Top 8 # Ung Thư Xương Vai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Vai Trò Của Ghi Hình (Xạ Hình) Xương Trong Phát Hiện Ung Thư Thư Di Căn Xương

Vai trò của ghi hình (xạ hình) xương trong phát hiện ung thư thư di căn xương

10. Xạ hình xương

Hình ảnh tổn thương xương đa ổ dọc theo các đốt sống, xương chậu và xương sườn hai bên nghĩ tới tổn thương thứ phát.

Hình 2. Hình ảnh xạ hình xương

11. Cộng hưởng từ sọ não

Hình ảnh nhồi máu não thùy trán trái, thùy đỉnh phải và bán cầu tiểu não hai bên.

 Hình 3. Hình ảnh cộng hưởng từ sọ nãoCHẨN ĐOÁN

Ung thư phổi di căn màng phổi, màng tim, xương T1cN2M1b, giai đoạn IVa/ theo dõi Bệnh tim thiếu máu cục bộ – Nhồi máu não.

DIỄN BIẾN ĐIỀU TRỊ-      Thở oxy kính 3-5 lít/phút

-      Kháng sinh: Rocephin 1g x 2 lọ/ngày pha truyền với NaCl 0,9%. Truyền tĩnh mạch chia 2 lần cách 12 giờ.

-      Chống đông: Lovenox 0,4ml x 2 bơm/ ngày cách 12 giờ. Tiêm dưới da.

-      Giảm đau: Ultracet 375mg x 2 viên/ ngày.

-      Tiếp tục dẫn lưu dịch màng tim: 220ml dịch màu đỏ sẫm.

-      Chọc hút dịch màng phổi phải: 300ml dịch màu vàng chanh.

TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI-      Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.

-      Khó thở khi gắng sức, không đau ngực, ho khạc đờm trắng.

-      Đã rút dẫn lưu dịch màng tim.

-      Huyết áp: 120/70 mmHg, nhiệt độ 370, nhịp thở: 22 lần/phút, SP02: 95-98%.

-      Tim đều T1 T2 rõ tần số 80 chu kì/phút, phổi rì rào phế nang giảm ở đáy phổi 2 bên.

-      Không liệt thần kinh khu trú.

KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh nhân cần được làm thêm các xét nghiệm để đánh giá giai đoạn và khẳng định chẩn đoán.

-      Nội soi phế quản, sinh thiết khối u phổi, chụp PET/CT đánh giá giai đoạn.

-      Xét nghiệm gen EGFR.

Thuốc:

-      Aspirin 100mg x 1 viên/ ngày. Uống sau ăn sáng.

-      Pantoprazol 40mg x 1 viên/ ngày uống trước ăn 30 phút.

-      Zestril 5mg x 1 viên/ ngày uống vào 8 giờ sáng.

-      Thuốc chống hủy xương: acid zolendronic.

 ungthubachmai.vn

Thay Xương Bả Vai Nhân Tạo Cho Cậu Bé Ung Thư

Vùng vai trái của bệnh nhi bị sưng nhẹ và đau âm ỉ từ tháng 1 năm nay. Các bác sĩ Bệnh viện K chẩn đoán bé mắc u nguyên bào thần kinh thể kém biệt hóa. Khối u gây sưng nề vùng vai trái, ấn đau tại chỗ, gây hạn chế vận động vai. Khối u xâm lấn phần mềm lân cận, kích thước 5×10 cm, chưa di căn xa. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật thay xương sau khi vào 4 chu kỳ hóa chất để thu nhỏ khối u. Xương thay thế làm từ công nghệ in 3D với vật liệu PEEK.

Sau nửa năm điều trị hóa chất, khối u nhỏ lại, đỡ đau trẻ có thể cử động vai. Ngày 17/8, kíp phẫu thuật gồm bác sĩ Trần Trung Dũng, giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, ê kip Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao Bệnh viện Tâm Anh cùng Bệnh viện K, cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và khối u, thay thế bằng xương nhân tạo.

Một ngày sau mổ, bệnh nhi ngồi dậy được, vận động vai nhẹ nhàng theo hướng dẫn. Ba ngày sau mổ, trẻ không bị nhiễm trùng, biên độ vận động cải thiện dần.

