Top 11 # Vacxin Ngừa Ung Thư Tử Cung Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Vacxin Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ nữ, và khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) chết vì ung thư cổ tử cung [1]. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung [2].

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, bệnh thường gặp ở phụ nữ ở 35 – 40 tuổi trở đi. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi 15 – 44[2]. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ với nhiều thiên chức lớn lao: làm vợ, làm mẹ, là người chăm sóc gia đình và hơn thế nữa, ở độ tuổi này phụ nữ cũng đồng thời đã tạo dựng được sự nghiệp của mình.

Nhiễm virus Human papillomavirus (HPV) được xác định là nguyên nhân cần thiết gây UTCTC. Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển UTCTC như phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người; dùng thuốc tránh thai kéo dài; sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc lá; tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…

Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn từ lúc nhiễmHPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 – 15 năm. Đặc biệt giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng gì, do đó chị em không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân. Nếu chị em thấy mình có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng này. Khi các triệu chứng bị bỏ qua thì ung thư sẽ có thời gian để tiến triển đến những giai đoạn muộn hơn và việc điều trị sẽ càng khó khăn.

Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn UTCTC lại rất khó chữa. Kể từ khi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap) ra đời và ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm một cách đáng kể [3].

Nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán tại cơ sở chuyên khoa tuyến cuối và cập nhật ứng dụng công nghệ mới, kể từ tháng 7 năm 2012, Bệnh viện Từ Dũ chính thức đưa xét nghiệm phát hiện sớm ung thư CTC ThinPrep Pap Test vào phục vụ chẩn đoán và điều trị UTCTC tại bệnh viện.

ThinPrep Pap Test được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận đưa vào sử dụng từ tháng 05/1996. Phương pháp này hiện đang được sử dụng phổ biến tại Mỹ, Châu Âu cũng như các nước trong khu vực. ThinPrep Pap Test là bước cải tiến kỹ thuật của phương pháp Pap smear truyền thống, thông qua công nghệ chuyển tế bào có kiểm soát bằng màng lọc giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện.

Tại Việt Nam, ThinPrep Pap Tets cũng đã được triển khai rộng khắp các bệnh viện trong cả nước như: Bệnh viện Phụ Sản TW, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương, Phụ sản Hà Nội, K, ung bướu Hồ Chí Minh, phụ sản Hải Phòng…

Các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng ThinPrep Pap Test tăng tỷ lệ phát hiện bệnh không chỉ ở chỗ cải thiện việc lấy mẫu bệnh phẩm mà còn do loại bớt các thành phần gây nhiễu ( máu, chất nhầy…) nhờ chuẩn bị lam bằng máy T2000.

Có thể nói, nhờ có các công cụ chẩn đoán sớm chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh UTCTC nguy hiểm. Mỗi phụ nữ hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của mình bằng cách khám phụ khoa và làm xét nghiệm UTCTC định kỳ.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Ngừa Ung Thư Vòm Bằng Phương Pháp Tiêm Vacxin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Thứ bảy, 26/09/2015 22:05

Các nhà khoa học Autralia cho biết việc tiêm vaxin ngừa ung thư cổ tử cung sẽ có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư vòm họng một cách hiệu quả.

Tiến sỹ Mahiban Thomas – Trưởng khoa Hàm mặt trực thuộc Bệnh Viện Hoàng Gia Darwin – Australia cho biết hơn 70% những trường hợp mắc UT cổ tử cung, UT buồng trứng là do virut HPV gây ra. Các nhà khoa học cũng đồng thời khẳng định rằng loại virut này không chỉ gây hại cho phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nam giới. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện được sự có mặt của chủng virut HPV trong dịch tiết của những người được chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng .

Mới đây Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ đã đăng tải thông tin rộng rãi cho thấy rằng vurut HPV có thể được lây truyền qua đường quan hệ tình dục bằng miệng. Các bác sỹ khuyến cáo việc quan hệ bằng đường miệng có thể khiến nam giới có nguy cơ mắc ung thư vòm họng và một số bệnh lý vùng đầu cổ khác.

Trước phát hiện trên các bác sỹ khuyến cáo để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh mọi người cần chủ động tiêm vacxin HPV. Hiện nay chính phủ Australia đã triển khai rất nhiều những hành động cụ thể để bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ mắc bệnh.

