Top 12 # Viêm Họng Và Cách Chữa Trị Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Viêm Họng Và Viêm Thanh Quản: Phân Biệt Và Cách Chữa Trị

Viêm họng và viêm thanh quản đều là những nguyên nhân gây ra hiện tượng khàn tiếng, ho và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của người bệnh. Hai căn bệnh về đường hô hấp này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là khi thời tiết chuyển sang lạnh.

Phân biệt: Viêm họng và viêm thanh quản

Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2012, tỷ lệ người mắc các bệnh lý về đường hô hấp như bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,…. ngày càng tăng cao và cho đến nay bệnh không ngừng tăng nhanh. Theo đó, các nhà nghiên cứu cho biết, cứ 100.000 người thì có đến 3.8% dân số mắc phải bệnh viêm amidan, viêm họng, 3.1% mắc phải bệnh về viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và có đến 4.1% số người mắc phải các bệnh lý về phổi.

Dựa vào số liệu thống kê có thể nói, các bệnh lý về đường hô hấp trong đó có bệnh viêm họng và viêm thanh quản là hai bệnh lý khá phổ biến hiện nay và các triệu chứng do bệnh gây ra thường giống nhau. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần phân biệt rõ bệnh viêm họng và viêm thanh quản.

1/ Khái niệm viêm họng và viêm thanh quản

2/ Nguyên nhân gây viêm họng và viêm thanh quản

✽ Đối với bệnh viêm thanh quản

Phần lớn nguyên nhân gây viêm thanh quản bắt nguồn từ viêm nhiễm vi rút, vi khuẩn đường hô hấp. Và trong hầu hết các trường hợp viêm thanh quản đều là do nhiễm virus cảm cúm. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây viêm thanh quản điển hình là do người bệnh sử dụng giọng nói quá nhiều (hát hò quá mức). Ngoài ra, viêm thanh quản cũng có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Viêm do nhiễm trùng vi rút gây bệnh sởi hoặc quai bị.

Viêm thanh quản cũng có thể do bệnh nhân hít phải chất gây dị ứng hoặc hít phải khói thuốc lá, chất độc hại.

Bệnh xảy ra cũng có thể là do vi khuẩn bạch hầu nhưng trường hợp mắc bệnh do nhiễm khuẩn này thường rất hiếm.

Viêm thanh quản do chấn thương, viêm phổi hay do bệnh trào ngược dạ dày (GERD)

3/ Dấu hiệu nhận biết phân biệt viêm họng và viêm phế quản

✽ Đối với bệnh viêm họng

Thông thường, các triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm họng cần kể đến đó là biểu hiện đau rát hoặc rất đau ở vùng họng. Sau đó, người bệnh sẽ có cảm giác rát buốt ở cổ họng khi nói chuyện hoăc khó nuốt. Tiếp sau những triệu chứng này là tình trạng cổ họng khô và giọng nói trở nên khàn khàn. Ngoài ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng xương hàm và xương quanh xương cổ, nếu sờ có thể thấy có những cục hạch nhỏ nổi lên. Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng nếu trên, bệnh nhân cũng có thể bắt gặp các triệu chứng như người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hắt hơi, ho khan, cơ thể có dấu hiệu sốt nhẹ ban đầu và sốt tăng cao về sau.

Lưu ý: Bệnh viêm họng nếu không được chữa trị tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm thanh quản.

Cách chữa viêm họng viêm thanh quản

Bệnh viêm họng viêm thanh quản thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe và bệnh có thể tự khỏi sau đó. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chữa viêm họng viêm thanh quản, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và điển hình là viêm họng mãn tính và viêm thanh quản mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh. Do đó, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị viêm họng viêm thanh quản một cách nhanh chóng để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Để điều trị bệnh viêm thanh quản mang lại kết quả như mong muốn, người bệnh cần điều trị bệnh theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh viêm thanh quản do hoặc viêm mũi dị ứng, viêm họng gây ra,… cách tốt nhất để chấm dứt bệnh, người bệnh cần điều trị dứt điểm 2 căn bệnh này.

