Top 5 # Vaccine Ung Thư Tử Cung Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Vaccin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Cho tôi hỏi ngoài vaccin Gardasil có loại vaccin nào ngừa ung thư cổ tử cung dùng cho phụ nữ trên 26 tuổi khộng bán ở đâu, giá như thế nao? Xin cảm ơn!

Đây là loại vắc-xin tái tổ hợp phòng ung thư cổ tử cung có dạng bào chế dung dịch tiêm bắp, số đăng ký QLVX-H07-09, do Cty Merk&co.,inC (Wesst Point, PA 19486 USA) sản xuất.

Tại buổi họp báo tổ chức tại TPHCM vào 21/9, Cty MSD Việt Nam cho biết Bộ Y tế vừa cấp phép lưu hành vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC) có tên Gardasil tại Việt Nam. Đây là vắc xin UTCTC đầu tiên trên thế giới đã có mặt tại nước ta.

Theo bà Kha Mỹ Linh- Tổng GĐ và Trưởng đại diện Cty MSD Việt Nam, vắc xin trên được chỉ định cho đối tượng là nữ từ 26 tuổi trở xuống. Vắc xin này tiêm định kỳ 3 liều trong thời gian 1 năm và có khả năng phòng ngừa UTCTC trong vòng 30 năm.

Hiện vắc xin trên đã được đưa vào sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện phụ sản, Trung tâm Y tế dự phòng ở Hà Nội và Viện Pasteur TPHCM. Một liều có giá 100USD.

Theo bà Linh, Cty đã thử nghiệm lâm sàng vắc xin này trên 25.000 đối tượng trên toàn thế giới. Kết quả cho thấy: Gardasil ngừa được 99% tổn thương tiền UTCTC và 95% trường hợp loạn sản CTC mức độ thấp…Báo cáo tại buổi công bố vắc xin trên, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng- Nguyên GĐ Bệnh viện Từ Dũ cho biết: Trên thế giới UTCT gây tử vong hang thứ 2 ở phụ nữ, khoảng 650 phụ nữ tử vong mỗi ngày. Tại VN số liệu thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy mỗi ngày có 9 người chết vì căn bệnh này.

Tuy nhiên việc phòng ngừa, sang lọc vẫn chưa được quan tâm. Tại TPHCM có hơn 3 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhưng mỗi năm tại BV Từ Dũ, Hùng Vương và các bệnh viện sản tư nhân khác chỉ làm sang lọc cho khoảng 300.000 người, ở các tỉnh khác tỷ lệ càng thấp hơn.

Theo bác sĩ Phượng, cứ 1 triệu người nhiễm vi rút HPV gây UTCTC thì có 100.000 người bị tiền UTCTC và 1.600 người bị UTCTC xâm nhiễm.

Về MSD

Merck Sharp & Dohme (hay “Merck & Co., Inc.” Hoa Kỳ- có trụ sở chính tại Whitehouse Station, N.J., U.S.A.) là công ty Dược phẩm toàn cầu chuyên về nghiên cứu, ưu tiên đặt bệnh nhân lên hàng đầu. Thành lập vào năm 1891, MSD hiện đang khám phá, phát triển, sản xuất và tiếp thị các loại vắc xin và thuốc nhằm giải quyết các nhu cầu y tế chưa đáp ứng.

MSD Việt nam dành hết mọi nỗ lực vào các chương trình và những dự án cộng tác nhằm cải thiện kiến thức và mở rộng khả năng tiếp cận dược phẩm. Những chương trình chung sức của tổng công ty MSD tại Việt nam là cung cấp vắc xin GARDASIL cho tổ chức phi lợi nhuận PATH trong dự án về vắc xin HPV; trao tặng sản phẩm với lượng lớn cho trẻ em có nhu cầu; tặng 50.000 Mỹ kim cho chương trình chung sức giảm hậu quả của cơn bão Lekima, và tặng sách hướng dẫn thực hành Y khoa ( Merck Manual) cho nhân viên y tế tại Việt nam. Muốn biết thêm thông tin về các chương trình chung sức của tổng công ty MSD toàn cầu, xin xem trang web chúng tôi Theo (TPO)

Bạn có thể liên hệ với các bệnh viện phụ sản, Trung tâm Y tế dự phòng ở Hà Nội và Viện Pasteur TPHCM.

