Top 9 # Xạ Trị Trong Ung Thư Phổi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Xạ Trị Trong Ung Thư Phổi Có Chữa Dứt Điểm Ung Thư Phổi Không?

Xạ trị trong ung thư phổi là một trong số các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện đại giúp chữa khỏi. Kiểm soát hoặc giảm nhẹ căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng. Liệu điều trị xạ trị trong ung thư phổi có thể chữa dứt điểm được ung thư phổi hay không?

Xạ trị trong ung thư phổi là gì và phương pháp xạ trị trong ung thư phổi

Trước hết, để trả lời cho câu hỏi trên. Chúng ta cần tìm hiểu phương pháp xạ trị trong ung thư phổi là gì? Và có những phương pháp nào được sử dụng xạ trị trong ung thư phổi?

Phương pháp xạ trị trong ung thư phổi là gì

Xạ trị trong ung thư phổi là phương pháp dùng tia bức xạ năng lượng cao phá hủy DNA của các tế bào ung thư. Làm triệt tiêu ung thư hoặc khiến các tế bào ung thư mất khả năng phân chia. Đây được đánh giá là phương pháp điều trị ung thư phổi an toàn. Ít gây ảnh hưởng đến toàn thân.

Các phương pháp được sử dụng để xạ trị trong ung thư phổi

Xạ trị ung thư phổi giúp tiêu diệt các khối u còn sót lại sau khi dùng phương pháp phẫu thuật. Việc này giúp ngăn bệnh ung thư phổi tái phát.

Ung thư phổi điều trị xạ ngoài.

Phương pháp này gần giống với chụp x quang. Chỉ khác là thời gian xạ trị sẽ lâu hơn. Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này sẽ được chiếu các tia X từ bên ngoài vào cơ thể. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay.

Xạ trị từ bên ngoài có thể tác dụng lên một vùng lớn trên cơ thể. Và có thể điều trị cùng lúc nhiều vùng như các khối u và hạch bạch huyết gần nó. Bệnh nhân sẽ thường được xạ trị hàng ngày trong vòng vài tuần.

Ung thư phổi điều trị xạ trong.

Phương pháp này được sử dụng để cho một khối u nhỏ cần liều xạ trị cao hơn mức bình thường. Bệnh nhân sẽ được đưa một vật chứa phóng xạ vào khu vực có khối u hoặc khoảng chứa bên trong gần khối u.

Để đặt nguồn phóng xạ vào đúng vị trí. Các bác sĩ có thể dùng siêu âm, X quang hoặc CT. Trong thời gian điều trị bằng phương pháp này. Bệnh nhân thường được cách ly với người khác và điều trị dài ngày. Trong bệnh viện để tránh việc lây nhiễm phóng xạ sang người khác.

Xạ trị trong ung thư phổi có chữa dứt điểm bệnh ung thư phổi

Xạ trị trong ung thư phổi có thể áp dụng để điều trị bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu hoặc khi khối u chưa xâm lấn. Di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, xạ trị trong ung thư phổi cũng được chỉ định khi thực hiện xạ trị kết hợp với quá trình phẫu thuật. Hoặc hậu phẫu thuật ung thư phổi để tăng hiệu quả điều trị ung thư phổi.

Tác dụng cụ thể của phương pháp xạ trị trong ung thư phổi

Sau khi phẫu thuật: Xạ trị trong ung thư phổi giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật.

Trước khi phẫu thuật: Xạ trị giúp làm giảm kích thước của khối u và giúp cho quá trình phẫu thuật hiệu quả hơn.

Chữa bệnh ung thư phổi trong giai đoạn đầu: Với khối u nhỏ và những bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật do tuổi tác. Vị trí của một khối u hoặc điều kiện y tế khác. Xạ trị đôi khi có thể mang lại cơ hội cho việc chữa trị.

Điều trị ung thư phổi giai đoạn khối u chưa xâm lấn: Điều trị các khối u tại chỗ. Như các hạch bạch huyết ở gần và các bộ phận khác của cơ thể, như não bộ.

