Top 9 # Ung Thư Xương Sụn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Tổng Quan Về Ung Thư Sụn * Hello Bacsi

Ung thư sụn là gì?

Ung thư sụn, hay còn được biết đến qua tên gọi chondrosarcoma, là một loại ung thư xương phổ biến trong thời gian gần đây. Thông thường, loại ung thư này phát triển và di căn khá chậm. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh làm phẫu thuật để loại bỏ khối u sụn này.

Đúng như tên gọi, điểm khác biệt giữa ung thư sụn với các loại ung thư xương khác là mầm mống ung thư bắt đầu từ trong sụn, một cơ quan có nhiệm vụ liên kết các xương khớp trong cơ thể lại với nhau.

Phần lớn trường hợp ung thư sụn xuất hiện ở xương đùi, xương cánh tay trên, vai, xương sườn hoặc xương chậu. U xương sụn thường không phát bệnh, nhưng nó vẫn xuất hiện âm thầm trong cơ bắp, dây thần kinh và các phần mô mềm khác ở cánh tay và chân.

Các triệu chứng phổ biến của ung thư sụn

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sẽ phải đối mặt với:

Khối u tăng trưởng trên xương

Vấn đề tiểu tiện, nếu khối u nằm ở khung xương chậu

Cảm giác căng cứng, sưng tấy và đau đớn xung quanh khu vực phát triển khối u

Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư sụn

Người mắc bệnh ung thư sụn thường ở độ tuổi từ 40 trở lên. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến loại ung thư xương này. Thông thường, các mầm mống ung thư sẽ bắt đầu xuất hiện và phát triển trong phần sụn bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó cũng có thể di căn đến xương.

Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư sụn thường hay bị:

U nội sụn

Bạn cần lưu ý rằng u nội sụn là những khối u lành tính, nghĩa là chúng không phải ung thư. Chúng có thể tự xuất hiện hoặc do người bệnh trước đó mắc phải các bệnh lý như hội chứng Maffucci, một loại rối loạn ảnh hưởng đến hệ xương và da, hay bệnh Ollier – đa u sụn ở xương bàn tay.

Đa u xương sụn

Đa u xương sụn khiến phần sụn ở xương trở nên sưng tấy.

Ngoài ra, nếu bạn đã từng dùng liệu pháp xạ trị để chữa ung thư, nguy cơ mắc bệnh ung thư sụn của bạn cũng sẽ cao hơn những người khác.

Chẩn đoán ung thư sụn

Thực tế, rất khó có thể xác định một khối u phát triển ở xương là lành tính hay do ung thư sụn phát triển chậm. Ngoài ra, các triệu chứng đôi khi cũng có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề khác ở xương, chẳng hạn như nhiễm trùng. Do đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm hiểu vấn đề gì đang xảy ra.

Kiểm tra thể chất

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám tổng quát cho bạn, sau đó họ đặt câu hỏi về bệnh sử cá nhân cũng như tiền sử bệnh án của các thành viên trong gia đình. Họ cũng sẽ hỏi kỹ về những triệu chứng mà bạn gặp.

Chẩn đoán hình ảnh

Bạn có thể sẽ thực hiện ít nhất một trong số các xét nghiệm sau:

Xạ hình xương

Đây là một phương pháp khám bệnh bằng nguyên tử. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào cơ thể để chẩn đoán nhiều chứng bệnh về xương. Kết quả của xạ hình xương chỉ ra mức độ tổn thương và khu vực mà ung thư đã lan rộng. Những khu vực đó sẽ có màu đen hoặc xám đen trên hình ảnh.

Chụp CT

Chụp CT là phương pháp sử dụng các tia X-quang tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể bạn. Chúng giúp bác sĩ phát hiện ung thư và xem liệu nó có di căn sang các khu vực khác hay không.

Chụp MRI

Phương pháp MRI sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của các cơ quan nội tạng và cấu trúc của chúng. Liệu pháp này còn có thể phác thảo một khối u.

Chụp PET

Phương pháp chụp PET sử dụng công cụ theo dõi phóng xạ để hiển thị không gian bên trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ tìm hiểu xem liệu khối u có phải là lành tính hay ác tính (ung thư). Họ cũng có thể nhận ra nếu khối u đã lan rộng và định vị được vị trí chính xác của nó.

Chụp X-quang

Kết quả chụp X-quang chỉ ra vị trí, hình dạng và kích thước của khối u.

