Top 9 # Xạ Trị Trong Ung Thư Vú Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Điều Trị Xạ Trị Trong Ung Thư Vú

Ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư (UT) phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở nữ giới. Theo GLOBOCAN 2012, trên toàn thế giới có 1.671.149 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán và 521.907 phụ nữ tử vong do UTV, đứng hàng thứ 5 trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 39/100.000 phụ nữ. Tại Mỹ, năm 2016 có khoảng 249.260 ca mới mắc và 40.890 ca tử vong vì UTV. Các phương pháp chính điều trị ung thư vú kinh điển hiện nay bao gồm: Phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, nội tiết. Trong thời gian gần đây, một số bệnh nhân ung thư vú có thể được chỉ định điều trị đích hoặc điều trị miễn dịch. Để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, ung thư vú cần được điều trị đa mô thức kết hợp các phương pháp điều trị nêu trên.

Chỉ định xạ trị với bệnh nhân ung thư vú

Xạ trị là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư vú sau khi đã điều trị phẫu thuật, hóa chất. Xạ trị được chỉ định trong một số các trường hợp:

Sau phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, giúp giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và hạch vùng.

Ung thư đã có di căn xa đến các vị trí khác như xương hoặc não.

Trong đó, kỹ thuật xạ trị được sử dụng phổ biến nhất là xạ trị chiếu ngoài (EBRT).

Thể tích điều trị

Xạ trị chiếu ngoài là loại xạ trị phổ biến trong điều trị ung thư vú. Chùm tia xạ phát ra từ một máy gia tốc tuyến tính sẽ chiếu vào các khu vực cần xạ trị theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa xạ trị. Thể tích cần điều trị phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật (phẫu thuật bảo tồn hay cắt bỏ toàn bộ tuyến vú), tình trạng di căn hạch nách, và giai đoạn bệnh.

Nếu đã cắt bỏ toàn bộ vú và không di căn hạch nách thì sẽ thể tích chiếu xạ bao gồm thành ngực, sẹo mổ và những vị trí chân dẫn lưu khi mổ.

Nếu phẫu thuật bảo tồn tuyến vú thì thể tích chiếu xạ bao gồm toàn bộ vú và nâng liều xạ vào khu vực giường khối u ( nơi khối u đã bị cắt bỏ) để giúp ngăn chặn tái phát tại chỗ.

Nếu có di căn hạch nách thì khu vực này cần được chiếu xạ. Trong hầu hết các trường hợp, khu vực xạ trị cũng bao gồm cả vùng hạch thượng đòn và hạch vú trong.

Thời gian điều trị

Xạ trị cho những bệnh nhân có chỉ định thường được thực hiện khi bệnh nhân đã hoàn tất quá trình điều trị phẫu thuật cho đến khi vết mổ đã lành, hoặc sau khi kết thúc hóa trị 4 -8 tuần và kéo dài trong 3 – 6 tuần.

Bệnh viện Trung ương quân đội 108 có trang bị các hệ thống máy xét nghiệm sàng lọc ung thư vú như siêu âm, chụp Xquang tuyến vú 3D (mammography), sinh thiết kim giúp phát hiện chẩn đoán sớm ung thư vú cho các phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú. Bệnh nhân sau đó được hội chẩn tiểu ban ung thư vú – phụ khoa để thống nhất chẩn đoán và kế hoạch điều trị. Viện Ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được thành lập từ tháng 10/2028 đã giúp nâng cao chất lượng điều trị đa mô thức cho bệnh nhân ung thư vú.

Sau khi được phẫu thuật và hóa trị, nếu có chỉ định xạ trị bổ trợ, bệnh nhân ung thư vú sẽ được chuyển đến điều trị ngoại trú tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu. Bệnh nhân được hội chẩn tia xạ và chỉ định điều trị:

Xạ trị toàn bộ vú (trường hợp phẫu thuật bảo tồn): Xạ trị thường là 5 buổi 1 tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 trong khoảng 5 – 6 tuần.

Xạ trị toàn bộ thành ngực: nếu đã phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú và không có hạch bạch huyết di căn thì thể tích xạ bao gồm toàn bộ thành ngực, có thể bao gồm cả sẹo mổ và chân dẫn lưu. Thời gian điều trị thường 5 ngày 1 tuần và kéo dài 5 – 6 tuần.

