Top 14 # Ung Thư Xương Sườn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Gãy Xương Sườn Và Cách Điều Trị

Gãy xương sườn và cách điều trị gãy xương sườn bạn cần biết để xử lý kịp thời khi chẳng may gặp phải chấn thương này. Triệu chứng gãy xương sườn như thế nào, sơ cứu gãy xương sườn ra sao và cách chữa trị. Một vài thông tin hữu ích sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Rạn xương sườn hay gãy xương sườn là một chấn thương thường gặp trong tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông hay do té ngã, chơi thể thao,… khi có vật va đập trực tiếp vào lồng ngực hay phần thân trên. Ngoài ra, bệnh lý loãng xương hay ung thư xương có thể khiến xương sườn dễ bị gãy ngay khi ho hoặc cử động mạnh.

Sơ cứu khi gãy xương sườn

Có thể chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương sườn hay không thông qua những dấu hiệu như: cảm giác đau đớn tại khu vực xương bị gãy đặc biệt khi thở sâu; cảm nhận được âm thanh khi xương gãy; đau khi ho,…Trước khi đợi đưa bệnh nhân cấp cứu, công việc cần làm đó là sơ cứu. Các bước sơ cứu gãy xương sườn đóng vai trò quan trọng giúp tránh các biến chứng nguy hiểm nhất là sốc do đau, có thể nguy hại đến tính mạng.

Gãy xương sườn

Là tổn thương gãy xương, nhưng khác với các loại gãy xương khác như: gãy xương đòn, gay xuong dui, gãy xương cẳng tay,…. thường được sơ cứu bằng cách bất động, cầm máu và dùng thuốc. Gãy xương sườn do tính chất của lồng ngực là di động bởi vậy không nên cố định xương gãy bằng băng dính quanh ngực như một số trường hợp sai lầm mắc phải, mà chủ yếu là thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau trong trường hợp này có thể dùng: Paracetamol hoặc thuốc tê Xylocaine, Marcaine có tác dụng giảm đau tại chỗ bằng phong bế dây thần kinh liên sườn; thuốc gây tê vùng bằng Morphine.

Cách điều trị gãy xương sườn

Sau bước sơ cứu, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức để tránh các tổn thương đến phổi, gan, lá lách hay gây ra biến chứng viêm phổi. Sau khi chụp X-quang ngực, chụp CT, MRI và siêu âm chẩn đoán đánh giá tình trạng vết thương ở xương sườn, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nếu tình trạng chưa thuyên giảm.

Điều trị gãy xương sườn thường sử dụng thuốc

Hầu hết những người bị gãy xương sườn đều không cần phẫu thuật mà chỉ cần chăm sóc đúng cách tại nhà chúng sẽ tự lành. Trong quá trình điều trị bạn cần: Nghỉ ngơi, tránh các vận động mạnh; Ngủ ở tư thế nằm thẳng trên lưng hoặc phần thân hơi dựng đứng trên một chiếc ghế nghiêng để tránh áp lực lên xương sườn; Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là canxi, magie, vitamin D, K, photpho; Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích bởi chúng có thể làm chậm quá trình liền xương,…

Gãy Xương Sườn : Triệu Chứng, Phương Pháp Điều Trị?

Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Khi bị bạn sẽ cảm thấy đau chói vùng xương đó. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết một vài điểm khác biệt so với cơn đau do tim. Đau do sẽ trầm trọng hơn khi:

Một số triệu chứng khác như:

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ sự nghi ngờ về gãy xương sườn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do chấn thương ngực. Ví dụ như do tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao…Xương sườn cũng có thể bị gãy bởi những chấn thương lặp đi lặp lại từ thể thao như chơi golf, chèo thuyền, hoặc tình trạng ho nặng, kéo dài.

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ gãy xương sườn:

Loãng xương khiến mật độ khoáng chất trong xương giảm sút. Điều này làm giảm chất lượng xương. Xương giòn và rất dễ gãy.

Những môn thể thao đối kháng như bóng đá, khúc côn cầu, boxing, đấu vật…làm tăng nguy cơ chấn thương ngực.

Ung thư làm cho xương yếu. Vì vậy, xương dễ bị gãy khi bị lực tác động hơn.

4. Những biến chứng khi bị gãy xương sườn

Khung sườn như chiếc áo giáp, giúp bảo vệ những cơ quan bên trong lồng ngực. Đó là tim, phổi, mạch máu… Vì vậy, có thể làm tổn thường đến các cơ quan bên trong, đưa đến những biến chứng nguy hiểm.

Đầu xương gãy có thể đâm chọc vào phổi, khiến phổi bị xẹp. Ngoài ra, còn có thể gây tràn máu vào màng phổi, tràn khí màng phổi… Đây là những trường hợp cần được can thiệp y tế ngay.

Đầu gãy sắc nhọn của xương sườn có thể làm rách động mạch chủ hoặc những mạch máu quan trọng khác.