Sinh thiết

Đây là phương pháp xét nghiệm mà bác sĩ sẽ dùng kim hoặc phẫu thuật để lấy mẫu từ khối u ra nhằm kiểm tra đây có phải là u do ung thư hay không.

Các giai đoạn ung thư sụn

Nắm rõ giai đoạn ung thư sẽ hỗ trợ bác sĩ có thể đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý và tốt nhất, cũng như ước đoán tiên lượng sắp tới của người bệnh.

Ung thư sụn thường bao gồm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, khối u thường phát triển chậm và người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Khả năng ung thư tái phát ở thời kì này khá thấp.

Giai đoạn 2

Khi bệnh tình tiến triển đến giai đoạn 2, khối u phát triển và nhanh chóng lây lan sang các khu vực lân cận. Lúc này, tỷ lệ thành công của quá trình điều trị ung thư vẫn cao nhưng tỷ lệ tái phát cũng tăng đáng kể so với giai đoạn 1.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 còn được gọi là ung thư thời kỳ cuối. Lúc này, các khối u phát triển và thậm chí di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể người bệnh với tốc độ nhanh nhất. Việc điều trị ở giai đoạn này gặp thách thức với tỷ lệ thành công thấp.

Phương pháp điều trị ung thư sụn

Bác sĩ sẽ dựa trên kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của khối u cũng như tuổi tác cùng kết quả khám sức khỏe tổng quát của bạn để đưa ra liệu trình điều trị hợp lý, tối ưu nhất.

Phẫu thuật

Trong đa số trường hợp ung thư, phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị chính. Bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u cùng với một số mô khỏe mạnh lân cận để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các mầm mống ung thư. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi một phần xương, sụn hay thậm chí là cơ bắp. Nếu vậy, bạn có thể cần thêm các liệu trình như cấy ghép hay nối xương bằng ốc vít nhằm hỗ trợ cho phần khung xương còn lại.

Nếu khu vực ung thư ở gần khớp, ví dụ như hông hoặc đầu gối, phần khớp đó có khả năng sẽ phải thay thế. Nếu khối u nằm ở tay hoặc chân, bác sĩ sẽ làm mọi cách để giữ lại tứ chi cho bạn. Tuy nhiên, phương án này không phải lúc nào cũng khả thi. Trong trường hợp xấu nhất, bạn sẽ được lắp bộ phận nhân tạo.

Phẫu thuật lạnh

Phẫu thuật lạnh là một phương pháp điều trị ung thư hữu hiệu. Để giảm tỷ lệ tái phát, bác sĩ có thể đặt nitơ lỏng vào khu vực có khối u, khiến toàn bộ các tế bào ung thư đều bị đóng băng và tiêu diệt.

Xạ trị

Liệu pháp này sẽ được áp dụng khi khối u đã phát triển nghiêm trọng và có xu hướng lây sang các khu vực lân cận. Liều lượng càng cao càng tăng tỷ lệ thành công của phương pháp này, tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe người bệnh.

Vật lý trị liệu

Để cơ thể có thể hoạt động như bình thường, người bệnh cần áp dụng phương thức vật lý trị liệu – một phần quan trọng của quá trình phục hồi. Thông thường, vật lý trị liệu cần một thời gian dài mới có thể phát huy công dụng tối đa.

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ung Thư Nguyên Bào Sụn: Một Loại Ung Thư Hiền!

Ung thư nguyên bào sụn là một bệnh lý hiếm gặp, không giống tên gọi của nó, loại ung thư này không xuất hiện trong sụn mà thường xuất hiện từ trong xương. Với diễn tiến bệnh lý chậm chạp, ít biểu hiện triệu chứng, cũng như đa số trường hợp bệnh nhân có khả năng sống sót cao, ung thư sụn được coi là ít ác tính hơn các loại ung thư khác.

Ung thư sụn hay còn gọi là là ung thư nguyên bào sụn. Để lý giải thuật ngữ “ung thư nguyên bào sụn”, các bạn cần làm rõ từng vấn đề sau đây:

Ung thư là thuật ngữ mô tả một số tế bào của cơ thể có khả năng phát triển và phân chia liên tục. Các tế bào này không chịu sự khống chế của cơ thể. Khác với các tế bào thông thường sẽ có hiện tượng tự chết đi khi già cõi thì tế bào ung thư về một khía cạnh nào đó có thể coi là tế bào bất lão (không bao giờ già).