Xạ trị bổ trợ hạch vùng: Trong cả hai trường hợp phẫu thuật toàn bộ vú hay phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, nếu có di căn hạch nách thì cần chiếu xạ vú/thành ngực và thượng đòn và/hoặc hạch vú trong cùng bên. Thời gian điều trị cũng thường 5 ngày một tuần trong 5 – 6 tuần.

Tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã áp dụng kỹ thuật xạ trị giảm phân liều giúp thời gian điều trị rút ngắn chỉ còn 3 tuần, giảm chi phí điều trị và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Với những bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn và không di căn hạch nách, xạ trị giảm phân liều đã được chứng minh có tác dụng tương đương với xạ trị liều thông thường trong kiểm soát tái phát tại chỗ và đồng thời tác dụng phụ cũng ít hơn.

Một số tác dụng phụ của xạ trị trong ung thư vú

Viêm da do tia xạ.

Mệt mỏi.

Viêm phổi do tia xạ.

Bệnh mạch vành do tia xạ (ung thư vú trái).

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần trao đổi mọi thắc mắc với bác sỹ và đội ngũ nhân viên y tế để được tư vấn về quy trình xạ trị và cách dự phòng, khắc phục những biến chứng do xạ trị ung thư vú.

Một số kĩ thuật xạ trị ung thư vú đang được sử dụng hiện nay tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108:

Kỹ thuật xạ trị 3D- CRT.

Kỹ thuật xạ trị field in filed, xạ trị điều biến liều (IMRT).

Kỹ thuật xạ trị quay điều biến thể tích (VMAT): với độ chính xác cao, giảm liều tia xạ cho cơ quan lành, thời gian điều trị nhanh. Đặc biệt kỹ thuật này được chỉ định trong ung thư vú trái để giảm liều chiếu xạ lên tim.

Một số bệnh nhân ung thư vú trái được điều trị bằng kĩ thuật xạ trị hít sâu nín thở (DIBH – Deep Inhale Breath Hold), giúp điều trị chính xác, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ lên cơ quan lành đặc biệt là trên tim. Đây là một kỹ thuật cao, đòi hỏi hệ thống máy xạ trị tiên tiến đồng bộ cho phép thực hiện kỹ thuật beam hold, đồng thời đội ngũ bác sỹ, kĩ sư, kĩ thuật viên được đào tạo có trình độ chuyên môn cao. Kỹ thuật này đã được đưa vào điều trị tại khoa Xạ trị – Xạ phẫu từ năm 2018 trên hệ thống máy xạ trị -xạ phẫu TrueBeam STx với hệ thống theo dõi bề mặt quang học (OSMS – Optical Surface Monitoring System) và kính lười tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân theo dõi nhịp thở của mình và phối hợp tốt hơn trong điều trị. Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là một trong những trung tâm đầu tiện tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật này. Hiện nay kỹ thuật xạ trị hít sâu nín thở đã được thực hiện thường quy cho các bệnh nhân ung thư vú trái nhằm nâng cao chất lượng điều trị, giảm tác dụng phụ trên tim, phổi cho bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư vú trái được điều trị bằng kĩ thuật xạ trị hít sâu nín thở (DIBH) trên máy xạ trị – xạ phẫu TrueBeam STx tại khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Bệnh nhân cần tư vấn về xạ trị ung thư vú xin liên hệ Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Tầng hầm B2 Tòa nhà Trung tâm, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024.62784163

Website: https://benhvien108.vn/gioi-thieu-khoa-xa-tri-xa-phau.htm

Fanpage: https://www.facebook.com/xatri108

Người viết bài: BS Nguyễn Thị Hà- Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108

Nguồn:

https://www.cancer.org/cancer/breast-cancer/treatment/radiation-for-breast-cancer.html

