Top 11 # Vi Trùng Gây Ung Thư Dạ Dày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Vi Trùng Hp, Nguyên Nhân Hàng Đầu Gây Ung Thư Dạ Dày

Trước năm 1983 mọi người chỉ biết đến nguyên nhân gây các bệnh về dạ dày là do sự tăng tiết dịch vị, mà điều này chủ yếu do lối sống, thực phẩm gây ra. Tuy nhiên đến năm 1983 phát hiện của hai nhà khoa học Robin Warren và Barry Marshall về loại vi trùng hp đã mở ra bước tiến mới cho việc điều trị các bệnh lý về dạ dày.

Vi trùng hp là gì?

Tên khoa học của vi trùng hp là: Helicobacter pylori, đây là loại vi trùng duy nhất có khả năng tồn tại được trong môi trường axit của dạ dày. Chúng có hình xoắn và sống chủ yếu trong lớp niêm mạc của dạ dày.

Để có thể sinh tồn và phát triển trong dạ dày vi trùng này sẽ tiết ra một loại enzim có khả năng phân hủy ure thành amoniac khiến trung hòa dịch vị axit quanh nó. Ở đầu của vi trùng hp có cấu tạo các lông manh giúp chúng chui sâu xuống dưới các lớp nhầy, gắn vào các tế bào niêm mạc dạ dày và làm bào mòn lớp niêm mạc này.

Vi trùng hp là nguyên nhân gây nên các chứng bệnh khó chịu của dạ dày.

Cơ chế tạo ra kháng thể của con người có thể phát hiện ra sự tồn tại và phát triển của loại vi khuẩn hp này, nhưng vì không thể tới được vùng chứa nhiều dịch vị là dạ dày nên các tế bào miễn dịch thường không thể tiêu diệt được vi trùng này. Không những thế hp còn có khả năng làm cho quá trình phản ứng miễn dịch bị gián đoán, gây thêm khó khăn cho việc loại trừ hp.

Hơn một nửa dân số trên thế giới đang mang trong mình vi trùng hp này vì tính dễ lây lan của chúng. Chỉ với các tiếp xúc qua đường nước bọt, qua tiếp xúc phân của người bệnh là bạn đã có thể mang trong mình loại vi trùng nguy hiểm này.

Tuy số lượng người nhiễm vi trùng hp là rất nhiều nhưng không phải ai cũng có nguy cơ bị ung thư dạ dày, bởi loại vi trùng này có rất nhiều chủng khác nhau. Trong số các chủng hp thì các nhà khoa học quan tâm nhất đến chủng hp có chứa các độc tố CagA và VacA, các độc tố này được xem là nguyên nhân chính cho các biến chứng gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Tại sao nói vi trùng hp là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày?

Người ta đã tiến hành các nghiên cứu trên những người bị nhiễm vi trùng hp đều có các kết luận về việc gia tăng nguy cơ bị ung thư trên những người này.

Cũng trong một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc so sánh về việc điều trị tiêu diệt vi trùng hp thực hiện trên hai nhóm người đều mắc vi trùng này cho thấy: nhóm được tiến hành các phương pháp tiêu diệt hp giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày so với nhóm nhiễm hp mà không được điều trị tiêu diệt vi trùng.

Tại Châu Á, Việt Nam chúng ta và Nhật Bản là hai trong số nhiều nước nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm chủng hp có chứa độc tố gây ung thư. Tại Nhật việc kiểm soát và triệt tiêu vi trùng này được tiến hành rất chu đáo, người dân Nhật thường xuyên được kiểm tra để phát hiện vi trùng hp nhằm tránh tình trạng ung thư. Kháng thể chông vi trùng cũng được nước này nghiên cứu ra với tên gọi OvalgenHP.

Tại nước ta loại kháng thể chống hp này cũng đã được đưa vào sử dụng cho các liệu trình điều trị các bệnh lý dạ dày di vi trùng hp gây ra, góp phần mang đến hi vọng mới cho các bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Vi Khuẩn Hp Gây Ung Thư Dạ Dày

Mối liên hệ giữa vi khuẩn HP và ung thư dạ dày

Trước khi có kết quả chính xác vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, nhiều nhà khoa học đã khẳng định vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày tá tràng mạn tính.

