Top 10 # Vết Loét Ung Thư Miệng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Cách Phân Biệt Vết Loét Nhiệt Miệng Với Ung Thư Miệng

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, trong năm 2017, có khoảng 49.670 người được chẩn đoán bị ung thư khoang miệng và hầu họng, trong đó có khoảng 9.700 ca tử vong.

Ung thư khoang miệng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trong miệng hoặc khoang miệng, bao gồm: môi, mô ở bên trong môi và má, răng, 2/3 phía sau của lưỡi (một phần của họng), lợi, vùng dưới lưỡi và vòm họng.

Biết cách phân biệt giữa nhiệt miệng với ung thư khoang miệng là rất cần thiết. Đây là những thông tin bạn cần biết.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, trong năm 2017, có khoảng 49.670 người được chẩn đoán bị ung thư khoang miệng và hầu họng, trong đó có khoảng 9.700 ca tử vong.

Ung thư khoang miệng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trong miệng hoặc khoang miệng, bao gồm: môi, mô ở bên trong môi và má, răng, 2/3 phía sau của lưỡi (một phần của họng), lợi, vùng dưới lưỡi và vòm họng.

Biết cách phân biệt giữa nhiệt miệng với ung thư khoang miệng là rất cần thiết. Đây là những thông tin bạn cần biết.

Vết loét miệng do bị nhiệt miệng

Loét miệng, còn được gọi là loét aphthous, tổn thương nhỏ, nông phát triển trên các mô mềm trong miệng và tại nướu răng và gây đau đớn, khó khăn khi ăn và nói chuyện.

Các triệu chứng

Vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục với một trung tâm màu trắng, màu vàng và màu đỏ ở vùng biên giới. Nó ở trong miệng trên hoặc dưới lưỡi, niêm mạc má, môi, và tại tiếp giáp của nướu răng. Một vết lở loét trong miệng thường nóng, rát và có cảm giác ngứa ran trước khi chúng ta có thể nhìn thấy nốt nhiệt xuất hiện.

Các dạng loét miệng

– Vết loét miệng nhỏ Là dạng loét miệng phổ biến nhất, (80% trường hợp), vết loét nhỏ hơn 1cm, có màu vàng nhạt, xung quanh viêm đỏ, ít thấy ở nướu và khẩu cái cứng. Vết loét làm bệnh nhân đau. Vết loét miệng thường sẽ khỏi trong vòng 2 tuần. Do vậy, thấy bất kỳ khối u cục, vết sưng đỏ nào trong miệng kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.

Các tổn thương ung thư miệng biểu hiện dưới dạng loét

Vết loét ung thư có đặc điểm sau mà bệnh nhân cần chú ý:

– Các tế bào phẳng che phủ bề mặt của miệng, lưỡi, và môi được gọi là tế bào vảy. Phần lớn các trường hợp mắc ung thư khoang miệng sẽ bắt đầu từ những tế bào này.

– Một vết xuất hiện trên lưỡi, lợi, vùng amidan hoặc niêm mạc miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm.

– Những đốm trắng hoặc đỏ xuất hiện xen kẽ bên trong miệng được gọi là erythroleukoplakia, là sự phát triển bất thường của các tế bào và dễ phát triển thành ung thư.

– Nếu các đốm trắng và đỏ kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám nha sĩ. Bạn có thể cảm nhận được những bất thường trong miệng trước khi thấy những đốm này. Ở giai đoạn sớm, ung thư khoang miệng có thể không gây ra đau đớn.

– Những đốm đỏ tươi trong miệng mà bạn có thể cảm nhận và nhìn thấy được được gọi là erythroplakia. Chúng thường là dấu hiệu tiền ung thư.

– Khoảng 75 – 90% số trường hợp, erythroplakia là ung thư, do vậy, đừng coi thường bất kỳ đốm màu đỏ nào trong miệng bạn. Nếu bạn có erythroplakia, nha sỹ có thể sẽ tiến hành sinh thiết những tế bào này.

– Một số dấu hiệu điển hình có thể nhìn thấy và cảm nhận được của ung thư khoang miệng là da có vẻ dày hơn hoặc có nhiều nốt sần sùi hoặc có các vết loét lâu ngày không khỏi.