Tại Mỹ và một số quốc gia phát triển chính phủ đã triển khai việc tiêm vacxin ở cả nam và nữ. Bên cạnh việc bảo vệ cả nam và nữ khỏi nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh ung thư dương vật, UT hậu môn hoặc một số bệnh lý khác do virut HPV gây ra. Việc tiêm vacxin không chỉ giúp bản thân người được tiêm phòng khỏi nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp bạn tình ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh.

Các giáo sư thuộc bang Ohio nước Mỹ cho biết những nam giới thường xuyên có hành vi quan hệ tình dục có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn rất nhiều. Cụ thể có các chuyên gia cho biết những người có hành vi quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ mắc UT vùng đầu cổ hơn gấp 8 lần so với những người không hoặc ít khi quan hệ qua đường này.

Điều đáng chú ý đó là những người mắc UT vòm họng có xu hướng ngày càng gia tăng trong một số năm gần đây ngày một gia tăng và trong thời gian tới oral sex có thể trở thành tác nhân đầu tiên gây bệnh ung thư vòm họng.

Trước những thông tin trên các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chủ động tiêm phòng HPV để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh vùng đầu cổ từ viêm nhiễm đến ung thư.

Sau Khi Quan Hệ Có Tiêm Được Vacxin Hpv (Vacxin Ngăn Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung)

Theo thông tin từ HPV Information Centre, mỗi ngày Việt Nam có khoảng 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Trong đó, thủ phạm gây bệnh chính là vi rút HPV tuýp 16,18.

Nếu đã nhiễm HPV, cơ thể có cơ chế tạo miễn dịch thụ động. Trong khi đó, vắcxin phòng ngừa nhiễm HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động. Vì vậy, việc tiêm phòng HPV vẫn được khuyến khích cho dù bạn đã từng quan hệ tình dục

Một trong những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay là tiêm phòng vắc xin HPV. Nhưng rất nhiều người thắc mắc: “đã quan hệ rồi thì có tiêm HPV hay không” “tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ” “trong thời gian tiêm HPV có phải kiêng quan hệ hay không?

Đã quan hệ rồi thì có nên tiêm HPV nữa không?

Việc tiêm phòng vắc xin ngừa HPV đạt lợi ích tối đa khi tiêm cho bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và mụn sinh dục… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu đã từng quan hệ tình dục rồi thì tiêm vắc xin sẽ không có tác dụng nữa.

Theo các chuyên gia, những người đã từng quan hệ tình dục và đã có gia đình vẫn nên tiến hành tiêm phòng HPV.

HPV có nhiều tuýp khác nhau. Trên thực tế, chị em có thể nhiễm một hoặc vài chủng virus HPV sau khi quan hệ tình dục. Việc tiêm ngừa sẽ giúp phòng chống các chủng HPV khác mà chị em chưa mắc phải. Ngoài ra, HPV dễ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc xin ngừa được vấn đề này.

Tiêm phòng vắc xin ngừa HPV là cách phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, tuy nhiên, cũng giống như tất cả loại vắc-xin tiêm phòng khác, không phải cứ tiêm phòng là có thể hoàn toàn yên tâm 100% không mắc bệnh. Do đó, bên cạnh việc tiêm phòng, bạn vẫn cần tự chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, tập thể dục điều độ, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không nên quan hệ với nhiều bạn tình.

Đã quan hệ hay chưa vẫn nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ?

Vậy, tiêm phòng HPV có phải kiêng quan hệ hay không? Hiện tại, không có khuyến cáo cụ thể về việc kiêng quan hệ sau khi tiêm phòng

vắc xin ngừa HPV. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và yên tâm, bạn nên có biện pháp bảo vệ nếu quan hệ tình dục trong thời điểm đang tiêm vắc xin, bởi khi đó vắc xin có thể chưa tạo ra kháng thể giúp chống lại virus HPV, bạn vẫn có thể lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không an toàn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng HPV phải đạt tối thiểu hai mũi mới đủ mức độ bảo vệ chống ung thư cổ tử cung

Riêng đối với trường hợp dự định mang thai, chỉ nên mang thai sau khi tiêm mũi cuối tốt nhất là 3 tháng hoặc ít nhất phải 1 tháng. Nếu có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành 3 mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng để tiếp tục thai kỳ.

