Top 9 # Vacxin Ngua Ung Thu Co Tu Cung Co May Loai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Download Nhung Loai “Gio Doc” Gay Ung Thu

Những loại “gió độc” gây ung thư Ba loại ung thư thường gặp thật khó trị: cứ 100.000 dân thì có 29,3 người mắc ung thư gan, 25,7 ung thư vướng phổi và 18,9 dính ung thư bao tử. Ông trời sao thật trớ trêu. Không phải đâu, người làm người chịu. Vi rút và chất cồn – Ung thư gan Hiện có cơn dịch nhiễm virút viêm gan HBV và HCV ở nước ta. Rõ ràng nhiễm virút viêm gan dẫn đến ung thư gan. Đây là gánh nặng cho các nước đang phát triển, loại này gây tử vong hàng thứ ba toàn cầu, thường gặp ở nam giới. Việt Nam có nguy cơ cao lắm: 42,3 nam và 18,5 nữ mới mắc tính trên 100.000 dân, cao hơn nguy cơ ở Trung Quốc 37,4 (nam) và 13,7 (nữ). Thói quen nhậu bí tỉ cặp kè nhiễm aflatoxin trong thức ăn nhiễm mốc giúp cho vi-rút tấn công gan như vào thành không nhà trống. Thuốc lá – Ung thư phổi Ung thư phổi là loại thường gặp nhất trên toàn cầu, gây tử vong số một. Xấp xỉ ung thư gan, không chỉ ở đàn ông mà cả phụ nữ. Chắc ai cũng hiểu vì sao. Tác hại của khói thuốc lá thật rõ. Đàn ông đã đành bụng làm dạ chịu, phụ nữ nước ta ít hút thuốc, lại quen hít khói ké. Năm 2008, có 37,6 ca trên 100.000 đàn ông và 16,4 trên 100.000 phụ nữ. Nhìn sang láng giềng, ung thư phổi là loại thường gặp nhất ở đàn ông Trung Quốc (45,9) và thứ nhì ở phụ nữ (21,3). 80% các trường hợp ung thư là do lối sống, dinh dưỡng không lành mạnh Khuẩn và thức ăn muối – Ung thư bao tử Cùng chia sẽ nguy cơ cao ở Hàn Quốc (41,4/100.000), Nhật Bản (31,1) và Trung Quốc (29,9). Mối liên hệ với nhiễm khuẩn H. Pylori và thức ăn muối mặn đã được xác định, thêm khói thuốc lá liên thủ khiến nguy cơ vượt trội ở đàn ông. Lối sống kiểu Tây – Ung thư đại trực tràng Xuất độ là 9,2/100.000. Thử so với các nước châu Á khác (Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore) xuất độ đến 30-40/100.000, phù hợp gia tăng nguy cơ của các nước công nghiệp do nếp sống phương Tây: chế độ ăn nhiều chất béo, ít rau quả, hút thuốc, ngồi một chỗ, ít vận động và béo phì do fast food. Vi rút và lối sống – Ung thư vú và cổ tử cung Đúng là ung thư nào cũng đáng sợ nhưng chị em đâu biết rằng các bệnh này của phụ nữ không đe doạ bằng các loại khác. Ở nước ta ung thư vú còn nhường ung thư gan và ung thư phổi. Số mới mắc là 15,6/100.000 phụ nữ. Ở các nước giàu như Tây Âu và Bắc Mỹ nguy cơ cao lắm: 89/100.000. Phụ nữ Trung Quốc có nguy cơ cao hơn (21,6), Hàn Quốc (38,9), Nhật Bản (42,7). Sát bên ta, Singapore lại vượt trội 59,9. Phải chăng do nếp sống phương Tây: độc thân, có con đầu lòng trễ, không cho con bú mẹ, chế độ ăn béo, thiếu vận động…? Ung thư cổ tử cung xuống hạng rồi, chỉ còn 11,4/100.000. Thật đáng mừng. Vài chục năm trước, đây là ung thư thường gặp nhất của phụ nữ ở TPHCM. Đã nhẹ hơn nửa gánh rồi. Thật hay nhờ chương trình rà tìm gồm khám phụ khoa định kỳ với xét nghiệm Pap. Mới đây lại biết rõ các virút HPV 16-18 cùng vài týp khác gây ung thư đã có vắc-xin trị. Đừng để bệnh nhập vào Ngày nay, con người biết nhiều nguyên nhân gây bệnh nhờ nắm được gánh nặng ung thư toàn cầu: Khoảng 80% do những gì con người ăn uống, hít thở, cọ xát hoặc phơi trải. Rõ là nước ta cũng trên một chuyến tàu: – Khói thuốc lá: Thuốc lá ra đòn sát thủ êm ái mà hết sức tàn độc. Khói thuốc lá chứa hơn 60 chất sinh ung, gây 15 loại ung thư, đâu chỉ hại người nuốt khói mà cả những người hít khói. – Bệnh lây truyền: Virút, vi khuẩn và ký sinh trùng gây 20% ung thư của loài người. Các virút âm thầm mai phục, nay lần mai lữa, bệnh trổ ra thì trở tay không kịp. Viêm gan do virút HBV và HCV lâu ngày dẫn đến ung thư. Các virút HPV gây ra nhiều ung thư, đặc biệt là cổ tử cung. Vi khuẩn H.Pylori có thể gây ung thư bao tử. – Nếp sống không lành: bệnh theo miệng mà vào, ăn uống không lành kèm thêm thiếu vận động, béo phì tăng nguy cơ ung thư bao tử, ruột già, vú… Có người nói “Phòng ngừa bệnh ung thư! Nói giỡn sao? Điều trị còn chưa được mà tính tới chuyện ngừa bệnh” thì chắc họ còn ngủ mơ. Đã biết nhiều thứ gây bệnh thì sao không phòng được. Năm 2010, WHO ước tính có thể phòng ngừa khoảng 40% số người mới mắc bệnh ung thư trên toàn cầu nhờ: – Sống lành: tránh xa khói thuốc lá. Tránh uống rượu quá đà. – Phòng tránh bệnh lây truyền (may quá đã có vắc-xin ngừa HBC, HPV; thử được H. Pylori). – Tập thể dục đều, ăn đúng (tránh thức ăn muối mặn, quá béo, cháy quá, thức ăn nhanh…), ăn lành (ăn nhiều rau đậu, trái tươi), giữ cân vừa phải