Bé trai là trường hợp thứ hai tại Việt Nam được thay xương bả vai nhân tạo, đồng thời bệnh nhân nhỏ tuổi nhất. Trước đó, một nữ giáo viên 43 tuổi ở Thái Nguyên được thay xương bả vai. Thế giới từ lâu đã ứng dụng kỹ thuật tạo hình xương bả vai, riêng châu Á chỉ mới hơn 10 ca được thay thế xương bả vai nhân tạo.

Theo bác sĩ Dũng, ung thư xương bả vai khá hiếm gặp, là thách thức rất lớn trong điều trị. Bác sĩ không chỉ điều trị ung thư, cắt bỏ khối u hoàn toàn mà còn phải phục hồi hoặc thay thế các phần chi thể đảm bảo chức năng của xương bả vai trong vận động khớp vai, thẩm mỹ cơ thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc phẫu thuật tạo hình xương bả vai cho bệnh nhân ung thư đôi khi bế tắc.

Bên cạnh đó, xương bả vai nhân tạo không sẵn có do cấu trúc giải phẫu mỗi người khác nhau, đòi hỏi sản xuất riêng theo thông số của bệnh nhân. Trước đây, Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Vật liệu PEEK được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng trong lĩnh vực y sinh vào năm 2012. Đây là loại vật liệu có độ cứng, độ đàn hồi tốt, trọng lượng tương tự xương người, nhiệt độ nóng chảy của PEEK khoảng 400 độ C. Vật liệu này được ứng dụng vào làm nẹp, vít, đoạn xương nhân tạo, khớp nhân tạo, mảnh vá hộp sọ, đốt sống nhân tạo, và phù hợp với công nghệ in 3D.

Công nghệ in 3D với vật liệu PEEK đã được ứng dụng tại Việt Nam để sản xuất mảnh ghép hộp sọ, lồi cầu xương hàm dưới, các mảnh ghép cho vùng hàm mặt. Xương bả vai thay thế cho bé trai cũng do Việt Nam sản xuất, là sản phẩm đầu tiên, có yêu cầu về độ phức tạp và độ chính xác rất cao.

Chi Lê

Thay Xương Bả Vai Nhân Tạo Cho Cậu Bé 12 Tuổi Bị Ung Thư

Các bác sĩ Bệnh viện K đã tiến hành phẫu thuật thay toàn bộ xương bả vai cho bệnh nhi 12 tuổi bị ung thư. Đây là ca thay xương bả vai nhân tạo thứ 2 trên thế giới bằng vật liệu này.

Mới đây, theo thông tin đăng tải trên báo GĐ&XH, Bệnh viện K cho biết vừa qua đã phẫu thuật thay xương bả vai nhân tạo thành công cho nam bệnh nhân 12 tuổi. Theo đó, từ tháng 1/2020, bệnh nhi xuất hiện sưng nhẹ và đau âm ỉ vai trái. Sau đó, bệnh nhi đi khám được phát hiện u xương vai. Bệnh nhân tiếp tục khám tại Bệnh viện K cho kết quả khối sưng nề vùng vai trái, ấn đau tại chỗ, hạn chế vận động vai trái do đau.

Ngày 14/2, bệnh nhi được làm sinh thiết tại Bệnh viện K và kết quả giải phẫu bệnh cho thấy, bệnh nhân mắc u nguyên bào thần kinh type kém biệt hoá. Trên cộng hưởng từ phát hiện Khối ngấm thuốc mạnh, mất liên tục bỏ xương, xâm lấn phần mềm lân cận, kt 5 x 10 cm. Xạ hình xương chưa phát hiện tổn thương di căn xa.

Bệnh nhi được chuyển khoa Nhi điều trị hoá chất bốn chu kỳ. Sau điều trị khối u co nhỏ, bệnh nhân đỡ đau, vận động vai tốt và được xếp lịch phẫu thuật. Ngày 17/8, kíp phẫu thuật gồm bác sĩ Trần Trung Dũng, giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, ê kip Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao Bệnh viện Tâm Anh cùng Bệnh viện K, cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và khối u, thay thế bằng xương bả vai nhân tạo được in 3D với vật liệu PEEK.

Một ngày sau mổ, bệnh nhi ngồi dậy được, vận động vai nhẹ nhàng theo hướng dẫn. Tiến triển các ngày sau mổ thuận lợi, không có biểu hiện nhiễm trùng, biên độ vận động cải thiện dần. chúng tôi Trần Trung Dũng cho biết, kết quả bước đầu của ca phẫu thuật cho bệnh nhi này khả quan với các yêu cầu về giải phẫu và thẩm mỹ cũng như chức năng.