Giảm nhẹ triệu chứng: Khi một khối u gây ra các triệu chứng như khó thở và đau đớn. Xạ trị được sử dụng để làm giảm kích thước khối u, từ đó giảm triệu chứng.

Phòng bệnh tái phát: Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ. Áp dụng trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ. Nhất là tiêu diệt các tế bào ung thư phổi di căn lên não.

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/cach-chua-ung-thu-phoi-bac-si-song-tot-sau-5-nam-bi-ung-thu-phoi-di-can-khap-nguoi-324932.html

Kết quả của xạ trị trong ung thư phổi có chữa dứt điểm bệnh

Trong các trường hợp này, xạ trị trong ung thư phổi có tác dụng chữa dứt điểm. Hoặc có thể hỗ trợ điều trị chữa dứt điểm bệnh ung thư phổi tùy thuộc vào thể trạng bệnh và quá trình điều trị bệnh. Đa số trường hợp ung thư phổi di căn sẽ không được áp dụng phương pháp xạ trị.

Xạ trị trong ung thư phổi ngày nay được kết hợp rất nhiều công nghệ nhắm mục tiêu chính xác. Bằng phương pháp này, bệnh nhân có thể được cứu sống và thuyên giảm chỉ từ 1 đến 5 đợt xạ trị. Chính vì thế, phương pháp xạ trị trong ung thư phổi được đánh giá là phương pháp có thể đem lại một giải pháp mới. Với những những kết quả tốt hơn trong việc điều trị các bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn đầu mà không thể phẫu thuật. Có thể khẳng định rằng, đối với ung thư phổi giai đoạn đầu. Thì khả năng điều trị dứt điểm căn bệnh này bằng phương pháp xạ trị là hoàn toàn có thể. Điều này đã mang lại một hi vọng khả quan cho những bệnh nhân đang mắc căn bệnh này.

Tìm Hiểu Phương Pháp Xạ Trị Trong Điều Trị Ung Thư Phổi

Xạ trị trong điều trị ung thư phổi là phương pháp được thực hiện bằng việc dùng các tia X năng lượng cao hoặc các tia bức xạ khác như tia proton, tia gamma hoặc các hạt nguyên tử tiêu diệt và ức chế sự phát triển, xâm lấn, phân chia các tế bào ung thư phổi nói riêng và khối ung thư phổi nói chung. Từ đó làm hạn chế quá trình phát triển bệnh, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Ở một số trường hợp bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm khi khối u có kích thước nhỏ và chưa di căn, việc sử dụng phương pháp xạ trị có thể làm tăng tỉ lệ điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân.

Một số loại xạ trị ung trong điều trị ung thư phổi thường được dùng hiện nay như:

Xạ trị định vị thân (SBRT): sử dụng vô số chùm tia phóng xạ nhỏ, tập trung vào khối bướu phổi cùng với chuyển động hô hấp của nó, làm tiêu bướu trong ba đến năm lần điều trị. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng đối với bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi bệnh còn khu trú tại chỗ nhưng bệnh nhân không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u (do tuổi già, do mắc suy tim mãn tính…)

Xạ trị điều biến cường độ (IMRT): sử dụng các máy gia tốc tuyến tính để phân bố liều phóng xạ chính xác đến khối u một cách an toàn, không gây đau đớn và đồng thời làm giảm liều chiếu xạ thấp dưới ngưỡng cho phép lên các mô lành bên cạnh khối u, từ đó giúp điều trị bệnh hiệu quả và ít gây tác dụng phụ hơn so với các kỹ thuật thông thường.

Xạ trị điều biến thể tích (VMAT): là một hình thức Xạ trị điều biến liều tiên tiến hiện nay. VMAT hoạt động bằng việc điều chỉnh các loại máy xạ trị xoay nhiều lần xung quanh bệnh nhân để có thể điều trị khối u phổi từ nhiều góc độ khác nhau. Liều xạ trị này có thể được cung cấp cho toàn bộ khối u chỉ trong một vòng xoay 360 độ và thời gian thực hiện thường chỉ mất chưa tới 2 phút. Cũng giống như IMRT, VMAT có ưu điểm làm giảm sự tổn thương đến các mô phổi lành xung quanh đó.