Vaccine Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung (Hpv)

Có rất nhiều loại virut gây ung thư cổ tử cung ở người. Loại vaccine HPV đầu tiên giúp ngừa hai loại HPV 16 và 18 –  gây ra hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, loại vaccine mới nhất hiện tại có thể ngăn ngừa được 9 loại vi rút.

Vaccine HPV –  chống lại ung thư cổ tử cung Có rất nhiều loại virut gây ung thư cổ tử cung ở người. Loại vaccine HPV đầu tiên giúp ngừa hai loại HPV 16 và 18 –  gây ra hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, loại vaccine mới nhất hiện tại có thể ngăn ngừa được 9 loại vi rút. Vaccine HPV được sử dụng ở 84 nước trên thế giới bao gồm có Mỹ, Úc, Canada, hầu hết Châu Âu và hơn 80 triệu người trên thế giới đã sử dụng vaccine này. Ở Úc, Đan Mạch, Scotland và Anh đã có những bằng chứng chứng minh vaccine HPV đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa HPV.

Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung là một ung thư phổ biến nhất ở nữ giới dưới 35 tuổi. Tại Anh, có khoảng 3000 trường hợp ung thư cổ tử cung được chẩn đoán mỗi năm và khoảng 900 trường hợp trong số đó tử vongdo nguyên nhân này. Ung thư cổ tử cung phát triển ở cổ tử cung (lối vào dạ con – xem hình mình họa) bởi một loại vi rút tên là vi rút Human Papilloma virus  (gọi tắt là HPV).

HPV và đường lây truyền Vi rút HPV lây truyền  qua đường tình dục với  người mang vi rút. Thông thường, việc nhiễm vi rút sẽ không gây ra triệu chứng gì, tuy nhiên cũng có thể gây u nhú sinh dục. Không phải tất cả mọi trường hợp nhiễm vi rút đều sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung, nhưng việc tiêm ngừa đóng vai trò quan trong trong việc bảo vệ và chống lại những loại HPV nguy hiểm nhất gây ra ung thư cổ tử cung.

Nữ đã có quan hệ tình dục có nên tiêm ngừa HPV? Chắc chắn có. Nếu bạn đã có quan hệ tình dục và ở trong nhóm tuổi có chỉ định thì cần tiêm ngừa.

Phản ứng có thể gặp khi tiêm vaccine Giống như hầu hết việc tiêm ngừa các vaccine khác, những phản ứng phụ của tiêm ngừa HPV có thể có như đau, sưng, tấy đỏ ở vùng tiêm. Một số phản ứng nặng khác như dị ứng thì rất hiếm khi xảy ra vì vaccine HPV đã được kiểm định nghiêm ngặt và được chứng minh là rất an toàn.

Những ai nên tiêm ngừa HPV? Tại Mỹ: vaccine HPV được khuyến cáo cho bé gái trong độ tuổi 11 – 12. Nữ giới từ 13 – 26 chưa tiêm ngừa hoặc chưa tiêm đủ liều cũng cần tiêm ngừa. Vaccine HPV cũng có thể được chỉ định cho bé gái từ 9 tuổi. Trung tâm kiểm  soát dịch bệnh Hoa Kì khuyến cáo nên tiêm 2 mũi vaccine HPV trong độ tuổi 11 -12 tuổi để ngăn ngừa các ung thư gây ra bởi HPV. Tại Anh: vaccine ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến cáo cho tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 12 – 18 tuổi Tại việt nam độ tuổi khuyến cáo nên tiêm là nữ giới từ 9 – 26 tuổi.

Nếu 15 tuổi mà tôi chưa tiêm ngừa HPV thì sao? Nếu bạn chưa tiêm ngừa HPV trước 15 tuổi, bạn cần phải tiêm 3 mũi HPV để đượcbảo vệ tốt nhất, vì ở độ tuổi này thì cần nhiều liều vaccine hơn để tạo đủ kháng thể cần thiết.

Đã tiêm ngừa rồi có cần tầm soát ung thư cổ cung? Có. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung (pap smear) vẫn rất quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung dù bạn có tiêm ngừa hay không.

