Top 8 # Virus Ung Thư Cổ Tử Cung Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Virus Hpv Gây Ung Thư Cổ Tử Cung

Virus HPV là loại virus gây mụn cóc sinh dục. Chúng để lại hệ quả nguy hiểm là gây ra ung thư cổ tử cung. Ước tính tỷ lệ ung thư cổ tử cung do virus này gây ra lên đến 90%.

Tuy nhiên, không phải ai trong số chúng ta cũng đều biết rằng virus HPV còn có thể lây và phát bệnh trên mặt chứ không chỉ bị ở vùng sinh dục. Vì niêm mạc ở bộ phận sinh dục mỏng, dễ trầy xước trong quá trình giao hợp, nên dễ bị nhiễm bệnh nếu quan-hệ tnh-dục không an toàn. Niêm mạc ở miệng cũng rất mỏng, nên khả năng lây nhiễm sẽ rất cao khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra trong quá trình “quan hệ” với người mang mầm bệnh cho dù không xảy ra trầy xước.

1. HPV lây lan qua đường nào?

Con đường lây nhiễm HPV ở miệng chủ yếu qua hoạt động quanhệ tình-dục. Ngày nay, việc “yêu” đường miệng đã trở nên phổ biến hơn, đó cũng chính là lý do tại sao tỉ lệ chị em mắc các bệnh tình dục ở miệng (chủ yếu là nhiễm HPV) ngày càng tăng.

Nói một cách đơn giản hơn, virus HPV có thể lây nhiễm qua đường miệng nếu bạn có tiếp xúc với miệng hoặc “vùng kín” của người nhiễm bệnh. Virus HPV có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước trên “vùng kín” của “đối tác” hoặc vết thương hở trong miệng của bạn.

Những người có nhiều “đối tác” tình dục càng có nhuy cơ nhiễm trùng HPV cao hơn những người khác. Nếu bạn có ít nhất 20 “đối tác” tình dục khác nhau, nguy cơ gia tăng nhiễm HPV cao hơn tới 20%. Những người hút thuốc lá cũng dễ bị nhiễm HPV do hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm đi đáng kể.

2. Các triệu chứng nhiễm virus HPV giai đoạn sớm

Sự thật là đa số những người bị nhiễm HPV dù ở miệng hay ở bộ phận sinh dục đều không có triệu chứng cụ thể ở giai đoạn đầu. Điều này có nghĩa rằng người bệnh sẽ rất khó để nhận ra mình đang bị nhiễm bệnh cho tới khi bệnh chuyển sang nặng và biểu hiện ra bên ngoài hoặc lây cho người khác và người bị lây có dấu hiệu phát bệnh.

Nếu bạn bị lây nhiễm HPV ở miệng và không được điều trị kịp thời, hiệu quả, nó có thể dẫn đến ung thư vòm họng.

Khi bị nhiễm HPV ở miệng, rất nhiều người có những triệu chứng sau đây:

Phát ban, mẩn đỏ, lở loét… ở trong khoang miệng

Gặp khó khăn trong việc nuốt

Ho ra máu, khản giọng

Có khối u trong má hoặc ở cổ

Tuy nhiên, khi thấy đầy đủ các triệu chứng này xuất hiện thì rất có thể bệnh đã đang trong giai đoạn cuối. Ngoài ra, khi bị nhiễm HPV, người bệnh có thể có những triệu chứng dễ nhầm với bệnh ung thư như: đau họng, có một mảng màu đỏ hoặc màu trắng trên amiđan, tê lưỡi, sưng hoặc đau ở xương hàm… Vì vậy, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần đi khám để xác định đó là triệu chứng của bệnh ung thư hay chỉ là nhiễm trùng HPV để có phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bạn thấy có các dấu hiệu cảnh báo nhiễm HPV ở miệng trong hơn 2 tuần, bạn cần đi khám ngay, tránh để bệnh nặng thêm và khó điều trị.

3. Chẩn đoán HPV bằng cách nào?

Sự xuất hiện của các mụn cóc vùng sinh dục là một cách để chẩn đoán HPV. Bác sĩ có thể chỉ cần xem xét để chẩn đoán. Tuy nhiên, các loại HPV có kèm theo mụn cóc thường không phải là những loại dẫn đến ung thư.