Do đó từ 1 tế bào ung thư, nó có thể tự phát triển thành thành khối u, cũng như khối u sẽ tự to dần lên. Khả năng tiếp theo là ung thư có thể đi vào các mạch máu để đến các cơ quan khác. Hiện tượng này gọi là di căn.

Việc xâm lấn, phát triển một cách không kiểm soát của ung thư sẽ làm chèn ép, gây rối loạn chức năng cơ quan mà nó đi đến. Ung thư còn bắt buộc cơ thể phải cung cấp máu, dinh dưỡng để nuôi chúng. Từ đó, ung thư giành nguồn sống của các cơ quan lân cận.

Có hai dạng tế bào trong sụn: nguyên bào sụn và tế bào sụn. Các nguyên bào sụn là các tế bào tiết ra hầu hết các thành phần chính của sụn.

Sau khi nguyên bào sụn hình thành nên hầu hết các cấu trúc trong sụn, một số nguyên bào sụn sẽ tự biến thành tế bào sụn. Nguyên bào sụn trưởng thành từ các tế bào trung mô – một loại tế bào đa năng, có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau.

Ung thư nguyên bào sụn là một nhóm các tế bào ác tính có hình dạng như nguyên bào sụn, mang một số chức năng của nguyên bào sụn. Nhưng thực tế: loại ung thư này không do những nguyên bào sụn ác tính hóa mà thành. Ung thư nguyên bào sụn có nguồn gốc thực sự là do sự ác tính hóa của các tế bào trung mô.

Đây là những tế bào gốc đa năng, có khả năng tự nhân đôi và biệt hóa (phát triển) thành các tế bào có chức năng cụ thể như như mỡ, xương, sụn. Như vậy, tế bào trung mô là tiền thân của nguyên bào sụn; nguyên bào sụn lại là tiền thân của tế bào sụn. Nói cách khác, Sự biệt hóa là một quá trình trưởng thành phát triển từ loại tế bào này đến một loại tế bào khác.

Như vậy, ung thư nguyên bào sụn bắt nguồn từ các tế bào trung mô ác tính. Sau đó, các tế bào này biệt hóa (phát triển) thành các nguyên bào sụn ác tính!!!. Cơ chế của hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng.

Giống như các khối u xương ác tính khác, đây là một bệnh lý ung thư hiếm gặp. Ung thư sụn, xương nói chung chiếm khoảng 1% trong tổng số các trường hợp ung thư trên thế giới. Trong 1% này, ung thư nguyên bào sụn là bệnh ác tính phổ biến đứng thứ hai. Tỷ lệ mắc ung thư sụn là khoảng 3 – 4 người / 100.000 mỗi năm.

Đột biến gen là nguyên nhân chủ yếu. Mặc dù ung thư sụn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở đối tượng người trung niên đến người cao tuổi.

Bệnh Ollier và hội chứng Mafucci là những bệnh lý làm xuất hiện những khối u sụn trên cơ thể. Những tổn thương này đôi khi biến thành ác tính sau một thời gian nhất định.

4. Phân loại và biểu hiện của ung thư sụn

Phân loại ung thư sụn

Do có nguồn gốc từ các tế bào trung mô – vốn tồn tại trong tủy xương. Vì vậy, ung thư nguyên bào sụn nằm ở trong xương. Là một dạng ung thư có bản chất là sự chuyển đổi từ loại tế bào này sang loại tế bào khác nên ung thư sụn có thể có nhiều hình dạng khác nhau. Người ta phân loại ung thư nguyên bào sụn dựa trên mức độ biệt hóa từ tế bào trung mô sang nguyên bào sụn có hoàn toàn hay không. Trong đó, người ta chia thành:

Biệt hóa tốt. Loại này có hình dạng trên kính hiển vi gần giống đến rất giống nguyên bào sụn. Biệt hoá xảy ra gần như hoàn toàn.

Biệt hóa kém. Dạng này có hình dạng rất giống ung thư trung mô, hơi giống nguyên bào sụn.

Biệt hóa ngược: Bao gồm cả tế bào biệt hóa kém + một số tế bào biệt hóa tốt.

Thường thì các ung thư xương, sụn không có triệu chứng gì do diễn tiến bệnh lý rất chậm chạp. Người ta phát hiện ra ung thư xương, sụn trong các trường hợp:

Gãy xương. Bệnh nhân có ung thư xương, sụn dễ gẫy xương hơn người bình thường. Chỉ với một chấn thương nhẹ cũng có thể làm bệnh nhân gãy xương.