Cần lưu ý, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung cũng không thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung. Vì thế, bạn vẫn nên đến những bệnh viện, trung tâm uy tín tiến hành thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung.

Đặc biệt, những phụ nữ đã có gia đình, cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát ung thư định kỳ, ít nhất mỗi năm 1 lần để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Nguồn vnvc

Vacxin Phòng Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung

Vacxin phòng bệnh ung thư cổ tử cung

1. Tác dụng của vắc xin phòng ung thư tử cung

Có nhiều chủng HPV gây nên bệnh ung thư tử cung thường lây lan qua đường tình dục gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Hiện nay có hai loại vắc xin được sử dụng rộng rãi trên thế giới đó là Gardasil và Cervarix Cả hai loại này có thể ngăn chặn hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung nếu trước khi nữ giới tiếp xúc với vi rút gây bệnh.

Ngoài ra, cả hai có thể ngăn ngừa ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ, và Gardasil có thể ngăn chặn các mụn cóc ở bộ phận sinh dục ở phụ nữ và nam giới.

2. Sử dụng vắc xin ung thư cổ tử cung cho lứa tuổi nào

Vắc xin tiêm chủng ung thư cổ tử cung được khuyế n khích cho trẻ em cả gái và trai từ 11-12 tuổi mặc dù nó có thể tiêm chủng ở 9 tuổi nhưng mục đích chung là tiêm ngừa trước khi họ biết quan hệ tình dục. Một khi họ bị nhiễm với HPV thì vắc xin không hiệu quả bằng.

Nếu ở lứa tuổi từ 11-12 chưa được tiêm chủng thì trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch khuyến cáo. Nữ giới dưới 26 tuổi chưa được tiêm phòng chủng vắc xin ung thư cổ tử cung thì nên tiêm ngay vắc xin phòng chủng để ngừa bệnh.

Tiêm ba mũi vắc xin trong khoảng 6 tháng đối với cả hai loại vắc xin này. liều thứ hai cách liều thứ nhất 1-2 tháng và liều thứ 3 tiêm sau liều thứ nhất 6 tháng.

Chú ý: Khuyến cáo dùng vắc xin tiêm ngừa ung thư cổ tử cung cho phụ nữ mang thai hoặc những người bị bệnh nặng. Sau khi tiêm xong nếu thấy có hiên tượng dị ứng nào thì nên tới gặp bác sĩ.

3. Vì sao phải tiêm phòng 3 mũi vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung

4.Thuốc ngừa chủng ung thư cổ tử cung giúp phòng tránh bệnh trong quan hệ tình dục.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, Gardasil và Cervarix có hiệu quả trong các nhóm nữ giới trong độ tuổi hoạt động tình dục 26 hoặc trẻ hơn, một số người đã bị nhiễm một hoặc nhiều loại HPV. Tuy nhiên, Gardasil và Cervarix chỉ bảo vệ bạn từ các chủng cụ thể của HPV mà bạn đã không được tiếp xúc.

5.Tác dụng phụ của vắc xin phòng tránh ung thư cổ tử cung

Thường thù sau khi tiêm xong thì người tiêm biểu hiện các hiệu ứng nhẹ với thuốc như nhức đầu, sốt nhẹ hoặc có các triệu chứng giống như bị cúm. Đôi khi chóng mặt hoặc ngất xỉu xảy ra sau khi tiêm, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Còn lại ngồi trong 15 phút sau khi tiêm có thể làm giảm nguy cơ ngất xỉu. Ngoài ra, Cervarix cũng có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng.

Tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm các phản ứng dị ứng nặng và thần kinh, chẳng hạn như điểm yếu, tê liệt và sưng não – đã được báo cáo ở một số ít phụ nữ. Tuy nhiên, hầu như tất cả các báo cáo của các tác dụng phụ có hại đối dường như đã xảy ra một cách tình cờ trong khoảng thời gian tiêm chủng.

6.Những phụ nữ đã được tiêm phòng vaccin ung thư cổ tử cung vẫn cần phải làm xét nghiệm

Thuốc chủng ngừa ung thư cổ tử cung không có ý định để thay thế các xét nghiệm pap. Thói quen tầm soát ung thư cổ tử cung thông qua kiểm tra vùng chậu và xét nghiệm Pap thường xuyên vẫn là một phần quan trọng của chăm sóc y tế dự phòng của người phụ nữ.