Những phụ nữ bị nhiễm HPV gây ung thư có thể sớm phát hiện ra nhờ vào kết quả kiểm tra Pap bất thường. Kiểm tra Pap là cách chính yếu để bác sĩ có thể tìm thấy ung thư cổ tử cung hoặc các thay đổi báo trước bệnh ung thư ở cổ tử cung.

Xét nghiệm này thường hiếm khi diễn ra định kỳ ở phụ nữ dưới 30 tuổi bởi vì có nhiều phụ nữ trẻ hơn bị phơi nhiễm HPV và cơ thể họ thường loại bỏ virút mà không cần điều trị. Xét nghiệm ADN có thể gây nên những lo lắng không cần thiết. Một số chuyên gia cũng tin rằng ở những phụ nữ trẻ thì cổ tử cung có thể chịu đựng tốt HPV hơn so với phụ nữ khi về già.

Ở nam giới, cũng như nữ giới, các mụn cóc vùng sinh dục phản ánh việc bị nhiễm HPV. Nhưng không có một kiểm tra cụ thể nào về các loại HPV gây ung thư chon am giới ở thời điểm này.

4. Điều trị HPV ở phụ nữ như thế nào?

Tùy thuộc vào bao nhiêu mô tế bào bị loại bỏ và lấy ra, ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến “đường ra” của em bé và gây nên chứng suy cổ tử cung. Tình trạng này rất dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai bởi cổ tử cung không đủ chắc để giữ thai nhi. Khi mang thai, nếu mẹ bầu bị nhiễm HPV vẫn duy trì chuyện “yêu đương”, rất có thể bệnh sẽ lây cho ông xã nếu không có biện pháp bảo vệ. Hơn nữa, vi rút còn có “khả năng” di chuyển qua dây nhau và gây mụn cóc ở dâu thanh quản của bé con trong bụng.

Hiện đã có vắc-xin phòng ngừa từ ban đầu cho bệnh ung thư cổ tử cung. Tại Singapore, hai loại thương mại hiện có là Cervarix và Gardasil. Cả hai loại vắc-xin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại HPV 16 và 18, nguyên dân dẫn đến 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được khuyến khích tiêm chủng loại ung thư có thể được ngăn ngừa này.

Mọi thắc mắc về vấn đề HIV, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn HIV , tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ chuyên gia.

Virus Hpv Và Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung

Virus HPV là gì?

HPV (viết tắt của Human Papillomavirus) là loại virus gây u nhú ở người. Con đường lây truyền phổ biến nhất là qua đường tình dục. Có khoảng 79 triệu người Mỹ hầu hết ở tuổi teen hoặc ngoài 20 tuổi hiện đang bị nhiễm HPV.

Virus HPV có nhiều loại khác nhau. Một số có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như gây mụn sinh dục và ung thư. Hiện nay cũng đã có vắc xin phòng ngừa virus HPV ngăn chặn các loại bệnh do virus HPV gây ra.

HPV lây truyền như thế nào?

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo, hậu môn với người bị nhiễm bệnh. HPV có thể lây lan sang người khác ngay cả khi người bệnh không hề có dấu hiệu hay triệu chứng gì

HPV cũng có thể lây nhiễm qua những vật dụng của người bị bệnh đã dùng như cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót… Dùng bao cao su có thể tránh lây nhiễm được nhiều bệnh, trong đó có HPV. Tuy nhiên cũng không phải an toàn tuyệt đối bởi những vùng tiếp xúc ngoài bao cao su vẫn có thể bị nhiễm bệnh.

Không bị nhiễm siêu vi HPV từ: bồn cầu, ôm hay nắm tay, ăn chung hoặc dùng chung bát đũa, bơi chung hồ bơi hay bồn tắm với người mắc bệnh. HPV cũng không di truyền.

HPV có bao nhiêu loại? Loại nào là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung?

Có khoảng 100 loại virus HPV, trong đó có khoảng 40 loại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục con người. 15 loại là được cho vào danh sách những loại virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở người.