Đau và sưng ở xương bị ung thư. Cơn đau có thể tự xuất hiện và tự biến mất, đau do ung thư xương, sụn thường trở nên nặng dần từ từ trong vài tuần đến vài tháng. Cơn đau đôi khi tồi tệ hơn vào ban đêm và khi tập thể dục. Một số người cũng có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy một khối u trên xương.

Vô tình phát hiện trên phim XQ. Do một số bệnh lý khác (tim, phổi) hay sọ não hay chụp XQ định kỳ mà có thể phát hiện ung thư nguyên bào sụn.

Nhìn đôi, đau đầu. Bệnh nhân có thể có biểu hiện này khi ung thư xương, sụn nằm ở xương xọ sau đầu.

Các xương dài (xương đùi, xương cánh tay).

Đôi khi có thể gặp ở xương sọ, xương sống.

Vị trí cụ thể của ung thư sụn trên xương thường là ở vùng tủy xương (vị trí của các tế bào trung mô). Tuy nhiên đối với ung thư sụn thứ phát thì có thể xuất hiện ở vị trí nào trên xương cũng được.

Dựa vào sự xâm lấn của ung thư đi đến vùng nào của xương, đã vào máu đến các cơ quan khác hay chưa mà người ta sẽ chia thành nhiều giai đoạn khác nhau.

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư nguyên bào sụn là sinh thiết và soi kết quả dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, trước khi sinh thiết, bác sĩ cần thực hiện:

Chụp phim XQ. Đôi khi đây là xét nghiệm hình ảnh duy nhất được thực hiện trước khi sinh thiết nếu hình ảnh ung thư quá điển hình.

MRI, hoặc CT scan. Để khẳng định có thực sự ung thư hay không, cũng như đánh giá giai đoạn xâm lấn của chúng.

Ung thư nguyên bào sụn thường được điều trị bằng phẫu thuật. Tùy thuộc vào vị trí ung thư của bạn và mức độ lớn của nó mà bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp phẫu thuật khác nhau. Hầu hết trường hợp phẫu thuật sẽ cắt bỏ cả tế bào ung thư cũng như một số mô khỏe mạnh xung quanh.

Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng các chùm tia, chẳng hạn như tia X và proton. Bằng cách bắn thẳng các tia này vào u, các tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt.

Các bác sĩ thường không sử dụng xạ trị để điều trị ung thư sụn Nhưng nếu bác sĩ của bạn không thể phẫu thuật cắt toàn bộ khối u, họ có thể điều trị cho bạn bằng xạ trị.

Là việc truyền hóa chất diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, do là chất độc tế bào nên hóa trị có thể ảnh hưởng cả những tế bào thông thường, cũng như gây ra các triệu chứng ngoài ý muốn khó chịu.

Hóa trị thường có tác dụng mạnh mẽ đối với các loại ung thư diễn tiến nhanh chóng, và ung thư nguyên bào sụn đa số trường hợp không có đặc điểm này. Vì vậy, vai trò của hóa trị ở bệnh lý này còn nhiều bàn cãi

Mặc dù hiếm, nhưng một số trường hợp ung thư nguyên bào sụn phát triển nhanh chóng. Bác sĩ sẽ kết hợp cả phẫu thuật và hóa trị để tiêu diệt loại ung thư như thế này.

Đối với những bệnh nhân đã có di căn ung thư đến các cơ quan khác thì tỷ lệ sống còn sau 5 năm kể từ lúc chẩn đoán bệnh là 30%. Nói cách khác chỉ có 1/3 tổng số bệnh nhân ung thư nguyên bào sụn có di căn còn sống.

Ung thư nguyên bào sụn độ 1: 99% bệnh nhân dạng này sẽ không bao giờ có di căn. Do đó, ung thư sụn ở giai đoạn này có thể được coi là tổn thương khu trú hơn là một loại ung thư. Tỷ lệ sống còn sau 10 năm của nhóm này là 83 – 95%.

Độ 2 (phần lớn ung thư nguyên bào sụn rơi vào nhóm này): Khả năng di căn của nhóm này là 10 – 15%, ác tính hơn độ 1. Do đó tỷ lệ sống còn sau 10 năm cũng giảm tương ứng, chỉ còn 64 – 86%.

