Top 6 # Video Bà Mẹ Ung Thư Sinh Con Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Video ‘Người Mẹ Ung Thư Sinh Con’ Được Tái Hiện Lại

Xem phóng sự được phát trên kênh truyền hình ANTV, nhiều khán giả nghĩ người phụ nữ và đứa bé trong khung hình chính là sản phụ Trần Thị Nga bị ung thư giai đoạn cuối và con của chị. Tuy nhiên từ tháng 9/2014, trong chùm ảnh hậu kỳ của phóng sự này, đạo diễn Binh Nguyên đã nêu rõ “đây chỉ là phim tái hiện’.

“Với sự giúp đỡ tận tình của các bác sĩ Bệnh viện Quân đội 175, chúng tôi đã tái hiện thành công ngoài mong đợi bản demo thứ hai “Con phải sống” của loạt phim tài liệu “Khoảng khắc sinh tử”, ông Binh Nguyên chia sẻ trên Facebook.

Cũng theo vị đạo diễn này, chỉ là tái hiện lại câu chuyện đã xảy ra hai năm trước, nhưng gần như các bác sĩ quân đội tham gia đều muốn rơi nước mắt bởi họ nói “thật đến từng centimet”. Hy vọng serie phim này sẽ thành công, được nhiều người đón nhận . Cùng với những dòng chia sẻ, đạo diễn cũng công khai với bạn bè trên Facebook cá nhân hình ảnh của đoàn làm phim và các bác sĩ tham gia tái hiện lại ca mổ đặc biệt.

Đạo diễn Binh Nguyên nói: “Sáng nay nhiều báo, đài, nhiều người gọi điện thoại hỏi, để xin share lại bản chính. Dù ending trong phim không chạy tên êkip sản xuất, nhưng nhiều người đoán ra phim của mình. Thông thường phim được nhiều người quan tâm phải vui, mà sao rất mệt mỏi và buồn kinh khủng, không nói nên lời”.

Trong thể loại phim tài liệu, việc tái hiện lại câu chuyện có thật là rất bình thường với truyền hình thế giới, ví dụ như series phim tài liệu rất nổi tiếng “Seconds from Disaster” (Vài giây trước thảm họa) của kênh National Geographic, họ tái hiện cả tình huống nghiệt ngã trước cái chết trong khoang khi máy bay rơi… không lẽ phải bắt buộc người quay phim phải có mặt trong khoang khi máy bay rơi chăng? Nếu nói anh em chúng tôi tái hiện chưa đạt, làm phim chưa tốt thì rất chân thành cám ơn sự góp ý này”.

Trò chuyện với bạn bè, diễn viên vào vai người mẹ bị ung thư cũng cho biết bộ phim này dựa vào câu chuyện có thật và được dựng lại, cô chỉ là một nhân vật. Dù vậy, cô cảm thấy không vui lắm khi “phim chưa phát sóng đã bị phát tán tùm lum”.

Sáng 10/3, các bác sĩ ban giám đốc Bệnh viện quân y 175 (Gò Vấp, TP HCM) khẳng định đây là câu chuyện có thật và việc tái hiện hoàn toàn căn cứ vào lời kể của các bác sĩ tham gia chăm sóc cho bệnh nhân cũng như trực tiếp tham gia ca mổ. “Phim được bệnh viện phối hợp chặt chẽ với công ty dựng phim thực hiện”, một bác sĩ nói.

Còn về phía gia đình bệnh nhân, chiều nay, anh Quyết chồng của sản phụ Trần Thị Nga, người bị ung thư trong câu chuyện cho biết, anh biết ơn các bác sĩ đã giúp đỡ tận tình cho vợ mình và cứu sống con mình. Tuy nhiên anh không muốn nhắc lại chuyện cũ. “Giờ con tôi khỏe mạnh, gia đình đã tạm nguôi ngoai những chuyện đã qua nên tôi không muốn nhắc đến nữa”, người chồng nói.

Dài 15 phút, đoạn phim nói về chị Trần Thị Nga đang mang thai con đầu lòng nhờ thụ tinh nhân tạo thì phát hiện mình bị ung thư giai đoạn cuối. Với nỗ lực của các bác sĩ, chị Nga đã sống đến tháng thứ bảy của thai kỳ thì bệnh tình trở nên nguy kịch. Các bác sĩ quyết định thực hiện ca mổ cứu thai nhi. Việc phẫu thuật thành công nhưng chị Nga sau đó chỉ còn được sống bên con vài ngày.

