Top 9 # Vi Khuẩn Gây Ung Thư Bao Tử Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Vi Khuẩn Hp Gây Ung Thư Dạ Dày

Mối liên hệ giữa vi khuẩn HP và ung thư dạ dày

Trước khi có kết quả chính xác vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, nhiều nhà khoa học đã khẳng định vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày tá tràng mạn tính.

Vi khuẩn HP cư trú dưới lớp niêm mạc dạ dày, dưới mảng bám cao răng, nước bọt. Chúng dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác khi sử dụng chung các đồ dùng ăn uống như thìa, bát, đũa, ăn chung bát nước chấm, uống chung cốc nước hoặc mớm cơm cho trẻ…

Vi khuẩn HP khi đi vào cơ thể sẽ làm tổn hại lớp lót niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra độc tố khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cùng với dịch axit từ dạ dày tác động dễ hình thành các vết viêm loét.

Không những thế, vi khuẩn này tồn tại thời gian dài trong dạ dày sẽ làm thay đổi các DNA của tế bào niêm mạc dạ dày, dần dần dẫn tới viêm teo dạ dày, chuyển sản dạ dày ruột, loạn sản và ung thư dạ dày.

Theo nghiên cứu, những người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp 6 lần so với những người không nhiễm.

Vì thế, khi mắc các bệnh ở dạ dày, bạn nên đi kiểm tra xem mình có nhiễm vi khuẩn HP không để có biện pháp điều trị và phòng ngừa ung thư dạ dày phù hợp.

Làm thế nào phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày?

Để phát hiện sớm vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở dạ dày như:

Nội soi dạ dày là một phương pháp khá hiệu quả có thể giúp tìm ra vi khuẩn HP trong dạ dày, đồng thòi phát hiện những tổn thương bên trong dạ dày như viêm loét hoặc ung thư, polyp.

Nội soi dạ dày được thực hiện nhờ vào một ống nội soi nhỏ, mềm có gắn nguồn sáng và camera giúp bác sĩ quan sát rõ các tổn thương bên trong dạ dày.

Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể phát hiện được thông qua test HP hơi thở. Với phương pháp này, bạn sẽ được uống viên thuốc có chứa C14 hoặc dung dịch có chứa C13 và ngồi nghỉ.

Sau 15 phút, người bệnh sẽ thổi vào dụng cụ xét nghiệm là thẻ xét nghiệm với 14C hoặc thổi bong bóng với 13C cho đến khi thiết bị hoặc kỹ thuật viên báo hiệu đã đủ lượng CO2 cho một lần xét nghiệm. Thời gian thổi trung bình từ 5 đến 10 phút tùy vào lượng hơi mà người thổi thổi vào.

Bác sĩ sẽ mang đi kiểm tra nhằm tìm sự hiện diện của vi khuẩn HP trong hơi thở.

Phương pháp này đơn giản với độ chính xác cao, giúp phát hiện sớm vi khuẩn HP. Hiện tại bệnh viện Thu Cúc đang áp dụng phương pháp này nhằm hỗ trợ người bệnh phát hiện sớm có hay không vi khuẩn HP trong dạ dày.

Vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vì thế khi được chẩn đoán có vi khuẩn HP, bạn cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Việc điều trị kịp thời và triệt để sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn này, giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 để được tư vấn.

Vi Khuẩn Hp Có Gây Ung Thư Không?

Vi khuẩn hp có gây ung thư không? Nhiều tìm hiểu thế hệ đây của y học trái đất cho thấy vi khuẩn Helicobacter Pylori thường chung sống

Vi khuẩn hp có gây ung thư không? Nhiều tìm hiểu thế hệ đây của y học trái đất cho thấy vi khuẩn Helicobacter Pylori thường chung sống “hòa bình” trong bao tử chúng ta dưới dạng cộng sinh, thậm chí một số loại còn có tác dụng hỗ trợ cho hệ miễn dịch.