Tìm Hiểu Về Dịch Vụ Xạ Trị Trong Mổ Ung Thư Vú

Lạc nội mạc (LNM) trong cơ tử cung (adenomyosis) là tình trạng mô nội mạc tử cung, bình thường lót m t trong của tử cung, lại hiện diện bê n trong và phát triển ở lớp cơ của thành tử cung. gây triệu chứng đau bụng kéo dài, ảnh hường đến sinh hoạt cũng như trong công việc. Có nhiều phương pháp điều trị lạc nội mạc như: Dùng thuốc, phẫu thuật, nút động mạch tử cung. Mỗi phương pháp có những ưu nhược diểm riêng. Nút động mạch tử cung trong điều trị lạc nội mạc trong cơ tử cung có các ưu điểm như thủ thuật tương đối an toàn, thời gian l àm thủ thuật và n m viện ngắn, không ảnh hưởng đến sức lao động sản xuất của người bệnh sau này, không để lại sẹ o, cũng như các biến chứng sau mổ …d c biệt 871 người bệnh có thể mang thai lại do bảo tồn được tử cung. Nút động mạch tử cung là phương pháp luồn ống thông qua động mạch đùi vào động mạch chậu trong và vào động mạch tử cung để bơm chất gây tắc mạch vĩnh viễ n như các hạt nhựa PVA ….

I. ĐẠI CƯƠNG

Lạc nội mạc (LNM) trong cơ tử cung(adenomyosis) là tình trạng mô nội mạc tử cung, bình thường lót m t trong của tử cung, lại hiện diện bê n trong và phát triển ở lớp cơ của thành tử cung. gây triệu chứng đau bụng kéo dài, ảnh hường đến sinh hoạt cũng như trong công việc. Có nhiều phương pháp điều trị lạc nội mạc như: Dùng thuốc, phẫu thuật, nút động mạch tử cung. Mỗi phương pháp có những ưu nhược diểm riêng. Nút động mạch tử cung trong điều trị lạc nội mạc trong cơ tử cung có các ưu điểm như thủ thuật tương đối an toàn, thời gian l àm thủ thuật và n m viện ngắn, không ảnh hưởng đến sức lao động sản xuất của người bệnh sau này, không để lại sẹ o, cũng như các biến chứng sau mổ …d c biệt 871

người bệnh có thể mang thai lại do bảo tồn được tử cung. Nút động mạch tử cung là phương pháp luồn ống thông qua động mạch đùi vào động mạch chậu trong và vào động mạch tử cung để bơm chất gây tắc mạch vĩnh viễ n như các hạt nhựa PVA ….

II. CHỈ ĐỊNH

VÀ CH NG CHỈ ĐỊNH 1. Chỉ định – Trong những trường hợp lạc nội mạc tử cung kéo dài, gây đau bụng và rong kinh, điệu trị giảm đau và nội tiết tố không hiệu quả và không có chỉ định điều trị ngoại khoa. – Lạc nội mạc trong cơ tử cung ở những người có nhu cầu bảo tồn tử cung để sinh con hay nâng cao chất lượng cuộc sống. – Người bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung với các xét nghiệm công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan thận và tế bào âm đạo bình thường. 2. Chống chỉ định – Giống như chống chỉ định chung của chụp mạch máu: Đang có bệnh nhiễm trùng; suy gan, suy thận n ng; mắc các bệnh ưa chảy máu; đái tháo đường; có tiền sử dị ứng với các chế phẩm có iốt; có tiền sử hen phế quản … – Không đang mang thai, viêm nhiễm phần phụ và nghi ngờ bệnh ác tính tử cung, cổ tử cung. III. CHUẨN BỊ 1. Người th ực hiện – Bác sỹ chuyên khoa điện quang can thiệp – Bác sỹ phụ – Kỹ thuật viên điện quang – Điều dưỡng – Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnhkhông thể hợp tác) 2. Phương tiện – Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) – Máy bơm điện chuyên dụng – Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh – Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X 872

3. Thuốc – Thuốc gây tê tại chỗ – Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê) – Thuốc chống đông – Thuốc trung hòa thuốc chống đông – Thuốc đối quang I -ốt tan trong nước – Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc 4. Vật tư y t th ng thường – Bơm tiêm 1; 3; 5; 10ml – Bơm tiêm dành cho máy bơm điện – Nước cất ho c nước muối sinh lý – Găng tay, áo, mũ , khẩu trang phẫu thuật – Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ – Bông, gạc, băng dính phẫu thuật. – Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang. 5. Vật tư y t đặc biệt – Kim chọc mạch – Bộ ống vào lòng mạch 5 -6F – Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035inch – Ống thông chụp mạch 4 -5F – Vi ống thông 2 -3F – Vi dây dẫn 0.014 -0.018inch – Ống thông dẫn đường 6F – Bộ dây nối chữ Y. 6. Vật liệu g y tắc mạch – Xốp sinh học (xốp cầm máu) – Hạt n hựa tổng hợp (PVA) – Keo sinh học (Histoacryl, Onyx…) – Vòng xoắn kim loại các cỡ (coils) 7. Người bệnh – Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc. – Cần nhịn ăn, uống trước 6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước. 873

– Tại phòng can thiệp: người bệnh n m ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ. – Người bệnh quá kích thích, không n m yên: cần cho thuốc an thần… 8. Phi u xét nghiệm – Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú – Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua – Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có). I

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Quy trình – Kỹ thuật này được làm tại các bệnh viện, người bệnh chỉ cần n m lại tại bệnh viện sau 1 – 2 ngày sau làm thủ thuật. – Người bệnh được nhập viện ngày hôm trước khi làm thủ thuật, được giải thích kỹ về thủ thuật để an tâm điều trị. – Trước khi làm thủ thuật người bệnh cần được đ t ống thông bàng quang và đi đại tiện. – Điều dưỡng cho người bệnh lên bàn, đ t đường tru yền tĩnh mạch, đ t điện tim và máy theo dõi chức năng sống còn, che bộ phận sinh dục sát trùng rộng vùng bẹn hai bên. – Bác sỹ và người phụ m c áo chì, đeo cổ chì, rửa tay, m c áo đi găng. – Chải ga, săng vô trùng lên người bệnh. – Gây tê vùng động mạch đùi chun g ở dưới nếp bẹn 1cm. – Rạch da. – Chọc động mạch b ng kim luồn. – Đưa dây dẫn và ống đ t động mạch vào động mạch đùi. – Luồn ống thông vào đọng mạch tử cung và chụp kiểm tra, khi đạt yêu cầu thì tiến hành bơm PVA trộn với thuốc đối quang đến khi tắc hoàn toàn vùng mạch cấp máu cho u thì dừng lại. Chụp kiểm tra lại. – Rút ống thông, luồn vào động mạc tử cung bên đối diện và làm tương tự như trên. – Rút ống thông chụp mạch và ống vào lòng mạch, băng ép vùng chọc. Người bệnh n m bất động khoảng 6 – 8 giờ sau thì c ó thẻ tháo băng ép. – Sau nút mạch nên dùng kháng sinh cho người bệnh để tránh nhiễm trùng. 2. Theo dõi – Khi tiến hành thủ thuật: theo dõi mạch, huyết áp, 874

– Sau khi tiến hành thủ thuật: theo dõi mạch, huyết áp, trí giác, mức độ đau và cho thuốc giảm đau. – Kiểm tra – Siêu âm sau 3-6 -12 -24 tháng – Có thể chụp cộng hưởng từ sau 6 tháng. V. NHẬN Đ ỊNH KẾT QUẢ Tắc hoàn toàn khối u tăng sinh mạch hay bán phần tùy theo tình trạng bệnh, không làm mất các nhánh động mạch 1/3 trên âm đạo cũng như động mạch âm đao. VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ – Hầu như không có tai biến nghiêm trọng xảy ra. – Có thể có biến chứng giống như các chụp mạch khác: Chảy máu, máu tụ vùng chọc, nhưng rất ít xảy ra. – Hiếm xảy ra hoại tử UCTTC bị nhiễm trùng. – Người bệnh có thể bị đau vùng bụng dưới sau vài giờ làm thủ thu ật do tắc mạch, hoại tử vô khuẩn khối u. – Xa không thấy có.

Xạ Trị Trong Ung Thư Đại Tràng Là Gì? Phương Pháp Xạ Trị Hiệu Quả

Xạ trị trong ung thư đại tràng là phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh nhân ung thư. Không phải tất cả các trường hợp đều được xạ trị. Ai nên xạ trị trong ung thư đại tràng? Khi nào cần xạ trị ung thư đại tràng? Các phương pháp xạ trị ung thư đại tràng hiệu quả. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư là gì?

Xạ trị trong ung thư đại tràng là câu hỏi quen thuộc với người mắc chứng nan y này. Ung thư đại tràng là loại ung thư ác tính, thường gặp ở các nước phát triển. Bệnh cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp. Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị hỗ trợ là những cách điều trị ung thư đại tràng.