Hai loại HPV 16 và 18 được coi là virus nguy hiểm nhất vì chúng có thể nhiễm sâu vào tử cung của phụ nữ, sau đó phát triển làm thay đổi mô tử cung và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Đây cũng là loại gây ra nhiều bệnh khác như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,….

Virus HPV 16 và 18 là 2 loại gây ung thư cổ tử cung lớn nhất

Hai loại HPV 6 và 11 khi lây nhiễm 90% có thể gây ra mụn cóc (sùi mào gà) ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là ở nam giới, bệnh phát triển khiến người bệnh khó chịu, xấu hổ và mất tự tin. Loại gây chứng mụn cóc ở tay và chân là HPV 2 và HPV 1.

Tuy nhiên, không phải lúc nào HPV cũng gây ra bệnh, thông thường đa số những người bị nhiễm HPV đều sẽ tự sạch nhiễm. Số còn lại sẽ tiến triển nhanh hơn thành bệnh khi có các tác nhân khác cùng lúc tác động như quan hệ tình dục quá sớm, có quá nhiều bạn tình.

Làm sao để phát hiện và phòng ngừa HPV?

Hiện nay không có xét nghiệm nào có thể phát hiện được HPV một cách đại trà. Các trường hợp bị nhiễm HPV hầu hết được chẩn đoán qua việc khám bệnh khi có dấu hiệu của các bệnh như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung…

Hiện nay có vắc xin phòng ngừa 4 loại HPV gây nhiều bệnh nhất là HPV 16, HPV 18 (gây ung thư cổ tử cung) và Hpv 6, 11 (gây sùi mào gà). Vắc xin phát huy hiệu quả nhất với những người chưa từng nhiễm virus HPV.

Tiêm vắc xin ngừa HPV có hiệu quả với cả những người đã nhiễm virus này, giúp ngừa tái nhiễm virus.

Vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung.

Phòng ngừa chủ động vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất

Tiêm vắc xin chỉ giúp phòng ngừa được một số loại HPV nhất định. Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi phụ nữ nên đi khám tầm soát, sàng lọc phụ khoa. Nhất là cần làm xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) định kỳ để phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời các tổn thương tiền ung thư.

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường có:

Lưu ý: Nếu bạn muốn thăm khám ưu tiên với Thạc sĨ, bác sĩ chuyên khoa, không phải bốc số, xếp hàng, chờ đợi và đặc biệt được nhận ưu đãi từ phòng khám thì hãy ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM TẠI ĐÂY! trước để nhận ngay mã số khám ưu tiên.

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường

Những Điều Chưa Biết Về Virus Ung Thư Cổ Tử Cung

Dịch vụ y tế công của Anh yêu cầu việc xét nghiệm HPV ( ung thư cổ tử cung) như một phần của chương trình khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Cuộc khảo sát nhanh trên 2.000 phụ nữ tại Anh được thực hiện bởi trung tâm tầm soát ung thư Jo’s Cervical Cancer Trust thực hiện, cho thấy: gần một nửa số phụ nữ được phỏng vấn tin rằng bạn tình của họ có thể bị nhiễm HPV ( ung thư cổ tử cung), nhưng virus này có thể tồn tại trong cơ thể và không phát bệnh ra bên ngoài trong nhiều năm.

Khoảng 35% phụ nữ không biết virus HPV ( ung thư cổ tử cung) là gì và gần 60% cho biết: họ nghĩ nhiễm virus này nghĩa là đã mắc bệnh ung thư.

Laura Flaherty, 31 tuổi, người được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung vào năm 2016, là điển hình của những người được hỏi.

“Tôi không biết gì về nó, và tôi nghĩ là đó là một căn bệnh gì kinh khủng lắm. Tôi không biết là virus này có thể tồn tại lâu trong cơ thể như thế. Tôi đã bị sốc khi biết mình nhiễm virus HPV”.

Trên thực tế, virus HPV (ung thư cổ tử cung) thường lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó cũng có thể lây truyền qua bất kỳ tiếp xúc da kề da nào trong vùng sinh dục và miệng.

80% phụ nữ sẽ nhiễm virus HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Nguy cơ nhiễm bệnh ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện ngay sau lần quan hệ tình dục đầu tiên của bất cứ ai. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi được.