Thiên Chương

Bà Mẹ Ung Thư Máu Sinh Con An Toàn Nhờ Sự Chia Sẻ Của Cộng Đồng

Sản phụ là chị Lưu Ngọc Lan, sinh năm 1991, hiện đang làm giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội. Ba ngày trước khi sinh con, chị biết tin mình bị ung thư máu. Dù bàng hoàng, sợ hãi, chị không cho phép mình gục ngã bởi trước mắt chị là cuộc vượt cạn sinh tử.

Chị Lan đang mang thai tuần thứ 37, tình trạng thiếu máu ngày càng nặng, tiểu cầu giảm sâu dẫn đến đi tiểu ra máu và xuất huyết nhiều nơi.

Bất cứ người phụ nữ nào khi sinh cũng đều mất nhiều máu, nhưng nguy cơ mất máu của chị còn cao hơn nhiều lần. Chị sẽ phải sinh mổ trong khi khả năng cầm máu là rất thấp.

Bác sĩ tiên lượng chị cần truyền nhiều máu và chế phẩm máu cả trước, trong và sau ca mổ.

Chị Lan chuẩn bị bước vào ca mổ sinh trong tình trạng đặc biệt.

Ngày 19/3, chị Lan kêu gọi người thân, bạn bè và học sinh trên mạng xã hội Facebook đến hiến máu để chị có thể thực hiện ca mổ an toàn, bởi ảnh hưởng của dịch bệnh khiến lượng máu dự trữ tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương không còn nhiều.

Nhờ sự chia sẻ của cộng đồng mạng mà chỉ trong chiều ngày 19/3, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận được hơn 200 đơn vị máu của những người đến hiến máu. Cuối ngày, chị vui mừng thông báo trên tài khoàn Facebook cá nhân rằng bệnh viện đã tiếp nhận đủ máu cho ca mổ của chị.

Chồng chị Lan không giấu được giọt nước mắt hạnh phúc khi nhìn thấy vợ con đều bình an

Tiên lượng ca mổ hết sức khó khăn, sản phụ có nguy cơ khó cầm máu do giảm tiểu cầu và các yếu tố đông máu, các bác sĩ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã hội chẩn với Bệnh viện Phụ sản Trung ương và quyết định mổ lấy thai ngay tại Viện.

Suốt 3 ngày trước và trong ca mổ, chị Lan đã phải truyền trên 40 đơn vị chế phẩm máu các loại (bao gồm khối hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, tủa lạnh).

Riêng trong ngày 20/3, tính đến 18h, chị đã được truyền 22 đơn vị chế phẩm máu. Dự kiến ngay trong đêm nay và thời gian tới, chị sẽ tiếp tục cần truyền thêm nhiều chế phẩm máu nữa. Các bác sĩ cho biết chị Lan đang dần hồi phục sau cuộc đua với tử thần.

K.Chi

Bà Đẻ Cách Chữa Đau Răng Cho Mẹ Sau Sinh, Bà Đẻ, Mẹ Cho Con Bú Không Ảnh Hướng Đến Trẻ

Nguyên nhân mẹ sau sinh bị đau răng

Thứ nhất, có thể mẹ sau sinh bị đau răng do bị sâu răng. Khi bị sâu răng cơn đau nhức kéo dài, nhất là vào ban đêm càng đau nhiều hơn khiến mẹ khó chịu không thể chăm sóc con được. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu răng chuẩn bị bị sâu đó là răng bị ngã màu, xuất hiện những đốm trắng đục, bắt đầu thấy xuất hiện các lỗ sâu màu đen trên mặt nhai và thân răng.

Thứ hai, bà đẻ đang cho con bú bị đau răng có thể là do đang mọc răng. Từ khoảng thời gian 17 đến 25 tuổi thường sẽ mọc răng khôn. Thời gian mẹ cho con bú răng khôn có thể mọc và nó khiến mẹ cảm thấy đau nhức, khó chịu thậm chí bị sốt do bị tách nướu. Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu mọc răng khôn chính là lợi bị sưng, đau nhức kéo dài kèm theo sốt nặng hoặc nhẹ tùy theo.

Thứ ba, mẹ cho con bú bị đau răng có thể là do viêm chân răng. Thời gian cho con bú nếu mẹ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể dẫn đến viêm chân răng. Bị viêm chân răng có thể gây chảy máu, đau nhức và khó chịu.