Xạ trị trong điều trị ung thư phổi nhằm mục đích gì?

Tiêu diệt trúng đích các tế bào ung thư phổi, ngăn chặn sự xâm lấn và phân chia tế bào, từ đó giúp làm giảm kích thước khối u, kìm hãm sự phát triển khối ung thư phổi và kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.

Làm giảm tỉ lệ ung thư phổi di căn ở những người mắc bệnh giai đoạn nhẹ.

Tiêu diệt các tế bào ung thư phổi còn sót lại sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u (nếu có).

Là phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu đối với các bệnh nhân có khối u kích thước nhỏ nhưng không thể thực hiện phẫu thuật do các lý do khách quan như: do sức khỏe yếu, vị trí khối u gây khó khăn khi phẫu thuật, có các bệnh mãn tính khác…

Có thể kết hợp với hóa trị nhằm điều trị bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn nặng.

Làm giảm các triệu chứng do bệnh ung thư phổi gây ra.

Phòng chống và ngăn ngừa ung thư tái phát (đặc biệt ở bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào nhỏ).

Ưu và nhược điểm khi áp dụng xạ trị trong điều trị ung thư phổi

Phương pháp điều trị bệnh nào cũng có ưu và nhược điểm và các phương pháp điều trị ra đời sau luôn có tiêu chí cải thiện ưu điểm đồng thời khắc phục nhược điểu của các biện pháp cũ. Đối với phương pháp xạ trị một số ưu nhược điểm có thể kể đến như:

Ưu điểm:

Không gây đau đớn cho cơ thể người bệnh.

Là phương pháp khá an toàn, thực hiện đơn giản.

Liệu trình thực hiện ngắn (khoảng từ 4 – 6 lần xạ trị, tùy vào từng phương pháp xạ trị).

Có thể áp dụng được với hầu hết bệnh nhân kể cả người cao tuổi, người mắc các bệnh khác hoặc vị trí khối u khó phẫu thuật…

Nhược điểm:

Không thể điều trị được bệnh ung thư phổi di căn. Trong trường hợp bệnh di căn, xạ trị thường dùng kết hợp với hóa trị để điều trị bệnh toàn thân.

Gây ảnh hưởng đến các mô phổi lành xung quanh khối u (mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào các phương pháp khác nhau). Từ đó có thể làm gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như:

Rụng tóc, hói đầu.

Mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác

Buồn nôn, hay nôn khan

Da bị khô, vùng da chiếu bức xạ có thể bị đỏ rát, bong tróc da…

Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ dần biến mất khi liệu trình xạ trị kết thúc.

Các bệnh viện đã tiến hành phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư phổi

Là nơi hội tụ các bác sĩ giỏi có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong việc chuẩn đoán cũng như điều trị các bệnh ung thư; và đồng thời cũng là nơi được trang bị các hệ thống máy móc, thiết bị điều trị hiện đại nên các bệnh viện chuyên khoa điều trị ung bướu uy tín luôn là địa điểm mà mọi người bệnh ung thư và người nhà bệnh nhân trao trọn niềm tin, hi vọng. Một số bệnh viện chuyên điều trị ung thư tại TP. Hà Nội và TP. HCM bệnh nhân có thể tham khảo như:

Bệnh viện ở TP. Hà Nội:

1.Bệnh viện K (Bệnh viện Ung Bướu Trung Ương)

Địa chỉ:

Cơ ở Quán sứ: : 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở Tân Triều: 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Cơ sở Tam Hiệp: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Địa chỉ: Số 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

3. Khoa y học hạt nhân thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

4. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78, Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh – một trong các bệnh viện sử dụng xạ trị trong điều trị ung thư phổi 1.Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ:

Cơ sở Bình Thạnh:

Số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh

Số 6 Nguyễn Huy Lượng, Phường 7, Quận Bình Thạnh

Số 47 Nguyễn Huy Lượng, Phường 7, Quận Bình Thạnh

Cơ sở quận 9:

Đường D400, Ấp Cây Dầu, Phường Tân Phú, Quận 9

2. Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

3. Bệnh viện Nhiệt đới

Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Cần chuẩn bị gì trước khi xạ trị trong điều trị ung thư phổi?