Sự thật thì HPV (ung thư cổ tử cung) không có triệu chứng và trong hầu hết các trường hợp, hệ thống miễn dịch sẽ làm sạch những vùng bị nhiễm trùng.

Cuộc kiểm tra HPV đầu tiên nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ bắt đầu ở xứ Wales trong tuần này và ở Anh vào năm 2019. Sau đó, nó sẽ được triển khai tại Scotland vào năm 2020.

Hiện nhiễm HPV đang giảm nhanh ở các bé gái trong độ tuổi từ 12 đến 18 do chủng ngừa HPV được trẻ vị thành niên nữ tiêm chủng từ năm 2008.

Năm ngoái, vaccine cũng được mở rộng dùng cho những nam giới đồng tính tuổi từ 16 đến 45.

Không có kế hoạch mở rộng tiêm vaccine HPV cho người lớn trên 18 tuổi, vì khả năng đã có nhiễm trùng cao và do đó vaccine sẽ không hiệu quả.

7 Phụ Nữ Việt Tử Vong Mỗi Ngày Vì Ung Thư Cổ Tử Cung Do Virus Hpv

Thông tin gây sốc này vừa được các chuyên gia trình bày tại Hội thảo khoa học “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và hiệu lực cộng đồng”, do Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur chúng tôi tổ chức. Đây là con số đáng báo động khi số ca mắc bệnh ngày một tăng lên trong khi các kỹ thuật điều trị ung thư cổ tử cung phức tạp, gây đau đớn, chi phí cao, khả năng khỏi bệnh thấp… Ung thư cổ tử cung – “kẻ thù thầm lặng” của phụ nữ

Chị L.T.B, 30 tuổi (Hà Nội) tình cờ đi khám sức khỏe tổng quát thì bàng hoàng khi nhận kết quả bị ung thư cổ tử cung, giai đoạn 2. Chị kể, khoảng vài tháng gần đây chị bị rối loạn kinh nguyệt, thường xuyên đau mỏi vùng thắt lưng và bụng dưới nhưng chị chỉ nghĩ do stress, ngồi nhiều hay vấn đề tiêu hóa nên chủ quan chưa đi khám.

Trải qua giai đoạn điều trị, chị B may mắn “thoát khỏi lưỡi hái tử thần” nhưng chuỗi ngày chống chọi với di chứng của những đợt xạ trị khiến chị bị trầm cảm nặng. Chị thường xuyên bốc hỏa, mất ngủ, rụng tóc, da dẻ nhăn nheo sạm nám, không muốn “gần chồng” vì đau rát… Đáng buồn hơn, việc cắt bỏ tử cung và teo hoàn toàn 2 buồng trứng khiến chị không thể có con nữa…

Theo Th.S BS Đinh Thị Hiền Lê, chuyên gia Ung thư phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội), chị B. là một trong số hàng nghìn ca ung thư cổ tử cung được phát hiện và điều trị muộn trong mỗi năm.

Ung thư cổ tử cung giết chết hàng nghìn phụ nữ Việt mỗi năm

Qua nhiều năm thăm khám và điều trị, bác sĩ Hiền Lê đau xót chia sẻ rằng: “Chị em phụ nữ thường chỉ lo cho người khác mà ít quan tâm đến bản thân mình. Có những chị đến khám phát hiện bệnh thì đã ở vào giai đoạn khá muộn vì những biểu hiện bệnh lý quá rõ như: xuất huyết âm đạo bất thường, ra máu sau giao hợp… Lúc này, hậu quả của đợt xạ trị kéo dài không chỉ khiến cho buồng trứng bị teo, dẫn đến mãn kinh sớm mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận như thủng đại tràng, bàng quang, trực tràng, âm đạo xơ hóa khó quan hệ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Khi đó, nỗi đau thể xác và tinh thần mà phụ nữ phải chịu đựng là vô cùng nặng nề.