Cách chữa đau răng cho mẹ sau sinh, bà đẻ, mẹ cho con bú không ảnh hướng đến trẻ

Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến em bé khi bú sữa mẹ, mẹ sau sinh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để làm giảm tình trạng đau răng của mình:

Hàng ngày nên súc miệng bằng nước muối ấm để ngăn ngừa vu khuẩn phát triển gây bệnh.

Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm kết hợp với chỉ dẫn của nha khoa làm sạch răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Hạn chế ăn những thức ăn có độ cứng và độ bám dính cao để tránh tình trạng bị sâu răng nặng hơn.

Nên dùng một số nguyên liệu thiên nhiên như tỏi, hành tây, gừng để chế ra các phương pháp chữa sâu răng.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, giúp hạn chế tình trạng sâu răng khi đang cho con bú.

Hậu quả nếu mẹ sau sinh không chăm sóc răng miệng đúng cách

Sau khi sinh chị em thường ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, đồ ngọt nên thực phẩm bám trên răng và khoang miệng cũng nhiều hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn phát triển và hình thành nên nhiều loại bệnh về răng miệng như cao răng, sâu răng, viêm lợi, hỏng tủy răng…

Các vi khuẩn nằm trong khoang miệng có thể đi vào máu và gây nên một số căn bệnh như viêm tuyến vú cấp tính, viên nội mạc tử cung, viêm khung xương chậu… Nếu mẹ sau sinh hôn em bé những vi khuẩn trong miệng cũng dễ dàng truyền sang con qua tiếp xúc hơi thở. Điều này khá nguy hiểm dễ khiến bé bị nhiễm bệnh ở khoang miệng và toàn thân.

Biện pháp chăm sóc răng miệng cho mẹ sau sinh

– Các bác sĩ khuyên rằng sản phụ sau khi sinh được 1 ngày thì nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ nên chọn bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng phù hợp để tránh làm tổn thương răng lợi.

– Mẹ sau sinh không nên sử dụng nước ấm để đánh răng súc miệng mà nên dùng nước muối sinh lý. Cứ sau mỗi lần ăn uống thì nên súc miệng lại sạch sẽ để bảo vệ khoang miệng của chính bạn và ngăn ngừa vi khuẩn truyền sang cho em bé.

– Theo Đông y thì sau sinh 3 ngày mẹ có thể đánh răng bằng ngón tay. Cách làm là mẹ rửa sạch tay, bọc ngón tay trỏ của bàn tay phải bằng miếng khăn xô sạch, cho một ít kem đánh răng lên trên đó. Tiếp đến dùng ngón tay trỏ của bạn làm bàn chải kem đánh răng. Cách làm này có công dụng giúp hoạt huyết thông máu, làm chắc răng lợi. Áp dựng lâu dài mẹ sau sung hạn chế được các bệnh viêm chân răng, chảy máu chân răng, chân răng lung lay…

– Hoặc sản phẩm nên súc miệng thêm nước muối nhạt hoặc mua chai nước muối sinh lý bán trong các tiệm thuốc tây. Nếu dùng bằng nước muối tự pha bạn hãy bỏ một ít muối sạch vào miệng, ngậm thêm ít nước ấm để muối tự tan trong miệng. Thực hiện súc đi súc lại vài lần trong miệng để củng cố chân răng, ngăn ngừa làm răng bị lung lay.

– Trường hợp mẹ sau sinh, bà đẻ bị nhiệt miệng nóng trong người thì có thể dùng phương pháp sau để chữa trị: Chuẩn bị 6g bạch chỉ, 3g cam thảo, hàm trong nước sôi rồi ngậm và súc miệng khi nước đang còn ấm. Cách làm này có công dụng làm giảm nhiệt, giảm đau, kiện vị, chống phong hàn.

Bà Mẹ Ung Thư Giai Đoạn Cuối Vẫn Sinh Con Khoẻ Mạnh, Bí Quyết Như Thế Nào?

Những ngày qua, thông tin về phụ nữ mang thai bị ung thư vú giai đoạn cuối đã mổ sinh con an toàn khiến dư luận quan tâm. Gia đình chị Yên cũng cảm thấy vui lây vì chị cũng từng trải qua những tháng ngày như thế. Chỉ ai đứng trên nỗi đau của bệnh tật, niềm hạnh phúc chờ đón con chào đời mới hiểu cảm giác này.

Chị Yên kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện của chị. 6 năm trước, chị mang thai bé Bống ở tháng thứ 5 thì phát hiện ung thư vòm họng, di căn hạch do thường xuyên chảy máu mũi.