Được biết, bé trai là trường hợp thứ hai tại Việt Nam được thay xương bả vai nhân tạo, đồng thời bệnh nhân nhỏ tuổi nhất. Trước đó, một nữ giáo viên 43 tuổi ở Thái Nguyên được thay xương bả vai. thế giới từ lâu đã ứng dụng kỹ thuật tạo hình xương bả vai, riêng châu Á chỉ mới hơn 10 ca được thay thế xương bả vai nhân tạo.

Xương bả vai nhân tạo làm bằng vật liệu sinh học PEEK. Ảnh: Nhân dân

Theo TS Dũng, ung thư xương bả vai khá hiếm gặp nhưng lại là thách thức rất lớn với các bác sĩ trong điều trị, không chỉ đơn thuần là điều trị ung thư cắt bỏ khối u triệt để mà còn phục hồi hoặc thay thế các phần chi thể bảo đảm chức năng vô cùng quan trọng của xương bả vai trong vận động khớp vai, thẩm mỹ cơ thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sự hiếm gặp của tổn thương u xương bả vai kèm theo cấu trúc phức tạp về giải phẫu và chức năng làm cho việc cân nhắc tạo hình lại xương bả vai cho các bệnh nhân ung thư đôi khi đi vào bế tắc và không có giải pháp.

Một trong những khó khăn khi thực hiện phẫu thuật là xương bả vai nhân tạo không sẵn có do cấu trúc giải phẫu mỗi người khác nhau vì vậy phẫu thuật phục hồi lại đòi hỏi việc sản xuất riêng theo thông số của bệnh nhân mà khả năng ở Việt Nam trước đây chưa thể đáp ứng ngay được.

Trao đổi với báo Nhân dân, giáo sư Trịnh Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu vật liệu y sinh, công ty cổ phần công nghệ y sinh Ngọc Bảo cho biết, vật liệu PEEK được sử dụng từ những năm cuối của thập kỷ 70 và đến năm 1997 thì chính thức được FDA Mỹ cấp phép sử dụng như một vật liệu sinh học sử dụng trong y học với hàng loạt các ứng dụng.

Với những ưu điểm như độ cứng, độ đàn hồi, trọng lượng tương tự như xương người. Quan trọng hơn nữa, với nhiệt độ nóng chảy của PEEK vào khoảng 400 độ C nên khả năng in 3D dễ phổ biến và đạt hiệu quả cao.

Tại Việt Nam, năm 2012, vật liệu PEEK chính thức được Bộ Y tế cấp phép sử dụng như một vật liệu dùng trong lĩnh vực y sinh. Công nghệ in 3D với vật liệu PEEK đã được Viện thực hiện với nhiều sản phẩm khác nhau như mảnh ghép hộp sọ, lồi cầu xương hàm dưới, các mảnh ghép cho vùng hàm mặt tuy nhiên đây là lần đầu tiên công ty thực hiện một sản phẩm giải phẫu hoàn chỉnh với độ phức tạp của thiết kế và yêu cầu của độ chính xác cao hơn rất nhiều.

Chủ Quan Với Cơn Đau Bả Vai, Cô Giáo Hà Nội Bị Ung Thư Xương Mà Không Biết

– Chị Thúy chịu đựng cơn đau âm ỉ như kiến cắn ở bả vai suốt 5 năm. Chỉ đến khi không nâng tay được mới đi khám, bác sĩ kết luận đã bị ung thư.

Tuyệt vọng vì ung thư xương bả vai

Chị Lương Thị Thúy, 43 tuổi, ở Thái Nguyên là giáo viên tiểu học. Chị chia sẻ, 5 năm trở lại đây, chị thường xuyên thấy tay phải của mình ngày càng đau, lúc đầu đau âm ỉ, như kiến cắn trong khớp vai phải, sau cơn đau lan dần lên phía ngực và ra phía sau.

Tuy nhiên, cơn đau không gây hạn chế vận động, không sốt cũng như không gầy sút cân nên chủ quan.

Sau đó, chị có đi khám ở một số cơ sở y tế nhưng cũng không phát hiện ra bệnh. Đến năm 2018, chị Thúy đến khám tại BV Việt Đức, được chẩn đoán u xương phải bả vai, khối u to bằng hòn bi ve đã xâm lấn phần mềm xung quanh.