(BS Nguyễn Thị Hồng Anh, lược dịch)

Cha Đẻ Hpv: Không Có Chuyện Vaccine Phòng Ung Thư Tử Cung Gây Tử Vong

Phóng viên SK&ĐS đã có buổi trò chuyện với GS. Ian Frazer, người phát minh ra vaccine ngừa ung thư tử cung (HPV) về tính an toàn của vaccine HPV.

PV: Xin Giáo sư có thể cho biết về những bước tiến trong điều trị ung thư trên thế giới?

GS. Ian Frazer: Có những bước đột phá trong việc điều trị ung thư. Chẳng hạn như một số loại thuốc mới sử dụng hệ miễn nhiễm của cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Các loại thuốc này không độc, không trực tiếp giết chết tế bào ung thư mà giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư. Có những loại thuốc mới có thể chống lại sự lan tỏa của ung thư bằng cách tăng cường sức đề kháng của cơ thể giúp chống lại tế bào ung thư.

PV: Xin ông đánh giá về ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị ung thư và phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu theo phần trình bày của Viện Huyết học Truyền máu TW? Ứng dụng công nghệ tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư mà Đại học Y Hà Nội đã thuyết trình? Những công nghệ này sẽ góp phần kéo dài cuộc sống của người bệnh ra sao?

GS. Ian Frazer: Hầu hết các quốc gia đều ghi nhận phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu hỗ trợ điều trị ung thư, giúp tái tạo tế bào máu cho người bệnh trong quá trình hóa trị. Phương pháp này không quá khó để áp dụng nhưng hiện nó còn khá mới mẻ và tốn kém. Tuy nhiên đây là một khâu quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân. Ứng dụng tế bào gốc cho các mục đích xa hơn thế thì vẫn còn ở trong giai đoạn thử nghiệm, bởi vậy chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn nữa. Chẳng hạn gần đây có một bác sĩ tại Australia đã dùng tế bào gốc để tạo ra thận mới cho chuột. Và rất có thể trong tương lai không xa chúng ta có thể làm điều tương tự với con người. Chẳng hạn bạn có thể dùng tế bào gốc của chính mình để tạo ra một quả thận mới trong trường hợp bạn bị suy thận.

Có hai điều cần lưu ý: Thứ nhất, chúng ta chỉ nên tiêm vaccine khi chưa bị nhiễm HPV, đó là lý do tại sao chúng ta tiêm cho người từ 12 tuổi. Nó chỉ có tác dụng bảo vệ khi chúng ta chưa bị nhiễm HPV, còn nếu nhiễm rồi thì không có tác dụng bảo vệ. Thứ hai, đó là vaccine này bảo vệ người bệnh trước khoảng 95% các nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, có một tỷ lệ phần trăm nhỏ các chủng vi rút chưa được bao gồm trong vaccine, chúng ta cần nghiên cứu thêm một vài chủng vi rút nữa để đảm bảo giải quyết 100% nguy cơ.

PV: Một trong những nguyên nhân gây ra ung thư là độc tố từ môi trường. Australia có kinh nghiệm gì về vấn đề này hay không?

GS. Ian Frazer: Hiển nhiên là môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta. Chúng ta biết rằng khoảng một phần ba tổng số ca ung thư có nguyên nhân từ các vấn đề về môi trường. Các hóa chất xả thải ra môi trường cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ra các căn bệnh ung thư. Có rất nhiều ví dụ về các trường hợp đã xảy ra trong quá khứ chứng minh cho điều này. Tôi đã từng không dám ăn hải sản tại một vùng ở Australia nơi nguồn nước bị ô nhiễm do các nhà máy hai bên sông xả ra. Các kim loại nặng, thủy ngân cùng nhiều độc tố khác sau 40 năm vẫn còn lưu lại ở tầng đáy sông khiến cá ở đây nhiễm độc. Rất khó để loại bỏ tất cả các hóa chất độc hại ra khỏi môi trường sống, nhưng chúng ta cần nỗ lực càng nhiều càng tốt trên lĩnh vực này. Australia có những điều luật rất chặt chẽ về quản lý môi trường, chống ô nhiễm để ngăn chặn điều đó xảy ra. Nếu công ty nào vi phạm họ sẽ bị phạt rất nặng, với những hình phạt đủ để ngăn chặn họ tái phạm. Tôi nghĩ chúng ta cần nhận thức rất rõ rằng bất kỳ hình thức tác động đến môi trường nào làm thay đổi điều kiện tự nhiên của môi trường đều là có hại, và nó có thể làm gia tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư. Theo tôi, để giảm thiểu tác động của xả thải ra môi trường biển, trước khi các nhà máy đi vào hoạt động, chúng ta nên có cơ chế đánh giá tác động môi trường của nhà máy đó trước khi cấp phép. Cần có chế tài xử lý nghiêm khắc để ngăn chặn hậu quả tác động lên môi trường.