Vi khuẩn HP cư trú dưới lớp niêm mạc dạ dày, dưới mảng bám cao răng, nước bọt. Chúng dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác khi sử dụng chung các đồ dùng ăn uống như thìa, bát, đũa, ăn chung bát nước chấm, uống chung cốc nước hoặc mớm cơm cho trẻ…

Vi khuẩn HP khi đi vào cơ thể sẽ làm tổn hại lớp lót niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra độc tố khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cùng với dịch axit từ dạ dày tác động dễ hình thành các vết viêm loét.

Không những thế, vi khuẩn này tồn tại thời gian dài trong dạ dày sẽ làm thay đổi các DNA của tế bào niêm mạc dạ dày, dần dần dẫn tới viêm teo dạ dày, chuyển sản dạ dày ruột, loạn sản và ung thư dạ dày.

Theo nghiên cứu, những người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp 6 lần so với những người không nhiễm.

Vì thế, khi mắc các bệnh ở dạ dày, bạn nên đi kiểm tra xem mình có nhiễm vi khuẩn HP không để có biện pháp điều trị và phòng ngừa ung thư dạ dày phù hợp.

Làm thế nào phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày?

Để phát hiện sớm vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở dạ dày như:

Nội soi dạ dày là một phương pháp khá hiệu quả có thể giúp tìm ra vi khuẩn HP trong dạ dày, đồng thòi phát hiện những tổn thương bên trong dạ dày như viêm loét hoặc ung thư, polyp.

Nội soi dạ dày được thực hiện nhờ vào một ống nội soi nhỏ, mềm có gắn nguồn sáng và camera giúp bác sĩ quan sát rõ các tổn thương bên trong dạ dày.

Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể phát hiện được thông qua test HP hơi thở. Với phương pháp này, bạn sẽ được uống viên thuốc có chứa C14 hoặc dung dịch có chứa C13 và ngồi nghỉ.

Sau 15 phút, người bệnh sẽ thổi vào dụng cụ xét nghiệm là thẻ xét nghiệm với 14C hoặc thổi bong bóng với 13C cho đến khi thiết bị hoặc kỹ thuật viên báo hiệu đã đủ lượng CO2 cho một lần xét nghiệm. Thời gian thổi trung bình từ 5 đến 10 phút tùy vào lượng hơi mà người thổi thổi vào.

Bác sĩ sẽ mang đi kiểm tra nhằm tìm sự hiện diện của vi khuẩn HP trong hơi thở.

Phương pháp này đơn giản với độ chính xác cao, giúp phát hiện sớm vi khuẩn HP. Hiện tại bệnh viện Thu Cúc đang áp dụng phương pháp này nhằm hỗ trợ người bệnh phát hiện sớm có hay không vi khuẩn HP trong dạ dày.

Vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vì thế khi được chẩn đoán có vi khuẩn HP, bạn cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Việc điều trị kịp thời và triệt để sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn này, giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 để được tư vấn.

Vi Khuẩn Hp Có Gây Ung Thư Dạ Dày Không?

    Vi khuẩn HP dạ dày có mức độ lây nhiễm rất rộng. Đây được xem là loại xoắn khuẩn phổ biến trong dạ dày người. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Hp sẽ có một tỉ lệ nhất định gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Có rất nhiều người thắc mắc “vi khuẩn HP có thực sự gây ung thư dạ dày không?” Đây là một câu hỏi vẫn đang được tranh cải trên thế giới bởi vì giải quyết được nó sẽ mở ra một tương lai mới trong kiểm soát bệnh lý ung thư dạ dày, căn bệnh đứng thứ 2 trong các loại bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao, chỉ sau ung thu phổi.

CÙNG CÁC CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VI KHUẨN HP CÓ GÂY BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY KHÔNG?

     Kể từ sau phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn Hp mang trầm cỡ quốc tế của 2 nhà khoa học người Úc là Brarry Marshall và Robin Warren, tới thời điểm hiện tại hầu hết cộng đồng thấy thuốc trên thế giới đã đồng thuận rằng vi khuẩn Hp là yếu tố quan trọng nhất trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày tá tràng mạn tính. Còn đối với ung thư dạ dày, tổ chứ Y tế thế giới WHO đã xếp vi khuẩn Hp là  nhóm tác nhân đầu tiên gây Ung thư dạ dày.

     Điều này ngầm chứng minh rằng, có mối quan hệ rõ ràng và khá mật thiết giữa vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày. Mặc dù vậy, để dẫn tới ung thư dạ dày thì vi khuẩn Hp không phải chịu một yếu tố duy nhất này nhưng lại là yếu tố mà con người hoàn toàn có thể chủ động loại trừ.