Người nhà bệnh nhân hãy lưu ý chuẩn bị giúp bệnh nhân một số điều sau đây:

Chuẩn bị tốt về tâm lý

Theo một góc nhìn chủ quan có thể nói tâm lý là “thước đo” quyết định tiên lượng sống của bệnh nhân kéo dài bao nhiêu lâu? Tâm lý hướng về điều tích cực có thể giúp kết quả sau xạ trị của bệnh nhân ung thư phổi tốt hơn, người bệnh có cuộc sống yên bình, thoải mái hơn.

Ngược lại, tâm lý hướng về những điều tiêu cực sẽ khiến người bệnh nhanh suy kiệt cả về sức khỏe và tinh thần, cơ thể không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật và một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Điều này gây ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống, sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

Chuẩn bị tốt về sức khỏe

Sức khỏe tốt hay không tốt sẽ quyết định thời gian phục hồi sau liệu trình xạ trị nhanh hay lâu, tác dụng phụ ít hay nhiều? Vì vậy người nhà bệnh nhân hãy có một thực đơn hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt trước khi tiến hành xạ trị ung thư phổi.

Chuẩn bị chi phí điều trị

Chi phí điều trị là điều không thể thiếu trong liệu trình xạ trị. Ở mỗi trường hợp người bệnh có mức độ bệnh nhẹ hay nặng khác nhau, kích thước khối u to hoặc nhỏ khác nhau mà số lần xạ trị sẽ thay đổi ít hoặc nhiều lần khác nhau, từ đó mức chi phí cần chi trả cho từng bệnh nhân cũng sẽ có sự chênh lệch.

Người nhà bệnh nhân hãy chủ động nói chuyện với bác sĩ điều trị để biết mức chi phí cần thiết cho liệu trình xạ trị để có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước. Nhưng lưu ý không nên để bệnh nhân biết mức chi phí thực hiện tránh việc để bệnh nhân suy nghĩ, làm ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh.

Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họng, nhung dau hieu ung thu vom hong, trieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết, ,

Điều Trị Xạ Trị Trong Ung Thư Vú

Ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư (UT) phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở nữ giới. Theo GLOBOCAN 2012, trên toàn thế giới có 1.671.149 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán và 521.907 phụ nữ tử vong do UTV, đứng hàng thứ 5 trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 39/100.000 phụ nữ. Tại Mỹ, năm 2016 có khoảng 249.260 ca mới mắc và 40.890 ca tử vong vì UTV. Các phương pháp chính điều trị ung thư vú kinh điển hiện nay bao gồm: Phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, nội tiết. Trong thời gian gần đây, một số bệnh nhân ung thư vú có thể được chỉ định điều trị đích hoặc điều trị miễn dịch. Để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, ung thư vú cần được điều trị đa mô thức kết hợp các phương pháp điều trị nêu trên.

Chỉ định xạ trị với bệnh nhân ung thư vú

Xạ trị là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư vú sau khi đã điều trị phẫu thuật, hóa chất. Xạ trị được chỉ định trong một số các trường hợp:

Sau phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, giúp giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và hạch vùng.

Ung thư đã có di căn xa đến các vị trí khác như xương hoặc não.

Trong đó, kỹ thuật xạ trị được sử dụng phổ biến nhất là xạ trị chiếu ngoài (EBRT).

Thể tích điều trị

Xạ trị chiếu ngoài là loại xạ trị phổ biến trong điều trị ung thư vú. Chùm tia xạ phát ra từ một máy gia tốc tuyến tính sẽ chiếu vào các khu vực cần xạ trị theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa xạ trị. Thể tích cần điều trị phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật (phẫu thuật bảo tồn hay cắt bỏ toàn bộ tuyến vú), tình trạng di căn hạch nách, và giai đoạn bệnh.

Nếu đã cắt bỏ toàn bộ vú và không di căn hạch nách thì sẽ thể tích chiếu xạ bao gồm thành ngực, sẹo mổ và những vị trí chân dẫn lưu khi mổ.

