Top 10 # Vacxin Ung Thư Cổ Tử Cung Giá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Vacxin Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung

16/09/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 1.112 lượt xem

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, độ tuổi nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung là từ 9 – 26 tuổi và chưa có quan hệ tình dục. Tuy nhiên vacxin này cũng có hiệu quả với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục và đã có con. Nhưng lưu ý là những đối tượng này cần chưa nhiễm virus gây ung thư cổ tử cung (HPV).Để biết chính xác bạn có nhiễm virus HPV hay không, bạn cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm HPV để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Trường hợp bạn chưa nhiễm virus HPV thì có thể tiến hành tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung.Bạn cần tiêm đủ 3 mũi vacxin phòng bệnh. Mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 2 tháng, mũi thứ 3 cách mũi đầu tiên 6 tháng. Bạn cần phải tiêm đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu để muộn so với lịch tiêm thì cần tiêm bổ sung mũi tiếp theo, không cần tiêm lại từ đầu.Trong trường hợp đang trong quá trình tiêm vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung mà có thai cần dừng tiêm đến khi sinh xong mới tiêm mũi tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian hoàn tất ba mũi tiêm không được quá 2 năm.

Việc tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vì thế bạn cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày: sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm các bệnh ở đường sinh dục; vận động thể dục thể thao hàng ngày và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.Bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể (nếu có) để kịp thời điều trị sớm bệnh.Bệnh viện Thu Cúc hiện không thực hiện dịch vụ tiêm vắc xin phòng ngừa HPV – virus gây ung thư cổ tử cung. Để tiêm phòng ung thư cổ tử cung, bạn có thể tới các bệnh viện phụ sản, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm y tế địa phương…Để tìm hiểu thêm thông tin về việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung hoặc đặt lịch tầm soát ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Thu Cúc, mời bạn liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Vacxin Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ nữ, và khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) chết vì ung thư cổ tử cung [1]. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung [2].

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, bệnh thường gặp ở phụ nữ ở 35 – 40 tuổi trở đi. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi 15 – 44[2]. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ với nhiều thiên chức lớn lao: làm vợ, làm mẹ, là người chăm sóc gia đình và hơn thế nữa, ở độ tuổi này phụ nữ cũng đồng thời đã tạo dựng được sự nghiệp của mình.

Nhiễm virus Human papillomavirus (HPV) được xác định là nguyên nhân cần thiết gây UTCTC. Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển UTCTC như phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người; dùng thuốc tránh thai kéo dài; sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc lá; tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…

Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn từ lúc nhiễmHPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 – 15 năm. Đặc biệt giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng gì, do đó chị em không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân. Nếu chị em thấy mình có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng này. Khi các triệu chứng bị bỏ qua thì ung thư sẽ có thời gian để tiến triển đến những giai đoạn muộn hơn và việc điều trị sẽ càng khó khăn.

Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn UTCTC lại rất khó chữa. Kể từ khi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap) ra đời và ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm một cách đáng kể [3].

Nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán tại cơ sở chuyên khoa tuyến cuối và cập nhật ứng dụng công nghệ mới, kể từ tháng 7 năm 2012, Bệnh viện Từ Dũ chính thức đưa xét nghiệm phát hiện sớm ung thư CTC ThinPrep Pap Test vào phục vụ chẩn đoán và điều trị UTCTC tại bệnh viện.

ThinPrep Pap Test được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận đưa vào sử dụng từ tháng 05/1996. Phương pháp này hiện đang được sử dụng phổ biến tại Mỹ, Châu Âu cũng như các nước trong khu vực. ThinPrep Pap Test là bước cải tiến kỹ thuật của phương pháp Pap smear truyền thống, thông qua công nghệ chuyển tế bào có kiểm soát bằng màng lọc giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện.

Tại Việt Nam, ThinPrep Pap Tets cũng đã được triển khai rộng khắp các bệnh viện trong cả nước như: Bệnh viện Phụ Sản TW, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương, Phụ sản Hà Nội, K, ung bướu Hồ Chí Minh, phụ sản Hải Phòng…

Các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng ThinPrep Pap Test tăng tỷ lệ phát hiện bệnh không chỉ ở chỗ cải thiện việc lấy mẫu bệnh phẩm mà còn do loại bớt các thành phần gây nhiễu ( máu, chất nhầy…) nhờ chuẩn bị lam bằng máy T2000.