– Ung thư khoang miệng giai đoạn đầu ít có cảm giác đau rát, khó chịu hoặc đau rát nhưng mức độ nhỏ, bệnh nhân thường lầm tưởng là chứng nhiệt miệng nên chủ quan, không đi khám. Chỉ đến khi tổn thương lan tỏa, vết loét không liền và xuất hiện nhiều triệu chứng như khó ăn uống, khó nuốt, chảy máu, đau tai, có hạch ở cổ… thì các khối u khoang miệng đã quá lớn.

– Ung thư khoang miệng gồm: môi (trên, dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, lưỡi, niêm mạch má và sàn miệng. Nếu điều trị ở giai đoạn một và hai, tỷ lệ sống trên 5 năm có thể lên tới 85%.

– Tuy nhiên, khi khối u đã xâm lấn rộng, có di căn hạch, tỷ lệ này giảm xuống dưới 50%. Giới chuyên môn cũng cảnh báo kể cả khi bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị bệnh cũng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện ung thư thứ phát nên rất cần được theo dõi định kỳ sau quá trình điều trị.

– Ung thư miệng là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 6 trên thế giới, xếp thứ 4 trong các ung thư ở nam và thứ 8 trong các ung thư nữ. Khói thuốc và rượu là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư khoang miệng. Những người có thói quen nhai trầu, xỉa thuốc dễ bị ung thư niêm mạc má.

Ngọc Nguyễn

Ung Thư Vú Có Vết Lở Loét

Chuyên gia tư vấn: Chào Thanh Hương, chắc hẳn bạn đang rất lo lắng về tình trạng của bác mình. Chúng tôi xin cung cấp đến bạn một số thông tin như sau:

là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi rất cao. Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng tìm đến phương pháp chữa bằng thuốc nam hoặc các bài thuốc dân gian truyền miệng mà không biết rằng bất cứ phác đồ điều trị ung thư nào cũng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và được sự cho phép của Bộ Y tế. Đây cũng chính là giải pháp mà bác bạn tìm đến, với mong muốn cải thiện tình trạng bệnh, thế nhưng những hệ lụy sau đó khiến người mắc sợ hãi, lo lắng. Việc dùng thuốc nam, thuốc lá, chưa có bất kỳ phương pháp nào được chứng minh. Và thực tế rất nhiều trường hợp vì thời gian tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh này nên mất đi “cơ hội vàng” điều trị, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Ung thư vú là bệnh lý nguy hiểm

Thanh Hương thân mến, cụ thể như trường hợp của bác bạn, bị ung thư vú giai đoạn 2 nhưng lại không điều trị ở bệnh viện mà về nhà mua thuốc nam đắp dẫn đến tình trạng lở loét ở ngực, khối u to hơn, thậm chí còn chảy dịch. Tình trạng bệnh lúc này đã trở nên nghiêm trọng, chính vì thế bác bạn nên dừng ngay những bài thuốc đang sử dụng, thay vào đó hãy kịp thời đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Cơ thể con người là một tổ chức phát triển bậc nhất. Bình thường mỗi giây trong cơ thể chúng ta đều có những tế bào mới được sinh ra và các tế bào già, lỗi, tế bào lạ bị chết đi – đây là quá trình chết tế bào theo chương trình apoptosis. Điều này tạo nên sự cân bằng, đảm bảo tính toàn vẹn cho các mô và cơ quan, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp xúc với những tác nhân sinh ung thư vú như: Viêm nhiễm kéo dài, hóa chất, thực phẩm độc hại, ô nhiễm môi trường, bức xạ hạt nhân,… thì quá trình này sẽ bị rối loạn, cơ thể sẽ mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa, khiến tế bào bị tổn thương, mất năng lượng tế bào. Từ đó, việc truyền thông tin về những tế bào già, lỗi, tế bào lạ không thể thực hiện, và chúng không bị tiêu diệt. Khi đó cơ thể chỉ có tế bào sinh ra mà không có tế bào chết đi, đây chính là quá trình tăng sinh tế bào. Nếu sự tăng sinh tế bào này không được kiểm soát sẽ dẫn đến dị sản và loạn sản tế bào, hình thành tế bào tiền u bướu. Đây chính là nguyên nhân sâu xa và mầm mống hình thành ung thư vú nói riêng cũng như u bướu nói chung trong cơ thể.

Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành ung thư vú trong cơ thể, chúng tôi đã sơ đồ hóa thành 9 bước như sau:

9 bước hình thành ung thư vú trong cơ thể

Sản phẩm Oncolysin ra đời giúp tác động vào tất cả các bước trên. Cụ thể như sau:

1. Phòng ngừa ung thư vú, chống tái phát (tác động vào từ bước 1 đến bước 8 trong các giai đoạn sớm hình thành u vú)

Quá trình hình thành ung thư vú rất phức tạp, trải qua 9 giai đoạn, trong đó 8 giai đoạn đầu được xem là mầm mống hình thành khối u. Do vậy, để phòng ngừa và ngăn chặn tái phát thì cần phải tác động vào 8 bước đầu tiên này, đây cũng chính là mục tiêu mà thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin hướng đến. Với thành phần chính là Oncolysin (cao sơn đậu căn, kẽm salicylate, methylsulfonylmethan), sản phẩm giúp hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả, đồng thời làm tăng năng lượng tế bào, tăng quá trình thông tin liên lạc và chết theo chương trình của tế bào, chống tăng sinh tế bào. Do vậy, sản phẩm đã làm gián đoạn các bước trong giai đoạn này.

2. Tiêu diệt tế bào khối u đã hình thành, trong đó có tế bào u vú (tác động vào bước thứ 9 trong sơ đồ quá trình hình thành khối ung thư vú)

Đây là một trong hai ưu điểm nổi bật của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin, được thể hiện thông qua tác dụng của hệ miễn dịch:

– Thứ nhất: Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Như chúng ta đã biết, hệ miễn dịch (tế bào lympho B, lympho T, bạch cầu,…) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, viêm nhiễm, tế bào lạ (tế bào ung thư được coi là tế bào lạ), thực phẩm độc hại, ô nhiễm môi trường,… Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu thì chức năng này không thể đảm bảo, tạo điều kiện cho các tác nhân độc hại kể trên xâm nhập vào cơ thể, tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư vú. Do vậy, để hỗ trợ điều trị ung thư vú thì cần tác động vào nguyên nhân “gốc rễ” gây bệnh, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó tăng khả năng nhận diện và tiêu diệt các tác nhân độc hại. Trong sản phẩm Oncolysin có những thành phần giúp đáp ứng mục tiêu này, đó là nhờ sự có mặt của cao lá đu đủ, cao xạ đen, cao bạch hoa xà thiệt thảo, cao bán biên liên, cao củ sả và KI.

– Thứ hai: Tăng cường phơi bày tế bào ung thư vú để hệ miễn dịch tiêu diệt. Bình thường, tế bào ung thư vú muốn hình thành và phát triển thì phải tạo ra một tổ chức “thành lũy” bao xung quanh nó, gọi là tổ chức xơ hóa ECM. Tổ chức này làm cho tế bào ung thư vú giống với tế bào lành, hệ miễn dịch không thể nhận biết được để tiêu diệt. Không những thế, tổ chức xơ hóa tạo điều kiện cho quá trình axit hóa môi trường phát triển xung quanh tế bào khối u, khiến tế bào ung thư càng phát triển mạnh. Vì vậy, sự kết hợp của Oncolysin cùng với sodium selenite trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin có tác dụng chống tái cấu trúc lưới ngoại bào, qua đó phá vỡ lớp vỏ xơ hóa polymer bao quanh tế bào ung thư vú để hệ miễn dịch nhận diện ra và tấn công tế bào lạ (tế bào ung thư vú) một cách chính xác nhất, giúp trung hòa môi trường acid của tế bào khối u, từ đó khối u không có cơ hội phát triển trở lại, đồng thời còn giúp giảm đau cho người bệnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Làm sao đề phòng ngừa các bệnh về vú? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc lắng nghe chuyên gia Phan Văn Dân tư vấn trong video sau:

