ trơn và thuốc nhuận tràng. CT scan đánh giá chính xác hơn đối với ung thư giai đoạn T4. Độ phân giải của CT quá thấp để phân biệt tổn thương từ T2 đến T3.
K đại tràng có thể không phân biệt được với khối u lành tính kích thước lớn cũng như ung thư di căn từ nơi khác đến đại tràng (thường là K buồng trứng nguyên phát)
Dấu hiệu K đại tràng trên CT không đặc hiệu, có thể do bất kỳ bệnh lý nào gây dày thành đại tràng khu trú: viêm túi thừa, bệnh Crohn, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ và viêm đại tràng do lao.
Tụ dịch quanh đại tràng có thể do viêm túi thừa, cũng như thủng ruột khu trú do carcinoma.
Khối u ở đại tràng ngang và đại tràng góc gan, góc lách có thể không thấy rõ hoàn toàn. Carcinoma dạ dày nguyên phát xâm lấn đại tràng có thể không phân biệt được với K đại tràng lan ra dạ dày.
Sang thương giảm đậm độ của gan có thể gây ra bởi các nang gan đơn giản hơn là do di căn ung thư. Các bướu máu cũng có thể gây nhầm lẫn.
Vai trò chính của siêu âm ở các bệnh nhân K đại tràng là phát hiện di căn gan. Tỉ lệ phát hiện di căn gan của siêu âm khoảng 70 – 90%, tùy thuộc vào người vận hành, kích thước khối di căn.
Siêu âm thường không thể phát hiện khối u đại tràng nhỏ hơn 2cm, và khó phát hiện sang thương ở đại tràng sigma – trực tràng. Nó có tỉ lệ âm tính giả cao để phát hiện các khối u đại tràng, với độ nhạy là 31 – 80%, phụ thuộc vào kích thước khối u, và không thể sử dụng như một phương tiện sàng lọc. Ngược lại, tỉ lệ dương tính giả thấp, với độ đặc hiệu trên 90%.
Siêu âm giúp giảm việc thực hiện các thủ thuật xâm lấn không cần thiết đối với bệnh nhân lớn tuổi, bệnh tiến triển nặng.
Di căn gan từ khối u đại tràng nguyên phát thường tăng âm hơn so với mô gan bình thường, nhưng đôi khi cũng có giảm âm.
Trên siêu âm, khối u đại tràng điển hình có echo kém với phần trung tâm tăng âm, tức dấu hiệu hình bia (hình dưới). Các phát hiện khác bao gồm dày thành đại tràng bất thường khu trú, đường viền không đều, thiếu nhu động ruột bình thường.
Khối u đại tràng lồng ruột có hình bia điển hình gồm những vòng đồng tâm của mô mềm và mỡ mạc treo (hình dưới)
C arcinoma manh tràng gây lồng ruột trên siêu âm
Nguồn: http://emedicine.medscape.com/article/367061-overview#showall