Đang mong ngóng ngày con chào đời, vợ chồng chị Yên lại bước vào cuộc chiến chống ung thư. Sinh con hay đình chỉ thai nghén để chữa bệnh? Đó cũng là câu hỏi của bác sĩ khi tư vấn cho chị.

Không ngần ngại, chị nói sẽ sinh con. Thai nhỉ 24 tuần tuổi hay 6, 7 tuần chị vẫn cố gắng sinh con. Chị Yên cho rằng con đã có duyên tới với mình thì sự sống 1 năm, 2 năm của mình có thể dừng nhưng sự sống vài chục năm của con mình không được phép bỏ.

Chị quyết định sinh con dù bạn bè, người thân cũng góp ý nên chữa bệnh trước còn mẹ sẽ có con. Bỏ qua hết, chị Yên vẫn kiên định với suy nghĩ “thà chết vẫn sinh con”.

Chị Yên kể về tháng ngày vừa mang thai vừa chiến đấu với bệnh ung thư.

Chị từ chối điều trị và chỉ uống thuốc giảm đau. Căn bệnh ung thư vòm họng khiến chị đau đầu như búa bổ. Ngày nào chị cũng nằm và nhờ người thân bóp đầu. Đau quá, chị chỉ dám uống viên giảm đau thông thường nhưng cũng chỉ được nửa tiếng thuốc hết tác dụng lại đau.

Đau đầu chưa kinh khủng bằng ăn gì nôn ra hết. Chị Yên kể ăn một chút cháo cũng nôn, cốc nước cũng nôn. Chị cầu nguyện bề trên cho chị được ăn, được uống vì chị không sao nhưng con chị phải lớn. Chị nghĩ rằng con phải tăng cân để khi bé chào đời bé có thể khoẻ mạnh.

Sinh con từ nghị lực

32 tuần, bệnh của chị Yên đã tiến triển nặng, có hạch di căn và mắt mờ một bên. Chị vẫn cố gắng chiến đấu vì muốn con được ” già dặn” trong bụng mẹ để bé chào đời dù không có mẹ ở bên vẫn khoẻ mạnh được.

Chị Yên kể lúc ấy sự chịu đựng của chị dường như đã hết. Chị chỉ nằm một chỗ thở cũng không được, ôm đầu khóc cũng không xong. Nghĩ đến con, con sắp chào đời chị lại cố nhắm mắt cầu nguyện. Ngày ngủ được 1, 2 tiếng còn lại chỉ cứ nghĩ về con.

Khi thai nhi được 36 tuần, bác sĩ mổ bắt thai và chị được chuyển sang điều trị ung thư. Chị không nhìn được mặt con mình bởi ca mổ con chị cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc đôi mắt chị mù vĩnh viễn do biến chứng từ ung thư vòm họng.

Chị Yên và bé Tôm

Bé Bống được điều trị chăm sóc sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chị Yên chuyển sang Bệnh viện 103 trị ung thư. 3 tháng ở viện tia xạ, hoá chất lúc nào chị cũng nghĩ sẽ được gặp con.

Tình mẫu tử đã giúp chị chiến thắng được bệnh, đến bác sĩ cũng bất ngờ. Trải qua 6 – 7 đợt hoá chất, 40 mũi tia xạ, bác sĩ cho biết chị không còn khối u, hạch. Được về nhà với con, được nghe tiếng con í ới, bi bô rồi chập chững bước đi đầu tiên. Dù không được nhìn thấy con nhưng chị cảm nhận được.

Chị Yên vẫn khoẻ mạnh sau cuộc chiến với bệnh ung thư. 6 tháng chị đi kiểm tra 1 lần kết quả đều rất tốt.

Năm 2017, sau 4 năm trị ung thư chị nghĩ đến sinh thêm con. Lúc này bác sĩ tư vấn chị có thể sinh thêm bé nữa. Ước mơ sinh thêm một bé đã được chị ấp ủ từ lâu và nay có cơi hội thực hiện.

May mắn, chị Yên mang thai bé Tôm và hạ sinh bé vào tháng 11/2018 bằng phương pháp sinh mổ. Niềm vui của bà mẹ từng trải qua bệnh ung thư càng hạnh phúc hơn. Với chị Yên, dù không nhìn thấy gì nhưng được nghe tiếng con, được ôm con ngủ và cảm nhận về tình mẫu tử là một trải nghiệm vô cùng đáng quý.

Chị trân trọng từng giây phút bên con và luôn sống với tinh thần lạc quan, vui vẻ. Chị tin rằng cứ sống như thế có lẽ ung thư không còn chỗ quay lại gõ cửa gia đình chị.