Độ 3: Nhóm này có tỷ lệ di căn rất cao, 32 – 70% tùy nghiên cứu. Khả năng sống còn sau 10 năm chỉ khoảng 29 – 55%. Thông thường, ung thư nguyên bào sụn mức độ 3 không thể điều trị đơn thuần bằng phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật, một số trường hợp có thể tái phát ung thư sụn tại chỗ. Và trong hầu hết tình huống như vậy thì mức độ ung thư cũng thường giống với mức độ được chẩn đoán ban đầu. Tuy nhiên có 13% trường hợp tái phát có mức độ nặng hơn.

Ung thư sụn hay còn gọi là ung thư nguyên bào sụn có nguồn gốc thực sự là các tế bào trung mô ở tủy xương. Đây là một loại ung thư hiếm gặp. Thông thường hiếm khi nào ung thư nguyên bào sụn có triệu chứng. Bệnh nhân thường phát hiện ra khi gãy xương hoặc vô tình chụp XQ phát hiện.

Điều trị ung thư nguyên bào sụn chủ yếu là phẩu thuật. Xạ trị, hóa trị ít khi được chọn lựa. Khả năng sống còn của bệnh nhân ung thư nguyên bào sụn thường cao. Tiên lượng giảm đáng kể nếu có biểu hiện di căn.

Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân

Rách Sụn Chêm Trong Gối

Sụn chêm trong gối nằm ở đâu?

Sụn chêm trong là một khớp phức hợp rất quan trọng, có vai trò chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Sụn chêm trong nằm ở phía trong khớp, có hình chữ C. Đặc trưng chung của sụn chêm là dai và có tính đàn hồi cao. Sụn chêm trong là một cấu trúc hình tam giác với diện ngang có chiều trước sau khoảng 3,5cm. Cấu trúc này rộng hơn về phía sau và được gắn vào xương chày bởi các dây chằng vành, dây chằng vành cũng dễ bị chấn thương ở các sợi nối từ bao khớp và dây chằng bên chày.

Giúp phân phối lực đều lên khớp gối

Giúp khớp gối vững chắc

Giúp hấp thụ lực, giảm xóc cho cơ thể khi di chuyển

Giúp phân bố hoạt dịch bôi trơn và dinh dưỡng sụn khớp, đảm bảo cho khớp hoạt động ổn định

Tránh bao khớp và màng hoạt dịch không kẹt vào khe khớp

Rách sụn chêm trong khớp gối sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Nguyên nhân gây rách sụn chêm trong

Tổn thương sụn chêm trong cấp tính: là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây đau khớp gối thứ phát do chấn thương trong thực hành lâm sàng. Cứ 100.000 người thì có gần 60 trường hợp chấn thương rách cấp tính. Rách sụn chêm trong cấp tính thường xảy ra khi chân bị xoắn vặn đột ngột hoặc khi mang vật nặng khi ngồi xổm. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, với tỉ lệ 2:1. Rách sụn chêm trong là bệnh của tuổi trong thập niên 3 và 4 ở nam giới và thập niên 2 ở nữ giới.

Ở bệnh nhân lớn tuổi hơn, gần 60% rách sụn chêm là do thoái hóa, mặc dù không phải tất cả các trường hợp rách sụn chêm đều là nguyên nhân gây đau và mất chức năng ở bệnh nhân.

Rách sụn chêm trong (Medial Meniscal Tear) có biểu hiện đau ở phía trong của đường khớp gối.

Bệnh nhân bị rách sụn chêm trong thường đau phía trong của khe khớp, đau tăng lên khi làm các nghiệm pháp McMurray, ngồi xổm và nghiệm pháp Apley.

Các hoạt động, đặc biệt khi gấp và xoay ngoài khớp gối làm đau tăng lên, nghỉ ngơi và chườm nóng làm giảm đau.

Đau thường âm ỉ, liên tục, đau nhức và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bệnh nhân bị rách sụn chêm trong có cảm giác bị kẹt lại hay có tiếng nổ lốp bốp khi gấp khớp gối bên tổn thương.