Xạ trị là một trong số những phương pháp thường được áp dụng trong chữa bệnh ung thư đại tràng giúp giảm đau ở giai đoạn muộn. Dùng trước hay sau phẫu thuật hay kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả.

Xạ trị trong ung thư đại tràng là gì?

Xạ trị ung thư đại tràng có thể được sử dụng độc lập hoặc được sử dụng với vai trò hỗ trợ cho phẫu thuật. Cũng có thể kết hợp với hoá trị hay điều trị cho những bệnh nhân bị tái phát ung thư. Tia X có năng lượng cao sẽ được chiếu vào từ bên trong hay bên ngoài cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm teo nhỏ khối u. Với ung thư đại tràng thì xạ trị từ bên ngoài với tần suất khoảng 5 lần 1 tuần.

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng bức xạ năng lượng cao. Thường dùng tia X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Loại và liều lượng bức xạ cho mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ tính toán cẩn thận. Nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư nhiều nhất và gây tổn hại ít nhất đến các tế bào bình thường. Quá trình này sẽ làm ngăn chặn sự phân chia của các tế bào và phá hủy chúng.

Với ung thư đại tràng, xạ trị thường được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát trong khu vực xuất hiện khối u. Xạ trị trước phẫu thuật thường được áp dụng trong nhiều trường hợp để giúp phẫu thuật thuận lợi hơn. Đặc biệt là khi khối u có kích thước và vị trí gây khó khăn cho phẫu thuật.

Thu nhỏ khối u bằng xạ trị trước khi mổ: Nếu khối u quá lớn hoặc nằm ở vị trí khó phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, một số bệnh nhân phải tiếp tục trải qua quá trình xạ trị. Vì trong cơ thể họ vẫn còn tế bào ung thư sót lại mà khi mổ không thể tiêu diệt hết được. Thường gặp nhất là trường hợp ung thư dính vào một cơ quan nội tạng hoặc dính vào thành bụng.

Với những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao hoặc đã bị tái phát thì xạ trị cũng được sử dụng.

Xạ trị cũng có thể được tiến hành để giúp kiểm soát bệnh ung thư đại tràng. Ở những bệnh nhân không đủ sức khỏe để phẫu thuật hoặc giảm các triệu chứng ở ung thư giai đoạn muộn như tắc ruột, chảy máu,…

Các loại xạ trị trong ung thư đại tràng

Trong điều trị ung thư đại tràng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các loại xạ trị khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Đây là phương pháp thường dùng cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Bức xạ được tập trung vào các tổ chức ung thư từ máy xạ trị bên ngoài cơ thể. Mỗi lần điều trị sẽ kéo dài một vài phút nhưng quá trình chuẩn bị lại mất khá nhiều thời gian. Thông thường, phương pháp xạ trị được thực hiện 5 ngày/tuần trong vài tuần.

Phương pháp này thường được áp dụng cho một số trường hợp mắc ung thư đại tràng. Với một thiết bị nhỏ được đặt qua hậu môn đưa vào trực tràng để cung cấp bức xạ với cường độ cao trong một vài phút. Ưu điểm là các tia bức xạ trực tiếp tới trực tràng mà không đi qua da hay các mô khác của bụng. Ít gây tác dụng phụ hơn, phù hợp với cả những bệnh nhân cao tuổi hoặc có sức khỏe yếu.

Sử dụng chất phóng xạ dưới dạng bột viên nhỏ. Đưa vào ống thông đặt bên cạnh hoặc trực tiếp vào khối u. Các hạt phóng xạ sẽ theo ống thông tới khối u. Nhờ đó hạn chế tác dụng phụ tới những mô khỏe mạnh xung quanh. Phương pháp này cũng phù hợp với những bệnh nhân sức khỏe yếu không thể phẫu thuật.

Tác dụng phụ của xạ trị trong ung thư đại tràng

Mặc dù các tia xạ được nhắm vào mục tiêu xấu nhưng vẫn làm biến đổi các mô khỏe mạnh xung quanh. Tác dụng phụ thay đổi tùy vào vùng chiếu xạ, độ mạnh của tia xạ và sự nhạy cảm của mỗi người.

Gây kích ứng da giống như viêm da cấp. Thường xuất hiện vào ngày thứ 5 – 10 của xạ trị với các triệu chứng như da đỏ, nhạy cảm, ngứa, tróc da. Có khả năng phát triển đến xơ hóa (xơ cứng da).

Xạ trị cũng khiến bệnh nhân mệt mỏi. Miệng, cổ họng có cảm giác khó nuốt, thiếu nước bọt và mất cảm giác ngon miệng. Vì các tuyến nước bọt đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi các tia xạ.

Tia xạ sẽ làm mất tóc tạm thời nếu là khối u lành và xạ trị liều thấp. Mất tóc vĩnh viễn trong trường hợp khối u ở não, điều trị với liều cao hơn.

Đa số các tác dụng phụ sẽ giảm bớt sau khi điều trị hoàn tất. Tuy nhiên các vấn đề như sự kích thích trực tràng và bàng quang có thể sẽ không biến mất hoàn toàn. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải. Và thông báo ngay nếu có xuất hiện những tác dụng phụ khác để được thực hiện giảm nhẹ nếu cần thiết.

Xạ Trị Ung Thư Vú – Tác Dụng Phụ Thường Gặp

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới cùng với ung thư tử cung và ung thư tuyến giáp. Một trong những phương pháp điều trị ung thư vú được lựa chọn hàng đầu là xạ trị với hiệu quả tiêu diệt khối u ác tính nhanh và mạnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không thể tránh khỏi tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú.

Phụ nữ là đại diện cho phái đẹp. Trong đó, bầu ngực (vú) là 1 trong 2 điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa phái đẹp với nam giới về mặt thẩm mỹ.

Về mặt sinh học, vú làm nhiệm vụ tạo sữa mẹ, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mẹ sinh em bé.

Khi các bộ phận nằm trong bầu vú tăng sinh bất thường quá giới hạn sẽ gây ra bệnh ung thư vú.

 Nhóm phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú cao

Theo nghiên cứu, những phụ nữ thuộc nhóm sau khả năng bị ung thư vú cao hơn nhóm con lại:

– Tuổi cao (trên 50 tuổi).

– Tiểu sử gia đình có người bị ung thư vú, buồng trứng.

– Người có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), rong kinh, kinh nguyệt không đều, u nang – u xơ tuyến vú.

– Người có con muộn (sau 35 tuổi), không sinh con, vô sinh, hiếm muộn.

– Người sử dụng chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia, các chất gây nghiện.

– Mang gen đột biến BRCA1, BRAC2 dễ ung thư vú. Trên thế giới có siêu sao minh tinh màn bạc Angelina Jolie mang gen này. Cô đã cắt tuyến vú để phòng ngừa ung thư.

– Do môi trường sống bị ô nhiễm nặng: nhiều chất độc hại, khí thải nhà máy, có tia phóng xạ, nhiễm độc thủy ngân, khói do đốt rơm rạ, cháy rừng…

Các dấu hiệu và cách phát hiện bệnh bệnh ung thư vú

Khi bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường sau, hãy tới gặp bác sĩ để kiểm tra ngay:

– Sờ thấy các cục u quanh vú: thường xuyên sờ nắn núm vú, bầu vú, nếu thấy các cục u tròn, cứng thì phải đi kiểm tra ngay, đừng để tới khi khối u nhìn thấy bằng mắt mới phát hiện bệnh.

– Đau vú.

– Dịch tiết ra ở núm vú.

– Núm vú bị tụt sâu vào trong.

– Da quanh vú thay đổi màu sắc, trở nên nhăn nhúm, có nếp gấp như da người già. Đôi khi quanh vú mọc mụn nước lốm đốm.

– Nổi cục ở nách: đây là thời điểm khối u ở vú bắt đầu di căn sang vùng xung quanh, gần nhất là vùng nách. Khi đó các hạch ở nách sưng to, có thể sờ thấy được.

Nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám bệnh bằng cách: chụp Xquang, Siêu âm vú, chụp MRI, xét nghiệm mẫu tế bào hay mô ở vú.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư, một biện pháp rất phổ biến trong chữa trị ung thư vú là xạ trị.

Xạ trị ung thư vú là gì?