Yếu tố gây bệnh không phải là do vi khuẩn HP mà là do tương tác giữa vi khuẩn HP bị nhiễm với đặc điểm di truyền và các thói quen ăn uống như: thức ăn chứa nhiều chất độc hại, ăn uống kém vệ sinh, hút thuốc lá… của người bị nhiễm. Còn 85% trường hợp bị nhiễm HP thì không có biểu hiện bệnh bao tử nghiêm trọng.

Hiện trên thế giới có khoảng một nửa dân số dương tính với vi khuẩn HP, nhưng chỉ có 15% người bị nhiễm HP sẽ tiến triển thành bệnh viêm loét bao tử và chỉ khoảng 1% trường hợp tiến triển thành ung thư dạ dày.

Thực tế, viêm loét dạ dày có nhiều nguyên nhân, trong đó có một căn do rất lớn là stress. Vì vậy, căn bệnh này rất phổ biến trong thời văn minh, khi chúng ta luôn bị áp lực công tác và cuộc sống cùng những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn hiện nay.

Căng thẳng thần kinh kéo dài dẫn đến sự mất cân đối của các yếu tố acid, dịch vị, HP… làm rối loạn hoạt động tiêu hóa, gây trào ngược bao tử – thực quản và làm cho dạ dày dễ bị viêm loét. Còn về ung thư dạ dày cần thực hiện nhắc đến các tác nhân quan trọng như chính sách ăn uống nhiều mỡ, ăn nhiều đồ nướng, lười vận động, uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá.

Không thể phòng ung thư dạ dày bằng cách tiêu diệt vi khuẩn HP

Quan niệm lùng diệt vi khuẩn HP đặt phòng bệnh ung thư bao tử hoàn toàn không hợp lý. Cách đơn giản thường được sử dụng để tìm HP là thử máu, nhưng cách này chỉ cho biết bạn đã từng tiếp xúc với vi trùng HP qua việc tầm kháng thể. Để rõ ràng vi trùng còn hoạt động trong dạ dày, cần nội soi bao tử, làm CLO test hoặc làm test thổi bong bóng để thử vi trùng.

Một sai trái thường gặp khi thử lại vi trùng sau điều trị là người bị bệnh không ngưng thuốc đúng theo yêu cầu. Tất cả các xét nghiệm thử vi trùng đều phải ngưng dùng thuốc kháng sinh trước bốn tuần, thuốc ức chế acid trước hai tuần.

Một sai lạc khác, nhất là ở những cơ sở không có nội soi hoặc xét nghiệm thử vi trùng bằng hơi thở, là đánh giá lại vi trùng sau khi chữa trị bằng xét nghiệm máu. Nếu xét nghiệm máu trong thời gian này sẽ cho hậu quả dương tính cho dù người bị bệnh đã hết gọi là vi trùng vì đó là kháng thể của cơ thể chống lại vi trùng, không phải là vi trùng.

Đối với những người bệnh có kết quả dương tính với vi khuẩn HP muốn diệt vi khuẩn thì phải dùng ít ra ba loại kháng sinh hòa quyện. Tuy nhiên, trạng thái bị nhiễm trở lại rất dễ xảy ra và khả năng kháng thuốc của HP cũng rất cao, buộc phải thay đổi phác đồ chữa trị liên tiếp.

Chưa kể, nhiều người sau khi uống thuốc bị các hiện tượng không mong muốn như: buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, khó tiêu, dị ứng nổi mề đay, táo bón, đầy hơi, khó chịu… một số công trình tìm hiểu gần đây còn cho thấy, ở những người đã tàn phá vi khuẩn HP, hen phế quản do suy giảm khả năng đề kháng, lại gia tăng tỷ lệ viêm thực quản trào ngược, béo phì.

Vi Khuẩn Gây Ung Thư Dạ Dày Là Gì?