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Vết Loét Miệng Lâu Khỏi Có Nguy Cơ Cao Là Khởi Đầu Của Bệnh Ung Thư

Những vết loét ở miệng lâu ngày, không đau hoặc những mảng đỏ, mảng trắng trong miệng rất có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu này vì cho rằng đây là do cơ thể nóng bức. Những vết loét bị thờ ơ

Khi thấy xuất hiện một vết loét ở niêm mạc lưỡi nhưng lâu khỏi, bà Nguyễn Thị Vinh trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội vẫn tưởng đó là nhiệt miệng do nóng trong người nên không đi khám. Tuy nhiên, vết loét ngày càng to và không hề gây đau. Bà Vinh kể thấy gợn trong miệng chứ không có triệu chứng nào cả. Đến khi nó to bằng đầu ngón tay, nuốt khó bà mới nói với các con của mình.

Con bà đưa đi kiểm tra, bác sĩ nghi ngờ ung thư lưỡi nên cho làm xét nghiệm tế bào học. Một tuần sau, gia đình bà nhận được kết quả thông báo là ung thư lưỡi và bác sĩ cho biết, họ chỉ có thể xạ trị và điều trị hóa chất cho bà Vinh.

Trong một lần đi kiểm tra răng, tình cờ ông Vũ Văn Thọ, Hà Đông, Hà Nội phát hiện một đốm nhỏ trong miệng màu trắng dày cộm, không gây đau, nha sĩ khuyên ông Thọ nên đi kiểm tra tầm soát ung thư khoang miệng. Kết quả, ông Thọ thật sự bị ung thư miệng.

Ung thư miệng rất dễ bỏ qua giai đoạn sớm vì hầu như ai cũng có một vài lần bị nhiệt miệng, loét miệng. Giáo sư Mai Trọng Khoa – Giám đốc trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai cho biết, cần chú ý các triệu chứng của ung thư miệng qua vết loét khó lành, không gây đau có màu trắng hoặc màu đỏ. Vết loét ngày càng lan rộng phải nghĩ ngay đến ung thư vùng miệng.

“Gốc rễ” phát sinh ung thư miệng

Các ADN trong tế bào ở miệng và họng bị tổn thương là cơ sở để phát triển ung thư miệng và vòm họng. Theo các chuyên gia nghiên cứu, những yếu tố gây ra ung thư khoang miệng hàng đầu là thuốc lá, uống rượu quá độ và virus HPV.

Khoảng 90% những người mắc ung thư này sử dụng một vài loại thuốc lá. Thuốc lá được dùng phổ biến ở nam, vì vậy ung thư miệng thường phổ biến ở nam hơn nữ. Những người dùng thuốc lá không khói hoặc nhai thuốc lá có nguy cơ tương đương mắc ung thư má và mặt trong môi.

Uống quá nhiều rượu

Uống rượu quá độ cũng có thể làm tổn thương tế bào bên trong miệng và phần trên họng. Xấp xỉ 3/4 số người ung thư miệng và họng trên thường uống rượu. Sự kết hợp rượu và thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư lên cao hơn nhiều.

Lây virus HPV do sex bằng miệng

Virus gây ung thư cổ tử cung (HPV) cũng là một tác nhân gây ung thư khoang miệng mà ít ai biết. HPV là một nhóm virus lây truyền theo đường tình dục. Khi người bệnh bị nhiễm virus HPV thì trong máu, nước bọt, tinh dịch…đều có virus. Gần đây, HPV được tìm thấy là một yếu tố trong khoảng 1/5 ung thư miệng do thói quen quan hệ tình dục bằng đường miệng. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã tìm ra HPV – tuýp 16 là thủ phạm gây ra các bệnh ung thư vùng miệng họng. Ở Hoa Kỳ có 14.000 ca ung thư họng mới mỗi năm, khoảng 70% dính líu tới HPV – 16.

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa ung thư khoang miệng, nên tránh xa khỏi các tác nhân gây bệnh và đặc biệt có thói quen kiểm tra răng miệng hàng năng để có thể phát hiện được bệnh sớm nhất. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp tăng khả năng chữa khỏi ung thư khoang miệng lên cao hơn.