Có thể nói, nhờ có các công cụ chẩn đoán sớm chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh UTCTC nguy hiểm. Mỗi phụ nữ hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của mình bằng cách khám phụ khoa và làm xét nghiệm UTCTC định kỳ.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Vacxin Phòng Chống Ung Thư Cổ Tử Cung Là Gì?

Vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung là gì? Các loại vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung. Tiêm vacxin chống ung thư cổ tử cung là gì? Tiêm vacxin phòng chống ung thư tử cung cần bao nhiêu mũi. Tiêm vacxin chống ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền. Tiêm vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung cần làm những xét nghiệm gì?

Vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung là gì?

Vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung là loại vacxin phòng chống virus HPV – Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Virus HPV – Virus Human Papillomavirus là tác nhân chính gây nên các bệnh ở bộ phận sinh dục. Các bệnh cụ thể như: sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, các bệnh ung thư âm hộ khác.

Virus HPV có khoảng 120 chủng loại khác nhau. Trong số 120 loại chủng HPV này, có 2 chủng HPV: HPV16 và HPV18 là nguyên nhân gây ra khoảng 70% số ca mắc bệnh ung thư cổ tử cung, 60% các bệnh về ung thư âm đạo, 40% các bệnh ung thư âm hộ, 80% các bệnh về ung thư hậu môn. Hai chủng HPV là HPV6 và HPV11 là nguyên nhân chính gây nên mụn cóc ở bộ phận sinh dục.

Tiêm vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung là gì?

Tiêm vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung có thể giúp ngăn chặn các chủng HPV có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng HPV sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi vacxin được tiêm trước khi bắt đầu hoạt động tình dục – trước khi xảy ra phơi nhiễm HPV.

Có những loại vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung nào?

Vacxin Gardasil thường được gọi với tên “vacxin ung thư cổ tử cung của Mỹ”. Hay cũng có tên gọi khác là vaxin tứ giá. Sở dĩ có những tên gọi này là vì vacxin này được sản xuất và cung cấp bởi Mỹ. Ngoài ra, tên gọi “vaxin tứ giá” xuất phát từ đặc tính về số lượng chủng virus HPV có thể phòng tránh.

Vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung Gardasil có thể phòng chống tới 4 loại chủng virus HPV khác nhau. Các loại chủng virus HPV này bao gồm: HPV16, HPV18, HPV6 và HPV11. Gardasil là vacxin phòng ngừa HPV nguy cơ gây nên bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, sùi mào gà, ung thư hậu môn từ HPV16 và HPV18. Và các trường hợp mụn cóc ở bộ phận sinh dục từ HPV6 và HPV11. Bốn loại chủng virus HPV này khi được phòng chống sẽ hạn chế được những trường hợp mắc bệnh.

Hiện nay, loại vacxin này được cấp phép tiêm cho cả nam và nữ tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam loại vacxin này mới được cấp phép sử dụng cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi.

Lịch tiêm của vacxin Gardasil bao gồm 3 mũi tiêm. Mũi tiêm 1 là ngày tiêm mũi đầu tiên. Mũi tiêm 2 được tiêm cách 2 tháng sau mũi tiêm đầu tiên. Mũi tiêm 3 được tiêm cách 6 tháng sau mũi tiêm đầu tiên.

Vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung Cervarix có xuất xứ từ Bỉ. Vacxin này còn có tên gọi là vacxin nhị giá. Tên gọi nhị giá là do vacxin này có khả năng phòng ngừa trường hợp gây bệnh từ hai chủng HPV là HPV16 và HPV18. Phòng ngừa các tổn thương ung thư ác tính và tiền ung thư trên cơ thể người.

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ và Úc, vacxin được chỉ định sử dụng cho cả nam giới và nữ giới từ 9 tuổi trở lên. Và ở một số nước còn cho phép tiêm vacxin Cervarix đối với phụ nữ 45 tuổi trở xuống. Tuy nhiên, ở Việt Nam vacxin Cervarix được chỉ định dùng cho bé gái từ 10 tuổi trở lên và phụ nữ dưới 25 tuổi.

Lịch tiêm của vacxin Cervarix cũng bao gồm 3 mũi. Tuy nhiên có sự khác biệt về thời gian cách nhau giữa các mũi so với vacxin Gardasil. Mũi tiêm 1 là ngày tiêm mũi đầu tiên. Mũi tiêm thứ 2 được tiêm cách 1 tháng so với mũi tiêm đầu tiên. Mũi tiêm thứ 3 được tiêm cách 6 tháng so với mũi tiêm đầu tiên.

Cần làm những xét nghiệm gì trước khi tiêm vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung

Trước khi tiêm vacxin chống ung thư cổ tử cung không cần làm các xét nghiệm. Điều kiện để thực hiện các mũi tiêm phòng HPV rất đơn giản. Tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26, không mang thai, không mắc các bệnh cấp tính và không dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc là có thể tới các cơ sở y tế để tiến hành tiêm vacxin phòng HPV. Khi tới các cơ sở y tế để tiêm phòng, bạn sẽ được kiểm tra, sàng lọc trước.

Tiêm vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?

Với 2 loại vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung khác nhau cũng có 2 mức giá khác nhau. Mức giá này được áp dụng hầu như giống nhau tại các cơ sở y tế.

Đối với vacxin Gardasil: 1.300.000 đồng/ lần

Đối với vacxin Cervarix: 850.000 đồng/ lần

Các loại vacxin này tuy có tác dụng phòng tránh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất, cần thăm khám định kì tại các cơ sở y tế để được tư vấn và phát hiện bệnh kịp thời.

4 Điều Nên Biết Khi Tiêm Vacxin Ung Thư Cổ Tử Cung

Ai nên và không tiêm vacxin ung thư cổ tử cung, tính hiệu quả của loại vacxin này như thế nào… là thắc mắc thường gặp của nhiều chị em.

1. Ai nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung và tiêm khi nào?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo cả bé trai và bé gái đều nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung từ 11 hoặc 12 tuổi, sớm nhất khoảng 9 – 10 tuổi. Đây là độ tuổi phù hợp để tiêm ngừa trước khi trẻ lớn thêm và có quan hệ tình dục dẫn đến nguy cơ nhiễm vi rút – khi đó vacxin có thể không hoạt động tốt. Ngoài ra, tuổi nhỏ cũng giúp đáp ứng vacxin tốt hơn.

Cả bé trai và bé gái đều nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung từ 11 hoặc 12 tuổi

Tháng 10/2016, CDC đã cập nhật lịch tiêm vacxin ung thư cổ tử cung khuyến nghị cho trẻ từ 9 – 14 tuổi, gồm 2 liều cách nhau ít nhất 6 tháng – thay vì 3 liều như trước đó. Còn ở lứa tuổi 15 – 26, lịch tiêm vẫn là 3 mũi.

2. Ai không nên tiêm vacxin HPV?

Phụ nữ mang thai hoặc những người đang bị bệnh dù nhẹ cũng không nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó cần lưu ý, trước khi tiêm nên cho bác sĩ biết tình trạng dị ứng của bản thân, đặc biệt dị ứng với nấm men hoặc latex. Ngoài ra, nếu trước đó bạn từng có phản ứng “đe dọa tính mạng” với bất kỳ thành phần nào của vacxin trong những lần tiêm chủng cũng không nên tiêm hoặc cần tham vấn ý kiến bác sĩ cẩn thận.

Phụ nữ mang thai hoặc những người đang bị bệnh dù nhẹ cũng không nên tiêm vacxin

Nếu không thể tiêm vacxin, để bảo vệ bản thân, bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, vì vậy cần tránh.

3. Tác dụng phụ của vacxin ung thư cổ tử cung

Nhìn chung, vacxin ung thư cổ tử cung chỉ có các hiệu ứng nhẹ sau khi tiêm, phổ biến nhất là đau nhức, sưng hoặc hơi tấy đỏ tại vị trí tiêm.

Đôi khi còn có tác dụng phụ chóng mặt hay ngất xỉu xảy ra sau khi tiêm nhưng không nhiều. Nếu có nguy cơ rơi vào trường hợp này cần cho nạn nhân ngồi yên trong 15 phút sau tiêm. Ngoài các triệu chứng trên, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc yếu cơ… cũng có thể xảy ra.

Vacxin ung thư cổ tử cung chỉ có các hiệu ứng nhẹ sau khi tiêm

4. Vacxin ung thư cổ tử cung không thay thế xét nghiệm Pap

Mặc dù đã tiêm vacxin ung thư cổ tử cung việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thông qua các xét nghiệm Pap thường xuyên bắt đầu ở tuổi 21 vẫn là một phần thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Chị em cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của ung thư cổ tử cung như: chảy máu âm đạo sau khi quan hệ, giữa thời kỳ mãn kinh, sau khi mãn kinh hoặc đau khi quan hệ.