Bác sĩ cho biết, đây là vùng rất nguy hiểm, là nơi mạch máu và thần kinh từ thân mình đi xuống tay, phẫu thuật rất dễ chạm vào thần kinh gây liệt, chạm vào mạch gây tổn thương mạch máu.

Nếu lấy bỏ khối u, đồng nghĩa với việc lấy toàn bộ xương bả vai, trong khi ở Việt Nam chưa có trường hợp hợp nào được thay khớp bả vai. Bài toán quá khó nên bác sĩ tạm thời kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau. Chị Thúy ra về trong tâm trạng vô cùng tuyệt vọng.

Trở về nhà, tình trạng của chị Thúy ngày một nặng thêm, không thể đi xe, không thể nâng tay. Không bỏ cuộc, chị đã đi khám thêm nhiều cơ sở y tế khác, gặp cả chuyên gia Singapore nhưng tất cả đều lắc đầu nói với cô là bệnh này chưa chữa được ở Việt Nam.

Đến đầu tháng 9/2019, nhờ người bạn thân giới thiệu, chị Thúy đến gặp chúng tôi Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc BV đa khoa Xanh Pôn.

Sau khi đọc kết quả và thăm khám kỹ lại khớp vai phải, PGS Dũng trấn an chị rằng có thể có cách chữa. 1 tuần sau đó, PGS Dũng liên tục đọc tài liệu, liên hệ với các giáo sư ở nước ngoài, đặc biệt là với Giáo sư ở Nakazawa, Nhật Bản – chuyên gia về thay xương bả vai và liên hệ công ty thiết bị thay khớp xem có nhập được xương bả vai nhân tạo không.

Sau khi tất cả đã chuẩn bị xong, PGS Dũng liên hệ với chị Thúy, đưa ra phác đồ: Cách thứ nhất, cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và khối u, sau đó khâu lại phần mềm.

Cách thứ hai là cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và khối u, đồng thời phẫu thuật thay toàn bộ xương bả vai phải – chính khối xương bị ung thư. Cách này kết hợp điều trị thuốc nội khoa đơn thuần, kết hợp xạ trị và hóa chất.

PGS Dũng cho biết, trên thế giới cũng không có nhiều nơi thực hiện kỹ thuật thay khớp bả vai. Tại châu Á, số ca thực hiện kĩ thuật này chỉ vài chục ca.

Vì không muốn trở thành người tàn tật, chị Thúy ngay lập tức đồng ý với phương án 2.

Lần đầu tiên Việt Nam thay khớp bả vai

Trước khi phẫu thuật, chị Thúy nhập viện BV K để xạ trị kết hợp hoá chất trước. 2 tháng sau, ngày 28/12 vừa qua, PGS Dũng cùng ekip mổ BV K đã cắt toàn bộ khối u xương và xương bả vai phải, đồng thời thay thế xương bả vai nhân tạo.

Ca phẫu thuật được thực hiện trong vòng 3 tiếng liên tục và thành công hơn cả mong đợi của kíp mổ.

PGS Dũng chia sẻ, khối u xương của bệnh nhân đã làm cho xương bả vai to và nặng gần gấp đôi xương thật, khối u đã lan rộng ra xung quanh, chèn ép vào một số nhánh dây thần kinh trên vai của bệnh nhân.

Với thành công này, chị Thúy là bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam được thay khớp bả vai. Đây là kĩ thuật khó do khác với các xương khác, xương bả vai là khối xương nằm phía sau ngực, không cố định chắc chắn vào bất cứ xương nào, mà “treo lơ lửng” giữa các khối cơ lưng và chi trên.

Vì vậy điều khó nhất trong phẫu thuật thay xương bả vai chính là làm sao cho xương bả vai nhân tạo sau khi thay thế vào vẫn treo giữa các khối cơ mà vẫn đạt giải phẫu ban đầu, không bị lệch hay biến dạng vai khi tay hoạt động. Đồng thời phải đảm bảo thẩm mỹ và không để lại biến chứng mạch máu và thần kinh nào.

Với thành công của ca phẫu thuật cho bệnh nhân Thúy sẽ mở ra cơ hội cho các bệnh nhân bị ung thư xương bả vai nói riêng, ung thư nói chung.

– Bệnh diễn tiến rất âm thầm, đến khi bệnh nhân thấy đau và đi khám thì khối u đã ăn mục ruỗng xương và xụn.