Bệnh Co Thắt Tâm Vị – Family Hospital

– Người bệnh thường có diễn biến từ từ, ít cấp tính với các biểu hiện cơ năng:

+ Đau ngực sau xương ức hoặc cảm giác đè ép ở ngực nhất là sau khi nuốt.

+ Nuốt khó, cảm giác ứ lại ở vùng ngực, người bệnh phải uống thêm nước khi ăn. Nuốt khó xuất hiện thất thường lúc có lúc không.

+ Cảm giác nghẹn, ợ, trào ngược thức ăn xuát hiện sau ăn, khiến bệnh nhân có cảm giác sợ ăn

– Khi khám thực thể: có thể gặp tình trạng gày, suy kiệt do ăn kém. Nếu đặt ống nghe ở múi ức có thể nghe thấy tiếng nuốt ừng ực khi uống nước do tâm vị bị co thắt, nước đi qua chỗ hẹp nên phát ra tiếng động

Một số các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị

– Chụp Xquang thực quản uống thuốc cản quang Baryte:

+ Lòng thực quản giãn rộng nhu động kém; thành thực quản vẫn nhẵn, phẳng

+ Phần thực quản – tâm vị thuôn nhỏ lại như đuôi củ cải (hình đầu bút chì) nhưng vẫn rõ nét, đều đặn.

– Nội soi thực quản dạ dày:

+ Thực quản giãn rộng, đọng thức ăn cũ, mới, nhiều nước

+ Niêm mạc thực quản thường xung huyết, trợt thậm trí loét

+ Nội soi giúp phát hiện nguyên nhân gây giãn thực quản như ung thư tâm vị, thoát vị hoành, khối u trung thất đè vào thực quản… để chẩn đoán phân biệt.

+ Cơ thắt thực quản dưới co thắt chặt, máy nội soi đi qua rất vướng, khó khăn

Một số phương pháp điều trị bệnh co thắt tâm vị     

Điều chỉnh chế độ ăn:

Cần duy trì chế độ ăn phù hợp như ăn thức ăn lỏng đủ calo, ăn nhiều lần trong ngày, ưỡn cổ ra phía sau khi nuốt, thở ra mạnh để thức ăn dễ đi xuống, uống nước ấm nóng…, hạn chế ăn nhiều vào tối trước đi ngủ, đề phòng trào ngược khi nằm ngủ.

Không uống rượu, không hút thuốc, hạn chế các loại thực phẩm có nhiều gia vị, hành tỏi, không nên uống nước lạnh, ….