NHỮNG BẰNG CHỨNG CHO THẤY GIỮA VI KHUẨN HP VÀ UNG THƯ DẠ DÀY CÓ MỐI LIÊN HỆ VỚI NHAU

     Các nghiên cứu dịch tễ trên quy mô toàn cầu trên những người bị nhiễm khuẩn Hp đều cho thấy nó có khả năng làm tăng nguy sơ bị ung thư dạ dày.

    Trong một phân tích tổng hợp gồm 12 nghiên cứu khác nhau về  tương quan giữa vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày, các nhà khoa học nhận thấy rằng những người bị nhiễm khuẩn Hp có khả năng ung thư dạ dày cao gấp 6 – 10 lần so với người bình thường.

    Cũng trong một nghiên cứu khác tại Trung Quốc diễn ra liên tục hơn 10 năm ở các nhóm bệnh nhân đã được điều trị, tiêu diệt vi khuẩn Hp sẽ giảm được 40% nguy cơ mắc ung thư dạ dày trong các năm tiếp theo của cuộc đời họ.

    Năm 2014 một nhóm người khoa học người Đức công bố đã tìm thấy quan hệ nhân quả giữa ung thư dạ dày và vi khuẩn Hp. Cụ thể, vi khuẩn Hp khi sinh sống trên niêm mạc dạ dày đã tiết ra nhiều độc tố làm thay đổi DNA của tế bào niêm mạc dạ dày, gây đến viêm teo dạ dày, chuyển sản dạ dày ruột, loạn sản và ung thư dạ dày. Có thể nói, đây là bằng chứng cấp độ sinh học phân tử cho thấy khả năng gây ra ung thư dạ dày của vi khuẩn Hp.

    Ta có thể tổng kết lại các bằng chứng khoa học trên thế giới, các chuyên gia đã nhận định ràng việc tiêu diệt vi khuẩn Hp để phòng ngừa nguy cơ ung thư dạ dày là việc làm cần thiết, nên ưu tiên hàng đầu, nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và toàn xã hội.

    Có thể nói, vi khuẩn HP là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày. Còn việc nhiễm vi khuẩn HP sẽ chuyển sang ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa của từng người, chế độ ăn uống và độc tính của vi khuẩn. Cũng giống như việc hút thuốc và uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt đối với các ung thư phần trên dạ dày gần thực quản. Theo số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ ung thư dạ dày tăng gấp đôi ở người hút thuốc, tỉ lệ này cũng tăng lên rõ rệt ở những người trên 50 tuổi.

Cần khẳng định rằng vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, chứ không phải cứ có vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày.

 Sử dụng [Nút tư vấn online miễn phí] là cách nhanh để kết nối với bác sĩ giải đáp các thắc mắc về bệnh lý, quy trình thực hiện, chi phí, địa chỉ,… để tiện cho sự chuẩn bị trước khi đi xét nghiệm.

CẦN LÀM GÌ KHI KHÔNG MAY MẮC VI KHUẨN HP

    Theo các chuyên gia y tế, khi nhiễm vi khuẩn Hp bạn không nên quá hoang mang, lo lắng. Việc làm cần thiết bây giờ là tìm ra phương pháp điều trị hợp lý.

    Thông thường, điều trị vi khuẩn Hp tại các nước đạt từ 80 – 90% khả năng thành công, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, ở nước ta chỉ đạt được 50 – 80%, một con số còn khá khiêm tốn. Điều này một phần là do người dân Việt chưa có ý thức điều trị nghiêm túc, lơ là trước các phác đồ của bác sĩ mà tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định, không đúng liều lượng, thời gian sử dụng, ăn uống, vệ sinh cơ thể không đảm bảo, từ đó khiến vi khuẩn kháng thuốc.

    Do đó, khi người bệnh gặp các vấn đề về tiêu hóa do vi khuẩn Hp cần chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và trao đổi chi tiết với bác sĩ để có phác đồ điều trị hợp lý, tránh việc vi khuẩn kháng thuốc, đe dọa đến sức khỏe.

Không gian ấm cúng, thấm được không khí gia đình tại Phòng Khám Chuẩn Đoán Hình Ảnh - Chợ Rẫy M&C 

    Để xác định chính xác sự tồn tại và diễn biến hoạt động của vi khuẩn Hp hiện nay tại Phòng Khám Chuẩn Đoán Hình Ảnh - Chợ Rẫy M&C đang áp dụng phương pháp tiên tiến nhất đó là test vi khuẩn Hp rất thành công.