1/ Chữa viêm thanh quản

Dùng mật ong và chanh tươi điều trị viêm thanh quản: Người bệnh nên khía lớp vỏ ngoài của chanh theo hình quả khế rồi đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Tiếp đến, bệnh nhân cho thêm một vài thìa mật ong đủ để ngấm toàn bộ quả chanh. Sau đó, các bạn để chanh ngâm trong mật ong khoảng 1 – 2 tiếng rồi cắt ra và ngậm.

Gừng: Người bệnh sử dụng một vài lát gừng tươi đem hãm trong nước ấm và thêm một ít mật ong hoặc thêm muối với chanh vào dùng để uống. Người bị viêm thanh quản nên sử dụng nước gừng uống thay nước lọc hàng ngày giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không nên uống gừng vào buổi tối, vì gừng có thể gây ngộ độc.

Giá đỗ: Giá đỗ có tính mát và có tính chống viêm, sát trùng khá hiệu quả. Do đó, người bệnh viêm thanh quản nên sử dụng một ít giá đỗ rửa sạch, nhai sống và nuốt lấy nước.

Dùng cây rẻ quạt: Người bệnh có thể dùng 10 – 20g rễ cây rẻ quạt đem rửa sạch và nhúng qua nước sôi. Sau đó, đem cây giã nát với vài hạt muối và vắt lấy nước cốt. Ngậm nước cốt trong miệng và sau đó nuốt dần, kiên trì điều trị sẽ giúp giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.

Bên cạnh các biện pháp điều trị viêm thanh quản bằng thuốc Tây và thuốc thảo dược, người bệnh nên thay đổi thói quen sống, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, sử dụng giọng nói hợp lý, giữ ấm cơ thể… Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể và có chế độ ăn uống hợp lý.

Những điều người bệnh viêm thanh quản không nên làm khi bệnh khởi phát đó là:

Khi mắc bệnh, người bệnh không được uống nước đá. Bởi nước đá lạnh có thể gây kích ứng dây thanh quản viêm dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Không nói to và la hét trong thời gian mắc bệnh, hạn chế nói.

Người bệnh tuyệt đối không được ăn thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng.

Bổ sung nước đầy đủ không để cho cổ họng bị khô.

Và điều đặc biệt quan trọng, viêm thanh quản thường tái phát do yếu tố thời tiết. Do đó, bệnh nhân nên giữ ấm không để cho vùng cổ bị lạnh.

2/ Chữa bệnh viêm họng

Thông thường, để điều trị bệnh viêm họng, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà đưa ra hướng điều trị bệnh khác nhau.

Đối với trường hợp viêm họng do vi khuẩn liên cầu gây ra, ngoài điều trị các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bệnh nhân điều trị. Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng do vi khuẩn gây ra thường được sử dụng kéo dài khoảng 10 ngày. Còn nếu bệnh viêm họng do vi rút gây ra, người bệnh chỉ cần điều trị triệu chứng bệnh và bệnh sẽ tự khỏi sau đó 5 – 7 ngày.

Dùng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê toa có thể sử dụng để hạ sốt và giảm đau ở người lớn và cả trẻ nhỏ đó là acetaminophen và ibuprofen. Tuy nhiên, đối với tình trạng bệnh nhân sốt mà chưa loại trừ nguyên nhân gây sốt là do sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không nên dùng ibuprofen và aspirin.

Vệ sinh miệng bằng cách súc họng: Một phương pháp truyền thống giúp giảm thiểu triệu chứng đau họng ở bạn đó là dùng nước muối súc họng. Cách làm đơn giản này vừa giúp cải thiện bệnh mà còn khá an toàn đối với bệnh nhân. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ngoài tiệm hoặc cũng có thể tự chế nước muối để súc họng. Nước muối tự chế theo công thức 1/4 – 1/2 muỗng cà phê muối (tương đương với 1,5 đến 3g muối) hòa tan trong 250ml nước ấm.

Dùng thuốc xịt họng: Một số loại thuốc xịt họng có chứa thuốc tê như phenol hay benzocaine, giúp làm giảm tình trạng đau ở họng. Tuy nhiên, phương pháp này không được các bác sĩ khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ.