Chế độ điều trị bằng dùng thuốc:

Thuốc an thần (seduxen…), thuốc giảm co thắt (Spasmaverin, Nospa…), thuốc giãn cơ thắt thực quản dưới (chẹn kênh canxi, isosorbit dinitrat…), truyền đạm, máu khi suy kiệt…

Tiêm độc tố Botulinum

Đây là loại độc tốc lấy từ vi khuẩn độc thịt trực tiếp vào cơ thắt thực quản dưới dưới nội soi, chất này thường được dùng trong thẩm mỹ, làm đẹp vì tác dụng căng da mặt. Bolulium có tác dụng làm giãn tạm thời cơ thắt thực quản dưới, hết nuốt nghẹn.

Các biện pháp tâm lý liệu pháp: thiền, Yoga, giải stress,…

Điều trị can thiệp bằng nội soi:

Nong lỗ tâm vị khi có hẹp bằng nóng hơi, hiện nay đây là phương pháp hay được áp dụng nhất trên thế giới. Người ta dùng 1 bóng hơi có đồng hồ đo áp lực, đưa vào lòng thực quản qua máy sội soi. Tiến hành bơm căng bóng hơi giúp làm giãn tối đa cơ thắt thực quản dưới, có thể xé rách cơ thắt gây mất tác dụng co thắt. Phương pháp nên được tiến hành một số lần để đạt hiệu quả tối đa.

Bằng nội soi có thể dùng dao cắt trong niêm mạc thực quản đoạn 1/3 dưới, tạo đường hầm rồi cắt đứt cơ thắt dưới thực quản, đây là phương pháp mới nhất hiện nay trên thế giới, đòi hỏi trình độ kỹ thuật của bác sĩ nội soi phải rất cao.

Điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa:

Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở ngực – bụng (phương pháp Heller), phương pháp này được áp dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa và nội soi không đạt kết quả. Tuy nhiên cũng có một số biến chứng và phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật.

Trẻ Em Có Bị Viêm Đại Tràng Co Thắt Không?

Do hoạt động của các dây thần kinh trong ống tiêu hóa bị rối loạn: Các dây thần kinh chỉ huy hoạt động trong ống tiêu hóa hoạt động không ổn định có thể khiến vận chuyển và tiêu hóa thức ăn trong ruột bị nhanh hay chậm dẫn đến các triệu chứng tiêu chảy hay táo bón ở trẻ em. Khi đại tràng co thắt quá mạnh các cơn đau quặn bụng sẽ xuất hiện một thời gian nhất định rồi biến mất và sau đó có thể quay trở lại.

Do đường ruột của trẻ còn non yếu nên dễ bị nhạy cảm quá mức với 1 số loại thuốc trị bệnh

Do bị chấn thương tâm lý: Những trẻ gặp áp lực nhiều trong chuyện học hành, trẻ bị cha mẹ thường xuyên la rầy dẫn đến chấn thương tâm lý, bị trầm cảm rất dễ bị bệnh viêm đại tràng co thắt.

Do đường ruột bị nhiễm khuẩn: Các căn bệnh viêm ruột, viêm dạ dày do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đều có thể ảnh hưởng đến đại tràng của trẻ khiến cho bộ phận này bị co thắt mạnh gây đau

Do di truyền: Trẻ cũng có thể mắc bệnh viêm đại tràng co thắt do di truyền nếu trong gia đình có người thân từng mắc căn bệnh này.

Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt ở trẻ em

Trẻ bị bệnh viêm đại tràng co thắt sẽ có các triệu chứng như sau:

Trẻ thường hay bị đau quặn ở vùng bụng dưới rốn khu vực đại tràng, nhất là sau khi ăn no hoặc khi ăn đồ lạnh, ăn thức ăn lạ

Trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón dẫn đến hiện tượng đi cầu nhiều lần trong ngày hoặc 1 tuần chỉ đi ngoài 1 hai lần.

Đi ngoài xong cảm giác trẻ vẫn còn muốn đi nữa

Phân có thể lẫn chất nhày trong suốt

Bụng chướng căng do đầy hơi mặc dù đang đói

Trẻ biếng ăn, người mệt mỏi

Các triệu chứng đại tràng co thắt ở trẻ em có thể xuất hiện cùng lúc hoặc riêng lẻ, mức độ nặng hay nhẹ tùy theo tình trạng bệnh.Bệnh viêm đại tràng co thắt ở trẻ em nếu kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể chất và trí tuệ. Do vậy cha mẹ nên quan tâm đến con cái mình nhằm kịp thời phát hiện ra những bất thường trong sức khỏe của trẻ.

Trẻ em cũng có thể mắc bệnh viêm đại tràng co thắt, do đó, ba mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa thật tốt cho trẻ, đồng thời để ý quan sát các dấu hiệu mà trẻ có thể gặp để phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này.