Top 8 # Vi Trùng Gây Ung Thư Bao Tử Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Vi Trùng Bao Tử Là Vi Khuẩn Gì? Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Vi trùng bao tử là vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) – một loại xoắn khuẩn gram âm có khả năng sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe như viêm loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.

Vi trùng bao tử là gì?

Vi trùng bao tử thực chất là vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp/ vi khuẩn H. pylori) – một loại xoắn khuẩn gram âm sinh sống trong dạ dày của con người.

Dạ dày là môi trường có tính axit và có rất ít vi khuẩn có thể tồn tại ở cơ quan này. Tuy nhiên, vi trùng bao tử có khả năng tiết ra urease – một loại enzyme giúp trung hòa dịch vị. Với cơ chế này, vi khuẩn Hp dễ dàng sinh sống và phát triển trong niêm mạc dạ dày.

Hiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy 12 chủng thuộc chi Helicobacter, trong đó 4 loại sống ký sinh ở người. Tuy nhiên chỉ có riêng Helicobacter pylori có khả năng gây ra các vấn đề ở dạ dày.

Cấu tạo và chức năng của vi trùng bao tử

Vi trùng bao tử có cấu trúc dạng xoắn, kích thước 0,5µm x 3-5µm, có chùm lông ở đầu, không có vỏ, không sinh nha bào và có khả năng di động mạnh.

Helicobacter pylori có sức đề kháng mạnh hơn so với các loại vi khuẩn ở đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, chủng vi khuẩn này không có khả năng kháng axit mà hoạt động bằng cách phân giải ure trong dạ dày, sau đó tạo thành các màng ammoniac bao quanh nhằm bảo vệ cơ thể và trung hòa dịch vị. Vi khuẩn tồn tại và phát triển trong môi trường có nhiệt độ từ 30 – 40 độ C và hoạt động mạnh nhất ở nhiệt độ 37 độ C.

Mặc dù Helicobacter pylori có thể gây ra nhiều vấn đề ở dạ dày. Tuy nhiên có đến 80% trường hợp nhiễm vi khuẩn nhưng không có phát sinh triệu chứng. Trong trường hợp này, vi trùng bao tử có vai trò điều hòa và cân bằng hệ sinh thái trong môi trường dạ dày.

Vi trùng bao tử có nguy hiểm không?

Vi trùng bao tử là một trong những nguyên nhân và yếu tố dẫn đến các vấn đề ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên có một số trường hợp nhiễm vi khuẩn nhưng không phát sinh triệu chứng lâm sàng hay khởi phát bệnh lý.

Theo các chuyên gia, vi khuẩn Helicobacter pylori có thể phát triển mạnh, kích thích hoạt động bài tiết axit và co bóp thành dạ dày khi có các yếu tố cộng hưởng như lạm dụng kháng sinh, thuốc chống viêm, chế độ ăn không khoa học và căng thẳng thần kinh kéo dài.

Đối với những trường hợp có lối sống lành mạnh, loại xoắn khuẩn này chỉ tồn tại trong dạ dày với số lượng hạn chế và hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Hiện nay, các nhà khoa học nhận thấy vi khuẩn Helicobacter pylori có vai trò quan trọng trong cơ chế khởi phát của các bệnh lý sau:

Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non bị viêm và loét do hoạt động ăn mòn của dịch vị. Bệnh lý này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đến 50% trường hợp dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori.

Chuyển sản ruột ở dạ dày: Chuyển sản ruột ở dạ dày là tình trạng các tế bào ở dạ dày biến đổi cấu trúc tương tự tế bào ở đường ruột. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên một số giả thuyết cho rằng, vi khuẩn Hp có thể tương tác với độc tố từ thức ăn – đồ uống, sau đó tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây loạn sản tế bào.

Thủng dạ dày: Vi khuẩn Hp có xu hướng trú ngụ ở niêm mạc dạ dày và phát triển khi có điều kiện thích hợp. Trong trường hợp dạ dày xuất hiện ổ viêm loét, vi trùng bao tử có thể trú ngụ ở vị trí này, sau đó tấn công vào các mô và gây thủng dạ dày.

Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ở cơ quan này phát triển quá mức, mất kiểm soát và chuyển thành tế bào ác tính. Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên bệnh có mối liên hệ mật thiết với vi khuẩn Helicobacter pyori, chế độ dinh dưỡng, yếu tố môi trường và địa lý.