Ung thư dạ dày là căn bệnh thường gặp về đường tiêu hóa và loại vi khuẩn gây ung thư dạ dày không phải xa lạ mà chính là vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn lây nhiễm chủ yếu qua đường ăn uống. Người ta cũng chỉ ra rằng những người sống chung trong một gia đình có người bị ung thư dạ dày do vi khuẩn HP thì khả năng con cái họ mắc phải căn bệnh này khá cao. Vậy vi khuẩn HP là gì, tại sao chúng lại có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày và việc điều trị chúng có khó không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Tìm hiểu thêm:

Vi khuẩn HP tại sao lại có thể gây ung thư dạ dày?

Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn Gram âm có chiều dài khoảng 2,5mm và chiều rộng khoảng 0.5mm, mỗi con vi khuẩn có khoảng 4-6 roi chính vì thế nó có thể dễ dàng di chuyển trong niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP không sống được lâu ở môi trường bình thường nhưng lại có thể sinh trưởng và phát triển rất tốt ở niêm mạc dạ dày.

Những người bị nhiễm vi khuẩn HP thì có khả năng dẫn tới ung thư dạ dày cao gấp 6-10 lần những người không nhiễm phải loại vi khuẩn này. Sở dĩ khi chúng ta mắc vi khuẩn HP có thể dẫn tới ung thư dạ dày là bởi vì loại vi khuẩn này có thể sản sinh ra các độc tố làm thay đổi DNA trong niêm mạc dạ dày dẫn tới nguy cơ viêm dạ dày, loét dạ dày, chuyển sản dạ dày ruột, loạn sản hoặc ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng có thể dẫn tới ung thư dạ dày bởi loại vi khuẩn này có nhiều chủng bệnh khác nhau, hơn nữa mức độ gây bệnh cũng khác nhau, vì thế, những chủng vi khuẩn HP nếu như có độc dược yếu thì khả năng gây ra tổn thương cho dạ dày cũng thấp hơn, ít gây ra triệu chứng đau và khả năng dẫn tới ung thư dạ dày cũng kém đi.

Những người bị nhiễm vi khuẩn Hp có độc tính mạnh thì khả năng dẫn tới viêm loét và nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn, có khoảng 20% bệnh nhân bị teo dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng và có khoảng 3% bệnh nhân chuyển sang ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP có khả năng gây ra tổn thương lớn ở niêm mạc dạ dày và dễ dàng lây nhiễm qua các con đường khác nhau như:

Lây qua đường ăn uống

Vi khuẩn gây ung thư dạ dày qua đường ăn uống là chủ yếu, vì thế khi chung sống với người bị nhiễm vi khuẩn HP thì khả năng chúng ta mắc bệnh rất lớn. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại ở nước bọt, các mảng bám ở răng vì thế khi ăn chung, mâm, dùng chung thìa cũng có thể lây nhiễm bệnh dễ dàng.

Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày mà khi các dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách thì vẫn còn tồn tại một lượng vi khuẩn sau đó lây sang cho người lành.

Lây nhiễm qua phân – miệng

Vi khuẩn HP cũng tồn tại trong phân của người bệnh chính vì thế khi vệ sinh cá nhân xong mà chúng ta không rửa tay sạch sẽ cũng dẫn tới lây nhiễm bệnh sang cho cơ thể, hoặc là một số loại côn trùng khi tiếp xúc với nguồn bệnh rồi bám vào thức ăn cũng dẫn tới việc lây bệnh sang cho cơ thể chúng ta.

Sau khi tồn tại trong cơ thể và gây bệnh ở những năm tháng đầu thì chúng ta rất khó để có thể phát hiện được ra triệu chứng bệnh, vậy thì làm như thế nào để chúng ta có thể phát hiện được căn bệnh này?

Phát hiện vi khuẩn HP bằng cách nào?

Nếu như thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường và nghi ngờ mình mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP thì các bạn có thể phát hiện vi khuẩn HP bằng cách tiến hành nội soi dạ dày hoặc tiến hành xét nghiệm phân, đây là phương pháp tốt nhất để có thể giúp cho các bạn phát hiện chính xác nhất căn bệnh này.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP thì các bạn cần phải tiến hành điều trị bệnh để tránh biến chứng ung thư dạ dày về sau này.

Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

Điều trị vi khuẩn HP có thể áp dụng bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng 2 phương pháp được áp dụng nhiều là điều trị bằng thuốc Tây y hoặc điều trị bằng thuốc đông y giúp các bạn loại bỏ được vi khuẩn và làm giảm tổn thương dạ dày. Cụ thể như sau:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây được dùng để điều trị chống lại vi khuẩn HP thường là các loại thuốc kháng sinh liều cao có tác dụng chống viêm, giúp làm lành vết thương và chống gia tăng acid niêm mạc dạ dày. Các loại thuốc mà người bệnh có thể dùng như amoxiciline, clarithromycin, ornidazale…Các loại thuốc này cần phải dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, vì thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP rất dễ dẫn tới nhờn thuốc và làm hiệu quả việc điều trị kém đi.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Các loại thuốc Đông y nhìn chung khó để có thể loại trừ được hoàn toàn vi khuẩn HP trong cơ thể nhưng có thể giúp ổn định chức năng dạ dày, giảm dịch tiết acid dạ dày, nâng miễn dịch cho cơ thể giúp người bệnh nhanh chóng ổn định sức khỏe. Một số vị thuốc nam được dùng nhiều như: dạ cẩm, nghệ, trà dây hoặc lá khôi tía…

Dùng thuốc nam thì các bạn phải dùng lâu dài thì mới có thể mang lại hiệu quả, vì thế các bạn nên kiên trì chữa trị.

Ngoài việc dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP thì các bạn cũng nên điều chỉnh thói quen sống của mình để tăng hiệu quả chữa trị cũng như không làm cho bệnh dạ dày nặng thêm như dẫn tới khả năng ung thư dạ dày. Các bạn nên ăn uống đúng giờ, cần ăn vừa phải tránh ăn quá no, hạn chế dùng những đồ ăn dầu mỡ và các loại chất kích thích để không làm bệnh nặng thêm.

Vi khuẩn gây ung thư dạ dày nên chữa trị sớm và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Dù là áp dụng bất cứ phương pháp nào thì cũng nên thực hiện đúng chỉ định điều trị sau khi được chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh. Kết hợp việc điều trị và việc điều chỉnh lối sống của bản thân thì sẽ giúp các bạn chữa khỏi căn bệnh này.

Hiểu Đúng Về Loại Vi Khuẩn Gây Ung Thư Dạ Dày

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn hiếm hoi có khả năng tồn tại được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Tên đầy đủ của loại vi khuẩn này là Helicobacter pylori (Hp), loại vi khuẩn này được hai bác sỹ người Australia là Barry Marshall và Robin Warren công bố lần đầu vào năm 1982.

Vi khuẩn Hp có gây ung thư dạ dày?

Theo WHO, tổ chức Y tế thế giới cho rằng vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày.

Theo thống kê từ các nghiên cứu dịch tễ trên quy mô toàn cầu với những người bị nhiễm vi khuẩn Hp đều thấy rằng việc nhiễm khuẩn Hp làm tăng nguy cơ bị Ung thư dạ dày, với một số nghiên cứu nổi tiếng như:

Một phân tích gộp gồm 12 nghiên cứu khác về vi khuẩn Hp và Ung thư dạ dày, các nhà khoa học nhận thấy rằng những người bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ bị Ung thư dạ dày cao gấp 6-10 lần so với những người không bị nhiễm khuẩn Hp.

Hay một nghiên cứu khác tại Trung Quốc diễn ra liên tục hơn 10 năm ở các nhóm bệnh nhân có nhiễm Hp được điều trị và nhóm nhiễm Hp không được điều trị thì ghi nhận những bệnh nhân đã được điều trị Hp sẽ giảm được 40% nguy cơ mắc Ung thư trong các năm tiếp theo.

Vào năm 2014, Các nhà khoa học Đức cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa những tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra trong dạ dày với sự hình thành và phát triển của các tế bào Ung thư dạ dày sau một thời gian dài nhiễm Hp.

Qua đây có thể kết luận việc nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh lý Ung thư dạ dày.

Không phải ai nhiễm Hp cũng bị bệnh dạ dày và không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có vi khuẩn Hp

Nhiều người đi kiểm tra sức khỏe tình cờ phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày và tỏ ra lo lắng sợ mình có khả năng mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là Ung thư dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai nhiễm Hp cũng có bệnh dạ dày và ngược lại, cũng như không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có nhiễm Hp.

Vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày trên người phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là:

Cơ địa nhạy cảm của người bệnh với vi khuẩn Hp.

Và độc tính của chủng vi khuẩn Hp mà người bệnh bị mắc.

Nguyên nhân mắc vi khuẩn Hp

Nguyên nhân chính xác H. pylori lây nhiễm vẫn chưa được biết. Vi khuẩn H.pylori có thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nôn hoặc phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn H.pylori là:

Sống trong điều kiện đông đúc. Bạn có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn nếu bạn sống trong nhà với nhiều người khác.

Nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Sử dụng nguồn cung cấp nước sạch giúp giảm nguy cơ mắc H. pylori.

Sống ở các nước đang phát triển, nơi điều kiện sống đông đúc và mất vệ sinh có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn.

Sống với người bị nhiễm H. pylori thì khả năng bạn nhiễm vi khuẩn H. pylori cao hơn.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm vi khuẩn H.pylori

Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình, đặc biệt là trong gia đình có người nhiễm Hp như uống chung ly, chấm chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau,…. Giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.

Cẩn trọng khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì vệ sinh dụng cụ ăn uống rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn Hp.

Diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột,… thường xuyên.

Tuyệt đối không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm nếu nghi ngờ có nhiễm Hp là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp chéo trong gia đình.

Tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.

Vật nuôi trong gia đình như chó mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi trùng HP. Do vậy hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi trong gia đình.

Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi,…. Ngoài ra các loại thức ăn lên men như mắm ruốc, mắm tôm,.. cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ và rất dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.

Cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn H.pylori

Vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm, nắm vững được những con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp giúp bạn có thể chủ động phòng ngữa bị lây nhiễm cho bản thân và gia đình bằng những cách sau:

Tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng.

Không tuyệt đối tuân thủ điều trị từ chính người bệnh. Ví dụ như: uống không đủ thuốc, sai giờ uống thuốc, quên uống thuốc, bỏ dở điều trị….

Chất lượng thuốc điều trị không đảm bảo.

Vi khuẩn Hp đã kháng với nhiều thuốc kháng sinh

25% bệnh nhân người lớn tái nhiễm HP trong vòng 1 năm sau khi điều trị thành công.

55,4% ở trẻ em 3-4 tuổi tỉ lệ tái nhiễm trong năm đầu tiên.

Cách điều trị khi nhiễm vi khuẩn H.pylori

Để tránh có nguy cơ bị mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là mắc ung thư dạ dày, khi chuẩn đoán bị nhiễm Hp dương tính, bản thân người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị Hp, điều trị vi khuẩn HP triệt để.

Dược sĩ: Hoàng Văn Nam

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc điều trị nhiễm khuẩn Hp rất khó khăn, tỉ lệ thất bại khi tiệt trừ khuẩn Hp với phác đồ đầu tay lên tới 60%. Nguyên nhân chính khiến những phác đồ điều trị vi khuẩn Hp không hiệu quả là do:

Bên cạnh đó sau khi điều trị bệnh nhân có khả năng bị tái nhiễm ngay sau khi điều trị thành công là khá cao. Theo thống kê có khoảng:

Đặc biệt nếu bị tái nhiễm Hp sẽ làm tăng gấp 4 lần nguy cơ tái phát các bệnh dạ dày và dẫn đến các biến chứng của loét dạ dày – tá tràng, xuất huyến đường tiêu hóa (15-20%), thủng và tạo thành các cấu trúc teo, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.