Xạ trị hay còn gọi là Liệu pháp xạ (Brachytherapy): sử dụng các chùm năng lượng cao hoặc sóng điện tử tần suất cao như tia X – quang, tia Gamma, tia proton… phá hỏng cấu trúc các khối u, tiêu diệt tế bào ác tính, ngăn chặn sự hình thành mới các khối u.

Xạ trị có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị trong phác đồ điều trị ung thư tùy theo loại bệnh ung thư và tình hình bệnh cũng như thể trạng của ng­ười bệnh.

Công dụng của xạ trị rất cao, làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú từ 35% còn 5 – 10%.

Thời gian xạ trị:

– Xạ trị bên ngoài: từ 5 – 7 tuần và 5 ngày/ tuần. Xạ trị vú tăng tốc thì 3 tuần.

– Xạ trị bên trong: từ vài giờ tới 7 ngày, có thể tiêu diệt hết các khối u mà không hầu như không có tác dụng phụ như xạ trị bên ngoài.

Các biện pháp xạ trị ung thư vú đều có tác dụng phụ không mong muốn với bệnh nhân trong và sau quá trình điều trị u vú.

Khi nào xạ trị ung thư vú

Tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị mỗi bệnh nhân với phác đồ điều trị khác nhau.

Xạ trị sau phẫu thuật

– Giảm nguy cơ ung thư tái phát: loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại ở vú. Nếu bệnh nhân đã cắt bỏ một phần vú, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị đối với các mô vú còn lại.

– Nếu người bệnh cắt bỏ toàn bộ vú mà ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay thì sẽ được xạ trị vùng thành ngực.

    Xạ trị kết hợp hóa trị

    Bác sĩ chọn xạ trước, hóa sau; hóa trước, xạ sau; cùng song hành hóa – xạ theo phác đồ phù hợp nhất với tình trạng người bệnh.

      Ung thư tiến triển

      Xạ trị khi ung thư vú tiến triển nặng hơn gọi là điều trị giảm nhẹ, kiểm soát bệnh chưa được điều trị ở vú trước đó, giúp giảm các triệu chứng ung thư (như đau, chèn ép tủy sống hoặc các khối u do ung thư xâm lấn – ung thư vú thứ phát) và chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

      Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú

      Bệnh nhân K vú thường chịu tác động từ tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú với 2 loại cấp tính và mãn tính.

      – Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú cấp tính (tác dụng sớm): xuất hiện ở da, niêm mạc, tủy xương… trên tế bào tăng trưởng nhanh trong và sau khi xạ trị với mức độ tăng dần; cao nhất là từ tuần 5 – tuần 7.

      – Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú mãn tính (tác dụng muộn): tế bào chết đi (teo mô, tạng, xơ hóa) diễn tiến chậm trong vài tháng tới vài năm, không phục hồi và làm ảnh hưởng, mất chức năng hoạt động của tạng.

      Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú cấp tính:

      – Thời gian đầu sau vài lần điều trị: da trên vú bắt đầu chuyển sang màu hồng. Sau đó sạm da (giống khi bị cháy nóng), da ngứa, bong tróc, bỏng rát, phồng rộp. Da bắt đầu có cảm giác đau đớn, nhức. Tới những tuần ở đợt điều trị cuối thì các triệu chứng đau rát, bỏng da này sẽ hết dần.

      – Sau 4 – 5 tuần: Nếu bạn xạ dưới cánh tay sẽ bị rụng lông dưới cánh tay, ít ra mồ hôi đi, khô da, bong tróc vảy.

      – Phổ biến nhất là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, viêm dạ dày, viêm ruột, thực quản, tiêu chảy…. kéo dài tới tuần cuối xạ trị.

      Lời khuyên: Bệnh nhân nên đến trước buổi xạ trị 30 phút để đảm bảo thời gian xạ trị đã xếp lịch với bác sĩ đạt hiệu quả cao nhất. 

        Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú mãn tính:

        – Tăng hay giảm sắc tố vùng da xạm mất nhiều thời gian để khỏi. Da có thể dày hơn, sần sùi hơn.

        – Giãn mao mạch, rụng tóc vĩnh viễn.

        – Viêm loét vùng da trên ngực lâu dài, khó khỏi.

        – Teo vùng da xạ, xơ hóa vú, phù khu trú.