Đường lây truyền của vi trùng bao tử

Vi trùng bao tử Hp có thể lây nhiễm qua:

Lây qua đường miệng – miệng: Vi trùng bao tử tồn tại trong nước bọt, dịch tiết dạ dày và các mảng cao răng. Do đó, vi khuẩn có thể lây nhiễm thông qua hoạt động hôn môi, mớm thức ăn hoặc sử dụng chung vật dụng (bàn chải đánh răng, muỗng, chén, đũa,…) với người nhiễm bệnh.

Lây qua đường phân – miệng: Một lượng nhỏ vi khuẩn Helicobacter pylori có thể di chuyển cùng với thức ăn xuống đường ruột và được đào thải ra bên ngoài. Vì vậy, vi trùng bao tử có thể lây nhiễm do thói quen không vệ sinh tay sau khi đi tiêu và trước khi ăn.

Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Dịch tiết dạ dày là nơi có số lượng vi khuẩn Hp cao nhất. Đường lây dạ dày – dạ dày thường xảy ra do các yếu tố trung gian như nội soi, phẫu thuật dạ dày tại các cơ sở y tế không đảm bảo vô trùng thiết bị y tế.

Lây từ môi trường – miệng: Vi khuẩn Hp sinh sống, phát triển mạnh trong môi trường dạ dày và có khả năng tồn tại kém khi ở môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp nhiễm vi trùng bao tử từ nguồn nước, đất và thức ăn nhiễm khuẩn.

Biện pháp phòng ngừa vi trùng bao tử

Vi trùng bao tử là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về dạ dày – đặc biệt là ung thư dạ dày. Hơn nữa hiện nay chưa có vaccine đặc hiệu đối với Helicobacter pylori. Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa vi khuẩn này với một số biện pháp như:

Không sử dụng chung chén, đũa, bàn chải và hạn chế các thói quen như gắp thức ăn, mớm cơm,…

Nên tầm soát sức khỏe trước khi kết hôn để tránh lây nhiễm vi trùng bao tử cho vợ/ chồng.

Rửa sạch tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn. Đồng thời nên ăn chín uống sôi, hạn chế dùng thực phẩm tươi sống và ăn uống lề đường.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh dùng các loại thực phẩm và đồ uống ảnh hưởng xấu đến dạ dày như rượu bia, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị, axit hoặc đồ lên men.

Sau khi tiếp xúc với đất và nguồn nước tự nhiên nên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị nếu nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Nên che miệng khi ho, hắt hơi và cần rửa sạch tay với xà phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Vi trùng bao tử (Helicobacter pylori) là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề ở dạ dày. Do đó nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ nhiễm chủng vi khuẩn này, bạn nên chủ động thăm khám để điều trị trong thời gian sớm nhất.

Vi Trùng Hp, Nguyên Nhân Hàng Đầu Gây Ung Thư Dạ Dày

Trước năm 1983 mọi người chỉ biết đến nguyên nhân gây các bệnh về dạ dày là do sự tăng tiết dịch vị, mà điều này chủ yếu do lối sống, thực phẩm gây ra. Tuy nhiên đến năm 1983 phát hiện của hai nhà khoa học Robin Warren và Barry Marshall về loại vi trùng hp đã mở ra bước tiến mới cho việc điều trị các bệnh lý về dạ dày.

Vi trùng hp là gì?

Tên khoa học của vi trùng hp là: Helicobacter pylori, đây là loại vi trùng duy nhất có khả năng tồn tại được trong môi trường axit của dạ dày. Chúng có hình xoắn và sống chủ yếu trong lớp niêm mạc của dạ dày.

Để có thể sinh tồn và phát triển trong dạ dày vi trùng này sẽ tiết ra một loại enzim có khả năng phân hủy ure thành amoniac khiến trung hòa dịch vị axit quanh nó. Ở đầu của vi trùng hp có cấu tạo các lông manh giúp chúng chui sâu xuống dưới các lớp nhầy, gắn vào các tế bào niêm mạc dạ dày và làm bào mòn lớp niêm mạc này.

Vi trùng hp là nguyên nhân gây nên các chứng bệnh khó chịu của dạ dày.

Cơ chế tạo ra kháng thể của con người có thể phát hiện ra sự tồn tại và phát triển của loại vi khuẩn hp này, nhưng vì không thể tới được vùng chứa nhiều dịch vị là dạ dày nên các tế bào miễn dịch thường không thể tiêu diệt được vi trùng này. Không những thế hp còn có khả năng làm cho quá trình phản ứng miễn dịch bị gián đoán, gây thêm khó khăn cho việc loại trừ hp.