Ngậm viên kẹo cứng có chứa chất gây tê: Đây là phương pháp giúp giảm đau họng khá tốt và mang lại hiệu quả cao hơn biện pháp dùng thuốc xịt họng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Ngoài các biện pháp nêu trên, bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước để giúp bù nước cho cơ thể, giảm tình trạng khô niêm mạc họng, tránh trường hợp niêm mạc họng bị kích thích gây viêm nặng hơn.

Viêm họng và viêm thanh quản thường có các triệu chứng tương đồng nhau. Do đó, người bệnh cần phân biệt chính xác bệnh để có hướng điều trị bệnh hợp lý. Tốt nhất, các bạn nên thăm khám khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

BTV: Thiên Thiên

Bệnh Viêm Họng Xung Huyết Và Cách Chữa Trị

Viêm họng sung huyết là biểu nặng của chứng viêm họng cấp, do người bệnh không chữa trị dứt điểm khi bị ho, viêm họng dẫn đến bệnh kéo dài lâu ngày và thành viêm họng sung huyết. Thời tiết thay đổi thất thường cộng với sự ô nhiễm của môi trường khiến chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là trẻ nhỏ vì thế mọi người cần hết sức đề phòng.

1. Bệnh viêm họng xung huyết là gì?

Bệnh viêm họng sung huyết là triệu chứng xung huyết phù nề niêm mạc vùng họng. Nguyên nguyên chủ yếu là do virus (khoảng 80% trường hợp) hoặc do vi khuẩn (Liên cầu beta tan huyết nhóm A, tụ cầu vàng, Phế cầu, Hemophilus Inluenza…hoặc do một số tác nhân khác như thời tiết, khói bụi , bia rượu…

+ Cổ họng cảm giác khô nóng, từ từ thấy đau rát, mỗi khi nói, nhai, nuốt cơn đau có thể lan đến tai.

+ Chảy nước mũi, triệu chứng này hầu như đều xuất hiện ở các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang…

+ Ho khan, khó chịu trong cổ họng kéo dài trong một thời gian dài.

+ Niêm mạc họng bị đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.

+ Viêm sưng to cả hai amidan, hạch cổ cũng bị sưng.

2. Cách chữa trị bệnh viêm họng xung huyết

Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ các nhóm thức ăn đồng thời điều trị ngay các triệu chứng: Hạ sốt. giảm ho. giảm đau họng là cách tốt nhất để điều trị bệnh viêm họng sung huyết.

Thuốc hạ sốt, giảm đau: Loại thường dùng là Paracetamol (dạng bột, viên nén, viên sủi hoặc viên đặt hậu môn)

Thuốc giảm ho: Tùy theo tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc khác nhau.

Thuốc súc họng: Làm hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn ở cuống họng, sát khuẩn, giảm ngứa: Eludril, givalex, bicacmin…

– Cứ cách 30 phút lại ngậm 1 ngụm nước ấm trong miệng rồi nhổ ra để làm giảm đi các triệu chứng của viêm họng xung huyết.

– Dùng một ít bột quế đun sôi với cốc nước sau đó cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều và uống, các cảm giác khó chịu, vướng víu, đau họng sẽ giảm hẳn.

– Đổ nước nóng ra ly cho vào 1/2 thìa bột nghệ, 1/2 thìa muối khuấy đều rồi uống, ngày uống 1 lần sẽ giảm viêm nhiễm tại cổ họng hiệu quả.

→ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Cách Chữa Bệnh Cảm Cúm Và Viêm Họng

Một bệnh có lẽ rất nhẹ trong tất cả loại bệnh là bệnh cảm, viêm họng cấp nhưng cũng gây cho chúng ta nhiều khó chịu. Sốt, đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức cơ thể, mắt nóng. Đúng là ” long thể bất an “. Trong cuộc đời mỗi người ai cũng bị không biết bao nhiêu lần bị cảm, viêm họng. Thường thì dù có điều trị, chúng ta phải chịu đựng bốn đến năm ngày hoặc có thể kéo dài hơn. Như các bạn biết đây là một bệnh nhiễm siêu vi, vi khuẩn tại vùng mũi, họng…Như vậy nguyên tắc chận đứng bệnh sớm hoặc nguyên tắc điều trị có thể được giải quyết một cách đơn giản. Tôi lấy thí dụ có mười con siêu vi ( hoặc vi khuẩn ) đang bám ở vùng mũi họng và đang làm thay đổi các cấu trúc niêm mạc ở đây để gây nên những triệu chứng như sưng, nóng đỏ đau, gây nghẹt mũi, sổ mũi…Vậy chúng ta chỉ cần làm sao loại bỏ càng nhiều virus ( hoặc vi khuẩn ) và xua chúng ra khỏi cơ thể thì việc trị bệnh dễ hơn nhiều phải không các bạn. Có những biện pháp thật hiệu quả và thật đơn giản trong việc đạt được mục đích trên. Đó lại là Khò họng, Rửa mũi, Nhỏ mắt. Tất cả chỉ dùng nước . Động tác Khò họng: các bạn uống một ngụm nước chín để nguội, nếu không có chỉ cần uống ngay một ngụm nước từ vòi nước máy thành phố. Sau đó các bạn ngữa cổ lên trời làm động tác đẩy nước lên bằng lực từ cổ họng để tạo thành âm thanh Khò…Khò…Khò…. Nhiều bệnh nhân khi được hướng dẩn cách Khò họng vẫn chưa thấy yên tâm còn hỏi thêmcó cần cho muối vào không. Thưa các bạn, không được cho muối vào. Khò nước muối để sát khuẩn, diệt virus ư? Điều này còn phải xem lại, với nồng độ muối như thế nào thì virus, vi khuẩn có thể chết được? Tôi nghĩ chỉ làm họng mình đang bị viêm, loét càng khó chịu thêm thôi. Vả lại ở đây, chúng ta muốn dùng lực cơ học của nước để đẩy vi khuẩn ra khỏi niêm mạc họng. Do đó các bạn cần Khò thật mạnh. Chú ý Khò xoáy vào vị trí họng đang bị đau, bị ngứa. Mỗi ngày các bạn khò ít nhất 4 lần ( sáng, trưa, chiều và nửa đêm khi các bạn thức giấc đi tiểu ). Càng khò mạnh, nhiều lần thì họng chúng ta càng sạch. Còn rửa mũi, phải làm sao? Các bạn mở vòi nước máy, cho một ngón tay ( có thể là ngón trỏ ) dưới vòi nước để rửa sạch. Sau đó cho tay vào trong mũi, tiếp xúc với toàn bộ niêm mạc từng mũi. Rồi đưa tay ra ngoài, dưới vòi nước lại rửa tay sạch và cho tay tiếp tục vào mũi để rửa. Các bạn thực hiện mỗi bên mũi khoảng 10 lần. Thế là xong. Mũi chúng ta đã sạch virus, vi khuẩn. Các bạn nên nhớ, có thể virus,vi khuẩn bám ở ống lệ mũi rồi lên mắt. Vì thế các bạn có thể làm sạch ống lệ mũi và mắt bằng động tác rửa mắt ( ngữa đầu lên trời, hoặc nằm ngữa, dùng nước sạch nhỏ mỗi mắt 2 giọt, mỗi ngày nhỏ vài lần ). Bây giờ, sau khi Khò họng, rửa mũi, rửa mắt thì vùng mũi họng còn rất ít virus, vi khuẩn. Lúc này các bạn cũng uống toa thuốc của bác sĩ kê mà bệnh sẽ giảm đi nhanh chóng. Trong những truờng hợp vừa chớm bị viêm họng ( ngứa ở vùng họng, sổ mũi ít ..) các bạn thực hiện ngay, nhiều lần thì những biện pháp trên sẽ chặn đứng được bệnh cảm viêm họng rất hiệu quả

Ali soothing her voice by gargling… in Alicia’s livingroom

Cách Chữa Viêm Họng Amidan Hiệu Quả Và An Toàn

Nếu sợ dùng thuốc sẽ mang lại những tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn hãy thử áp dụng những cách chữa viêm họng amidan an toàn ngay tại nhà.

Viêm họng amidan là tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở cổ họng làm khu vực này bị sưng tấy, đau rát và gây khó chịu trong ăn uống. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi người nhưng thường gặp nhất là trẻ em. Điều trị bệnh có nhiều cách nhưng để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn từ việc sử dụng thuốc Tây y, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc Đông y với ưu điểm lành tính, an toàn mà không kém phần hiệu quả.

Viêm họng amidan là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em

Dùng mật ong nguyên chất để trị viêm họng amidan

Mật ong được biết đến là sản phẩm thiên nhiên thông dụng, bên cạnh việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể thì mật ong còn hỗ trợ chăm sóc sắc đẹp và điều trị một số bệnh rất tốt, trong đó có bệnh viêm họng amidan. Vì trong mật ong có chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các mầm bệnh. Bạn có thể sử dụng mật ong trị viêm họng bằng cách đơn giản như dùng một tách trà nóng có pha 1 thìa cafe mật ong và thêm nửa quả chanh hoặc làm gừng mật ong trị viêm họng cũng rất hiệu quả. Uống mật ong một ngày 2 lần sẽ giúp bạn khắc phục được các triệu chứng viêm họng amidan một cách rõ rệt.

Vệ sinh khoang miệng hằng ngày bằng nước muối

Vấn đề vệ sinh răng miệng khi bị mắc phải bệnh viêm họng amidan là điều mà mọi người không thể bỏ qua, các tốt nhất là nên dùng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn đang trú ngụ trong ổ viêm. Cách này giúp kháng viêm và làm dịu cổ họng khá hiệu quả. Sử dụng nước muối bằng cách: Bạn lấy khoảng 1 thìa muối ăn hòa tan trong nửa cốc nước đun sôi để nguội. Lưu ý, khi súc miệng bạn cũng nên ngửa cao đầu để nước muối có thể loại bỏ sạch những vi khuẩn ở sâu trong họng. Thực hiện đều đặn 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối sẽ nhận thấy hiệu quả như mong muốn.

Nước muối có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm họng amidan

Trị viêm họng amidan bằng tỏi

Tỏi vốn được biết đến là một nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, bên cạnh đó, nó còn là một thảo dược chính trong các bài thuốc chữa viêm mũi họng bằng Đông y. Bởi trong thành phần chính của tỏi có các hoạt chất chống oxy hóa, được ví giống như một chất kháng sinh tự nhiên nên có khả năng tiêu diệt, loại bỏ các vi rút và vi khuẩn gây bệnh viêm amidan. Khi sử dụng tỏi để chữa viêm họng amidan, người ta sẽ sơ chế tỏi thành những lát mỏng sau đó cho vào hấp cách thủy cùng với mật ong để ăn. Cũng có những người dùng phương pháp xay tỏi để lấy nước ép sau đó trộn cùng mật ong để ngậm.

Tóm lại, dù chế biến theo cách nào thì việc dùng tỏi chữa viêm họng amidan cũng rất hiệu quả và an toàn nên các bạn hoàn toàn yên tâm với phương pháp này.

Trong tỏi có thành phần kháng viêm, rất tốt cho người bị bệnh viêm họng amidan

Trị viêm họng amidan bằng quả mơ rừng

Đây là một bài thuốc dân gian chữa viêm họng amidan rất hiệu quả, tuy nhiên do có vị chua đặc trưng của quả mơ rừng nên không phải người bệnh nào cũng có thể kiên trì để sử dụng được bài thuốc này. Để áp cách chữa bệnh này, người ta sẽ lấy mơ rừng đem ngâm cùng với đường phèn để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn. Thường thì thời gian ngâm kéo dài từ 10 – 15 ngày thì mới có tác dụng hiệu quả (ngâm càng lâu càng có giá trị). Mỗi ngày, bạn chỉ việc pha nước mơ ngâm cùng với một chút nước ấm để uống, chắc chắn rằng dù cho các triệu chứng của bệnh có khó chịu đến đâu cũng sẽ được loại bỏ. Bên cạnh đó, việc uống nước mơ ngâm mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, từ đó ít gặp phải các chứng bệnh thông thường khác.

Bảo Hân

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.