Nếu phẫu thuật bảo tồn tuyến vú thì thể tích chiếu xạ bao gồm toàn bộ vú và nâng liều xạ vào khu vực giường khối u ( nơi khối u đã bị cắt bỏ) để giúp ngăn chặn tái phát tại chỗ.

Nếu có di căn hạch nách thì khu vực này cần được chiếu xạ. Trong hầu hết các trường hợp, khu vực xạ trị cũng bao gồm cả vùng hạch thượng đòn và hạch vú trong.

Thời gian điều trị

Xạ trị cho những bệnh nhân có chỉ định thường được thực hiện khi bệnh nhân đã hoàn tất quá trình điều trị phẫu thuật cho đến khi vết mổ đã lành, hoặc sau khi kết thúc hóa trị 4 -8 tuần và kéo dài trong 3 – 6 tuần.

Bệnh viện Trung ương quân đội 108 có trang bị các hệ thống máy xét nghiệm sàng lọc ung thư vú như siêu âm, chụp Xquang tuyến vú 3D (mammography), sinh thiết kim giúp phát hiện chẩn đoán sớm ung thư vú cho các phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú. Bệnh nhân sau đó được hội chẩn tiểu ban ung thư vú – phụ khoa để thống nhất chẩn đoán và kế hoạch điều trị. Viện Ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được thành lập từ tháng 10/2028 đã giúp nâng cao chất lượng điều trị đa mô thức cho bệnh nhân ung thư vú.

Sau khi được phẫu thuật và hóa trị, nếu có chỉ định xạ trị bổ trợ, bệnh nhân ung thư vú sẽ được chuyển đến điều trị ngoại trú tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu. Bệnh nhân được hội chẩn tia xạ và chỉ định điều trị:

Xạ trị toàn bộ vú (trường hợp phẫu thuật bảo tồn): Xạ trị thường là 5 buổi 1 tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 trong khoảng 5 – 6 tuần.

Xạ trị toàn bộ thành ngực: nếu đã phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú và không có hạch bạch huyết di căn thì thể tích xạ bao gồm toàn bộ thành ngực, có thể bao gồm cả sẹo mổ và chân dẫn lưu. Thời gian điều trị thường 5 ngày 1 tuần và kéo dài 5 – 6 tuần.

Xạ trị bổ trợ hạch vùng: Trong cả hai trường hợp phẫu thuật toàn bộ vú hay phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, nếu có di căn hạch nách thì cần chiếu xạ vú/thành ngực và thượng đòn và/hoặc hạch vú trong cùng bên. Thời gian điều trị cũng thường 5 ngày một tuần trong 5 – 6 tuần.

Tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã áp dụng kỹ thuật xạ trị giảm phân liều giúp thời gian điều trị rút ngắn chỉ còn 3 tuần, giảm chi phí điều trị và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Với những bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn và không di căn hạch nách, xạ trị giảm phân liều đã được chứng minh có tác dụng tương đương với xạ trị liều thông thường trong kiểm soát tái phát tại chỗ và đồng thời tác dụng phụ cũng ít hơn.

Một số tác dụng phụ của xạ trị trong ung thư vú

Viêm da do tia xạ.

Mệt mỏi.

Viêm phổi do tia xạ.

Bệnh mạch vành do tia xạ (ung thư vú trái).

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần trao đổi mọi thắc mắc với bác sỹ và đội ngũ nhân viên y tế để được tư vấn về quy trình xạ trị và cách dự phòng, khắc phục những biến chứng do xạ trị ung thư vú.

Một số kĩ thuật xạ trị ung thư vú đang được sử dụng hiện nay tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108:

Kỹ thuật xạ trị 3D- CRT.

Kỹ thuật xạ trị field in filed, xạ trị điều biến liều (IMRT).

Kỹ thuật xạ trị quay điều biến thể tích (VMAT): với độ chính xác cao, giảm liều tia xạ cho cơ quan lành, thời gian điều trị nhanh. Đặc biệt kỹ thuật này được chỉ định trong ung thư vú trái để giảm liều chiếu xạ lên tim.

Một số bệnh nhân ung thư vú trái được điều trị bằng kĩ thuật xạ trị hít sâu nín thở (DIBH – Deep Inhale Breath Hold), giúp điều trị chính xác, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ lên cơ quan lành đặc biệt là trên tim. Đây là một kỹ thuật cao, đòi hỏi hệ thống máy xạ trị tiên tiến đồng bộ cho phép thực hiện kỹ thuật beam hold, đồng thời đội ngũ bác sỹ, kĩ sư, kĩ thuật viên được đào tạo có trình độ chuyên môn cao. Kỹ thuật này đã được đưa vào điều trị tại khoa Xạ trị – Xạ phẫu từ năm 2018 trên hệ thống máy xạ trị -xạ phẫu TrueBeam STx với hệ thống theo dõi bề mặt quang học (OSMS – Optical Surface Monitoring System) và kính lười tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân theo dõi nhịp thở của mình và phối hợp tốt hơn trong điều trị. Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là một trong những trung tâm đầu tiện tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật này. Hiện nay kỹ thuật xạ trị hít sâu nín thở đã được thực hiện thường quy cho các bệnh nhân ung thư vú trái nhằm nâng cao chất lượng điều trị, giảm tác dụng phụ trên tim, phổi cho bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư vú trái được điều trị bằng kĩ thuật xạ trị hít sâu nín thở (DIBH) trên máy xạ trị – xạ phẫu TrueBeam STx tại khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Bệnh nhân cần tư vấn về xạ trị ung thư vú xin liên hệ Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Tầng hầm B2 Tòa nhà Trung tâm, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024.62784163

Website: https://benhvien108.vn/gioi-thieu-khoa-xa-tri-xa-phau.htm

Fanpage: https://www.facebook.com/xatri108

Người viết bài: BS Nguyễn Thị Hà- Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108

Nguồn:

https://www.cancer.org/cancer/breast-cancer/treatment/radiation-for-breast-cancer.html

Xạ Trị Trong Ung Thư Là Gì? Quy Trình Xạ Trị Ung Thư Hiện Nay

Xạ trị trong ung thư là gì?

Xạ trị trong ung thư là gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Thực chất đây là phương pháp điều trị ung thư­ bằng cách sử dụng bức xạ ion hoá năng lư­ợng cao như tia X-quang, tia Gamma hoặc chùm tia X, electron, proton… Có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung th­ư cũ và làm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mới.

Cũng giống như phẫu thuật. Xạ trị được dùng để điều trị tại chỗ và tác động trực tiếp lên các tế bào bị ung thư tại vùng xạ trị. Do đó phương pháp này chủ yếu được sử dụng khi các khối u đã xâm chiếm một hoặc nhiều khu vực trên cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u. Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác phẫu thuật và hóa trị liệu.

Các phương pháp xạ trị trong ung thư là gì?

Có 2 phuơng pháp điều trị bằng xạ trị chủ yếu đó là xạ trị trong và xạ trị ngoài:

Phuơng pháp xạ trị ngoài: Là phương pháp sử dụng máy tác động lên vùng ung thư từ bên ngoài cơ thể. Với phương pháp xạ trị ngoài, trên cơ thể người bệnh sẽ không mang chất phóng xạ trong người. Kể cả trong lúc điều trị hoặc sau khi kết thúc điều trị.

Phưng pháp xạ trị trong: Là phương pháp sử dụng các túi có chứa hoạt chất phóng xạ đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần khối u ở bên trong cơ thể. Với xạ trị trong, mức độ chất phóng xạ trên người bệnh nhân là khá cao. Trong suốt quá trình nằm viện, người nhà bệnh nhân không được phép vào thăm. Để tránh bị lây nhiễm chất phóng xạ. Sau khi điều trị xong. Các hoạt tính phóng xạ cũng không còn lưu lại trong cơ thể nữa. Người bệnh có thể an toàn khi ra viện.

Tùy từng trường hợp mà các bác sỹ có thể áp dụng các phương pháp xạ trị phù hợp. Trong một số trường hợp có thể kết hợp sử dụng cả 2 loại xạ trị này.