PV: Trân trọng cảm ơn ông! Nguyễn Vân

( thực hiện)

Nguồn: SKDS

Bạn Có Biết: Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Bằng Cách Tiêm Vaccin

Nếu bạn là nữ giới và đang ở trong độ tuổi từ 9 – 26 thì sẽ được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên tiêm phòng vaccin HPV. Đây là một trong những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung ngay từ sớm. Vậy tiêm vaccin phòng HPV mang lại những lợi ích gì cho bạn gái?

Bạn biết gì với cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng việc tiêm vaccin?

Tại sao nên tiêm vaccin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV)?

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới và chiếm tỷ lệ tử vong cao. Nữ giới ở độ tuổi nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này, nhưng những người ở độ tuổi từ 35 – 40 trở đi sẽ cần thận trọng hơn với loại bệnh này.

90% nguyên nhân phổ biến khiến cho nữ giới mắc phải ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus). Loại virus này có rất nhiều chủng loại khác nhau, nhưng 4 chủng HPV type 6, type 11, type 16, type 18 và một vài chủng khác là yếu tố chính gây nên căn bệnh này.

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: do tiếp xúc qua da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với âm đạo, tử cung, dương vật, hậu môn của người mắc bệnh.

Không chỉ vậy, bệnh còn có thể lây truyền qua những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót,… Thậm chí, HPV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ, gây đa bướu gai đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây bệnh này, nên việc chủ động tiêm vaccin chính là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung sớm mà các bạn nữ nên thực hiện.

Tiêm vaccin phòng ngừa ung thư cổ tử cung – bạn cần biết những gì?

Như ở trên đã nói, vaccin phòng HPV được khuyến cáo tiêm trong độ tuổi 9 – 2 tuổi, bất kể bạn đã quan hệ tình dục hay chưa. Việc tiêm phòng càng sớm thì khả năng đáp ứng miễn dịch càng cao.

Có 2 loại vaccin phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiện đang được sử dụng tại Việt Nam là: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Với mỗi loại vaccin sẽ có thể phòng ngừa số chủng virus, đối tượng tiêm, thời gian tiêm cũng như tác dụng khác nhau.

Có nhiều trường hợp đặt ra câu hỏi về việc bị nhiễm HPV rồi thì có tiêm phòng được hay không? Trên thực tế, HPV có nhiều chủng loại khác nhau. Do đó, để bản thân được bảo vệ tốt nhất và có cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện làm các xét nghiệm (nếu cần) về việc tiêm phòng vaccin.

Ngay cả khi bạn đã tiêm phòng, thì bạn vẫn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung ít nhất 3 năm / lần. Bởi có đến 30% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung là do những type virus mà vaccin không phòng chống được. Chính vì thế, bên cạnh việc tiêm phòng, thì khám sức khỏe và tầm soát tế bào ung thư định kỳ vẫn là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung mà bạn nên lưu ý đến.

Bên cạnh đó, bạn nữ cũng cần biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân để phòng tránh căn bệnh này:

Xây dựng thói quen sống khoa học: chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, vệ sinh sạch sẽ (đặc biệt với vùng kín), tránh dùng thuốc lá và các chất kích thích (rượu, bia,…).

Quan hệ tình dục an toàn, nên dùng các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn mối lo ngại từ ung thư cổ tử cung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Lựa chọn các loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cơ thể, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung định kỳ.