    Hoạt động trong nhiều năm, lấy khoa nội tổng hợp mà cụ thể là khoa tiêu hóa là kim chỉ nan cho phòng khám, Phòng Khám Chuẩn Đoán Hình Ảnh - Chợ Rẫy M&C đã điều trị thành công hàng năm cho hơn 7.000 ca nhiễm vi khuẩn Hp với chi phí hoàn toàn hợp lý.

    Để được các bác sĩ chuyên khoa giỏi đến từ bệnh viện Chợ Rẫy, Đại Học Y Dược trực tiếp thăm khám và điều trị, người bệnh đến ngay Phòng Khám Chuẩn Đoán Hình Ảnh - Chợ Rẫy M&C tại số 3, Tăng Bạt Hỗ, P. 12, Q. 6, TP. HCM.

⇒ Để đặt lịch khám nhận mã số khám ưu tiên miễn phí hoặc có thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng, trao đổi thông tin với bác sĩ ở KHUNG TƯ VẤN bên dưới.

Có Phải Vi Khuẩn Hp Gây Ung Thư Dạ Dày Không?

Vi khuẩn Hp còn có tên gọi đầy đủ là Helicobacter pylori, là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi acid đậm đặc, chúng sống chủ yếu trong môi trường dạ dày và bám vào niêm mạc dạ dày của cơ thể người. Vi khuẩn Hp được phát hiện và tìm thấy vào năm 1982 bởi hai bác sĩ người Úc đó là Robin Warren và Barry Marshall.

Ngoài môi trường niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp còn xuất hiện nhiều trong cao răng và nước bọt. Do đó, loại vi khuẩn này cũng rất dễ lây lan qua đường ăn uống và đặc biệt là khi chúng ta dùng chung bát đũa, bát gia vị, uống chung ly.

Theo nghiên cứu thì tỷ lệ vi khuẩn Hp lây nhiễm ở nước ta khá cao khoảng hơn 70% dân số. Đây là tỉ lệ rất cao, so với trung bình của thể giới là hơn 50%, và các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada,… tỷ lệ này đạt 30%.

Trên thực tế, vào năm 1994, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp vi khuẩn Hp là tác nhân vi sinh duy nhất gây ung thư nhóm 1 có nghĩa là nhóm tác nhân chắc chắn gây ung thư bên cạnh một số tác nhân hóa học khác.

Sở dĩ vi khuẩn Hp có thể gây ung thư dạ dày là vì: Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp sẽ gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Chứng bệnh viêm mạn tính kéo dài lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường trong dạ dày được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột thường gặp với tỷ lệ khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày, chứng bệnh rất nguy hiểm.

→ Như vậy, có thể khẳng định, vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày, một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu không may mắc phải loại vi khuẩn này, chúng ta nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra để từ đó có biện pháp điều trị bệnh kịp thời, tránh trường hợp để lâu gây bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao.

Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp hiệu quả

Ung thư dạ dày là một chứng bệnh có nguy cơ tử vong cao, như đã nói ở trên, bệnh thường khó phát hiện nên một khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì rất ít có khả năng chữa khỏi. Ngoài biện pháp thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh tật, từ đó có cách điều trị bệnh hiệu quả thì mỗi chúng ta nên thực hiện tốt những điều sau để phòng ngừa bệnh tốt hơn.

+ Phát hiện và điều trị sớm vi khuẩn Hp dạ dày theo phác đồ của bác sĩ đối với những người không may bị nhiễm vi khuẩn Hp.

+ Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá để giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

+ Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn sẵn, mà nên thay thế bằng các thực phẩm tươi, sạch, tự nấu chín.

+ Bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.

+ Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin A, C, E như nấm, các loại củ.

+ Chú ý vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố rất cần thiết trong việc phòng ngừa nhiễm Hp từ đó hạn chế mắc bệnh ung thư dạ dày.

+ Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và trong ăn uống, tránh tình trạng sử dụng nước trong ao, hồ, sông, suối bởi vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong nước khoảng 3 ngày.

+ Xử lý kỹ các bệnh phẩm của người bệnh như cao răng, dịch nôn ói, phân, vì đây chính là một trong những nguồn vi khuẩn lây nhiễm bệnh nhiều nhất.

→ Thông tin hữu ích không nên bỏ qua: