Top 9 # Vacxin Ung Thư Tử Cung Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Vacxin Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung

16/09/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 1.112 lượt xem

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, độ tuổi nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung là từ 9 – 26 tuổi và chưa có quan hệ tình dục. Tuy nhiên vacxin này cũng có hiệu quả với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục và đã có con. Nhưng lưu ý là những đối tượng này cần chưa nhiễm virus gây ung thư cổ tử cung (HPV).Để biết chính xác bạn có nhiễm virus HPV hay không, bạn cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm HPV để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Trường hợp bạn chưa nhiễm virus HPV thì có thể tiến hành tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung.Bạn cần tiêm đủ 3 mũi vacxin phòng bệnh. Mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 2 tháng, mũi thứ 3 cách mũi đầu tiên 6 tháng. Bạn cần phải tiêm đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu để muộn so với lịch tiêm thì cần tiêm bổ sung mũi tiếp theo, không cần tiêm lại từ đầu.Trong trường hợp đang trong quá trình tiêm vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung mà có thai cần dừng tiêm đến khi sinh xong mới tiêm mũi tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian hoàn tất ba mũi tiêm không được quá 2 năm.

Việc tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vì thế bạn cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày: sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm các bệnh ở đường sinh dục; vận động thể dục thể thao hàng ngày và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.Bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể (nếu có) để kịp thời điều trị sớm bệnh.Bệnh viện Thu Cúc hiện không thực hiện dịch vụ tiêm vắc xin phòng ngừa HPV – virus gây ung thư cổ tử cung. Để tiêm phòng ung thư cổ tử cung, bạn có thể tới các bệnh viện phụ sản, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm y tế địa phương…Để tìm hiểu thêm thông tin về việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung hoặc đặt lịch tầm soát ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Thu Cúc, mời bạn liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Vacxin Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ nữ, và khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) chết vì ung thư cổ tử cung [1]. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung [2].

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, bệnh thường gặp ở phụ nữ ở 35 – 40 tuổi trở đi. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi 15 – 44[2]. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ với nhiều thiên chức lớn lao: làm vợ, làm mẹ, là người chăm sóc gia đình và hơn thế nữa, ở độ tuổi này phụ nữ cũng đồng thời đã tạo dựng được sự nghiệp của mình.

Nhiễm virus Human papillomavirus (HPV) được xác định là nguyên nhân cần thiết gây UTCTC. Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển UTCTC như phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người; dùng thuốc tránh thai kéo dài; sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc lá; tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…

Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn từ lúc nhiễmHPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 – 15 năm. Đặc biệt giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng gì, do đó chị em không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân. Nếu chị em thấy mình có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng này. Khi các triệu chứng bị bỏ qua thì ung thư sẽ có thời gian để tiến triển đến những giai đoạn muộn hơn và việc điều trị sẽ càng khó khăn.

Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn UTCTC lại rất khó chữa. Kể từ khi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap) ra đời và ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm một cách đáng kể [3].

Nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán tại cơ sở chuyên khoa tuyến cuối và cập nhật ứng dụng công nghệ mới, kể từ tháng 7 năm 2012, Bệnh viện Từ Dũ chính thức đưa xét nghiệm phát hiện sớm ung thư CTC ThinPrep Pap Test vào phục vụ chẩn đoán và điều trị UTCTC tại bệnh viện.

ThinPrep Pap Test được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận đưa vào sử dụng từ tháng 05/1996. Phương pháp này hiện đang được sử dụng phổ biến tại Mỹ, Châu Âu cũng như các nước trong khu vực. ThinPrep Pap Test là bước cải tiến kỹ thuật của phương pháp Pap smear truyền thống, thông qua công nghệ chuyển tế bào có kiểm soát bằng màng lọc giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện.

Tại Việt Nam, ThinPrep Pap Tets cũng đã được triển khai rộng khắp các bệnh viện trong cả nước như: Bệnh viện Phụ Sản TW, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương, Phụ sản Hà Nội, K, ung bướu Hồ Chí Minh, phụ sản Hải Phòng…

Các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng ThinPrep Pap Test tăng tỷ lệ phát hiện bệnh không chỉ ở chỗ cải thiện việc lấy mẫu bệnh phẩm mà còn do loại bớt các thành phần gây nhiễu ( máu, chất nhầy…) nhờ chuẩn bị lam bằng máy T2000.

Có thể nói, nhờ có các công cụ chẩn đoán sớm chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh UTCTC nguy hiểm. Mỗi phụ nữ hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của mình bằng cách khám phụ khoa và làm xét nghiệm UTCTC định kỳ.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Thắc Mắc Về Vacxin Chống Ung Thư Tử Cung

Ngày 21/9, Bộ Y tế chính thức cho lưu hành vắc xin GARDASIL® tại Việt Nam. Đây là loại vắc xin có công dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và âm hộ do nhiễm vi rút HPV tuýp 6, 11, 16 và 18. Đây là lần đầu tiên vắc xin phòng ung thư cổ tử cung có mặt tại Việt Nam và được khuyến cáo sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26, tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng vi rút HPV (giá khoảng 300USNgày 21/9, Bộ Y tế chính thức cho lưu hành vắc xin GARDASIL® tại Việt Nam. Đây là loại vắc xin có công dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và âm hộ do nhiễm vi rút HPV tuýp 6, 11, 16 và 18. Đây là lần đầu tiên vắc xin phòng ung thư cổ tử cung có mặt tại Việt Nam và được khuyến cáo sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26, tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng vi rút HPV (giá khoảng 300USD) – Hiện tại phụ nữ đang cho con bú vẫn tiêm được bình thường. Trong đơn thuốc vắc xin này là được phép tiêm cho phụ nữ nuôi con bú, nghiên cứu trên động vật không thấy có rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp khi mang thai hoặc sự phát triển của phôi thai, sự sinh đẻ hoặc trẻ sơ sinh).Tuy nhiên ở người nên tránh tiêm vắc xin này trong thời kỳ mang thai – Sau khi đi tiêm về, sẽ không có phản ứng hay triệu chứng gì đâu.( như tớ này, vẫn hoạt động bình thường), nếu có( theo đơn thuốc nói là triệu chứng hay gặp:sốt, nổi ban đỏ,sưng, hiếm gặp là co thắt phế quản. – Không cần phải xét nghiệm gì trước khi tiêm phòng – Một số tác dụng của vắc xin GARDASIL như sau : GARDASIL là vắc xin dùng phòng ngừa ung thư, tiền ung thư hoặc các tổn thương loạn sản, mụn cóc sinh dục và nhiễm khuẩn gây nên bởi các typ vi rút PAPILLLOMA ở người(HPV) mục tiên của vắc xin này: +Vắc xin GDS được dùng để ngăn ngừa các bệnh gây nên bởi HPV typs 16 và 18 sau đây: * UTCTC, âm hộ và âm đạo * Ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung tại chỗ(AIS) * Tân sinh nội biểu mô tử cung độ 2.3 * Tân sinh nội biểu mô âm hộ độ 2,3 * Tân sinh nội biểu mô âm đạo độ 2,3 +GDS còn dùng ngăn ngừa các bệnh gây nên bởi týp 6,11,18: *Tân sinh nội biểu mô tử cung độ 1 * Mụn cóc sinh dục(sùi mào gà) * Tân sinh nội biểu mô âm hộ độ 1 và tân sinh nội biểu mô âm đạo độ 1 * Nhiễm vi rút papilloma ở người (HPV) – Việc dùng miệng hoặc dùng tay khi QHTD bạn cần vệ sinh sạch sẽ nếu không sẽ gây viêm nhiễm cho bộ phận sinh dục.

Sau Khi Quan Hệ Có Tiêm Được Vacxin Hpv (Vacxin Ngăn Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung)

Theo thông tin từ HPV Information Centre, mỗi ngày Việt Nam có khoảng 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Trong đó, thủ phạm gây bệnh chính là vi rút HPV tuýp 16,18.

Nếu đã nhiễm HPV, cơ thể có cơ chế tạo miễn dịch thụ động. Trong khi đó, vắcxin phòng ngừa nhiễm HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động. Vì vậy, việc tiêm phòng HPV vẫn được khuyến khích cho dù bạn đã từng quan hệ tình dục

Một trong những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay là tiêm phòng vắc xin HPV. Nhưng rất nhiều người thắc mắc: “đã quan hệ rồi thì có tiêm HPV hay không” “tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ” “trong thời gian tiêm HPV có phải kiêng quan hệ hay không?

Đã quan hệ rồi thì có nên tiêm HPV nữa không?

Việc tiêm phòng vắc xin ngừa HPV đạt lợi ích tối đa khi tiêm cho bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và mụn sinh dục… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu đã từng quan hệ tình dục rồi thì tiêm vắc xin sẽ không có tác dụng nữa.

Theo các chuyên gia, những người đã từng quan hệ tình dục và đã có gia đình vẫn nên tiến hành tiêm phòng HPV.

HPV có nhiều tuýp khác nhau. Trên thực tế, chị em có thể nhiễm một hoặc vài chủng virus HPV sau khi quan hệ tình dục. Việc tiêm ngừa sẽ giúp phòng chống các chủng HPV khác mà chị em chưa mắc phải. Ngoài ra, HPV dễ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc xin ngừa được vấn đề này.

Tiêm phòng vắc xin ngừa HPV là cách phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, tuy nhiên, cũng giống như tất cả loại vắc-xin tiêm phòng khác, không phải cứ tiêm phòng là có thể hoàn toàn yên tâm 100% không mắc bệnh. Do đó, bên cạnh việc tiêm phòng, bạn vẫn cần tự chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, tập thể dục điều độ, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không nên quan hệ với nhiều bạn tình.

Đã quan hệ hay chưa vẫn nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ?

Vậy, tiêm phòng HPV có phải kiêng quan hệ hay không? Hiện tại, không có khuyến cáo cụ thể về việc kiêng quan hệ sau khi tiêm phòng

vắc xin ngừa HPV. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và yên tâm, bạn nên có biện pháp bảo vệ nếu quan hệ tình dục trong thời điểm đang tiêm vắc xin, bởi khi đó vắc xin có thể chưa tạo ra kháng thể giúp chống lại virus HPV, bạn vẫn có thể lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không an toàn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng HPV phải đạt tối thiểu hai mũi mới đủ mức độ bảo vệ chống ung thư cổ tử cung

Riêng đối với trường hợp dự định mang thai, chỉ nên mang thai sau khi tiêm mũi cuối tốt nhất là 3 tháng hoặc ít nhất phải 1 tháng. Nếu có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành 3 mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng để tiếp tục thai kỳ.

Cần lưu ý, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung cũng không thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung. Vì thế, bạn vẫn nên đến những bệnh viện, trung tâm uy tín tiến hành thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung.

Đặc biệt, những phụ nữ đã có gia đình, cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát ung thư định kỳ, ít nhất mỗi năm 1 lần để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Nguồn vnvc