Một số mối nguy hiểm cần loại trừ khi thăm khám

Cách điều trị rách sụn chêm trong gối

Với tình trạng này các bác sĩ cần xác định mức độ rách của sụn chêm. Sau đó sẽ cân đối đưa ra hướng điều trị cụ thể. Riêng với các trường hợp chưa rách hoàn toàn việc điều trị tại SCC có thể giúp:

Giảm toàn bộ các triệu chứng đau, sưng, viêm cho người bệnh

Tái tạo tế bào mới, phục hồi sụn chêm

Lấy lại toàn bộ biên độ vận động giúp bệnh nhân đi lại và sinh hoạt một cách bình thường

Qua đó bệnh nhân không cần phẫu thuật.

Tại SCC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

SCC đã thành công trong việc chữa rách rách sụn chêm trong gối, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá

Liên hệ ngay 096.369.1010 hoặc 083.369.1010 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh U Ác Của Xương Và Sụn Khớp Của Các Chi Tại Bệnh Viện Đa Khoa Xanh Pôn

1- ĐAI CƯƠNG:1.1- Định nghĩa:Lao xương khớp là tổn thương viêm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) xảy ra trên xương khớp.

LAO XƯƠNG KHỚP

Lao xương khớp là tổn thương viêm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) xảy ra trên xương khớp.

Lao xương khớp xảy ra viêm đốt sống ( bệnh Pott), viêm khớp, viêm xương tủy, viêm gân bao hoạt dịch và viêm mủ cơ. Lao xương khớp chiếm từ 10-35% lao ngoài phổi và gần 2% của các trường hợp mắc lao khác.

Trong đó lao cột sống chiếm gần nữa tổng số lao xuơng khớp. Vị trí lao thường gặp ở cột sống ngực vùng thấp và cột sống thắt lưng . Ít gặp ở cột sống cổ và cột sống ngực trên.

Lao khớp xảy ra ở những khớp chịu lực, thường là một khớp. Trong đó khớp háng và khớp gối hay gặp nhất . Ở các nước đang phát triển lao nhiều vị trí trên cơ thể chiếm khoảng 10-15%

Lao phổi có thể lan ra những vị trí lân cận như đốt sống cổ, đốt sống ngực…

2- YẾU TỐ NGUY CƠ:

Giảm Albumin máu (<2g/dl)

Suy giảm miễn dịch: đái tháo đường típ 2, bệnh lý tự miễn, ung thư, nhiễm HIV..

3- CHẨN ĐOÁN LAO XƯƠNG KHỚP:

3.1.1. Lâm sàng:

Biểu hiện của viêm khớp là đau, sưng, cứng khớp và mất chức năng vận động khớp trên nhiều tuần đến nhiều tháng.

Đa số các trường hợp lao khớp thường biểu hiện viêm khớp “lạnh”. Chỉ khoảng 15% là biểu hiện viêm khớp cấp tính giống như viêm khớp nhiễm trùng hay viêm khớp tinh thể.

Ở giai đoạn phát hiện bệnh trễ trên lâm sàng chỉ thấy biến dạng khớp và sự mất vận động của khớp. Ngoài ra trên lâm sàng có thể có áp xe quanh khớp và những đường dò.

Những triệu chứng nhiễm lao chung: sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi ban đêm, mệt mỏi và sụt cân kéo dài chiếm khoảng 30% số bệnh nhân.

Tổng phân tích tế bào máu: thiếu máu nhẹ thường gặp, tế bào lympho tăng.

Tốc độ máu lắng tăng.

Dịch khớp: thường là dịch viêm số lượng tế bào từ 10000-20000/mm3.

Cấy dịch khớp mọc vi khuẩn lao chiếm 80%

PCR lao dịch khớp Hình ảnh học:

– Xquang khớp: hình ảnh xói mòn xương cạnh khớp và hẹp khoảng khe khớp.

– CTscan và MRI khớp phát hiện thay đổi sớm hơn so với flim Xquang.

-Viêm khớp nhiễm trùng.

-Viêm khớp tinh thể.

3.2.1.Lâm sàng:

Triệu chứng chính là đau lưng, có vị trí đau rõ ràng. Đau thường không giảm khi nghỉ ngơi, đau tăng về đêm kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng, đôi khi kết hợp với tình trạng co thắt và cứng cơ

Đau theo rễ thần kinh thường hay gặp. Khoảng 50% bệnh nhân có yếu chi dưới. Sự chèn ép rễ thần kinh do khối viêm hay áp xe gây tổn thương thần kinh.

Tri ệu chứng nhiễm lao chung chỉ xảy ra khoảng 40% trường hợp.

Sinh hóa máu giống như trong lao khớp.