“BS. Lê cũng nói thêm rằng ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư có số người tử vong nhiều thứ 2 ở phụ nữ sau ung thư vú, cứ mỗi 2 phút trên thế giới lại có một phụ nữ chết vì căn bệnh quái ác này. Điều đáng nói là bệnh thường diễn ra âm thầm từ 5 – 20 năm, triệu chứng lại không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác khiến nhiều người chủ quan. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì khả năng tử vong rất cao. Tuy bệnh chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn với tỷ lệ thành công cao nhưng hoàn toàn có thể dự phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin phòng vi rút HPV.

Ai nên tiêm ngừa HPV?

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có 5.100 phụ nữ Việt được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung và gần ½ số người trong đó chết vì căn bệnh này. Thế nhưng, chia sẻ tại hội thảo, các chuyên gia cho biết trong 10 năm qua, chỉ có một triệu liều vắc xin HPV đã được sử dụng. Con số đó là quá nhỏ so với 42 triệu phụ nữ, em bé gái ở Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tiêm ngừa HPV chưa cao là do nhiều người chưa hiểu hết sự nguy hiểm của căn bệnh này và cũng có không ít người chần chừ, phân vân vì đã quá tuổi quy định, đã quan hệ tình dục thì có tiêm được hay không…

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung rồi vẫn nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Vì thế, vắc xin ngừa vi rút HPV được khuyến cáo nên tiêm trong độ tuổi từ 9-26 tuổi trước khi có quan hệ tình dục để đạt đến 98% hiệu quả phòng tổn thương tiền ung thư cổ tử cung vừa và nặng. Nhưng ở những người từng quan hệ tình dục, việc tiêm ngừa vẫn có thể thực hiện để dự phòng. Hơn nữa, vi rút HPV có rất nhiều týp khác nhau, rất ít người nhiễm đồng thời nhiều týp. Thế nên việc tiêm vắc xin lúc này còn nhằm phòng nhiễm những týp còn lại, tránh bị ảnh hưởng cùng lúc của nhiều týp.

Hiện nay, các kỹ thuật điều trị ung thư cổ tử cung phức tạp, gây đau đớn, chi phí cao, thời gian sống giảm đi, khả năng khỏi bệnh thấp: nếu bệnh ở giai đoạn III, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 25-40% và chỉ có dưới 15% người bệnh ở giai đoạn IV còn sống sau 5 năm. Vì thế, hãy chủ động bảo vệ mình cùng người thân bằng cách khám phụ khoa định kỳ, tầm soát ung thư hàng năm để phát hiện bệnh từ giai đoạn tiền ung thư và cần tiêm vắc xin phòng vi rút HPV ngay từ bây giờ!

Nhật An

Tư vấn và đặt lịch tiêm: 18006595 hoặc 028.7300.6595

Hiện, Trung tâm tiêm chủng VNVC tọa lạc ở 11 địa chỉ

VNVC Trường Chinh: 180 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội

VNVC ICON4: Tòa nhà ICON4 (Cạnh ĐH Giao Thông Vận Tải), Số 3 Cầu Giấy, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội

VNVC Văn Quán, Hà Đông: Tầng 3, tòa nhà NewSkyline, lô CC2 khu đô thị mới Văn Quán – Yên Phúc, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

VNVC TP.Vinh: 17B Mai Hắc Đế, Phường Quán Bàu, TP.Vinh

VNVC Đà Nẵng: Khu biệt thự Đảo Xanh, phía tây chân cầu Trần Thị Lý (Lô 02-A4.3, Lô 03-A4.3 khu đất Công viên Bắc Tượng đài, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng).

VNVC Hoàng Văn Thụ: 198 Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

VNVC Cantavil: Tầng 2 – TTTM Cantavil An Phú, Số 1 Đường Song Hành, Xa lộ Hà Nội, chúng tôi Phú, Q.2, TP.HCM

VNVC Lê Đại Hành: Lầu 1 Trung tâm thương mại Flemington, Cao ốc Bảo Gia, 184 Lê Đại Hành, P.15, Q.11, TP.HCM

VNVC Đồng Nai: Số 22, đường Đoàn Văn Cự, KP9, phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

VNVC Công viên Thanh Lễ: 567 đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

VNVC Hạ Long: Khu Thương mại và dịch vụ tầng 1, tòa nhà Chung cư Lideco Hạ Long, đường Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.