Quy trình xạ trị ung thư hiện nay

Bên cạnh việc tìm hiểu xạ trị trong ung thư là gì? Người bện cũng cần nắm rõ quy trình xạ trị ung thư hiện nay. Các bước của quy trình này được diễn ra như sau:

Lần đầu tiên thăm khám xạ trị, các bác sĩ sẽ thực tư vấn cho người bệnh qua một số bước như sau:

Xem xét bệnh án của người bệnh.

Thăm khám cho bệnh nhân.

Đọc kết quả xét nghiệm và phim chụp của bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân kế hoạch điều trị bao gồm: thời gian, quá trình điều trị, và các tác dụng phụ có thể gặp phải để người bệnh chuẩn bị trước tâm lý.

Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT mô phỏng tại vùng cơ thể sẽ được xạ trị. Mục đích của quá trình này là cung cấp hình ảnh ba chiều của phần cơ thể sẽ được điều trị để bác sĩ lập kế hoạch điều trị.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ là những người lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Người bệnh cần phải chờ khoảng vài ngày trước khi tiến hành buổi điều trị đầu tiên. Khi kế hoạch điều trị đã hoàn thành và đảm bảo chất lượng. Các bác sỹ sẽ thông báo cho bệnh nhân và đặt lịch hẹn cho buổi xạ trị đầu tiên.

Bước 4: Buổi xạ trị đầu tiên

Buổi xạ trị đầu tiên thường sẽ kéo dài lâu hơn so với những buổi điểu trị sau. Các bác sĩ sẽ đặt bệnh nhân nằm ở vị trí tương tự như hôm chụp CT mô phỏng. Sau đó sẽ tiến hành đo đạc và chụp X-quang để đảm bảo vị trí điều trị là chính xác nhất.

Các bác sĩ sẽ quyết định liều phóng xạ mà cơ thể bạn sẽ nhận. Dựa vào các yếu tố như: kích thước khối u, độ nhạy cảm với tia phóng xạ và mức độ chịu tác động của những mô lành ở xung quanh đó.

Tổng liều xạ trị mà bạn sẽ nhận được tính bằng đơn vị Gray (Gy). Đối với xạ trị từ bên ngoài, các liều sẽ được chia ra thành nhiều liều nhỏ và được sử dụng trong vài tuần. Giúp bệnh nhân nhận được liều tốt nhất và các mô lành xung quanh cũng ít bị tổn thương nhất.

Các buổi điều trị sau thường giống với buổi điều trị đầu tiên nhưng thời gian sẽ ngắn hơn. Trong cả quá trình điều trị, bác sĩ có thể sẽ chụp lại phim X-quang để đảm bảo vị trí xạ trị chính xác nhất.

Bệnh nhân sẽ phải gặp bác sĩ sau mỗi buổi điều trị để theo dõi xem có những tác dụng phụ nào xảy ra hay không. Nếu bệnh nhân có bất cứ câu hỏi nào có thể trao đổi với bác sĩ của mình sau mỗi lần thăm khám.

Ưu nhược điểm của phương pháp xạ trị

Giúp giảm đau cho bệnh nhân bị ung thư.

Có thể kết hợp cũng với phương pháp phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ngăn ngừa khả năng di căn, lây lan của các tế bào ung thư sang các tế bào khỏe mạnh.

Giúp làm teo khối u, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Xạ trị ít gây tổn thương cho các tế bào bình thường trong cơ thể.

Nó có thể sử dụng cho hầu hết các căn bệnh ung thư.

Lợi hại của xạ trị ung thư – VnExpress

Phụ nữ mang thai không thể thực hiện xạ trị. Bởi nó có thể sẽ gây nên những vấn đề không mong muốn cho con của bạn.

Đàn ông khi xạ trị ung thư cũng sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương và giảm ham muốn tình dục.

Xạ trị ung thư có thể dẫn đến những vấn đề như khô miệng, hôi miệng, loét miệng, viêm họng.

Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, giảm trí nhớ, …

Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,,…

Gây rụng tóc, gây đau, đỏ da, sẹo da, ngứa ngáy, viêm mô tế bào…

Dễ bị nhiễm trùng do các tế bào máu và bạch cầu bị giảm…