Hơn một nửa dân số trên thế giới đang mang trong mình vi trùng hp này vì tính dễ lây lan của chúng. Chỉ với các tiếp xúc qua đường nước bọt, qua tiếp xúc phân của người bệnh là bạn đã có thể mang trong mình loại vi trùng nguy hiểm này.

Tuy số lượng người nhiễm vi trùng hp là rất nhiều nhưng không phải ai cũng có nguy cơ bị ung thư dạ dày, bởi loại vi trùng này có rất nhiều chủng khác nhau. Trong số các chủng hp thì các nhà khoa học quan tâm nhất đến chủng hp có chứa các độc tố CagA và VacA, các độc tố này được xem là nguyên nhân chính cho các biến chứng gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Tại sao nói vi trùng hp là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày?

Người ta đã tiến hành các nghiên cứu trên những người bị nhiễm vi trùng hp đều có các kết luận về việc gia tăng nguy cơ bị ung thư trên những người này.

Cũng trong một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc so sánh về việc điều trị tiêu diệt vi trùng hp thực hiện trên hai nhóm người đều mắc vi trùng này cho thấy: nhóm được tiến hành các phương pháp tiêu diệt hp giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày so với nhóm nhiễm hp mà không được điều trị tiêu diệt vi trùng.

Tại Châu Á, Việt Nam chúng ta và Nhật Bản là hai trong số nhiều nước nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm chủng hp có chứa độc tố gây ung thư. Tại Nhật việc kiểm soát và triệt tiêu vi trùng này được tiến hành rất chu đáo, người dân Nhật thường xuyên được kiểm tra để phát hiện vi trùng hp nhằm tránh tình trạng ung thư. Kháng thể chông vi trùng cũng được nước này nghiên cứu ra với tên gọi OvalgenHP.

Tại nước ta loại kháng thể chống hp này cũng đã được đưa vào sử dụng cho các liệu trình điều trị các bệnh lý dạ dày di vi trùng hp gây ra, góp phần mang đến hi vọng mới cho các bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Cách Chữa Bệnh Chàm Vi Trùng

Chàm vi trùng hay là bệnh chàm vi khuẩn là một trong những triệu chứng của bệnh chàm. Đây là một căn bệnh xảy ra trên da, không có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại có tác động lớn tới tính thần và cảm xúc của người bị bệnh. Vì thế bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh chàm vi trùng, cách phòng tránh và chữa bệnh chàm vi khuẩn

Thông tin khi bị chàm vi trùng

Chàm vi trùng là gì

Chàm vi trùng hay còn được gọi là bệnh chàm vi khuẩn, bệnh thường xuất phát từ một vết xước nhỏ trên da hoặc vết trầy xước, doa một số tác động cũng như điều trị không hợp lý nên bị nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng vài ngày thì vết thương sẽ bị chàm hóa khiến tổn thương lan rộng ra gọi là chàm vi trùng phản ứng thứ phát, từ đó trở thành bệnh chàm thực sự.

Những biểu hiện thường thấy của bệnh chàm vi trùng đó là những thương tổn không đối xứng, có giới hạn rõ ràng, ngoài mụn nước còn có xuất hiện các ổ nhiễm trùng kề cận như : hăm kẽ, lẹo, chốc, nhọt, chốc mép, viêm quanh móng, vết mổ bẩn, nốt đỉa cắn, các ổ nhiễm trùng da…

Bên cạnh đó còn có các loại nhiễm khuẩn nội tạng như viêm tai xương chủm, viêm xoang, viên dạ dày, viêm đại tràng, viêm phần phụ, viên tử cung, viêm thận,…. Khi được điều trị kịp thời thì các triệu chứng khi bị chàm vi khuẩn trên sẽ giảm hoặc khỏi hẳn.

Ai dễ mắc bệnh chàm vi khuẩn ?

Chàm vi khuẩn không chỉ có người lớn mà ngay cả trẻ em cũng mắc bệnh chàm vi khuẩn( chàm vi trùng). Tiếp xúc với môi trường ô nghiễm hay bị bẩn lâu ngày hoặc do nhiều nguyên nhân hóa học nên dẫn đến tình trạng mắc bệnh chàm vi khuẩn

Phòng tránh bệnh chàm vi trùng

Chàm vi trùng cũng được gọi là bệnh chàm nhiễm trùng, do bệnh phái triển khi bị nhiễm trùng. Là bệnh để càng lâu thì càng nặng vì thế cần có cách phòng tránh bệnh khi có những biểu hiện đơn giản. Để phòng bệnh và chữa bệnh chàm vi khuẩn thì có các yếu tố sau cần chú ý.

Nếu như có người nhà bị bệnh chàm vi khuẩn thì cần chủ động phòng ngừa trước, chủ động tránh xa những tác nhân có thể gây bệnh là các chất tẩy rửa, môi trường sống ôi nhiễm, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, những sản phẩm có chứa nhiều chất độc hại,…

Cần uống đủ nước mỗi ngày: nước chính là một trong những thức uống có vai trò đó là thanh lọc cơ thể, khi uống đủ nước thì cơ thể sẽ đươc bài trừ những chất độc hại ra ngoài. Hơn nữa, còn cung cấp ẩm cho da, tránh được bệnh chàm tự phát.

Có chế độ ăn uống hợp lý: những loại thức ăn có tính nóng, nhiệt cũng nằm trong số những tác nhân gây bệnh, vì thế cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đó. Nên dùng những loại thức ăn có tính mát như rau má, đậu xanh, các loại hoa quả. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm lạ dễ gấy dị ứng.

Cuối cùng chính là giữ cho môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng bằng cách thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ chăn màn,….

Nếu như có dấu hiệu của bệnh chàm vi trùng thì nên đi khác tây y, đông y để điều trị một cách sớm nhất, tránh tình trạng để bệnh lâu ngày, khi đó sẽ khó điều trị dứt điểm.

Vi Khuẩn Hp Gây Ung Thư Dạ Dày

Mối liên hệ giữa vi khuẩn HP và ung thư dạ dày

Trước khi có kết quả chính xác vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, nhiều nhà khoa học đã khẳng định vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày tá tràng mạn tính.

Vi khuẩn HP cư trú dưới lớp niêm mạc dạ dày, dưới mảng bám cao răng, nước bọt. Chúng dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác khi sử dụng chung các đồ dùng ăn uống như thìa, bát, đũa, ăn chung bát nước chấm, uống chung cốc nước hoặc mớm cơm cho trẻ…

Vi khuẩn HP khi đi vào cơ thể sẽ làm tổn hại lớp lót niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra độc tố khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cùng với dịch axit từ dạ dày tác động dễ hình thành các vết viêm loét.

Không những thế, vi khuẩn này tồn tại thời gian dài trong dạ dày sẽ làm thay đổi các DNA của tế bào niêm mạc dạ dày, dần dần dẫn tới viêm teo dạ dày, chuyển sản dạ dày ruột, loạn sản và ung thư dạ dày.

Theo nghiên cứu, những người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp 6 lần so với những người không nhiễm.

Vì thế, khi mắc các bệnh ở dạ dày, bạn nên đi kiểm tra xem mình có nhiễm vi khuẩn HP không để có biện pháp điều trị và phòng ngừa ung thư dạ dày phù hợp.

Làm thế nào phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày?

Để phát hiện sớm vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở dạ dày như:

Nội soi dạ dày là một phương pháp khá hiệu quả có thể giúp tìm ra vi khuẩn HP trong dạ dày, đồng thòi phát hiện những tổn thương bên trong dạ dày như viêm loét hoặc ung thư, polyp.

Nội soi dạ dày được thực hiện nhờ vào một ống nội soi nhỏ, mềm có gắn nguồn sáng và camera giúp bác sĩ quan sát rõ các tổn thương bên trong dạ dày.

Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể phát hiện được thông qua test HP hơi thở. Với phương pháp này, bạn sẽ được uống viên thuốc có chứa C14 hoặc dung dịch có chứa C13 và ngồi nghỉ.

Sau 15 phút, người bệnh sẽ thổi vào dụng cụ xét nghiệm là thẻ xét nghiệm với 14C hoặc thổi bong bóng với 13C cho đến khi thiết bị hoặc kỹ thuật viên báo hiệu đã đủ lượng CO2 cho một lần xét nghiệm. Thời gian thổi trung bình từ 5 đến 10 phút tùy vào lượng hơi mà người thổi thổi vào.

Bác sĩ sẽ mang đi kiểm tra nhằm tìm sự hiện diện của vi khuẩn HP trong hơi thở.

Phương pháp này đơn giản với độ chính xác cao, giúp phát hiện sớm vi khuẩn HP. Hiện tại bệnh viện Thu Cúc đang áp dụng phương pháp này nhằm hỗ trợ người bệnh phát hiện sớm có hay không vi khuẩn HP trong dạ dày.

Vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vì thế khi được chẩn đoán có vi khuẩn HP, bạn cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Việc điều trị kịp thời và triệt để sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn này, giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 để được tư vấn.