Hình ảnh học: Chụp Xquang cột sống thấy hẹp khe đốt sống, hủy xương và hình ảnh áp xe cạnh sống.

CTscan và MRI cột sống cho hình ảnh áp xe quanh cột sống mà không nghi ngờ được trên lâm sàng. Ngoài ra còn cho thấy hình ảnh chèn ép dây thần kinh hay hội chứng chùm đuôi ngựa.

Xét nghiệm mủ áp xe tìm AFB cho tỷ lệ dương tính cao

Sinh thiết bằng kim qua da của cột sống tổn thương cho phép chẩn đoán mô bệnh tế bào.

3.2.3. Chẩn đoán phân biệt:

-Viêm cột sống do vi khuẩn sinh mủ -Viêm cột sống do nấm -Do K di căn xương.

Nguyên tắc điều trị:

Thuốc kháng viêm NSAID như Meloxicam, Diclofenac, Piroxicam….

Thuốc giảm đau như paracetamol, tramadol.

Chương trình chống lao Việt Nam quy đính 5 thuốc chống lao thiết yếu là Isoniazid(H), Rifampicin(R), Pyrazinamid(Z), Streptomycin(S) và Ethambutol(E).

Trước đây, quá trình điều trí thuốc kháng lao từ(12 đến 18 tháng) đã được áp dụng cho lao xương khớp vì lo ngại về sự thấm thuốc vào mô xương và mô sợi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ cần điều trí từ 9-12 tháng.

Đối với lao khớp mới phát hiện dùng phác đồ 2S(E)HRZ/6HE hay 2S(E)HRZ/4RH nghĩa là 2 tháng đầu tấn công dùng 4 loại kháng sinh phối hợp: streptomycin hay ethambutol, isoniazid, rifampicin, pyrazinamid ; 6 tháng sau dùng isoniazid, ethambutol hằng ngày hay 4 tháng sau dùng rifampicin, ethambutol.

Đánh giá lâm sàng diễn tiến của lao khớp nếu chưa ổn đính có thể duy trì 2 loại thuốc kháng lao còn lại cho đến 12 tháng.

Đối với lao cột sống dùng phác đồ: 2SHRZE/1HRZE/5H3R3E3 nghĩa là giai đoạn tấn công kéo dài 3 tháng, 2 tháng đầu tiên với cả 5 loại thuốc kháng lao thiết yếu(SHRZE) dùng hằng ngày, 1 tháng sau với 4 loại thuốc (HRZE) dùng hằng ngày. Giai đoạn duy trì 5 tháng với 3 loại thuốc H, R và E dùng 3 lần một tuần.

Bảng 1: Số lượng viên, lọ thuốc đơn lẽ dùng hằng ngày cho người lớn theo cân nặng.

Bảng 2: Số viên hỗn hợp liều cố định dùng hằng ngày cho người lớn theo cân nặng

Can thiệp ngoại khoa cho bệnh nhân trong các trường sau đây:

Những bệnh nhân lao cột sống có chèn ép thần kinh nặng.

Trong quá trình điều trị có chèn ép thần kinh ngày càng nặng.

Có áp xe lạnh ở thành ngực

5. BIẾN CHỨNG:

5.1. Lao khớp:

Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến ăn mòn sụn và xương dưới sụn, phá hủy khớp làm mất chức năng vận động của khớp.

Áp xe lạnh quanh khớp và những đường dò phát triển trong thời gian dài của bệnh. Sau cùng là bội nhiễm với vi khuẩn sinh mủ.

Phá hủy thân đốt sống và đĩa đệm kết quả làm biến dạng côt sống như gù vẹo, mất cân bằng cột sống.

Nếu chèn ép thần kinh có thể liệt nhẹ đến liệt hai chi dưới gây tàn phế.

6. PHÒNG NGỪA:

Cách ly người bệnh tránh lây nhiễm. Những người trong gia đình có tiếp xúc với bệnh nhân lao cần được khám và chụp Xquang phổi để phát hiện sớm tình trạng nhiễm lao từ đó có biện pháp điều trị và quản lý hợp lý tránh lây lan.

TÀI LIÊU THAM KHẢO:

Current diagnosis& treatment Rheumatologyl 2007(John B. Imboden, MD. David B. Hellmann, MD)

Malcolm Mc Donald, PhD, FRACP, Uptodate 2014 skeletal tuberculosis Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng chống lao Quốc gia của Bộ Y Tế 2009.