Nếu bị gãy những xương sườn phía dưới, đầu xương gãy có thể đâm và làm tổn thương gan, lách, thận…

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị gãy xương sườn, bạn sẽ được yêu cầu đi chụp phim lồng ngực.

X – quang ngực có thể phát hiện được 75% trường hợp gãy xương sườn. Đây là xét nghiệm rẻ tiền, tiện lợi, nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn giúp phát hiện tình trạng xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi nếu có.

CT – scan có thể phát hiện được những trường hợp mà chụp X – quang bỏ sót. Hơn nữa, CT – scan có thể phát hiện được tổn thương mô mềm và các cơ quan kèm theo, như phổi, gan, thận, lách…

Hầu hết, gãy xương sườn cần khoảng 6 tuần để lành. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc lành xương còn phụ thuộc vào mức độ gãy xương, thể trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.

Điều trị gãy xương sườn đã có nhiều thay đổi gần đây. Bác sĩ đã từng điều trị bằng cách quấn chặt thân trên để xương sườn không bị di chuyển. Tuy nhiên, cách này dễ gây khó thở và các biến chứng phổi, như viêm phổi.

Ngày nay, có thể tự lành mà không cần dụng cụ hỗ trợ hay băng.

Phụ thuộc và mức độ sưng, đau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm cho bạn.

Hãy dành nhiều thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.

Nếu có thể, hãy cố gắng ngủ với tư thế thẳng đứng hơn trong một vài đêm đầu sau chấn thương.

Những trường hợp gãy trầm trọng, như gây khó thở, thì cần đến phẫu thuật. Một vài trường hợp phải cần đến đinh để cố định xương sườn.

Những thông tin điều trị này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc điều trị là khác nhau giữa mỗi cá nhân. Vì vậy, bạn cần được bác sĩ thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Xương Sườn Chế Tạo Từ Công Nghệ 3D Đầu Tiên Trên Thế Giới Cho Người Ung Thư

Trong cuộc phẫu thuật “đầu tiên trên thế giới”, công nghệ 3D đã được sử dụng để tạo ra mảnh xương ức mới và một phần xương lồng ngực để cấy ghép cho một bệnh nhân ung thư 54 tuổi.

Các bác sỹ Jose Aranda, Marcelo, Jimene và Gonzalo Vereda đã thực hiện ca phẫu thuật này và quy trình cụ thể được mô tả trong Tạp chí Phẫu Thuật Tim – Lồng Ngực Châu Âu.

Bệnh nhân bị một khối u ở thành ngực. Do cấu trúc phức tạp của lồng ngực và thực tế mô hình Titanium thường được liên kết với nhau bằng hệ thống ốc vít, vốn dễ bị rời ra và gây ra nhiều biến chứng, cho nên các bác sỹ hiểu rằng việc tái tạo là rất khó khăn.

Bác sỹ Aranda chia sẻ:

“Chúng tôi cho rằng có lẽ có thể tạo ra một hình thức cấy ghép mới, theo đó chúng ta có thể hoàn toàn tùy chỉnh để tái tạo các cấu trúc phức tạp của xương ức và xương sườn […]. Chúng tôi mong muốn mang đến lựa chọn an toàn hơn cho bệnh nhân, và giúp họ cải thiện việc phục hồi sau phẫu thuật”.

Công nghệ 3D đang trên đà phát triển

Công nghệ 3D đang dần thu hút các mối quan tâm trong lĩnh vực y tế. Hội Phẫu Thuật Tim Mạch – Lồng Ngực (CTSNet) cho biết, từ năm 2006, Trung tâm Y tế Mayo đã sử dụng các mô hình 3D cấu tạo từ polymer dạng lỏng.

Đối với các bác sỹ giải phẫu, các mô hình 3D giúp họ lập kế hoạch và hướng dẫn bệnh nhân tốt hơn. Những mô hình này giúp các bác sỹ thử nghiệm các quy trình, chọn ra thiết bị phù hợp nhất và phân chia trách nhiệm công việc. Chúng cũng giúp bệnh nhân có sự chuẩn bị tốt hơn đối với những điều họ mong đợi và vì sao phẫu thuật là cần thiết.

Đây chính là trường hợp cấy ghép xương sường và xương ức đầu tiên sử dụng công nghệ 3D.

Mô hình 3D bắt nguồn từ các hình ảnh 2D như X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hay chụp cộng hưởng từ (MRI). Các lát cắt, hay “xếp lớp” của các hình ảnh 2D là cấu trúc giải phẫu đặc biệt được sử dụng để tạo ra các mô hình.

Nhóm bác sỹ tại Tây Ban Nha đã cung cấp cho công ty thiết bị Y tế Anatomics dữ liệu cắt lớp vi tính có độ phân giải cao, từ đó họ có thể tạo ra kết cấu 3D của thành ngực và khối u, điều này cho phép các bác sỹ lên kế hoạch và xác định chính xác biên độ cắt bỏ.