(http://infonet.vn/sat-thu-em-ai-ngot-ngao-khien-ban-co-the-bi-ung-thu-mieng-post199634.info)

Có Vết Loét Trên Lưỡi Lâu Lành

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, ung thư lưỡi có thể sẽ có biểu hiện khác nhau, trong đó vết loét trên lưỡi là triệu chứng thường gặp. Vì vậy, có vết loét trên lưỡi lâu lành bạn không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện để khám và điều trị bệnh kịp thời.

Có vết loét trên lưỡi lâu lành cảnh báo ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi phổ biến nhất trong số các bệnh ung thư khoang miệng, chiếm khoảng 30 – 50%. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở những người trên 50 tuổi, có hút thuốc lá, mang gen đột biến gây ung thư, vệ sinh răng miệng kém, ăn uống thiếu chất đặc biệt là các loại vitamin A, E, D…

Ung thư lưỡi có 4 giai đoạn phát triển, biểu hiện bệnh hay mức độ các triệu chứng ở mỗi giai đoạn khác nhau có thể khác nhau. Có vết loét trên lưỡi lâu lành là một trong những triệu chứng bệnh ung thư lưỡi không nên bỏ qua.

Tìm hiểu thêm: dấu hiệu ung thư lưỡi

Ở giai đoạn đầu, vết loét trên lưỡi cũng có thể xuất hiện. Lúc này, lưỡi có một điểm nổi phồng lên, với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa. Càng về giai đoạn sau, các vết loét càng lớn dần và xuất hiện nhiều hơn, có thể lan ra ngoài khu vực lưỡi đến môi, lợi, vòm họng… Đặc điểm chung của các vết loét lâu lành trên lưỡi này là đáy có mủ, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm vào. Đến giai đoạn tiến triển cuối, các vết loét sâu thường lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội.

Hãy cảnh giác với ung thư lưỡi khi các vết loét trên lưỡi lâu lành xuất hiện cùng với một số triệu chứng nghi ngờ bệnh khác như:

Hạch nổi ở cổ. Hạch thường có kích thước lớn dần, khó di động, dính chặt vào cổ và ấn vào có cảm giác đau nhói

Đau khi ăn uống, nuốt nước bọt. Đau tăng lên khi nhai, ăn đồ ăn cay nóng

Sốt do nhiễm khuẩn thường xuyên

Tiết nước bọt nhiều

Vết loét chảy máu làm máu lẫn trong nước bọt

Tổn thương hoại tử làm cho hơi thở có mùi khó chịu

Cơ thể sút cân do không ăn uống được

Da xanh xao, mệt mỏi triền miên

Phân biệt ung thư lưỡi và nhiệt miệng

Chính bởi triệu chứng có vết loét trên lưỡi lâu lành mà nhiều người dễ nhầm lẫn ung thư lưỡi và nhiệt miệng. Các bác sĩ cho biết, nhiệt miệng làm xuất hiện nhiều vét loét trong má, lợi, lưỡi và các vết loét sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày và lớp niêm mạc sẽ tự lành lại.

Trường hợp bị áp xe miệng gây viêm sưng thì cần điều trị thuốc và thời gian để lành sẽ kéo dài hơn.

Thực tế, nhiệt miệng chỉ kèm theo một số ít triệu chứng, chủ yếu ảnh hưởng đến việc nhai, nuốt thức ăn trong một vài ngày (chủ yếu đối với thức ăn mặn, cay, chua) trong khi đó ung thư miệng có sự ảnh hưởng, tác động đến nhiều cơ quan hơn.

Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi như thế nào?

Khi có triệu chứng bất thường cảnh báo ung thư lưỡi, một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định để xác định rõ tổn thương là lành tính hay ung thư.

Trong các xét nghiệm, sinh thiết khối u để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh là phương pháp có giá trị hàng đầu.

Một số xét nghiệm như xét nghiệm tế bào học tại hạch cổ, X quang xương hàm dưới chụp cắt lớp vi tính lồng ngực… có thể được chỉ định để đánh giá mức độ lan rộng, tiến triển ung thư.