        – Mất nhiều thời gian đánh dấu khu xạ trị trong buổi xạ trị đầu tiên, có thể bạn sẽ bị xăm vùng da xạ trị vĩnh viễn.

        – Tổn thương dây thần kinh, tê, đau nhức, ảnh hưởng lâu dài tới việc phục hồi thương tổn, khả năng cho con bú.

          Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú hiếm gặp:

          Nếu bạn loại bỏ hạch bạch huyết trước khi bức xạ, bạn có nguy cơ tắc nghẽn hạch bạch huyết cao (phù do mạch bạch huyết), gây ra sưng cánh tay nơi có các hạch bị loại bỏ dẫn tới biến chứng hiếm gặp như:

          – Xương sườn bị gãy.

          – Viêm Mô phổi.

          – Tổn thương tim khi bức xạ bên trái ngực.

          – Ung thư thứ phát do bức xạ.

          Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp các tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú này.

          Cách khắc phục tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú

          Mách bạn một số cách làm giảm bớt các tác dụng phụ này rất hiệu quả:

          – Mặc quần áo rộng, áo lót rộng, không gọng, vải mềm, không gây kích ứng da.

          – Dùng dầu tắm nguồn gốc thảo dược, không kì cọ, chà xát mạnh, không gãi da, không chườm đá, đắp cao nóng lên vú.

          – Hỏi ý kiến bác sĩ sử dụng kem/ gel bôi trị rát, bỏng da xạ trị phù hợp, tốt nhất là có nguồn gốc thiên nhiên.

          – Nghỉ ngơi, thư giãn nhiều, vận động nhẹ nhàng.

          – Ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

          Ung thư vú là hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị sớm bằng phương pháp xạ trị theo phác đồ của bác sĩ cũng như giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú. 

          Vietlife Antican giảm tác dụng phụ của xạ trị và tăng cường miễn dịch, tăng thể trạng cho người bệnh ung bướu

          Sản phẩm Vietlife Antican được chiết xuất từ Nghệ, gừng, nụ Hoa hòe bằng công nghệ Nano Solid – Lipid hiện đại, tương thích sinh học bậc nhất với màng tế bào giúp phát huy tối đa tác động kép của 3 thành phần trong việc hỗ trợ điều trị ung thư và phòng ngừa ung thư tái phát.

          Nano Curcumin NDN (từ Nghệ):

          – Curcumin trong củ nghệ được nano hoá có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá, chống gốc tự do, ức chế hình thành mạch máu, hạn chế cung cấp máu tới các tế bào ung thư  và hạn chế di căn.

          – Nhờ tính kháng viêm mạnh, Nano Curcumin ức chế các yếu tố gây viêm, loét, cải thiện các triệu chứng sau hoá trị – xạ trị hiệu quả. 

          – Các vết loét hoặc tổn thương niêm mạc do tiếp xúc với hoá – xạ trị cũng nhanh chóng được hồi phục và tái tạo.

            Nano Ginger NDN (từ Gừng):

            – Hoạt chất 6 – shogaol, 6 – Gingerol trong Gừng ức chế sự phát triển khối u ở đại tràng.

            – Khả năng chống viêm, chống nhiễm trùng của gừng rất mạnh, đặc biệt khi chúng hiệp đồng tác dụng với Curcumin, hạn chế tối đa sự phát triển của tế bào ung thư.

              Nano Rutin NDN:

              Chiết xuất từ hoa hoè được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ:

              – Giúp cơ thể tăng khả năng chịu bức xạ.

              – Tăng hoạt tính của enzym chống oxy hoá.

              – Tăng sức đề kháng cho người bệnh, nâng cao thể trạng để chống chọi với các tác dụng từ các phương pháp điều trị ung thư.

              Liên hệ – nhận tư vấn từ chuyên gia

              Công trình được nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do chúng tôi Đỗ Thị Thảo trực tiếp thử nghiệm hiệu quả giảm độc tính, chống gốc tự do, tăng cường miễn dịch và kháng u.

              1) Hoạt tính kháng U, ở liều cao có khả năng ức chế tới 50% khối U;

              2) Tăng cường hoạt tính của thuốc trong hóa trị khối U;

              3) Giảm độc tính hóa xạ trị, chống oxy hóa, chống gốc tự do.