Theo đó, một lõi xương ức rắn và các dải titan bán linh hoạt được tạo ra đóng vai trò như các dải xương sườn giả bám vào xương ức. Máy in đẩy một chùm electron vào nơi chứa bột Titanium để làm tan chảy và tạo ra từng lớp một. Quá trình này được lặp đi lặp lại, từng lớp từng lớp cho đến khi mô hình cấy ghép được hoàn tất.

“Công nghệ in 3D có những lợi thế đáng kể so với các phương pháp truyền thống, đặc biệt là đối với các ứng dụng sinh học. Cũng như có thể tùy chỉnh, nó còn cho phép tạo hình nhanh – nếu như bệnh nhân đang chờ phẫu thuật thì điều này có thể tạo nên sự khác biệt lớn” , Ông Alex Kingsbury thuộc CSIRO nói.

Ngay sau khi hoàn thành, mô hình đã được gửi đến Tây Ban Nha để tiến hành cấy ghép cho bệnh nhân.

Bác sỹ Aranda đã thông báo ca phẫu thuật thành công và cho biết nhóm đã có thể tạo ra một bộ phận cơ thể người “hoàn toàn tùy biến và khớp như chiếc găng tay.”

Vào Tháng Năm, Tạp chí Medical News Today đã đưa tin về việc cấy ghép khung xương 3D vào ba em bé bị các vấn đề về hô hấp đe dọa đến tính mạng.

Tác giả bài viết: Yvette Brazier

(Dịch bởi Phòng Khám Gia đình Việt Úc – Theo Medical News Today)

【Bác Sỹ Tư Vấn】 Rạn Xương Sườn Bao Lâu Thì Khỏi Hẳn Hoàn Toàn?

Chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi rạn xương sườn bao lâu thì khỏi ạ và có những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình liền xương không , cách điều trị rạn xương như thế nào ạ? Mong bác sĩ sớm giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn ( Hùng Kiên – Hà Nam)

Thực chất rạn xương sườn là một dạng của gãy xương sườn. Điều đó có nghĩa là trường hợp gãy xương kín mà xương không bị di lệch. Rạn xương sườn do một lực tác động mạnh từ ngoài vào xương và đi kèm với xương là các gân, dây chằng, bó cơ, dây thần kinh và các mạch máu cũng sẽ bị ảnh hưởng khi xương sườn bị rạn nứt.

Với những trường hợp thông thường thì rạn xương sườn mất khoảng 2 – 3 tháng mới lành. Cũng có một số trường hợp đặc biệt xương sườn bị rạn có thể lâu khỏi hơn. Để biết chính xác xương sườn bị rạn đã lành hẳn chưa, bạn nên tái khám theo lịch của bác sĩ điều trị.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình liền xương

Quá trình liền xương sau khi bị rạn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

Mức độ chấn thương tại chỗ của vùng xương bị rạn: Xương sườn bị rạn mà chấn thương tại chỗ nhiều hoặc các phần mềm quanh xương sườn bị tổn thương nhiều dẫn tới xương sườn liền chậm hơn hoặc mất chất xương cũng dẫn tới quá trình liền xương chậm.

Xương sườn chậm liền nếu nắn nhiều lần hoặc kém bất động sẽ khó tạo được cầu ở can xương.

Đặc biệt, rạn xương có kèm theo nhiễm khuẩn hoặc do bệnh loạn sản xơ xương, u xương, loãng xương,..cũng khiến cho xương liền chậm hoặc không liền lại được

Xương sườn bị rạn nếu phát hiện và điều trị đúng lúc thì sẽ không để bất kỳ lại di chứng gì nguy hiểm. Vì thế, bệnh nhân dù bị rạn xương sườn nặng hay nhẹ đều nên tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được các bác sỹ thăm khám, sau đó sẽ đưa ra biện pháp điều trị bệnh phù hợp nhất cho mình. Trường hợp rạn xương sườn nhẹ thì có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà như:

Bạn có thể dùng túi đá hoặc túi gel đông lạnh chườm lên vùng xương bị chấn thương, mỗi giờ 20 phút trong 2 ngày đầu. Những ngày tiếp theo giảm xuống 3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút. Với phương pháp này sẽ giúp giảm đau sưng vùng xương sườn bị rạn.

Người bị rạn xương sườn nên nằm ngửa và thẳng để tránh gây áp lực lên vùng xương bị chấn thương. Bạn không nên thường xuyên trở mình hay nằm sấp, nằm nghiêng sẽ gây khó chịu khi ngủ, ảnh hưởng tới vùng xương bị rạn.

Bệnh nhân khi bị rạn xương sườn hoặc bị chấn thương đều phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ ăn hợp lí sẽ giúp xương nhanh lành lại hơn. Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả tươi, thịt nạc, uống nhiều nước và các sản phẩm từ sữa.